Loại, Liều Lượng Và Thời Kỳ Bón Phân Cho Dưa Lê Ghép Tại Khu Thực Nghiệm Nông Nghiệp, Trường Đhct (Trần Thị Ba Và Võ Thị Bích Thủy, 2016)

bảo năng suất (Sousa et al., 2009; Sousa et al., 2012). Hơn nữa, sự thụ phấn thành công có thể bị ảnh hưởng bởi giống được trồng (Klein et al., 2007).

Trái: Trái của chúng khác nhau về kích thước và hình dạng, nhưng hầu hết các giống đều có quả tròn. Thịt trái của tất cả các giống dưa là nhạt khi chưa trưởng thành và ngọt khi kết thúc quá trình chín của trái (Rosa, 1928). Độ ngọt của dưa có thể được đánh giá dễ dàng, nhanh chóng và khách quan bằng cách sử dụng khúc xạ kế để xác định hàm lượng chất rắn hòa tan trong nước ép từ thịt trái (Thompson and Kelly, 1957). Ngoài ra, vị ngọt của thịt trái dưa là khoảng thời gian dài tích lũy sucrose, biến đổi mạnh mẽ về mặt di truyền (Schaffer et al., 2000).

Hạt: Hạt dưa lê có bề mặt nhẵn, có hình elip và dẹt, rộng từ 0,2–0,7 cm, dài từ 0,5–1,2 cm. Khi hạt nảy mầm thấy rõ rệt, hạt dưa lê rất giàu protein, lipid và chứa 24 acid béo.

3.3 Kỹ thuật trồng, chăm sóc

* Kỹ thuật trồng trong nhà màng

Biện pháp canh tác dưa lê trong nhà màng được áp dụng dựa theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 0191:2012/BNNPTNT về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống dưa hấu (Trương Thị Hồng Hải và ctv., 2018):

- Giai đoạn vườn ươm, hạt giống được gieo trên giá thể gồm trấu hun và đất bột trộn theo tỷ lệ 1:1. Hạt được gieo trong khay nhựa, tưới ẩm và đặt trong vườn có mái che. Tưới nước hàng ngày để giữ ẩm cho đất. Khi cây có 4-6 lá thật thì đem trồng.

- Giai đoạn trồng sản xuất, sau khi làm đất và làm sạch cỏ dại, đất được lên luống với chiều cao 20 cm, mặt luống rộng 1 m và rãnh rộng 20 cm. Trong thí nghiệm này, đất trồng là đất phù sa không được bồi hằng năm. Mặt luống được phủ màng phủ nông nghiệp (PE) và sau đó đục lỗ để trồng cây. Cây được trồng thành hàng đôi (2 hàng/luống). Khoảng cách giữa cây với cây, hàng với hàng lần lượt là 50 cm và 80 cm. Mật độ là 21.000 cây/ha. Sau trồng cần tưới nước giữ ẩm cho đất. Tổng lượng phân bón cho 1 ha là 20 tấn phân hữu cơ hoai mục, 80 kg N, 90 kg P2O5, 150 kg K2O và 400 kg vôi. Bón lót toàn bộ phân hữu cơ, phân lân, vôi, 1/3 lượng đạm và 1/3 lượng kali. Bón thúc được chia làm ba đợt với lượng đạm và kali còn lại. Làm giàn để nâng đỡ cây khi cây chuẩn bị ra hoa.

- Thụ phấn và tỉa trái: Tỉa bỏ toàn bộ các nhánh phụ và hoa từ gốc đến lá thứ 10. Để các hoa cái từ lá thứ 10 và thụ phấn các hoa cái từ nách lá thứ 10 đến 13 (thường thụ phấn 3-4 quả ). Sau khi đậu trái ổn định, duy nhất một trái to, tròn và cân đối trên cây sẽ được giữ lại. Trái đã chọn cần được treo trên dây vững chắc. Tiến hành cắt bỏ các trái còn lại. Hàng ngày, bấm ngọn và tỉa nụ hoa để dinh

dưỡng tập trung nuôi trái. Thu hoạch khi quả bắt đầu chuyển màu (bắt đầu chín). Theo dõi sâu bệnh gây hại hàng ngày.

* Kỹ thuật trồng ngoài đồng ruộng

Theo Lê Thanh Duy (2018) khi cây dưa lê ghép có lá thật (12-20 ngày sau khi ghép) thì đem trồng ngoài đồng. Các bước trồng dưa lê ghép ngoài đồng được tiến hành như sau:

- Làm đất: Đất được cuốc, xới, lên líp đơn, chiều dài mỗi líp là 48 m, rộng 1,5m, cao 0,5m. Líp được dọn sạch sẽ, bón vôi, bón phân lót và đậy màng phủ.

- Trồng cây: Cây con được trồng lúc chiều mát. Đào hốc sâu khoảng 5-7 cm, rộng khoảng 10 cm, cây cách cây 35 cm. Sau khi trồng rãi thuốc trừ kiến, sâu. Trồng dặm 5-7 ngày sau khi trồng.

- Chăm sóc: Ngắt ngọn tỉa chồi: Tỉa tất cả những chồi nách, chỉ chừa 1 thân chính và các chồi ở vị trí lá thứ 7,8,9 để thụ phấn lấy trái ở 1 trong 3 vị trí này. Tỉa những lá già, lá vàng và là bệnh. Khi cây đậu trái tiến hành ngắt bỏ đọt chính. Làm giàn: Tiến hành làm giàn 15 ngày sau khi trồng. Bón phân theo công thức

1.000 kg vôi bột, 1.000 kg phân hữu cơ và 150 kg N-150 kg P2O5 và 225 kg K20 cho 1 ha, chia làm 4 lần bón (Bảng 2.1).

Bảng 7.2 Loại, liều lượng và thời kỳ bón phân cho dưa lê ghép tại Khu thực nghiệm Nông nghiệp, trường ĐHCT (Trần Thị Ba và Võ Thị Bích Thủy, 2016)

Đơn vị tính: 1.000 m2


Loại phân bón

Lượng

phân

Bón lót

(kg/ha)

Bón thúc

(NSKT)

ngày

sau khi

trồng


(kg/ha)


15

30

40

50

Vôi bột

1.000

1.000





Phân hữu cơ

1.000

1.000

-

-

-

-

NPK (16-16-

940

320

310

310

-

-

8)

KCl


125


-


-


-


72,5


72,5

K2SO4

30

-

-

-

-

30

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Ghi chú: Thành phần phân hữu cơ bao gồm: CHC: 15%; P2O5: 2%; Axit Humic: 0,5%

3.4 Một số loại sâu bệnh hại chủ yếu

Sâu bệnh gây hại trên dưa lê tương tự như các loài sâu bệnh gây hại trên dưa hấu và dưa leo.


4. Đặc điểm chung và một số kết quả nghiên cứu ghép cây họ bầu bí

4.1 Đặc điểm chung

Nó là một trong những họ quan trọng nhất trong việc cung cấp thực phẩm trên thế giới, mặc dù có lẽ không quan trọng như họ Hòa thảo (Poaceae), họ Đậu (Fabaceae) hay họ Cà (Solanaceae).

Phần lớn các loài trong họ này là các loại dây leo sống một năm với hoa khá lớn và sặc sỡ. Phần lớn các loài trong họ rất dễ bị tổn thương trước ấu trùng của một số loài nhậy.

4.2 Một số kết quả nghiên cứu ghép cây họ bầu bí

Một số nghiên cứu về cây dưa ghép trên cây họ bầu bí đã được thực hiện tại Đại học Cần Thơ cho thấy cây ghép hiệu quả hơn cây đối chứng: dưa leo ghép trên các loại gốc ghép như bầu, mướp, bí đỏ và bình bát dây cho kết quả các cây ghép đều kháng tốt với bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum (Phan Ngọc Nhí, 2013). Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Ba và ctv (2009) dưa lê Kim Cô Nương ghép trên gốc bầu Nhật 3 tỷ lệ sống sau ghép cao hơn 90%, hàm lượng chất rắn hòa tan (độ ngọt) đạt 11,12% cao hơn 1,5% so với đối chứng không ghép. Dưa lê ghép gốc bình bát dây năng suất đạt 14,51 tấn/ha, áp dụng phương pháp ghép ống với tỷ lệ sống cao nhất 73,45% (Trần Thị Hồng Thơi, 2012). Theo Lê Thanh Duy (2018) về độ tuổi ngọn ghép thích hợp cho ngọn ghép dưa lê trên các gốc bầu bí (bầu, mướp, bình bát dây) cho kết quả độ tuổi ngọn ghép ở 4 ngày cho tỷ lệ sống cao, năng suất thương phẩm cao nhất là 10,11 tấn/ha. Dưa lê ghép gốc bí xanh, dưa gang cho khả năng sinh trưởng, phát triển và phẩm chất trái cao hơn đối chứng không ghép khi canh tác trong điều kiện ngập úng (Lê Thị Bảo Châu và ctv, 2019). Năng suất thương phẩm đạt 25,77 tấn/ha khi ghép dưa lên bí xanh cao hơn đối chứng không ghép là 33,2%, độ Brix thịt trái dưa lê ghép bí xanh (14,7%) tăng hơn dưa lê không ghép-ĐC (13,2%) khi trồng trong nhà lưới (Nguyễn Thị Bích Nhung, 2019). Theo Võ Thị Hồng Loan, 2019 trồng dưa lê trong chậu cho ngập 4 ngày đêm liên tục năng suất thương phẩm ở cây dưa lê ghép bí xanh cao hơn đối chứng là 75%, và dưa lê ghép dưa gang cao hơn 33%. CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Hãy trình bày kỹ thuật trồng và chăm sóc của từng cây họ bầu bí

Câu 2: Nêu 1 số loại sâu bệnh hại chủ yếu trên cây họ bầu bí?

CHƯƠNG 8

HỌ ĐẬU (ĐẬU COVE, ĐẬU ĐŨA)


Giới thiệu:

Nội dung bài nêu lên kỹ thuật trồng, nguồn gốc, đặc điểm thực vật của cây đậu cive, đậu đũa.

Mục tiêu:

- Kiến thức: Trình bày được đặc điểm và nguồn gốc của cây họ đậu

- Kỹ năng: Có kỹ năng trồng được một số họ đậu phổ biến

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Vận dụng kỹ thuật trồng vào thực tế

+ Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mĩ

* Nội dung Bài:

1. Đậu cove

1.1 Nguồn gốc

Đậu cove có nguồn gốc từ Trung Mỹ, được trồng cách đây hơn 600 năm. Ở các nước Châu Á như Ấn Độ, Miến Điện, Nepal, Sri-Lanka, Bangladesh hột đậu cove khô được sử dụng trong các bữa ăn kiêng. Ngày nay, đậu cove là một trong những loại hoa màu thích nghi trong hệ thống luân canh với lúa và là loại đậu rau quan trọng bậc nhất vì phân bố rộng khắp, sản lượng tương đối lớn và có khả năng là nguồn thu nhập khá cao cho các nông hộ.

1.2 Đặc điểm thực vật

Đậu cove là cây hằng niên, thân thảo, rễ chính mọc sâu nên cây có khả năng chịu hạn tốt, rễ phụ có nhiều nốt sần chủ yếu tập trung ở độ sâu 20cm. Thân có 2 dạng: thân sinh trưởng hữu hạn và vô hạn. Lá kép có 3 lá phụ có cuống dài, mặt lá rất ít lông tơ. Chùm hoa mọc ở nách lá trung bình có từ 2-8 hoa.

Sau khi trồng 35-40 ngày đã có hoa nở, hoa lưỡng tính tự thụ phấn khoảng 95% nên việc để giống rất dễ dàng. Trái đậu ăn tươi thu hoạch từ 10-13 ngày sau khi hoa nở. Hột đậu to, trọng lượng 1.000 hột khoảng 250-450g

* Yêu cầu ngoại cảnh

Đậu cove là cây trồng chịu ấm nên canh tác được trong điều kiện ấm áp của vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, đậu không chịu được giá rét.

1.3 Kỹ thuật trồng, chăm sóc

a. Thời vụ: vùng ĐBSCL có thể trồng đậu quanh năm trên đất rẫy, nhưng vụ chính là vụ Đông Xuân, gieo tháng 11-12 dl, lúc này thời tiết mát mẻ khô ráo nên

hoa trái phát triển thuận lợi, cho năng suất cao nhất. Vụ hè thu nên gieo sớm vào đầu mùa mưa, khoảng tháng 5 dl, vì gieo càng trễ mưa nhiều bệnh càng phát triển nên năng suất thấp.

b. Làm đất, gieo hạt

Chọn đất nơi cao, thoát nước tốt, cày bừa kỹ và làm sạch cỏ; những nơi đất thấp hay trồng mùa mưa phải lên líp cao để dễ thoát nước. nên trồng hàng đơn trên líp, hàng cách hàng 1,2 – 1,4 m. Trồng hàng đơn đậu cho thời gian thu hoạch trái kéo dài hơn so với trồng hàng đôi và dễ dàng chăm sóc, khoảng cách lỗ/hàng 20-25cm, mỗi lỗ để 2-3 cây. Mật độ trồng 70.000 -120.000 cây/ha. Lượng hạt giống gieo 40-60 kg/ha, khi gieo dùng chày tỉa xôm lỗ hoặc cuốc bổ hốc, gieo xong; lấp hạt bằng tro trấu. Trồng đậu cove nhất là trong mùa mưa có thể phủ đất bằng màng phủ plastic để cây ít bị bệnh và cho năng suất cao.

c. Bón phân: công thức thường dùng cho đậu cove là:

- N: 120-200 kg/ha

- P2O5 : 100-150 kg/ha

- K2O : 80-100 kg/ha

Dựa vào công thức trên có thể bón cho 1ha đậu 800-1.000 kg phân 16-16- 8 hay 200 kg urê, 300 kg DAP và 150 kg KCl, 20-25 tấn phân chuồng và 1-2 tấn tro trấu.

Bảng 8.1 Thời điểm và liều lượng phân bón cho 1 ha đậu cove

Loại phân

Tổng số

Bón lót

Tưới đậm 5-10 NSKG

Bón thúc (20- 25NSKG)

Bón nuôi trái

(45-

55NSKG)

Vôi (tấn)

1

1




Phân chuồng

20

20




(tấn)






16-16-8 (kg)


300


200



500





Urê (kg)

100


20


80

DAP (kg)

100


30


70

KCl (kg)

100



50

50


d. Tưới nước

Tưới bằng thùng vòi búp sen, mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều. Tưới nhiều lúc ra hoa trái rộ. Nếu điều kiện đất và nước cho phép, nên dùng phương pháp tưới thấm vì lúc này cây phát triển tối đa, bộ lá lớn, phiến lá to, cây yêu cầu

nhiều nước. Thiếu nước cây phát triển kém, trái nhỏ, mau già, nhiều xơ, giảm năng suất và phẩm chất trái tươi.

e. Làm giàn

Khi cây bỏ vòi thì bắt đầu làm giàn. Cây giàn dài 2,5-3 m, có thể dùng sậy già để làm giàn, thân đậu bò dài hơn 3 m. một số nơi nông dân dùng sóng lá dừa để làm giàn. Cắm giàn theo hình chữ X, phần chót lá cột dính nhau. Giàn này có thể sử dụng được 2-3 mùa, số lượng cây làm giàn từ 40.000-50.000 cây/ha. Hiện nay giàn lưới được ưa chuộng thay cho giàn tre, sậy.

Sau khi trồng 50-55 ngày bắt đầu thu hoạch, lứa đầu trái nhỏ và ít khoảng 50-60 kg/ha, lứa 4-5 thu rộ, cách 1 ngày thu 1 lần, sau đó cách 2-3 ngày/lần, có thể thu 10-12 lứa tùy theo cách chăm sóc. Năng suất đậu trong mùa mưa là 12-15 tấn/ha, vụ ĐX 20-22 tấn/ha.

Để giống: chọn cây sinh trưởng tốt, nhiều trái, trái không sâu bệnh, không thu thương phẩm để trái già thu lấy hạt. thu hoạch khi trái chuyển sang màu vàng khô. Phơi khô trái đập lấy hạt, sàng sạch đem đựng vào khạp bịt kín miệng và cất nơi khô ráo, thoáng mát

1.4 Một số loại sâu bệnh hại chủ yếu

* Rệp

- Rệp là một trong những đối tượng phá hại cây thường gặp ở đậu cove, cũng như các loại cây hoa màu khác. Chúng gây hại cho cây từ khi cây con non đến lúc cây trưởng thành. Khi cây bị rệp phá hại, lá nhăn nheo, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây.

- Phương pháp thủ công là bắt rệp, ngắt bỏ lá bị rệp gây hại để tránh chúng lan sang các cây khác. Biện pháp này thường áp dụng cho đậu cove trồng trong thùng xốp vì số lượng cây ít. Nếu trồng trên ruộng, vườn, rệp phá hại trên diện rộng thì cần phun thuốc để diệt rệp, nên sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc thảo dược để phun cho cây. Nếu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, cần đảm bảo thời gian cách ly thuốc trước khi hái quả. Đồng thời, thực hành vệ sinh ruộng vườn, giữ ẩm đất thường xuyên cho cây đậu.

Hình 8 1 Rệp gây hại trên lá đậu cove Sâu đục quả Sâu đục quả là đối 1

Hình 8.1 Rệp gây hại trên lá đậu cove

* Sâu đục quả

- Sâu đục quả là đối tượng phòng trừ chính trong quá trình gieo trồng đậu cove. Sâu non có màu trắng ngà, lưng và bụng có nhiều đốm nâu mờ, đầu có màu vàng nhạt. Bướm có màu nâu đậm, giữa cánh trước có một vệt màu trắng, cánh sau màu trắng bóng có bìa nâu đen, thân dài 10 – 13 cm. Trứng sâu được đẻ trên hoa, đài và trái non. Sâu non sau khi nở, đục lỗ chui vào trong hoa hoặc quả khiến hoa và quả bị hỏng, làm giảm năng suất và chất lượng. Vì sâu con nằm sâu trong trái nên rất khó phòng trị loại sâu này. Sâu gây hại nhiều khi thời tiết ấm áp, thời tiết lạnh, nhiệt độ xuống thấp, cây ít bị sâu đục gây hại hơn.

Hình 8 2 Sâu đục quả đậu cove Biện pháp phòng trừ đối với loại sâu này là 2

Hình 8.2 Sâu đục quả đậu cove

- Biện pháp phòng trừ đối với loại sâu này là thực hành luân canh triệt để, thường xuyên vệ sinh ruộng vườn và chọn thời điểm thích hợp để trồng cây. Có thể sử dụng một số loại thuốc trừ sâu gốc cúc tổng hợp trước khi cây ra hoa để diệt trừ sâu như Cyper, Peran hay Cyperan. Tuy nhiên, nên hạn chế sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, và phải đảm bảo thời gian cách ly thuốc sau khi phun.

* Dòi đục thân

- Bệnh dòi đục thân do loài ruồi có tên khoa học là Ophiomyia phaseoli Tryon gây ra. Chúng phá hại cây khi cây còn rất non, ra 2 – 3 lá và lúc cây ra hoa. Ruồi trưởng thành rất nhỏ, có màu đen, thường bay đậu trên lá non vào buổi sáng. Con cái dùng ống nhọn ở cuối bụng để đẻ từng trứng vào trong mỗi lỗ đục trên mặt lá. Sau 2 ngày, trứng nở thành ấu trùng, hay còn gọi là dòi đục thân. Ấu trùng đục thành đường hầm ngoằn ngoèo trên mặt lá rồi đục qua cuống để vào thân và đục xuống gốc để làm nhộng trong phần vỏ của gốc cây con. Ấu trùng phát triển phá hại cây trong khoảng 7 – 10 ngày. Nhộng có đặc điểm hình trụ, màu nâu bóng, và kéo dài trong khoảng 7 ngày, phá hại hệ thống mạch dẫn làm cho cây bị rỗng mà chết. Khi bị dòi cây phá hại, cây bị vàng úa, do cây không hút được nước và chất dinh dưỡng nên sau vài ngày, cây sẽ chết.

Hình 8 3 Dòi đục thân trên đậu cove Đối với bệnh dòi đục thân nếu trồng 3

Hình 8.3 Dòi đục thân trên đậu cove

- Đối với bệnh dòi đục thân, nếu trồng trên ruộng, vườn, cần thực hành luân canh triệt để, tốt nhất nên luân canh với cây trồng nước, phơi ải và xử lý đất trước khi gieo trồng, vệ sinh nơi trồng, thu gom các tàn dư thực vật để phòng tránh sâu bệnh. Nếu trồng trong thùng xốp, cần xử lý đất kỹ trước khi gieo trồng. Nếu cần phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, bạn có thể sử dụng thuốc Basudin 10H dạng hạt, rải chung với tro trấu và phân bón khi tỉa cây để bảo vệ cây con trong vòng 2 tuần đầu là đủ, hoặc sử dụng thuốc phun Basudin 50EC để trừ dòi đục thân.

* Bệnh gỉ sắt

- Bệnh gỉ sắt là một bệnh gây hại phổ biến trên đậu cove, cũng như nhiều loại cây trồng khác. Bệnh do một loại nấm gây ra, phát triển trong vụ xuân hè, chủ yếu gây hại trên lá, đôi khi gây hại cả thân, cành và quả. Bệnh phát triển mạnh ở nhiệt độ 16 – 220C, độ ẩm cao, và khi cây trồng ít được chăm bón. Khi bị bệnh, lúc đầu xuất hiện những chấm nhỏ màu trắng bạc trên lá. Về sau, vết bệnh chuyển sang mầu nâu, hơi lồi lên, khiến cho lá đậu cove bị co rúm lại. Nếu bị nặng, lá cây có màu vàng khô, dễ bị rụng, cây nhanh chóng bị tàn lụi. Trên thân, cành và quả khi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2023