Thời Điểm Và Liều Lượng Phân Bón Cho 1 Ha Dưa Leo

Hình 7 5 Bệnh đốm phấn Biện pháp phòng trị Thu dọn tàn dư cây trồng đem tiêu 1

Hình 7.5 Bệnh đốm phấn

- Biện pháp phòng trị:

+ Thu dọn tàn dư cây trồng đem tiêu hủy

+ Ngắt bỏ các lá bị bệnh

+ Phun ngừa bằng các loại thuốc sau: DITHANE M45 80WP, MANTHANE M46- 80WP, CHAMPION 77WP, SUPER ONE 300EC, JACK M9 72WP. . .

* Bệnh thán thư:

- Tác nhân gây hại: do nấm Colletotrichum lagenarium

- Triệu chứng:

+ Bệnh gây hại chủ yếu trên lá, thường xuất hiện ở các lá già bên dưới trước, vết bệnh lúc đầu hình tròn nhỏ, màu xanh xám, sau lớn lên, xung quanh màu nâu vàng, ở giữa vết bệnh màu nâu đậm hơn và có các đường vòng đồng tâm. Nếu trời ẩm, sẽ thấy lớp mốc màu hồng nơi vết bệnh, vết bệnh khô và rách.

+ Trên thân: vết bệnh có màu nâu xám, hơi lõm, bệnh nặng làm cho thân cháy khô và teo lại.

+ Trên trái: đốm bệnh tròn, úng nước, màu nâu đen đến đen, lõm vào vỏ, giữa vết bệnh nứt ra và cũng có lớp mốc hồng nơi vết bệnh. Bệnh nặng các vết bệnh liên kết thành mảng lớn gây thối quả, nhũn nước.

Nấm bệnh lưu tồn trên tàn dư cây bệnh và hạt giống truyền bệnh sang năm sau. Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng, mưa nhiều, khi cây dưa đã lớn đến thu hoạch.

Hình 7 6 Bệnh thán thư Biện pháp phòng trị Xử lý đất bằng cách bón vôi 2

Hình 7.6 Bệnh thán thư

- Biện pháp phòng trị:

+ Xử lý đất bằng cách bón vôi trước khi trồng

+ Luân canh với các cây trồng khác họ bầu bí dưa

+ Tiêu hủy các tàn dư thực vật từ vụ trước

+ Bón phân cân đối, tránh bón quá nhiều phân đạm, tăng cường phân kali

+ Phun ướt đều cả 2 mặt lá bằng thuốc đặc trị: ZIFLO 76WG, NOVA 70WP, DITHANE M45 80WP, MANTHANE M46- 80WP, SUPER ONE 300EC . . .

* Bệnh héo vàng

- Tác nhân gây hại: do nấm Fusarium oxysporium

- Triệu chứng:

Nấm xâm nhập phá hại gốc cây làm gốc và rễ bị thối đen. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là dây dưa bị héo rũ vào buổi trưa nắng và tươi tỉnh lại vào buổi chiều hay sáng sớm. Cây héo từng phần xảy ra trong vài ngày rồi lan ra cả cây, làm cây chết. Trước khi héo, cây có triệu chứng sinh trưởng kém, sau đó các lá biến vàng từ gốc trở lên. Khi chẻ dọc phần thân thấy mạch dẫn bên trong bị thâm đen, có sọc nâu chạy dọc theo mạch nhựa.

Nấm tồn tại ở trong đất ở dạng sợi và bào tử. Trong đất nấm sống rất lâu tới vài năm.

- Biện pháp phòng trị:

+ Xử lý đất bằng cách bón vôi trước khi trồng

+ Luân canh với các cây trồng khác họ bầu bí dưa

+ Nhổ bỏ và tiêu hủy cây bị bệnh

+ Tránh để ruộng dưa bị ngập úng, phòng trừ tuyến trùng gây hại rễ bằng các sản phẩm thuốc rãi như: TASODANT 12G, NOKAPH 10GR.

+ Phun phòng trị bệnh bằng các sản phẩm sau: DITHANE M45 80WP, MANTHANE M46- 80WP, CHAMPION 77WP, SUPER ONE 300EC, JACK M9 72WP. . .

* Bệnh héo xanh

- Tác nhân gây hại: do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra

- Triệu chứng:

Vi khuẩn trong đất xâm nhập vào rễ cây rồi phát triển rất nhanh trong các mạch dẫn, ngăn cản sự hấp thu vận chuyển nước làm cây bị héo.

Triệu chứng điển hình nhất là cây đang sinh trưởng bình thường thì đột ngột bị héo rũ trong khi các lá vẫn còn xanh. Ban ngày khi trời nắng cây héo, ban đêm cây xanh lại, sau 2- 3 ngày cây không hồi phục nữa và chết. Cắt ngang gốc thân cây bị bệnh, thấy các mạch dẫn bị nâu đen, ấn mạnh vào chỗ gần mặt cắt sẽ thấy chất dịch vi khuẩn màu trắng đục chảy ra.

- Biện pháp phòng trị:

+ Giử cho đất luôn ráo nước, tránh bị ngập úng trong mùa mưa

+ Xử lý đất thật kỹ trước khi trồng, lưu ý phòng trừ tuyến trùng gây hại rễ bằng các sản phẩm thuốc rãi như: TASODANT 12G, NOKAPH 10GR.

+ Nhổ bỏ và tiêu hủy các cây bị bệnh để tránh lây lang

+ Phun ngừa bệnh bằng thuốc CHAMPION 77WP hoặc phun thuốc đặc trị vi khuẩn LOBO 8WP.

* Bệnh bướu rễ:

- Tác nhân gây hại: do tuyến trùng Meloidogyne sp gây ra

- Triệu chứng:

+ Tuyến trùng sống trong đất, chích vào rễ cây tạo thành các u bướu, sống và phát triển trong đó.

+ Biểu hiện của bệnh bướu rễ là trên rễ xuất hiện các khối u bướu màu trắng hoặc vàng nhạt, kích thước và hình dạng không cố định tùy theo số lượng tuyến trùng nhiều hay ít. Rễ phát triển kém làm cây cằn cỗi, lá nhỏ, vàng và rụng, bị hại nặng cây có thể chết.

Tuyến trùng phát triển thích hợp trong đất cát hơn trong đất thịt, tuyến trùng có thể sống từ 1- 2 năm trong đất.

- Biện pháp phòng trị:

+ Cày ải phơi đất, xử lý đất thật kỹ trước khi trồng

+ Luân canh với những cây trồng trồng khác họ

+ Thu gom và tiêu hủy tàn dư thực vật của vụ trước

+ Nhổ bỏ các cây bị bệnh nặng

+ Sử dụng thuốc trừ tuyến trùng TASODANT 12G, NOKAPH 10GR.

2. Dưa leo

2.1 Nguồn gốc

Dưa leo được biết ở Ấn Độ cách nay hơn 3.000 năm, sau đó được lan truyền dọc theo hướng tây châu Á, châu Phi và miền nam Châu Âu. Dưa leo được trồng ở Trung Quốc từ thế kỷ thứ 6 và hiện nay được trồng rộng rãi khắp nơi trên thế giới.

2.2 Đặc điểm thực vật

a. Rễ: bộ rễ dưa thuộc rễ chùm, phát triển rất yếu, chỉ phân bố ở tầng đất mặt 30-40 cm.

b. Thân: thân thảo hằng niên, thân dài, có nhiều tua cuốn để bám khi bò. Chiều dài thân tùy điều kiện canh tác và giống, các giống canh tác ngoài đồng thường chỉ dài từ 0,5-2,5m. Thân trên lá mầm và lóng thân trong điều kiện ẩm độ cao có thể thành lập nhiều rễ bất định. Thân tròn hay có góc cạnh, có lông ít nhiều tùy giống. Thân chính thường phân nhánh, cũng có nhiều dạng dưa leo hoàn toàn không thành lập nhánh ngang. Sự phân nhánh của dưa còn chịu ảnh hưởng của nhiệt độ ban đêm.

c. Lá: lá đơn, to, mọc cách trên thân, dạng lá hơi tam giác với cuống lá rất dài 5-15 cm; rìa lá nguyên hay có răng cưa. Lá trên cùng cây cũng có kích thước và hình dáng thay đổi.

d. Hoa: đơn tính cùng cây hay khác cây.Hoa cái mọc ở nách lá thành đôi hay đơn độc; hoa đực mọc thành cụm từ 5-7 hoa; dưa leo cũng có hoa lưỡng tính, có giống trên cây có cả 3 loại hoa và có giống chỉ có 1 loại hoa trên cây. Hoa có

màu vàng, thụ phấn nhờ côn trùng, bầu noãn của hoa cái phát triển rất nhanh ngay trước khi hoa nở. Các giống dưa leo trồng ở vùng Đồng bằng sông cửu Long thường ra hoa sớm, bắt đầu ở nách lá hứ 4-5 trên thân chính, sau đó hoa nở liên tục trên thân chính và nhánh.

Sự biến dị về tính trạng giới tính ở dưa leo rất rộng, đó là đặc tính thích nghi mạnh của cây trong điều kiện môi trường. Nói chung trong điều kiện dài ngày, nhiệt độ cao và các điều kiện bất lợi khác làm cho cây cho nhiều hoa đực. Ngoài ra, tỉa nhánh, sử dụng kích thích tăng trưởng và chế độ phân bón có thể ảnh hưởng đến sự biến đổi giới tính của cây. Các dạng cây có giới tính khác nhau ở dưa leo được nghiên cứu và tạo lập để sử dụng trong chọn tạo giống lai.

e. Trái, hạt: lúc trái còn non có gai xù xì, khi trái lớn gai từ từ mất đi. Trái từ khi hình thành đến khi thu hoạch có màu từ xanh đậm đến xanh nhạt, có hoặc không có hoa văn (sọc, vệt, chấm), khi chín trái chuyển sang màu vàng sậm, nâu hay trắng xanh. Trái tăng trưởng rất nhanh tùy theo giống, có thể thu trái 8-10 ngày sau khi hoa nở. Phẩm chất trái không chỉ tùy thuộc vào thành phần các chất dinh dưỡng trong trái mà còn tùy thuộc vào độ chặt của thịt trái, độ lớn của ruột trái và hương vị trái. Trái chứa hạt màu trắng ngà, trung bình có từ 200-500 hạt/trái.

* Yêu cầu ngoại cảnh

Dưa leo thuộc nhóm ưa nhiệt, nhiệt độ ngày thích hợp cho dưa tăng trưởng là 30oC, nhiệt độ ban đêm là 18-21oC. Dưa có phản ứng với độ dài ngày khác nhau tùy theo giống, thông thường ngày ngắn kích thích cây ra lá và trái, vì vậy điều kiện thời tiết vùng đồng bằng cho phép dưa leo ra hoa trái quanh năm.

Yêu cầu về độ ẩm đất của dưa leo rất lớn. Dưa chịu hạn rất yếu, thiếu nước cây sinh trưởng kém và tích lũy chất cucurbitaxin làm trái trpở nên đắng. Tuy nhiên ẩm độ không khí cao làm cho bệnh đốm phấn phát triển mạnh.

2.3 Kỹ thuật trồng, chăm sóc

a. Thời vụ: có thể trồng quanh năm, nhưng dưa leo tăng trưởng tốt trong mùa mưa hơn mùa khô. Các vụ trồng khác nhau có những thuận lợi và khó khăn khác nhau:

- Vụ Hè thu: Gieo tháng 5-6, thu hoạch tháng 7-8 dl, đây là thời vụ chính trồng dưa leo giàn. Mùa này dưa cho năng suất cao, ít sâu bệnh và đở công tưới nước.

- Vụ Thu Đông: Gieo tháng 7-8, thu hoạch tháng 9-10 dl, do mưa nhiều, cây có cành lá sum xuê, cho ít hoa trái. Trong thời kỳ trổ bông nếu gặp mưa liên tục vào buổi sáng thì cây đậu trái kém hoặc trái non dễ bị thối, vụ này dưa dễ bị bệnh đốm phấn nên thời gian thu hoạch ngắn.

- Vụ Đông xuân: gieo tháng 10-11, thu hoạch tháng 12-1 dl, dưa leo bò và dưa

giàn đều trồng được. Vụ này thời tiết lạnh , thường có dịch bọ trĩ và bệnh đốm phấn phát triển mạnh nên phải đầu tư cao.

- Vụ xuấn hè: gieo tháng 1-2, thu hoạch tháng 3-4 dl, mùa này nhiệt độ cao thích hợp cho dưa leo trồng đất. Cuối mùa nắng thời tiết khắc nghiệt nhất trong năm, lượng nước bốc thoát qua mặt đất và lá dưa nhiều, nếu không tưới đủ nước cây sinh trưởng kém, thân ngắn, lá nhỏ, hoa trái ít và cho năng suất thấp.

b. Làm đất và gieo trồng

Dưa leo yêu cầu đất nghiêm khắc do bộ rễ yếu và sức hấp thu của rễ kém, nếu gặp hạn hay úng hoặc nồng độ phân cao bộ rễ dưa bị vàng khô, vì thế nên trồng dưa trên đất có thành phần cơ giới nhẹ như cát pha, đất thịt nhẹ, thoát thủy tốt, có nhiều chất hữu cơ, pH từ 6,5-7,5.

Nên làm đất kỹ. Đất mặt phải cày, cuốc sâu, lên líp cao 20-25 cm để trồng trong mùa mưa hoặc trồng có làm giàn, mùa nắng trồng dưa thả bò trên đất ruộng hay đất thoát nước tốt, chỉ cần đào hộc trồng, không cần lên líp. Líp trồng có thể phủ bạt plastic hay rơm rạ để giữ ẩm.

Hạt dưa leo nẩy mầm rất nhanh, tỉ lệ nẩy mầm cao nên có thể tỉa thẳng 2- 3 hạt/lỗ, gieo sâu 2-3 cm và lấp tro trấu. Trồng giống F1 để tiết kiệm giống và chăm sóc cây con được đều, nên gieo cây con trong bầu đất và đem trồng khi có lá thật. Trồng mỗi lỗ một cây, các giống ít dđâm nhánh trồng 2-3 cây/lỗ. Khoảng cách trồng 0,8-1,5m x 0,3-0,4m. Mật độ 30.000 – 50.000 cây/ha. Dưa giàn trồng hàng đơn hay hàng đôi đều được, mùa thjuận nên trồng dày để có năng suất cao, mùa nghịch nên trồng thưa để dễ chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.

Lượng giống trồng tùy phương pháp trồng. Dưa thả bò đất, dưa địa phương áp dụng tỉa thẳng cần 1-3kg hạt giống/ha; dưa F1 cần 0,5-0,8 kg hạt/ha.

c. Bón phân

Dưa leo mẫn cảm với chất dinh dưỡng trong đất và không chịu được nồng độ phân cao, vì vậy phân được bón thúc nhiều lần thay vì bón tập trung. Ở giai đoạn đầu của sự sinh trưởng dưa hấp thụ nhiều chất N hơn các chất khác, đến khi dưa phân nhánh và kết trái mới hấp thu mạnh kali. Tuy nhiên bón N dư thừa dẫn tới tình trạng cây tăng trưởng mạnh và ra nhiều hoa đực.

Lượng phân bón tùy theo điều kiện dinh dưỡng có sẵn trong đất và nhu cầu của cây dưa leo qua từng giai đoạn sinh trưởng. Đối với giống lai nhập nội cho năng suất cao, cần bón nhiều phân hơn giống địa phương. Công thức phân dùng cho dưa leo trồng ở vùng đồng bằng là:

N: 140-220 kg/ha

P25: 150-180 kg/ha

K2O: 120-150 kg/ha

Dựa vào công thức trên có thể bón cho 1 ha dưa leo: 1 tấn phân 16-16-8, 100 kg urê, 50 kg DAP và 100 kg KCl hoặc 200-300 kg urê, 500-700 kg super lân, 150-200 kg KCl, 20-25 tấn phân chuồng và 1-2 tấn tro trấu.

Bảng 7. 1 Thời điểm và liều lượng phân bón cho 1 ha dưa leo

Loại phân

Tổng số

Bón lót

Tưới thúc 5-10 NSKG

Bón thúc (15- 20NSKG)

Bón nuôi trái

(35-

55NSKG)

Vôi (tấn)

1

1




Phân chuồng

20

20




(tấn)






16-16-8 (kg)

1.000

400


300

300

Urê (kg)

100


50


50

DAP (kg)

50


50



KCl (kg)

100




100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.


a. Tưới nước

Mùa nắng tưới nước 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều. Tăng cường lượng nước tưới và diện tích tưới xung quanh gốc khi cây lớn, nhất là thời kỳ cây ra hoa trái rộ; cần thoát nước tốt trong mùa mưa. Trong trường hợp tưới rãnh, không để nước quá cao trong mương tưới khi cây lớn vì có thể làm hạn chế hoặc hư rễ dưa mọc dài ra mương, tốt nhất là rút cạn nước trong mương sau khi tưới.

b. Phủ rơm, làm giàn

Sau các lần bón thúc, cây bỏ vòi ngã ngọn bò. Trồng dưa bò đất phải dậy rơm xung quanh gốc để giữ ẩm hoặc rãi rơm rạ khắp mặt ruộng cho dưa bò, đồng thời bảo vệ trái khỏi hư thối do tiếp xúc trực tiếp với đất ẩm và rơm cũng hạn chế sự phát triển của cỏ dại. Đối với dưa trồng giàn, khi cây bắt đầu có tua cuốn (20 NSKG) thì làm giàn kiểu chữ nhân, cao khoảng 2 m, giàn bằng chà gai, tre sậy hoặc cọc tràm, kẻm hay lưới nilong. Giàn bằng chà gai sử dụng được 2-3 vụ, cần 40.000-50.000 cây chà/ha, giàn bằng cọc tràm, dây kẽm sử dụng được 3-5 năm. Giàn bằng lưới nilong hiện nay được sử dụng phổ biến, vì giảm chi phí, thao tác nhanh và dùng được nhiều mùa.

* Thu hoạch và bảo quản

Dưa ăn trái tươi thu hoạch lúc trái trông ngon nhất, vỏ trái có màu xanh mượt, còn lớp phấn trắng, trái suông đẹp và đầu trái còn cánh hoa chưa rụng. Thời gian thu trái kéo dài 20-30 ngày, thu cách ngày một lần, lúc rộ có thể thu mỗi ngày

để trái vừa lứa, đồng đều dễ bán. Năng suất dưa chuột 15-17 tấn/ha, dưa leo địa phương 20-30 tấn/ha và các giống lai F1 30-50 tấn/ha.

2.4 Một số loại sâu bệnh hại chủ yếu

* Rệp muội

- Là côn trùng chích hút cơ thể nhỏ mầu xanh vàng, sống thành đám trên đọt non, lá, hoa. Rệp có 2 dạng có cánh và không có cánh. Rệp chích hút dịch cây làm cho cây không phát triển. Nếu hại ở giai đoạn hoa, quả làm hoa quả non bị rụng, là môi giới truyền bệnh vi rút gây bệnh khảm lá trên dưa.

- Phòng trừ: Sử dụng thuốc o­ncol 20ND, Pa dan 95SP, Bassa 50 ND, Pegas 500SC, Sumithion 50EC.

* Ruồi đục quả

- Ruồi cái dùng vòi đẻ trứng chọc thủng vỏ quả đẻ trứng vào phần trong vỏ quả. Tại lỗ đục của ruồi nước và dịch cây chảy ra, tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập gây thối quả. Sau vài ngày trứng nở ra dòi, dòi chui vào thịt quả gây hại làm qủa rụng thối.

- Phòng trừ: Dùng các loại thuốc sua đuổi o­ncol 20ND, la nét....

* Bệnh mốc sương (sương mai) do nấm gây ra

- Nấm bệnh gây ra các vết bệnh hình đa giác có nhiều góc cạnh. Vết bệnh lúc đầu mầu vàng nhạt sau chuyển sang mầu nâu, vào buổi sáng quan sát kỹ bề mặt dưới của lá có thể nhìn thấy các sợi tơ nấm mầu trắng bao phủ.

- Bệnh thường gây hại ở phần gần gốc cây và lan lên phía ngọn cây dưa. Nếu cây bị nhẹ cây vẫn cho quả song quả nhỏ phẩm chất kém nếu bệnh nặng cây chết. Bệnh thường phát sinh gây hại nặng và lan nhanh trên ruộng khi thời tiết âm u sương lạnh.

- Phòng trừ: Dùng luân phiên các loại thuốc trừ bệnh như Booc đô1%., Rido mil.

* Bệnh phấn trắng do nấm

- Bệnh hại chủ yếu trên phiến lá nấm bệnh làm cho lá chuyển mầu xanh sang mầu bạc và hoá vàng. Trên bề mặt lá bị hại có lớp nấm bệnh trắng, xám bao phủ. Khi bị nặng lá khô cháy và chết.

- Phòng trừ: Sử dụng thuốc Anvil 5SC, Bavistin, Belal 5WP. Phun kỹ 2 bề mặt lá.

* Bệnh vi rút

- Vi rút gây hại dưa tạo thành vết loang lổ trên bề mặt lá gọi là bệnh khảm, trên bề mặt phiến lá có các đám vết xanh, xanh nhạt hoặc đám vết vàng xen lẫn nhau. Đỉnh sinh trưởng của cây bị chùn lại, lá đọt nhỏ quăn queo, cây chậm lớn quả nhỏ có mầu vàng không chết phẩm chất, chất lượng kém nếu bệnh hại nặng cây không đậu quả.

- Phòng trừ: Cần phát hiện sớm và loại bỏ các cây bị nhiễm bệnh trên đồng ruộng tránh lây lan. Sử dụng các loại trừ sâu phun trừ rệp là môi giới truyền bệnh trên đồng ruộng.

3 Dưa lê

3.1 Nguồn gốc

Dưa lê (Cucumis melon L.) có nguồn gốc đầu tiên dọc theo phần rộng lớn của châu Phi và Trung Đông đến Pakistan và miền nam Arabia. Tuy nhiên, vài loài cũng xuất hiện trong nhóm Châu Á (Ramachandran và Narayan, 1985). Đây là một trong số những cây trồng sớm nhất, đã tồn tại hàng nghìn năm, hầu hết các loại dưa lê trên thế giới có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu khô ấm (Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996). Loại trái cây cao cấp này được du nhập vào nước ta vào khoảng thập niên 60 của thế kỷ 20, vùng đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu nghiên cứu thử nghiệm cách đây gần 20 năm và từng bước thâm nhập vào thị trường trong nước với những ưu điểm như thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao, có hình dáng và màu sắc đẹp (Trần Thị Ba và Võ Thị Bích Thủy, 2016).

3.2 Đặc điểm thực vật

* Rễ: Bộ rễ dưa lê có cấu trúc giống như bộ rễ của dưa hấu nhưng yếu hơn, gồm rễ chính dài 0,6-1,0 m và có khoảng 9-12 rễ phụ ăn lan rộng trên mặt đất. Vì thế dưa lê chịu hạn tốt nhưng yếu hơn dưa hấu và chịu ấm khá (Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996).

* Thân: Cây dưa là cây hàng năm, thân thảo, thân mềm, gân, có rễ xơ và phát triển mạnh trong đất màu mỡ, thoát nước tốt ở những nơi nắng ấm (Rosa, 1924; Whitaker và Davis, 1962; Robinson và Decker-Walters, 1997).

Lá: Hình dạng của thùy lá đường kẻ, hình elip.

Hoa: Hoa của dưa lê có thể là hoa cái, hoa đực và hoa lưỡng tính trên cùng một cây. Nách hoa là nơi sinh ra hoa trên các cuống nhỏ dài 0,5-4 cm và tiết ra các mật hoa. Các đài hoa hình chuông có 5 đường xẻ thùy, dài khoảng 0,3-0,8 cm và được bao phủ bởi các lông tơ, mỗi thùy dài khoảng 0,2-0,4 cm, 5 tràng hoa bị xẻ sâu có màu vàng, mỗi thỳ dài 0,3-2,4 cm, rộng 0,2-2,0 cm. Những bông hoa được thụ phấn bởi côn trùng, chủ yếu là ong và có khả năng tự thụ tinh (Grubben, 2004; Lu và Jeffrey, 2011; Hu, 2005).

Đối với dưa, các nghiên cứu tập trung vào thụ phấn đã được phát triển ở các quốc gia khác nhau, cho thấy loại cây này phụ thuộc vào ong mật để đảm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2023