Bảng Bón Phân Cho Cải Xanh, Cải Ngọt

- Dùng vợt bắt bướm, ngắt nhộng trên lá.

- Thu dọn và huỷ bỏ tàn dư cây trồng.

- Luân phiên sử dụng một số loại thuốc sau để phòng trừ:

+ Abamectin (Agromectin 1.8EC; Binhtox 1.8EC);

+ Matrine (Sokupi 0.36AS);

+ Azadirachtin (Vineem 1500EC);

+ Abamectin + Chlorfluazuron (Confitin 36EC);

+ Abamectin + Alpha-cypermethrin (Shepatin 18EC)

+ Abamectin + Bacillus thuringiensis (Kuraba 3.6EC)

* Bệnh sương mai (Peronopora parasitica) Triệu chứng gây hại :

Bệnh gây hại từ khi cây còn nhỏ trong vườn ươm cho đến khi cây lớn. Trên lá mầm và các lá thật của cây con xuất hiện những đốm nhỏ màu vàng hoặc nâu. Trên cây lớn vết bệnh là những đốm tròn hoặc hình dạng bất định màu vàng nâu, trên đó có lớp mốc như lông mịn màu xanh đen. Vết bệnh ở dưới mặt lá được bao phủ một lớp trắng xốp như sương. Sau một thời gian vết bệnh khô lại, có màu nâu hoặc đen. Các vết bệnh lan rộng liên kết với nhau thành mảng cháy lớn trên lá, lá vàng và rụng.


Nguyên nhân và điều kiện phát sinh, phát triển bệnh:

- Bệnh do nấm Peronopora parasitica gây ra

- Bệnh phát triển trong điều kiện thời tiết mát mẻ (10-150C) và ẩm ướt. Nấm bệnh tồn tại trên hạt giống, tàn dư cây trồng.

Biện pháp phòng trừ:

- Trồng cây với mật độ hợp lý.

- Vệ sinh đồng ruộng triệt để.

- Khi bệnh xuất hiện có thể sử dụng một số loại thuốc:

+ Chlorothalonil (Forwanil 75WP);

+ Mancozeb+ Metalaxyl (Vimonyl 72 WP);

+ Ningnanmycin (Diboxylin 8SL);

+ Oligo - sacarit (Olicide 9SL).

+ Chitosan (Biogreen 4.5 SL)

3. Cải xanh, cải ngọt

3.1 Nguồn gốc

Cải xanh được gieo trồng ở nhiều nơi trên thế giới nhưng phổ biến và tập trung ở các nước châu á, đặc biệt là Trung Quốc. Theo ý kiến của nhiều tác giả trung tâm đa dạng của cải xanh là Trung á.

Phân chuồng ủ mục

20.000

100

N

70 – 75

30

40

30

P2O5

60

100

K2O

70

50

30

20

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Cây rau Nghề Bảo vệ thực vật - Cao đẳng Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 6

3.2 Đặc điểm thực vật

Cây thảo, cao tới 50 - 100 cm, thân tròn, không lông, lá có phiến xoan ngược tròn dài, đầu tròn hay tù, gốc từ từ hẹp, mép nguyên không nhăn, mập, trắng trắng, gân bên 5 - 6 đôi, cuống dài, tròn. Chùm hoa như ngù ở ngọn, cuống hoa dài 3 – 5 cm, hoa vàng tươi, quả cải dài 4 – 11 cm, có mỏ, hạt tròn.

3.3 Kỹ thuật trồng, chăm sóc

* Thời vụ

– Vụ xuân hè: Gieo hạt từ tháng 2 đến tháng 6.

– Vụ thu đông: Gieo hạt từ tháng 8 đến tháng 11;

Có thể dùng các biện pháp che phủ để trồng cải xanh ngọt quanh năm

* Vườn ươm

Cây cải xanh ngọt có thể gieo thẳng hoặc gieo vườn ươm. Làm đất nhỏ, lên luống rộng 1m, cao 0,3m, rãnh rộng 0,3m. Bón lót bằng phân chuồng hoai mục 2

– 3 kg/1m2. Nếu gieo thẳng: 1m2 gieo 0,5 – 1g hạt giống; nếu gieo vườn ươm rồi cấy: 1m2 gieo 1 -1,2 g hạt giống. Hạt được ngâm 2 giờ trong nước ấm 30 -35 0C, sau đó vớt ra và thanh hạt hơi khô để gieo. Gieo hạt xong phủ trấu hoặc rơm rạ trên mặt luống rồi tưới đều bằng ô doa mỗi ngày 1 lần vào bưổi sáng.

* Làm đất, trồng cây

Chọn đất cát pha hoặc thịt nhẹ có độ pH từ 5,5 – 6,5. Làm đất nhỏ, lên luống rộng 1,0m, cao 30 cm, rãnh rộng 30cm.

Nếu gieo để liền chân thì tỉa làm 2 đợt khi cây có 2 – 3 lá thật và 4 – 5 lá thật với khoảng cách 12 – 15cm. Nếu cấy thì để với khoảng cách 20 – 30cm, đảm bảo mật độ trồng từ 80 -100 ngàn cây/ha.

Bảng 6.1 Bảng bón phân cho cải xanh, cải ngọt


Loại phân


Tổng lượng phân bón (kg/ha)


Bón lót (%)

Bón thúc (%) Lần 1 Lần 2


Không dùng phân tươi chưa hoai mục để bón cho cây, nếu không có phân chuồng hoai mục có thể dùng phân hữu cơ sinh học với lương 1.000 – 2.000 kg/ha tùy từng loại đất.

+ Cách bón: Bón thúc:

Lần 1: Khi cây hồi xanh (sau trồng 7 -10 ngày) Lần 2: sau trồng 15 – 20 ngày.

* Tưới nước, chăm sóc

C ây cải xanh ngọt là cây ngắn ngày và rất cần nước để sinh trưởng nên phải giữ ẩm thường xuyên sau khi trồng, mỗi ngày tưới 1 lần, sau đó 2 – 3 ngày tưới 1 lần, kếp hợp bón phân thúc với tưới nước, nhặt sạch cỏ dại và xới sáo vun gốc từ 1 – 2 lần.

3.4 Một số loại sâu bệnh hại chủ yếu

Các loại sâu bệnh hại chính sau: cây con thường xuất hiện bệnh lở cổ rễ, bệnh thối nhũn ở giai đoạn cây to, các bệnh này thường xuất hiện khi có độ ẩm cao. Cải xanh, cải ngọt thường xuất hiện rệp các loại, bọ nhảy, sâu xám, sâu tơ, sâu xanh. Cải ngọt, cải xanh là cây có thời gian sinh trưởng ngắn, vì vậy cần áp dụng tốt các biện pháp phòng trừ tổng hợp. Trong trường hợp sâu bệnh xuất hiện chỉ được dùng các thuốc dạng sinh học, thảo mộc hoặc thuốc có thời gian cách ly sử dụng ngắn.

CÂU HỎI ÔN TẬP

Hãy cho biết kỹ thuật trồng và chăm sóc các cây họ thập tự

CHƯƠNG 7

HỌ BẦU BÍ (DƯA HẤU, DƯA LEO, DƯA LÊ)


Giới thiệu:

Nội dung bài nêu lên nguồn gốc các cây họ bầu bí như đưa hấu, dưa leo, dưa lê., đặc điểm thực vật từng lại và sâu bệnh hại chủ yếu.

Mục tiêu:

- Kiến thức: Trình bày được đặc điểm và nguồn gốc của cây họ bầu bí

- Kỹ năng: Có kỹ năng trồng một số cây họ bầu bí phổ biến

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Biết vận dụng kỹ thuật trồng vào thực tế

+ Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mĩ

* Nội dung Bài:

1. Dưa hấu

1.1 Nguồn gốc

Dưa hấu có nguồn gốc từ miền nam châu Phi và là loại quả phổ biến nhất trong họ Bầu bí. Dưa hấu đã được trồng ở Ai Cập vào đầu những năm 2000 trước Công Nguyên. Loại trái cây này đã du ngoạn tới Ấn độ khoảng năm 800 sau Công Nguyên và khoảng 300 năm sau ở Trung Quốc. Người Marốc buôn dưa hấu đến Tây Ban Nha vào đầu thế kỉ 8, sau đó nhanh chóng được lan truyền sang Châu Âu. Ở Việt Nam, dưa hấu được biết đến từ câu chuyện truyền thuyết từ thời Hùng Vương.

1.2 Đặc điểm thực vật

Dưa hấu thân leo thuộc họ bầu bí, thân chính có phân nhánh. Sinh trưởng mạnh mẽ ở vùng ôn đới và nhiệt đới trên thế giới. Dưa hấu là 1 loại cây có bộ rễ lan xa nên dù ở vùng khô cằn cũng có thể cho ra loại trái cây chứa đến 90% nước, làm cho dưa hấu trở thành nguồn hyđrat hoá quan trọng ở những nơi khan hiếm nước.

Lá đơn mọc cách trên thân, lá chia 6 thùy, cuống lá dài. Lá trên cùng cây cũng có kích thước và hình dáng thay đổi. Thân và lá có lông tơ.

Hoa: hoa đơn tính cùng cây hay khác cây, hoa có 5 cánh màu vàng. Hoa mọc ở nách lá, hoa đực nhỏ hơn hoa cái. Hoa cái có bầu noãn hạ.

Trái dưa hấu rất đa dạng về hình dáng và màu sắc. Hình dáng được xem xét với mặt phẳng cắt ngang từ cuống trái đến đuôi trái dưa. Có các dạng chính sau:

dạng thuôn dài, dạng trái oval, dạng trái tròn. Về màu sắc trái có màu đỏ, màu hồng, màu vàng, màu cam và cả màu trắng.

Hạt dưa cũng rất đa dạng về kích cỡ (lớn, trung bình, nhỏ). Màu hạt có màu đen, màu nâu, màu trắng.

* Yêu cầu ngoại cảnh

Dưa hấu có nguồn gốc vùng khí hậu nóng, thích khí hậu ấm áp, khô ráo, đầy đủ ánh nắng giúp trổ nhiều bông cái và cho trái chín sớm, năng suất cao. Nhiệt độ thấp cây phát triển yếu, dễ thất bại, mưa nhiều rễ bị thối chết, khó trổ bông càng khó thụ phấn và đậu trái, khi đã đậu trái thì trái dễ thối, chất lượng kém, ẩm độ không khí càng cao càng dễ phát sinh bệnh. Khi có mưa bão, nhiệt độ thấp, ẩm độ cao thân lá dễ dập nát mau tàn khó trồng.

Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng 25-30oC nên rất dễ trồng trong mùa nắng ở đồng bằng sông Cửu Long. Nhiệt độ thích hợp cho hoa nở và thụ phấn là 25oC, nhiệt độ thích hợp cho trái lớn và chín 30oC. Ánh sáng mạnh giúp trổ nhiều hoa cái, cho trái chín sớm, năng suất cao. Cây không yêu cầu đất nghiêm khắc, cần đất thoát nước tốt, cơ cấu hẹ, tầng canh tác sâu, không quá phèn, pH = 5-7.

1.3 Kỹ thuật trồng, chăm sóc

a. Thời vụ

Dưa có khả năng thích nghi rất lớn với điều kiện thời tiết nên có thể mở rộng thời vụ gieo trồng quanh năm.

b. Đất đai

Dưa hấu có rễ mọc sâu, chịu úng kém, chịu hạn khá nhất là khi cây đã trổ bông, đậu trái. Cây không yêu cầu đất nghiêm khắc, cần chọn đất thoát nước tốt, cơ cấu nhẹ, tầng canh tác sâu, không quá phèn. Các vùng đất cát gần biển, đất phù sa ven sông lý tưởng để trồng dưa hấu, chỉ cần chú ý tưới nước và bón phân. Đất cát pha tơi xốp, nhiệt độ đất dễ tăng cao, thóat nước nhanh có lợi cho bộ rễ phát triển, chất lượng dưa tốt, chăm sóc đỡ tốn kém.

Dưa hấu không nên liên canh, dễ thất bại vì cây bị bệnh nhiều như bệnh chạy dây, nứt thân, thời gian cách ly trồng dưa hấu càng lâu càng tốt. Đất ruộng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long nơi bị ngập nước trong mùa lũ (huyện Châu Phú tỉnh An Gaing, huyện Thốt Nốt, Ô Môn tỉnh Cần Thơ) được phù sa bồi đắp mới trồng dưa hấu rất tốt vì ít bị sâu bệnh phá hại nghiêm trọng.

Đât trồng dưa nên cao, thóang không bị bóng râm che, không bị gió bão, chịu được pH hơi phèn trong phạm vi pH 5-7, để hạn chế bệnh nứt thân nên trồng ở pH 6-7 và nhiệt độ trên 26oC.

c. Chuẩn bị đất trồng

Chọn đất ruộng trồng dưa hấu cần có tầng canh tác dầy, tơi xốp, không nhiễm phèn mặn, dể thoát nước, mực nước trong mương tưới phải thấp hơn mặt liếp ít nhất 15 cm. Ngoài ra cũng có thể trồng dưa hấu trên đất gò, đất liếp, bờ kinh miễn sao có đầy đủ nước tưới tiêu.

Phần lớn dưa hấu được trồng trên đất ruộng, kiểu liếp phổ biến nhất hiện nay là liếp đôi. Hai tim mương trung bình cách nhau 4-7 m. Xử lý đất với vôi bôt 50 kg/1.000 m2 trước khi xắn liếp 5-7 ngày. Đất được đào rảnh sâu 1 lớp leng và đào ừng lớp đất mỏng 2-3 cm để cho đất mau khô và dể tơi ra, mương đào rộng 30-50 cm. Đất đào được bỏ lên 2 bên tạo thành liếp dưa rộng 80-90 cm. Để có dưa tết, trái lớn nên làm làm liếp rộng hơn, khoảng cách giữa 2 tim mương khoảng 6-7 m như ở Sóc Trăng, hoặc huyện Ô Môn - tỉnh Cần Thơ... và bề rộng liếp trồng dưa 1m, liếp cao 30-40 cm. Trồng dưa mùa mưa, trồng các loại dưa F1 chất lượng cao quanh năm (khác với dưa chưng tết) thường trái nhỏ khoảng cách giữa 2 tim mương 4-4,5 m. Nhưng để tăng năng suất trái dưa hấu có thể trồng dầy bằng cách rút ngắn khoảng cách giữa 2 tim mương xuống còn 3,5 m

d. Gieo hạt

* Xử lý hột giống

Đề phòng bệnh do nấm khuẩn có sẳn trong hạt hoặc tấn công cây con lúc mới gieo nên trộn hạt với Thiram 80WP hoặc Benlate 50WP, nồng độ 5%o (pha 5 g thuốc bột trong 1 lít nước rồi ngâm hạt) trong 1-2 giờ. Để giúp hột giống nẩy mầm nhanh và đều nên ủ cho nẩy mầm trước khi gieo. Bằng cách đem hột phơi ngoài nắng nhẹ vài giờ, rồi ngâm hột trong nước ấm pha tỉ lệ 2 sôi + 3 lạnh khoảng 2-3 giờ, chà rửa sạch nhớt, dùng vải gói hột đem vùi trong tro trấu hoặc rơm rạ, nơi có ánh nắng đầy đủ, tưới nước giữ ẩm thường xuyên, sau 36-48 giờ hột sẽ nhú mầm.

* Cách gieo hột: Có 2 cách

- Gieo hột thẳng: Lượng hột giống 80-100 g để trồng 1.000 m2 đất. Gieo 2 hột/lổ, sâu 1-2 cm, phủ tro trấu hay rơm chặt ngắn, khi cây mọc 3-4 lá tỉa chừa 1 cây tốt. Những năm ít mưa hoặc mưa dứt sớm, theo kinh nghiệm suy đoán có thể gieo hột thẳng trên liếp, nhưng nên ủ hột nẩy mầm trước khi đem gieo.

* Ưu điểm: Gieo thẳng rễ mọc sâu, cây sinh trưởng rất mạnh không bị mất sức

* Khuyết điểm: Khó chăm sóc, gặp mưa to cây con bị hư nhiều

- Gieo trong bầu: Cần 50 -60 g hột giống cho 1.000 m2 đất. Bầu có thể làm bằng lá chuối, lá dừa, chiều ngang 5 cm, chiều cao 7 cm, hoặc dùng bọc nilong có đục lổ thoát nước. Chất liệu để vô bầu gồm đất mịn, phân chuồng hoai, tro trấu tỉ lệ bằng nhau. Hột dưa ủ nẩy mầm rồi gieo vào bầu, sau đó xàng tro trấu lắp hột. Nếu gieo trong bầu lá chuối nền phải đổ một lớp tro trấu dầy 5-10 cm để tránh đứt rễ khi nhổ vì bộ rễ phụ dưa hấu tái sinh kém.

* Ưu điểm: Gieo bầu cây sinh trưởng đồng đều, ít hao cây con, tranh thủ thời gian làm đất kỹ lưỡng

* Khuyết điểm: Tốn công làm bầu, rễ không phát triển sâu

Khi cây lên đều khoảng 80% thì loại bỏ những cây con mọc chậm. Cần dự trù 10- 15% bầu để trồng dặm.

- Dưa hấu tháp bầu: Lượng hột giống cần 50 g cho 1.000 m2 . Hột bầu ngâm trong nước ấm pha tỉ lệ 3 sôi + 2 lạnh 4-5 giờ, gieo trong bọc nilon kích thước 8 x 12 cm, 4-5 ngày sau đem hột dưa ngâm nước ấm 2-3 giờ, gieo trong nia hoặc rổ lót trấu bên dưới và phủ trấu bên trên, khoảng 3 ngày sau hột nẩy mầm đem tháp. Cây con sau khi tháp 8-12 ngày vừa lú lá nhám đem trồng ngay.

* Ưu điểm: Rất ít bị bệnh héo rũ, có thể trồng dưa hấu liên tục nhiều năm trên một nền đất

* Khuyết điểm: Tốn nhiều thời gian và công lao động để tháp cây con Lưu ý:

* Sau khi gieo hột rãi thuốc Basudin 10H hoặc Gegent 3G liều lượng 2 kg/1.000

m2 để ngừa kiến, dế cắn phá cây mầm. Để phòng bệnh cho cây con nên pha 20 g Copper B/10 lít nước, tưới trên 2 m2 bầu đất trước khi gieo hạt.

* Vườn ương phải chọn nơi trảng có nhiều ánh sáng và không được đọng nước, bên dưới.

* Trồng cây

Cây con được 7-10 ngày, vừa lú lá nhám đem trồng ngay. Đào hốc sâu 5- 7 cm, rộng 10 cm, bón phân lót, xong rãi một lớp đất mịn, rồi rãi một lớp tro trấu. Pha Copper B nồng độ 4% tưới lên hố để phòng ngừa bệnh trước khi đặt cây con hoặc gieo hột thẳng; để ngừa dế, sâu cắn phá cây con cần rãi Basudin 10H 1-2 kg/1.000 m2 xung quanh gốc. Khoảng cách trồng giữa 2 cây trung bình 50-60cm (mật độ 600-7200 cây/1.000 m2), nhưng để có dưa cặp để chưng trái to, mỗi trái từ 6-7 kg trở lên để chưng tết nên trồng thưa, khoảng cách giữa các cây khoảng 70 cm (mật độ 500 cây/1.000 m2).

Nhưng đối với dưa ăn chơi ở các vụ khác cần trái nhỏ 3-4 kg/trái nên trồng dầy, khoảng cách cây khoảng 40-50 cm và liếp cũng hẹp hơn (chỉ khoảng 3,5- 4,5m giữa 2 tim mương, mật độ 900-1100 cây/1.000 m2).

Lưu ý:

* Để tránh cây con bị đọng nước khi gặp mưa đáy bầu nên đặt cạn

* Mạnh dạn loại bỏ cây con yếu, phát triển không bình thường

* Chăm sóc sau khi trồng

- Tưới nước: Trồng - 2 tuần sau khi trồng: Bộ rễ còn nhỏ, ăn cạn dùng lon, ấm hoặc thùng vòi thùng búp sen để tưới (giống như tưới nước dặm). Trong thời điểm nắng gắt cây con sinh trưởng chậm hơn trồng bên ngoài, để làm giảm nhiệt độ mặt

đất và không khí xung quanh cây con cần tưới nước đều khắp mặt liếp bằng thùng vòi gương sen hoặc máy bơm có vòi phun.

Sau 2 tuần: Bộ rễ cây phát triển đầy đủ về chiều sâu và rộng, nếu trồng trong mùa nắng tiến hành tưới thấm, bơm nước vào rảnh, thường 2 - 4 ngày mới tưới một lần. Trên nền đất cát, bơm nước đầy rảnh ngang đỉnh mặt liếp nước thấm từ từ vào trong liếp. Trên đất thịt (thịt pha sét) nền ruộng lúa, bơm nước tới đỉnh liếp, chờ nước thấm vào liếp chừng 20-30 phút, giở màng phủ lên theo dõi độ ẩm đất rồi xả nước ra, giữ mực nước trong rảnh cách mặt liếp 30 cm là tốt nhất.

- Bón phân: Tổng lượng phân cho 1.000 m2 là: 50-80 kg vôi + 1-2 tấn phân chuồng (hoặc 50-100 kg phân hữu cơ vi sinh) + 5-7 kg Urê + 80-100 kg phân hỗn hợp 16-16-8 + 5-7 kg Kali nitrate được chia cho các lần bón

Rãi phân lót: Toàn bộ vôi, phân chuồng và khoảng 1/3 tổng lượng phân hoá học. Tưới phân vào gốc: 5 -7 kg Urê 2 lần trước và sau rãi phân vào đất lần thứ nhất (18 - 20 ngày sau khi gieo). 5 - 7 kg Kali nitrate giai đoạn 48 và 55 ngày sau khi gieo.

Rải phân vào đất: 2 lần

+ 18 - 20 ngày sau khi gieo rãi 1/3 tổng lượng phân 16 -16 -8 phía dây dưa bò, vén màng phủ cách gốc 20 cm đến bìa liếp, tưới nước đậy màng phủ lại.

+ 35-40 ngày sau khi gieo rãi 1/3 tổng lượng phân 16 -16 -8 phía ngược lại (phía không có dây dưa bò), cũng tưới nước cho ướt phân rồi đậy màng phủ.

Lưu ý: - Khi ngọn dưa chưa bò ra khỏi màng phủ cần chặt nhánh cây có chán ba ghim xuống đất thủng màng phủ để giữ ngọn dưa.

- Để màng phủ sử dụng được lâu không nên đi trên mặt líp khi đã phủ và sau khi thu hoạch dưa cần xếp gọn, cất trong mát.

- Sửa dây: Khi dây dưa khởi sự bỏ vòi (20 ngày sau khi xuống bầu) thì tiến hành sửa và cố định vị trí bò cuả dây, để cho các dây bò song song khắp mặt liếp theo thứ tự, không quấn chồng lên nhau làm ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây, là nơi trú ngụ của nhiều sâu bệnh hại và gây khó khăn trong việc tuyển trái.

- Tỉa nhánh

Trước khi lấy trái, mỗi cây nên tỉa chừa lại 1 thân chính và 1 đến 2 dây nhánh phụ (dây chèo), phần lớn nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long tỉa chừa 2 nhánh phụ cho bò song song với thân chính, nhưng dưa hấu tháp bầu trồng ở Sóc Trăng nông dân tỉa chừa 1 thân chính và 1 nhánh phụ (để giúp việc chọn trái chính xác nhánh phụ cho bò ngược ra mé mương vì trồng cách mé mương 80 cm, khi dây chính không chọn trái được thì để trái trên dây nhánh, khi đó sẽ kéo dây dưa vào trong, nhưng cây này không cho trái lớn). Nên tỉa nhánh sớm khi mới vừa lú ra 5-

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 10/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí