Hình Thức Bảo Vệ Và Phát Huy Giá Trị Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể

49

và/hoặc truyền dạy một di sản văn hóa phi vật thể (hoặc một loạt các di sản) và/hoặc những người coi nó là một phần của di sản văn hóa của họ. Theo Lời nói đầu của Công ước năm 2003, “các cộng đồng, đặc biệt là các cộng đồng bản địa, nhóm người và trong một số trường hợp, các cá nhân, đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất, bảo vệ, duy trì và tái tạo di sản văn hóa phi vật thể, từ đó giúp làm phong phú thêm sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người”73.

Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phải có sự tham gia của cộng đồng, bởi: Họ là những người làm cho di sản văn hóa phi vật thể sống, qua đó thể hiện bản sắc của mình; di sản văn hóa phi vật thể thuộc về di sản của họ; Bảo vệ là việc thực hành và truyền dạy liên tục của cộng đồng; Bảo vệ bắt buộc phải có sự tự nguyện đồng thuận và tham gia của họ - nếu không sẽ thất bại. Cộng đồng đóng vai trò cung cấp thông tin, tích cực tham gia, hợp tác, thảo luận về việc áp dụng biện pháp bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Họ có thẩm quyền cho phép việc tiếp cận các phương diện của di sản, bảo vệ các quy định, luật lệ trong di sản của họ. Nhấn mạnh sở hữu và thẩm quyền về di sản, đồng thời đảm bảo tránh làm sai lệch, lạm dụng hoặc thương mại hóa.

Quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể này được cụ thể hóa trong luật sẽ tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong việc tham gia tích cực hay không vào hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Khác với hầu hết các quan hệ pháp luật khác, vai trò và trách nhiệm của chủ thể là các nhân, nhóm người và cộng động cần được quy định rò ràng và cụ thể gắn với quyền lợi và trách nhiệm của chủ thể trong quan hệ pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể.

2.3.2. Hình thức bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Trong pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, áp dụng pháp luật khá phổ biến. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm thực hiện các hoạt động tác nghiệp nhằm tăng cường việc bảo vệ và phổ biến các giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong đời sống. Đó là hoạt động nhận diện, kiểm kê lập hồ sơ khoa học nhằm mục đích lưu giữ thông tin về giá trị văn hóa, và nếu đủ điều kiện thì ghi danh di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục quốc gia về di sản văn hóa phi vật thể hoặc đề xuất ghi danh di sản văn hóa phi vật thể vào Danh mục đại diện di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Việc ghi danh các di sản văn hóa phi vật thể thực chất là hình thức chính thức hóa, hợp thức hóa việc bảo vệ các giá trị di sản văn hóa phi vật thể của địa phương. Sau đó, một loạt các biện pháp cụ thể được triển khai nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể bao gồm các hoạt động truyền thống, tuyên truyền, tổ chức ngày hội nhằm tôn vinh giá trị di sản văn hóa phi vật thể, triển khai các lớp học truyền dạy, truyền nghề, thường xuyên giao lưu văn hóa và thực hành các giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Công tác kiểm kê, lập hồ sơ khoa học, ghi danh di sản


73 UNESCO (2003), Convention for the Safeguarding of the Intangible Cultural Heritage, Paris, p.4.

50

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

văn hóa phi vật thể là hình thức áp dụng để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Kiểm kê là quá trình xem xét, kiểm tra chất lượng và ghi chép, thống kê về số lượng. Hoạt động này nhằm thống kê, ghi chép lại số lượng và kiểm tra, xem xét chất lượng của di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn. Theo Luật Di sản văn hóa, đây là hoạt động nhận diện, xác định giá trị và lập danh mục di sản văn hóa (Điều 4, Khoản 15). Kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể là bước đệm của công tác lập hồ sơ khoa học của di sản văn hóa phi vật thể.

- Di sản văn hóa phi vật thể có nhiều loại hình khác nhau và lại là những tài sản phi vật chất, do đó kiểm kê không chỉ dừng lại ở ghi chép mà còn cần chụp ảnh, quay phim thể hiện sự tồn tại của di sản văn hóa phi vật thể cùng với cộng đồng sở hữu di sản văn hóa phi vật thể. Kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể gồm các bước: chuẩn bị kiểm kê; khảo sát thống kê sơ bộ di sản; kiểm kê khoa học. Toàn bộ quá trình này cần được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo tính khách quan và tôn trọng sự thật cũng như cộng đồng sở hữu di sản văn hóa phi vật thể. Hoạt động kiểm kê di sản là hoạt động mang tính khoa học, cần được đánh giá khách quan bởi cán bộ có kiến thức về văn học, lịch sử, ngôn ngữ, văn hóa. Kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể tốt nhất cần có sự tham gia của nhà nghiên cứu văn hóa để có thể đánh giá đúng đắn những giá trị tiềm ẩn của mỗi loại hình di sản văn hóa phi vật thể.

Pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam - 8

Nội dung kiểm kê bao gồm: Tên di sản văn hóa phi vật thể; địa bàn lưu truyền di sản văn hóa phi vật thể; lịch sử hình thành di sản văn hóa phi vật thể; đặc điểm của di sản văn hóa phi vật thể; tình trạng di sản văn hóa phi vật thể; những đề xuất tiếp theo đối với di sản văn hóa phi vật thể.

Kết quả của kiểm kê, đánh giá là thông tin chính xác về số lượng, đặc điểm, cộng đồng sở hữu, giá trị lịch sử, nghệ thuật và khoa học của di sản văn hóa phi vật thể. Kết quả kiểm kê là thông tin cơ bản để lập hồ sơ khoa học phục vụ cho công tác quản lý, lập danh mục cấp tỉnh về di sản văn hóa phi vật thể, hay cấp quốc gia về di sản văn hóa phi vật thể. Ngoài ra, thông tin từ kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể là tài liệu phục vụ công tác lưu truyền, giáo dục, quảng bá giá trị di sản văn hóa phi vật thể, phục vụ công tác nghiên cứu, phát triển kinh tế - xã hội.

- Lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể cần: đầy đủ tư liệu về di sản văn hóa phi vật thể, các tài liệu đảm bảo có sự liên quan đến một di sản văn hóa phi vật thể cụ thể, có tính xác thực, khách quan, và khoa học, cũng như chứa đựng đầy đủ thông tin cần thiết. Hồ sơ khoa học của di sản văn hóa phi vật thể có thể gồm 3 loại: Hồ sơ về một di sản văn hóa phi vật thể, hồ sơ về tổ hợp di sản văn hóa phi vật thể, hồ sơ chuyên đề (chuyên sâu về một khía cạnh đặc biệt nào đó của di sản văn hóa phi vật thể). Đối với việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (Khoản 3, Điều 3, Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL), cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị

51

xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được giao nhiệm vụ tiến hành kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục quốc gia di sản văn hóa phi vật thể.

2.3.3. Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Có nhiều tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật, có tiêu chí về nội dung, hình thức, tổ chức thực hiện. Trong đó, mỗi tiêu chí lớn này gồm nhiều tiêu chí nhỏ. Hay có quan điểm chia thành các tiêu chí: tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp và trình độ kỹ thuật lập pháp của pháp luật74. Hoặc tiêu chí về di sản văn hóa phi vật thể do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành kết hợp với quan điểm của, chủ trương của các tỉnh, thành về nghiên cứu, bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Với mỗi khung pháp luật điều chỉnh từng các lĩnh vực cụ thể có những thứ tự ưu tiên khác nhau do đó khi áp dụng vào những trường hợp cụ thể, cần xác định rò những tiêu chí đưa vào phân tích. Lĩnh vực như di sản văn hóa, đất đai, sở hữu trí tuệ không đi tách rời nhau mà có sự xếp chồng lên nhau ở một số vấn đề. Đối với di sản văn hóa phi vật thể thì lại có mối liên quan lớn đến vấn đề về sở hữu trí tuệ. Ví dụ các sản phẩm các giá trị di sản văn hóa phi vật thể là làn điệu, câu hò, điệu ví đều là sản phẩm của cộng đồng và có liên quan trực tiếp đến việc đăng ký sở hữu trí tuệ. Để đánh giá sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cần xem xét các tiêu chí về: tính phù hợp với Công ước quốc tế và Hiến pháp quốc gia; tính thống nhất; tính khách quan toàn diện; tính khả thi, xác thực và cập nhật.

Tính phù hợp với Công ước quốc tế và Hiến pháp quốc gia: Các quy định pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể cần phù hợp với tinh thần Hiến pháp Việt Nam, các cam kết với các tổ chức quốc tế và khu vực mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. Việt Nam tham gia Công ước năm 2003 do đó các văn bản pháp luật tại Việt Nam điều chỉnh quan hệ pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể có liên quan cần phù hợp với nội dung Công ước này. Ví dụ, Công ước năm 2003 nhấn mạnh cộng đồng là chủ sở hữu di sản văn hóa phi vật thể, là chủ thể có quyền cộng nhận hay không công nhận giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Do đó, các văn bản pháp luật của Việt Nam cũng phải phù hợp, không mâu thuẫn với những nội dung của Công ước năm 2003. Về nội dung, Công ước của UNESCO nhấn mạnh tính sở hữu của cộng đồng và nhấn mạnh tính “công nhận” thuộc về quyền của cộng đồng sở hữu giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Hơn nữa, cụm từ dùng trong Công ước của UNSECO rất rò ràng tinh thần này, cũng như tôn trọng sự khác biệt. Vì thế, các quy phạm pháp luật di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam cũng cần tuân theo các nguyên


74 Trường Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, Nxb Tư pháp, tr.406-409;

52

tắc và tình thần đã nêu của UNESCO. Để đánh giá tính phù hợp với Công ước quốc tế và hợp Hiến cần rà soát toàn bộ hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội di sản văn hóa phi vật thể phát hiện sự phù hợp hay chưa của các quy phạm pháp luật của Việt Nam với Công ước quốc tế.

Tính thống nhất của hệ thống văn bản pháp luật đảm bảo cho việc mục đích được thể hiện trong văn bản pháp luật và được thi hành triệt để trong thực tế. Tính thống nhất phải được thể hiện trong toàn bộ hệ thống pháp luật cũng như giữa các lĩnh vực pháp luật trong cả hệ thống đó. Điều này phải đảm bảo được sự thống nhất giữa: quy phạm pháp luật trong định chế pháp luật; định chế pháp luật trong một ngành luật; giữa các ngành luật khác nhau; trong toàn bộ hệ thống luật. Để tiến hành đánh giá theo tiêu chí về tính thống nhất của các văn bản pháp luật cần rà soát toàn bộ đặc biệt chú trọng và các thuật ngữ nhấn mạnh tinh thần của UNESCO. Bên cạnh đó, rà soát xem cùng một cụm từ có được giải thích bằng cùng một ngữ nghĩa, cùng một phân loại hay không, đặc biệt ở khái niệm di sản văn hóa phi vật thể và các hình thức biểu đạt của di sản văn hóa phi vật thể. Hệ thống văn bản là thống nhất khi sử dụng cùng một từ để thể hiện cùng một nội dung. Ví dụ, chỉ dùng từ “ghi danh” trong mọi trường hợp khi thể hiện các di sản văn hóa phi vật thể có tên trong Danh mục nào đó của UNESCO hay ở Việt Nam. Hệ thống văn bản chưa thống nhất khi sử dụng các từ ngữ có thể gây hiểu lầm cho người sử dụng văn bản pháp luật.

Tính khách quan toàn diện: thể hiện ở việc các văn bản pháp luật ban hành, cần quy định đầy đủ, chi tiết và thể hiện mức độ bao trùm cao đối với các mối quan hệ phát sinh trong quá trình bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Các văn bản ban hành cần thể hiện rò và hướng dẫn chi tiết nội dung ban hành. Tính khách quan, toàn diện cần phải được thể hiện ở hai cấp độ: cấu trúc gồm các văn bản đầy đủ các quan hệ phát sinh trong cả lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; ở mỗi văn bản pháp luật cần chứa đựng đầy đủ các quy định pháp luật điều chỉnh mối quan hệ của các chủ thể. Tiêu chí này cũng nhằm khắc phục tình trạng hiện nay các quy định về di sản văn hóa phi vật thể tạo ra hai hành lang pháp lý cho hai hoạt động chủ yếu là bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Hiện nay, các văn bản pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể là chủ yếu, nội dung phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể còn chưa quy định rò ràng trong luật, do đó tất yếu chưa điều chỉnh được hoạt động phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tương xứng với yêu cầu của thực tiễn. Dẫn đến nhiều hoạt động phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đã và đang triển khai trong cuộc sống nhưng chưa có căn cứ pháp lý để đánh giá hiệu quả. Bên cạnh đó, đời sống các hình thái của văn hóa phi vật thể là vô cùng phong phú và đa dạng nên các quy định pháp luật khi xây dựng cần dự liệu điều chỉnh đầy đủ tất cả các dáng vẻ, sắc thái của các loại hình di sản văn hóa phi vật thể. Cần chú trọng đến hiệu quả, cũng như định

53

lượng đánh giá qua thực tiễn áp dụng pháp luật trong đời sống của lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể phù hợp với thực tiễn khách quan.

Tính khả thi, xác thực và cập nhật là một phần rất quan trọng của hệ thống văn bản pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể . Một hệ thống văn bản pháp luật hoàn thiện và có chất lượng đồng nghĩa với khả năng chuyển hóa tối đa các quy định thành hiện thực trong đời sống kinh tế - xã hội và việc thi hành pháp luật là có hiệu quả và đảm bảo được mục đích của việc ban hành pháp luật. Bên cạnh đó, tính khả thi của hệ thống pháp luật còn thể hiện ở việc ban hành văn bản pháp luật kịp thời, đáp ứng được nhu cầu bức thiết của đời sống kinh tế - xã hội trong điều kiện mới và đối với di sản văn hóa phi vật thể thì các quy định pháp luật phải gắn với đời sống trực tiếp, thực tế từ đời sống dân cư. Thực tiễn các hoạt động kiểm kê, xếp hạng, lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể trong thời gian qua đã cho chúng ta những bài học về vấn đề này vì có nhiều lễ hội, phong tục tập quán được ghi chép trong các sách báo rất hay, rất độc đáo, vì thế chúng ta đã lập những dự án để sưu tầm, bảo tồn các giá trị đó. Nhưng khi đến tận nơi thì chúng ta mới biết rằng, đã từ lâu lễ hội ấy không còn điều kiện để tồn tại nữa, hoặc phong tục đó đã không còn nữa. Vì thế, để bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể cần tôn trọng tiêu chí tính xác thực và cập nhật. Nếu không tuân thủ những yêu cầu này, sẽ không giúp ích gì cho công tác quản lý văn hóa ở địa phương cũng như việc hoạch định chính sách, pháp luật văn hóa quốc gia. Mặt khác, bản thân các cộng đồng dân cư cũng sẽ phải chịu những thiệt thòi khi đời sống văn hóa của họ bị sai lệch.

Ngoài ra, cần có những yêu cầu khác về văn phong, cách sử dụng ngôn ngữ cũng như các kỹ thuật của việc xây dựng văn bản pháp luật cần phải được đảm bảo. Việc soạn thảo văn bản pháp luật cần phải được áp dụng những kỹ thuật, phương tiện và tiếp cận mới phù hợp với hoàn cảnh lịch sử. Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản pháp luật cần rò ràng, mạch lạc, mang tính phổ thông dễ hiểu. Cụm từ, khái niệm được sử dụng cần rò nghĩa phản ảnh đúng bản chất của vấn đề và mục đích, hàm ý của văn bản pháp luật. Trách các từ, cụm từ có thể hiểu nhiều nghĩa hoặc không sát và thực tế. Đối với các từ/cụm từ chuyên ngành, hoặc cụm từ mới khó hiểu, không rò nghĩa cần được giải thích rò trong các văn bản hướng dẫn, hoặc văn bản dưới luật.

2.4. Yếu tố tác động đến pháp luật và thực hiện pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

2.4.1. Yếu tố về nhận thức, quan điểm

Với tư cách là một chỉnh thể có hệ thống, một thành tố văn hoá của xã hội và tộc người, di sản văn hóa phi vật thể được sáng tạo ra trong suốt chiều dài lịch sử từ thời nguyên thuỷ đến trước cách mạng công nghiệp, có tuổi đời tính hàng ngàn năm. Cố nhiên, di sản văn hóa phi vật thể không mất đi trong thời công nghiệp, nhưng nó không còn đóng vai trò chủ đạo trong nền văn hoá dân tộc. Ngày nay, bên cạnh

54

những loại hình văn hoá khác của thời công nghiệp, nhân dân vẫn tiếp tục sáng tạo theo phương thức dân gian. Do vậy, khi nhận diện về di sản văn hóa phi vật thể, về việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cần nhận thức rằng đối tượng chủ yếu tiếp xúc là văn hoá dân gian cổ truyền, là con người và văn hoá của quá khứ và những giá trị văn hóa đó vẫn đang được những con người và cộng đồng đó không ngừng giữ gìn, phát huy và trao truyền lại cho các thế hệ tiếp nối ở hiện tại và tương lai. Và, nhiệm vụ của Nhà nước là giúp cộng đồng nhận diện lại những giá trị mà tạo nên, từ đó củng cố và phát huy trong đời sống hiện tại và chuyển giao cho các thế hệ tương lai .

Di sản văn hóa phi vật thể để lại dấu vết đậm nét trong đời sống, trong sinh hoạt, trong tâm lý con người qua những đối tượng sống- các nhà khoa học gọi họ là những người văn hoá dân gian (Folkloremen). Những người này tin tưởng tuyệt đối vào những giá trị mà di sản văn hóa phi vật thể đã hun đúc cho họ. Ví dụ khi bà bóng, thầy chang đọc lời cúng hay một người nào đó hát ru: Bà bóng, thầy chang, sẽ chẳng bao giờ nhận mình là mê tín cả. Bà hết lòng tin tuyệt đối vào sự tồn tại thần linh, rằng những lực lượng này rất mạnh, luôn luôn ngủ, không thể vô cớ đánh thức dậy. Bởi, bị đánh thức mà không có nhiệm vụ cụ thể thì đội âm binh này sẽ quay lại vật chính bà bóng. Người thầy cúng chỉ đọc lời đưa linh hồn người mất vào còi thiêng khi trong cộng đồng có người chết. Nên khi người sưu tầm đề nghị đọc, họ sẽ tin rằng, đọc khi mà không có người chết sẽ là điềm báo xấu cho dân của làng, của plây. Với những đặc điểm đời sống và tâm lý như vậy, quan điểm của người điều tra, sưu tầm, nghiên cứu, điều chỉnh phải biết hoà mình vào toàn bộ luật tục, không gian, kiểu cách sống và sinh hoạt của nhân dân. Người cán bộ hãy đặt mình/trở thành “người của hôm qua” để thu nhận, và nếu được, để hiểu được cái hợp lý, vị ngọt bùi đắng cay trong quá khứ. Ngoài ra, nếu đến một dân tộc khác với dân tộc của mình thì lại còn phải học tiếng của dân tộc đó để có đủ tâm hồn, tình cảm cảm thông được những gì cha ông gửi gắm bên trong những cái diễn ra bên ngoài. Đi tìm di sản không chỉ vì bản thân các di sản, mà còn chính là đi tìm con người sáng tạo ra văn hoá di sản, đi tìm cho ra ngọn nguồn văn hoá dân tộc hàm chứa trong di sản.75

Di sản văn hóa phi vật thể thường mang màu sắc huyền thoại, tín ngưỡng trong các hoạt động của mình. Để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cần nhận thức rò mục đích của chúng ta là nghiên cứu, gìn giữ, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể chứ không phải khuyến khích phục hồi cái mê tín dị đoan. Nếu không, rất dễ bị đụng chạm vì dân thì sợ chính quyền ngăn cấm coi đó là hành vi thực hành không đúng quy định. Còn chính quyền thì hiểu lầm rằng nếu buông lỏng quản lý thì dễ dẫn đến tình trạng "nối giáo cho giặc".

2.4.2. Yếu tố kinh tế - xã hội

Yếu tố kinh tế- xã hội bao gồm tổng thể đặc điểm nền kinh tế hay trình độ phát


75 Tô Ngọc Thanh , Tập bài giảng về văn hóa phi vật thể.

55

triển kinh tế - xã hội. Việt Nam đi theo chế độ xã hội chủ nghĩa, do đó nền kinh tế phù hợp với mục tiêu đó. Những thập niên trở lại đây, Việt Nam phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống pháp luật cần thay đổi theo hướng phục vụ cho những chuyển đổi trong điều kiện mới. Không chỉ thể, với xu hướng thế giới chuyển từ nền kinh tế nâu sang xanh và hướng tiếp cận phát triển bền vững hay hướng mới của nền kinh tế tuần hoàn, kinh tế cao thấp cũng đã và đang có những tác động đến chính sách và thực thi các chính sách pháp luật. Nhìn chung, kinh tế phát triển, giá trị môi trường và giá trị nhân văn được coi trọng hơn.

Thực tế trong vài thập kỷ phát triển qua cho thấy, Việt Nam xác định mục tiêu phát triển bền vững trên ba khía cạnh về kinh tế, văn hóa và môi trường. Tuy nhiên, trong những giai đoạn đầu xác định mục tiêu phát triển nhanh và bền vững. Thực tế cũng cho thấy, các giá trị về kinh tế đã được ưu tiên trước tiên trong giai đoạn đầu này. Nguyên nhân của việc không ưu tiên hơn các giá trị khác một phần bởi sự hạn chế của khả năng tài chính. Ví dụ cụ thể, mặc dù trong chủ trương chính sách nhà nước luôn khuyến khích và quan tâm đến các giá trị văn hóa, nhưng để đầu tư tài chính đúng mức cho phát triển văn hóa, bảo tồn các di tích và quan tâm đúng mức giá trị di sản văn hóa phi vật thể đã bỏ ngỏ trong thời gian dài. Trong một thập kỷ trở lại đây, cùng với thành tựu của kinh tế, các công trình văn hóa được quan tâm đầu tư hơn, tiếp theo sau đó, các giá trị và không gian văn hóa của di sản văn hóa phi vật thể cũng được chỉnh trang, phục dựng.

Ngoài ra, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường Việt Nam mở cửa và hội nhập sâu rộng với thế giới đã kích thích sự tham gia của nhiều bên liên quan trong xã hội hóa các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cho thấy hiệu quả rò rệt so với việc phụ thuộc hoàn toàn vào sự đầu tư của nhà nước như trước kia. Ví dụ cụ thể cho thấy các đơn vị tư nhân đã phục dựng không gian vườn bạch trà trong di sản cung đình Huế là một điển hình. Đây không chỉ đóng góp và di tích cung đình mà còn tạo không gian văn hóa để thực hành các giá trị di sản văn hóa phi vật thể tại cố đô Huế.

2.4.3. Điều ước quốc tế đã kí kết

Các điều ước, công ước quốc tế có ý nghĩa quan trọng và có tác động lớn đến hệ thống pháp luật của Việt Nam. Việc kí kết tham gia các điều ước, công ước quốc tế đồng nghĩa với việc Việt Nam cam kết thực hiện theo đúng tinh thần của văn bản đã kí kết. Tham gia vào các điều ước quốc tế là quá trình hội nhập vào các vấn đề chung của toàn cầu, quá trình này đôi khi cần có những sự thay đổi nét riêng để có thể cùng thực hiện. Liên Hợp Quốc thành lập UNESCO năm 1942 nhằm mục đích thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hóa để đảm bảo sự tôn trọng pháp lý, pháp luật, nhân quyền và tự do cơ bản nhất cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo (Công ước thành lập UNESCO).

56

Công ước về việc Bảo vệ các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ra đời năm 1972 trước bối cảnh các di sản văn hóa và thiên nhiên bị tác động nghiêm trọng do những biến động kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, ở giai đoạn này UNESCO mới chỉ quan tâm đến các giá trị di sản văn hóa vật thể là các di tích, quần thể, thắng cảnh, di sản tự nhiên. Theo tinh thần của Công ước năm 1972 các di sản văn hóa vật thể là di sản của thế giới, chưa đề cập tới các giá trị văn hóa phi vật chất. Sau đó, đến năm 1989 tại kỳ họp ngày 25 tháng 11, Đại hội đồng UNESCO đã thông qua bản Khuyến nghị về việc bảo vệ văn hóa truyền thống và văn hóa dân gian76. Nội dung này khuyến khích các quốc gia thành viên thi hành các biện pháp lập pháp và các biện pháp khác phù hợp để nhận diện, giữ gìn, bảo tồn, phổ biến, bảo vệ loại hình này. Năm 1997, tại kỳ họp của Đại hội đồng đã thông qua nghị quyết “Tuyên bố của UNESCO về Những kiệt tác di sản truyền miệng và vô hình của nhân loại”.77 Mục đích của văn bản này nhằm khuyến khích các bên liên quan nhận diện, bảo tồn và phổ biến di sản văn hóa truyền miệng và vô hình.

Hơn 30 năm sau sự ra đời của Công ước năm 1972, đến năm 2003 UNESCO mới có Công ước riêng nhằm bảo vệ giá trị văn hóa tinh thần phi vật chất của nhân loại. Nội dung Công ước quy định: tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể là động lực chính của đa dạng văn hóa là đảm bảo cho sự phát triển bền vững; xem xét tương quan mật thiết giữa di sản văn hóa phi vật thể, di sản văn hóa vật thể và di sản thiên nhiên; thừa nhận quá trình toàn cầu hóa, quá trình tạo ra sự đối thoại giữa các cộng đồng cũng gây ra mối đe dọa về sự suy thoái, biến chất và phá hủy các di sản văn hóa phi vật thể; nhận thức được nguyện vọng và mối quan tâm chung nhằm bảo tồn văn hóa phi vật thể của nhân loại; thừa nhận các cá nhân và cộng đồng người bản địa đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo tồn, duy trì và tái tạo di sản văn hóa phi vật thể; xem xét sự cần thiết phải tạo dựng nhận thức đúng đắn, nhất là đối với thế hệ trẻ về tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể và việc bảo tồn loại hình di sản này; cộng đồng quốc tế cần phải đóng góp cùng với lãnh đạo các quốc gia nhằm bảo tồn loại hình di sản này trên tinh thần hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau; coi vai trò tối quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể là yếu tố nhằm đưa con người xích lại gần nhau và đảm bảo sự giao lưu, hiểu biết lẫn nhau.

Việc kí kết Công ước năm 1972 và Công ước năm 2003 cho thấy rò những sự thay đổi của Việt Nam trong điều chỉnh quan hệ ở lĩnh vực văn hóa nói chung, bao gồm trong đó là di sản văn hóa phi vật thể. Cùng với việc tham gia Công ước, các vấn đề về tôn trọng sự đa dạng, vai trò của cộng đồng được nhìn nhận ở góc độ là chủ sở hữu của di sản văn hóa phi vật thể. Điều này khác với cách tiếp cận trước đây, khi các giá trị tinh thần trong các di sản văn hóa phi vật thể bị nhìn nhận hoặc là ở góc độ khắt khe hoặc là không được lưu ý để gìn giữ và bảo tồn trong đời sống. Tham gia Công ước năm 2003, chính sách Việt Nam chuyển hướng sang bảo tồn và


76 http://portal.Unesco.org/en/ev.php-URL_ID=13141&URL_DO=DO_TOPIC&URL_SECTION=201.html

77 https://ich.Unesco.org/doc/src/Proclamation_guide-2000_version-EN.pdf.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022