Hình Thức Bảo Vệ Và Phát Huy Giá Trị Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể 17713

81

Về mặt pháp lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể là tập hợp các biện pháp đã được thể chế hóa bằng các quy định pháp luật để phân biệt đối xử giữa các nhóm xã hội, điều chỉnh động cơ hoạt động của các nhóm xã hội đó hướng theo các mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Cũng có thể coi các văn bản quy phạm pháp luật là “vật mang” hay “vật chuyển tải” có chức năng thể chế hóa và pháp điển hóa các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, cũng như chuyển tải các chính sách tới rộng khắp công chúng trong toàn xã hội. Việc đảm bảo thực hiện khách thể bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cần lưu ý tác động theo cả hai chiều thuận nghịch tới di sản văn hóa phi vật thể. Thiết lập mối quan hệ tương tác hai chiều giữa cơ quan quản lý nhà nước về di sản văn hóa và cộng đồng cư dân địa phương nơi có di sản nhằm tạo ra sự đồng thuận tương đối cả về cách nhận thức và thái độ ứng xử với di sản văn hóa phi vật thể do họ nắm giữ, bảo tồn, thực hành và truyền dạy.

3.1.4. Hình thức bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Nhà nước bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể qua việc áp dụng các hình thức: Nhận diện, kiểm kê, lập hồ sơ khoa học, xếp hạng di sản. Bên cạch đó là các biện pháp khuyến khích việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể qua việc tổ chức, tạo điều kiện cho việc thực hành di sản văn hóa phi vật thể.

3.1.4.1. Kiểm kê, xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể

Kiểm kê di sản văn hóa là hoạt động nhận diện, xác định giá trị và lập danh mục di sản văn hóa100. Hoạt động kiểm kê là hoạt động quan trọng nhằm xác định chính xác số lượng và sự phân bố của các di sản văn hóa phi vật thể theo địa bàn và loại hình cũng như giá trị của di sản văn hóa phi vật thể. Đây là cơ sở cho lập kế hoạch cụ thể trong công tác bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể theo địa phương một cách hiệu quả. Các quy định về lập danh mục di sản được quy định trong Điều 18 Luật Di sản văn hóa được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá. Nội dung của các quy định này đã làm rò được vai trò, trách nhiệm của các chủ thể là cơ quan quản lý hành chính nhà nước các cấp và cơ quan quản lý về vấn đề văn hóa.

Tiêu chí lựa chọn di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ít hơn tiêu chí cho lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu đề nghị UNESCO ghi danh. Nội dung được quy định trong điều 5, điều 6 của Nghị định số 98/2010/NĐ-CP, điều 10 Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/06/2010 về tiêu chí lựa chọn di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia bao gồm: i) có tính đại diện, thể hiện bản sắc của cộng đồng, địa phương; ii) phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con


100 Quốc hội (2001), Điều 4, khoản 15 Luật Di sản văn hóa, Hà Nội.

82

người, được kế tục qua nhiều thế hệ; iii) có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài; iv) Được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ.

Khác với tiêu chí đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn hóa quốc gia, tiêu chí lựa chọn di sản để đề xuất vào Danh mục di sản văn hóa thế giới chặt chẽ và có tiêu chí cao hơn. Tiêu chí lựa chọn và trình tự, thủ tục lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu đề nghị UNESCO đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp gồm:

i) là di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; ii) có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học; iii) thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo và là cơ sở cho sự sáng tạo những giá trị văn hóa mới;

iv) có phạm vi và mức độ ảnh hưởng mang tính quốc gia và quốc tế về lịch sử, văn hóa, khoa học; v) đáp ứng tiêu chí lựa chọn của UNESCO.

Như vậy, kiểm kê là bước đầu kiểm soát hệ thống di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương. Kiểm kê cần được thực hiện chính xác theo tiêu chí đã nêu, đây là cơ sở để các cấp quản lý lập hồ sơ khoa học, sau đó tiến hành quy hoạch và khoanh vùng bảo vệ theo tầm ảnh hưởng và sức lan rộng của di sản văn hóa phi vật thể đó trong cộng đồng.

3.1.4.2. Lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể, quy hoạch và khoanh vùng bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể

Các di sản văn hóa phi vật thể rất đa dạng và được phân thành nhiều loại hình. Mỗi loại hình đó có đặc trưng khác nhau do đó cần có công tác riêng, đặc thù để lưu giữ và truyền dạy. Việc lập hồ sơ khoa học của di sản văn hóa phi vật thể giúp cho công tác quản lý, lưu truyền và phổ biến các di sản được hiệu quả. Hồ sơ di sản là một tập hợp tư liệu phản ánh toàn bộ những thông tin về một loại hình di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng. Nội dung bao gồm có: trình tự, thủ tục lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu; hồ sơ; công bố kết quả.

- Trình tự, thủ tục lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu được quy định cụ thể gồm:

Căn cứ Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 98/2010/NĐ-CP, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có di sản văn hóa phi vật thể có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu trình UNESCO. Trong trường hợp xét thấy di sản văn hóa phi vật thể đó chưa đủ điều kiện trình UNESCO, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị. Sau khi được phép của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu và gửi về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và các Bộ,

83

ngành có liên quan tổ chức thẩm định và đề nghị Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia có ý kiến về hồ sơ. Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia tiến hành thẩm định và có ý kiến bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

- Hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu trình Thủ tướng Chính phủ bao gồm: văn bản đề nghị của cộng đồng hoặc cá nhân nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể và văn bản đề nghị của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh; hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu được lập theo quy định của unesco; văn bản thẩm định của hội đồng di sản văn hóa quốc gia; văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ.

- Nội dung việc kiểm kê và hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được quy định tại điều 5 và khoản 2 điều 11, Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL. Theo đó, hồ sơ khoa học di sản văn hoá phi vật thể bao gồm: Lý lịch di sản văn hóa phi vật thể (Mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL); Ảnh: Ít nhất 10 ảnh màu, khổ 10cm x 15cm, chú thích đầy đủ, đảm bảo đủ cơ sở để nhận diện di sản văn hóa phi vật thể. Khuyến khích gửi kèm theo ảnh lưu trữ trên các phương tiện kỹ thuật số; Bản ghi hình: Ghi trên băng hoặc đĩa, độ dài tối thiểu 10 phút, hình ảnh rò nét, đảm bảo đủ cơ sở để nhận diện di sản văn hóa phi vật thể; Bản ghi âm: Ghi trên băng hoặc đĩa, âm thanh rò nét, đảm bảo đủ cơ sở để nhận diện di sản văn hóa phi vật thể; Bản đồ phân bố vị trí di sản văn hóa phi vật thể; Tư liệu khảo sát điền dã có liên quan tới di sản văn hóa phi vật thể; Bản cam kết bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của cá nhân hoặc đại diện của nhóm, cộng đồng chủ thể văn hóa, người thực hành di sản văn hóa phi vật thể (Mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL); Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao quyền sử dụng các tư liệu kèm theo hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Mẫu số 5 ban hành kèm theo Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL); Bản danh mục các tài liệu trong hồ sơ.

- Luật Di sản văn hóa đã quy định rò trách nhiệm về thông báo kết quả cho các chủ thể liên quan trong việc di sản đề xuất có được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia hay thế giới hay không. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao Du lịch và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ và thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cộng đồng hoặc cá nhân nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể về quyết định của UNESCO đối với di sản văn hóa phi vật thể đó.

3.1.4.3. Truyền dạy, phổ biến, xuất bản, trình diễn và phục dựng các loại hình di sản văn hóa phi vật thể

Các loại hình của di sản văn hóa phi vật thể rất đa dạng và có nhiều khác biệt không cụ thể như những di sản văn hóa vật thể, do đó tùy theo từng loại hình mà có

84

các công tác riêng để phát huy và giữ gìn các loại hình di sản văn hóa phi vật thể. Các loại hình này bao gồm: công tác truyền dạy, phổ biến, xuất bản, trình diễn và phục dựng di sản văn hóa phi vật thể. Các quy định của pháp luật, cụ thể trong Luật Di sản văn hóa đã quy định cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, ngăn chặn nguy cơ làm sai lệch, bị mai một hoặc thất truyền cụ thể như sau: bảo vệ, phát huy những thuần phong mỹ tục trong lối sống, nếp sống của dân tộc; bài trừ những thủ tục có hại đến đời sống văn hóa của nhân dân (điều 22); khuyến khích việc sưu tầm, biên soạn, dịch thuật, thống kê, phân loại và lưu giữ các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian của cộng đồng các dân tộc Việt Nam để lưu truyền trong nước và giao lưu văn hóa với nước ngoài (điều 23); khuyến khích việc duy trì, phục hồi và phát triển các nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu; nghiên cứu và ứng dụng những tri thức về y, dược học cổ truyền; duy trì và phát huy giá trị văn hóa ẩm thực, giá trị về trang phục truyền thống dân tộc và các tri thức dân gian khác (điều 24).

- Đối với tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam, trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo vệ và phát triển tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam thông qua các biện pháp như: nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ tiếng nói, chữ viết của cộng đồng các dân tộc; ban hành quy tắc phiên âm tiếng nói của những dân tộc chưa có chữ viết; có biện pháp bảo vệ đặc biệt đối với tiếng nói, chữ viết có nguy cơ mai một; dạy tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo yêu cầu công việc; dạy tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số cho học sinh người dân tộc thiểu số theo quy định của Luật Giáo dục; xuất bản sách, báo, thực hiện các chương trình phát thanh, truyền hình, sân khấu bằng tiếng dân tộc thiểu số; Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức hoạt động thông tin tuyên truyền để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt và phát triển tiếng Việt.

- Đối với lễ hội truyền thống, hiện nay hàng năm bình quân cả nước có trên

9.000 lễ hội, trong đó có trên 8.000 lễ hội truyền thống, 98/257 di sản thuộc loại hình Lễ hội truyền thống101 được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tiêu biểu như: Lễ hội Đền Sóc, Chùa Hương (Hà Nội), Lễ hội Đền Hùng (Phú Thọ), Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương), Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)…nhà nước tạo điều kiện duy trì và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống thông qua các biện pháp: tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức lễ hội; các hoạt động tác nghiệp trong công tác bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể đã được quy định trong Luật Di sản văn hóa.


101 Báo Điện tử Đảng cộng sản Việt Nam (2021), “Khai thác nét đẹp văn hóa dân tộc thông qua các lễ hộitruyềnthốngViệtNam”đểpháttriểndulịch,https://dangcongsan.vn/van-hoa-vung-sau-vung-xa-bien-gioi-hai-dao-vung-da n-toc-thieu-so/khat-vong-vuon-len/khai-thac-net-dep-van-hoa-dan-toc-thong-qua-cac-le-hoi-truyen-thong-viet-nam-de-ph at-trien-du-lich-597524.html, truy cập ngày 22/11/2021.

85

Bảng 3.1. Mức độ quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động tác nghiệp của di sản văn hóa phi vật thể


STT

Các hình thức

Hoạt động tác nghiệp


1

- Di sản văn học truyền miệng

- Tiếng nói chữ viết

- Ngữ văn truyền miệng…


x

2

- Di sản văn hóa thành văn

-

3

- Tri thức dân gian

x

4

- Nghệ thuật biểu diễn dân gian

-

5

- Phong tục-tập quán

x

6

- Lễ hội cổ truyền

xxx

7

- Trò chơi dân gian

-

8

- Trò diễn dân gian

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

x: Đã có quy định; xxx: Có quy định đầy đủ.


Bảng 3.2. Mức độ quy định của pháp luật về loại hình di sản văn hóa phi vật thể


STT

Loại hình

Mức độ quy định của các văn bản pháp luật

1

Thuần phong mỹ tục trong lối sống, nếp sống của dân tộc

x

2

Việc sưu tầm, biên soạn, dịch thuật, thống kê, phân loại và lưu giữ các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian

x

3

Các nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu

xxx

4

Những tri thức về y, dược học cổ truyền

x

5

Giá trị văn hóa ẩm thực, giá trị về trang phục truyền thống dân tộc và các tri thức dân gian khác

x

6

Tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam

xxx

7

Lễ hội truyền thống

xxx

x: Đã có quy định; xxx: Có quy định đầy đủ.

86

3.2. Hiệu quả đạt được và một số vấn đề đặt ra đối với pháp luật điều chỉnh lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể

3.2.1. Phù hợp với công ước quốc tế mà Việt Nam thực hiện

Việt Nam là 1/30 quốc gia thành viên đầu tiên tham gia Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể năm 2003 của UNESCO, cũng là thành viên của Ủy ban liên chính phủ tham gia xây dựng phương hướng hoạt động và các chính sách quốc tế có liên quan đến Công ước này. Các văn bản quy phạm pháp luật trong nước phù hợp với Công ước, điều này thể hiện việc cụ thể hóa các cam kết chính trị của quốc gia trong lĩnh vực di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa phi vật thể nói riêng. Các quy định về di sản văn hóa phi vật thể, kiểm kê, lập hồ sơ khoa học, các loại hình di sản văn hóa phi vật thể về nghệ thuật trình diễn; tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội; tri thức và tập quán liên quan đến tự nhiên và vũ trụ; nghề thủ công truyền thống đều phù hợp với quy định của UNESCO ghi danh vào Danh mục Công ước. Sự phù hợp này tạo thuận lợi cho Việt Nam trong việc lập hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh di sản văn hóa phi vật thể vào Danh mục đại diện di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại của UNESCO gồm có: Danh mục Khẩn cấp và Danh mục Đại diện. UNESCO sẽ ghi danh di sản văn hóa phi vật thể mà các quốc gia đệ trình thông qua hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể. Hàng năm, UNESCO công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại thuộc Danh mục Khẩn cấp hay Danh mục Đại diện. Cách tiếp cận của Công ước năm 2003 là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại khác với các tiếp cận năm 1972 là di sản văn hóa thế giới.

Hình 3 5 Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại phân theo năm giai đoạn 2008 2019 1


Hình 3.5. Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại phân theo năm giai đoạn 2008-2019

Hiện nay, UNESCO đã công bố Danh mục gồm 549 di sản văn hóa phi vật thể102. Trong đó phần lớn là di sản văn hóa phi vật thể thuộc Danh mục Đại diện Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại. Liên quan đến bảo vệ tài sản văn hóa phi vật thể, UNESCO có Công ước về các biện pháp ngăn cấm xuất nhập khẩu và chuyển giao


102 https://ich.Unesco.org/en/lists?multinational=3&display1=inscriptionID&display=stats#tabs

87

trái phép quyền sở hữu tài sản văn hóa năm 1970.

3.2.2. Thể hiện được đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam

Văn bản của Đảng từ trước đến nay đều đề cập đến văn hóa nói chung, trong đó có di sản văn hóa phi vật thể như một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước qua từng giai đoạn lịch sử. Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII năm 1998 của Ban Chấp hành Trung ương về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xác định: coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống (bác học và dân gian), văn hoá cách mạng, bao gồm cả văn hoá vật thể và phi vật thể, đặt nền móng vững chắc để Quốc hội ban hành Luật Di sản văn hóa năm 2001 với các loại hình di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ.

Đến Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/06/2014, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Các vấn đề về bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể được đề cập cụ thể, thẳng thắn và rò ràng hơn, hoạt động văn hóa ngày càng được mở rộng, góp phần đáng kể vào việc xây dựng các thiết chế văn hóa. Nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được bảo tồn, tôn tạo; nhiều phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số được nghiên cứu, sưu tầm và phục dựng; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân được quan tâm103. Công tác quản lý nhà nước từ cấp địa phương được tăng cường, thể chế văn hóa từng bước được hoàn thiện. Đội ngũ làm công tác văn hóa, văn nghệ có bước trưởng thành; quyền tự do sáng tạo của văn nghệ sĩ được tôn trọng. Giao lưu và hợp tác quốc tế về văn hóa có nhiều khởi sắc. Ví dụ tỉnh Quảng Bình đã xây dựng biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị đối với từng loại hình di sản văn hóa phi vật thể104 từ điều 8 đến điều 14 với các biện pháp cụ thể bảo vệ cho các hình thức: Tiếng nói của đồng bào các dân tộc thiểu số; Ngữ văn dân gian; Nghệ thuật trình diễn dân gian; Tập quán xã hội và tín ngưỡng; Lễ hội truyền thống; Nghề thủ công truyền thống; Tri thức dân gian.


103 Lâm Nhân, Trần Văn Út (2015), Văn hóa phi vật thể các dân tộc tỉnh Sóc Trăng, Nxb Tổng hợp TP.HCM.

Sóc Trăng là tỉnh thành Nam Bộ, là vùng đất sinh sống của ba bộ tộc người Kinh, Khmer, Hoa. Trong đó đồng bào dân tộc người Khmer chiếm tỉ lệ cao 30,71% trên toàn tỉnh, chỉ sau tỉnh có đồng bào dân tộc Khmer cao nhất cả nước là Trà Vinh hiện nay chiếm 32%. Tại Sóc Trăng, nhóm khảo sát đã nghiên cứu 775 ấp/khu phố tỉnh Sóc Trăng về “Nghi lễ vòng đời”: là những nghi lễ liên quan đến cá nhân từ khi sinh ra cho đến khi chết. Qua khảo sát cho thực hành Nghi lễ vòng đời của đồng bào dân tộc được lưu giữ, phục dựng và truyền đạt đến nay phổ biến như sau:

- Tục bán con cho Phật, cho thánh: 67/775;

- Đầy tháng: 748/775;

- Lễ thôi nôi: 758/775;

- Xem ngày cưới vợ, gả chồng: 717/775

- Đám cưới truyền thống: 602/775;

- Lễ mừng thọ: 540/775;

- Đám tang truyền thống: 706/775;

- Hình thức an táng hỏa thiêu: 379/775;

- Hình thức an táng thổ táng: 738/775.

104 Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình (2019,) “Quyết định 28/2019/QĐ-UBND ngày 07/10/2017 về Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Quảng Bình”.

88

Hộp: Quy định các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của UBND tỉnh Quảng Bình năm 2019

Điều 8. Đối với tiếng nói của đồng bào các dân tộc thiểu số

1. Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ tiếng nói của cộng đồng các dân tộc thiểu số trong tỉnh. Ưu tiên bảo tồn, có biện pháp bảo vệ đặc biệt đối với tiếng nói của đồng bào dân tộc Chứt, Bru-Vân Kiều.

2. Tạo điều kiện phổ biến, truyền dạy để duy trì và phát triển tiếng nói của đồng bào dân tộc Chứt, Bru-Vân Kiều trên địa bàn tỉnh.

3. Khuyến khích việc truyền dạy tiếng nói của dân tộc cho thế hệ kế tiếp và duy trì tiếng nói trong gia đình, cộng đồng là người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Điều 9. Đối với ngữ văn dân gian

1. Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, dịch thuật: truyện cổ, truyện kể, ca dao, tục ngữ, câu đố, văn tế, dân ca để lưu giữ và làm phong phú thêm kho tàng ngữ văn dân gian tỉnh Quảng Bình.

2. Tạo điều kiện xuất bản, quảng bá kho tàng văn hóa, ngữ văn dân gian Quảng Bình đến đông đảo độc giả trong và ngoài nước, khai thác phục vụ phát triển du lịch tại địa phương.

Điều 10. Đối với nghệ thuật trình diễn dân gian

1. Nghệ thuật trình diễn dân gian bao gồm: âm nhạc, múa, sân khấu, hát đối, trò chơi và các hình thức diễn xướng dân gian khác.

2. Tổ chức nghiên cứu sưu tầm, bảo tồn, phục dựng âm nhạc dân gian, nghệ thuật múa, hát đối, trò chơi dân gian truyền thống của các địa phương trên địa bàn tỉnh.

3. Thực hiện các biện pháp bảo tồn như thành lập các câu lạc bộ; tổ chức hội thi; phục dựng, khai thác vốn dân ca, dân vũ, âm nhạc truyền thống tiêu biểu của địa phương để chuyển thể thành hình thức sân khấu hóa nhằm phục vụ phát triển du lịch tại địa phương và quảng bá giá trị văn hóa tỉnh Quảng Bình.

Điều 11. Đối với tập quán xã hội và tín ngưỡng

1. Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn hương ước, luật tục, phong tục, tập quán, tín ngưỡng dân gian của các địa phương trên địa bàn tỉnh.

2. Nghiên cứu vận dụng linh hoạt hương ước, quy ước, luật tục của các địa phương trên địa bàn tỉnh vào công tác xây dựng nội quy, quy định trong phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Điều 12. Đối với lễ hội truyền thống

1. Khuyến khích, tạo điều kiện duy trì và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống tiêu biểu của các địa phương trong tỉnh.

2. Tên lễ hội theo tên truyền thống mà địa phương đó gọi hoặc tên theo quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với các lễ hội đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; gắn với tên của di tích đã được nhà nước xếp hạng. Nội dung phần lễ thực hành đúng nghi lễ dân gian, mang bản sắc văn hóa địa phương và do người dân chủ trì, hạn chế đến mức tối đa sự can thiệp của chính quyền địa phương; phần hội tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống để phát huy giá trị của lễ hội tại địa phương; thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh, trật tự và các dịch vụ khác để lễ hội diễn ra thuận lợi, an toàn, tiết kiệm.

3. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về nguồn gốc, nội dung các giá trị tiêu biểu, độc đáo của lễ hội truyền thống tại các địa phương trong tỉnh.

Điều 13. Đối với nghề thủ công truyền thống

1. Khuyến khích hỗ trợ việc duy trì, phục hồi và phát triển nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu, ưu tiên cho những nghề có nguy cơ bị mai một, thất truyền.

2. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo nguồn, khai thác và sử dụng vật liệu truyền thống. Khuyến khích và hỗ trợ việc sử dụng các phương pháp kỹ thuật thủ công truyền thống, tạo ra những sản phẩm có giá trị, mang nét độc đáo của địa phương để phát triển du lịch, góp phần xóa đói giảm nghèo.

3. Tăng cường tuyên truyền, quảng bá sản phẩm thủ công truyền thống rộng rãi trong nước và quốc tế bằng nhiều hình thức phù hợp, phong phú.

4. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phổ biến và truyền dạy kỹ thuật, tri thức bản địa các nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu.

Điều 14. Đối với tri thức dân gian

1. Tri thức dân gian gồm tri thức về thời tiết, khí hậu, tài nguyên, thiên nhiên, kinh nghiệm sản xuất, văn hóa ẩm thực, trang phục, y học, dược học.

2. Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm bảo tồn tri thức dân gian tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

3. Tuyên truyền, phổ biến và vận dụng tri thức dân gian của các cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh để phục vụ phát triển du lịch, xóa đói giảm nghèo, ứng phó với biến đổi về khí hậu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022