Thực Trạng Về Nguồn Tài Chính, Cơ Sở Vật Chất Bảo Đảm Cho Hoạt Động Trợ Giúp Pháp Lý

bao gồm bồi dưỡng nguồn bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý và bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên, đột xuất để kịp thời cập nhật các quy định của pháp luật mới ban hành; nâng cao kỹ năng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý cho các đối tượng đặc thù và bản lĩnh, đạo đức nghề nghiệp trợ giúp pháp lý cho đội ngũ người thực hiện, bảo đảm việc trợ giúp pháp lý đạt chất lượng, tránh phải bồi thường thiệt hại do việc trợ giúp pháp lý sai gây thiệt hại cho người được trợ giúp pháp lý.

Các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý được tổ chức bảo đảm các yêu cầu vì vậy, đã bồi dưỡng tạo nguồn Trợ giúp viên pháp lý làm nòng cốt cho hoạt động trợ giúp pháp lý ở địa phương, kịp thời đưa các quy định của Luật trợ giúp pháp lý đi vào cuộc sống, tạo bước khởi sắc mới trong hoạt động tham gia tố tụng (đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp) cho người được trợ giúp pháp lý.

Hàng năm, Cục trợ giúp pháp lý tổ chức tập huấn nghiệp vụ toàn quốc và theo khu vực cho Trợ giúp viên pháp lý, chuyên viên, cộng tác viên của Trung tâm về các kỹ năng trợ giúp pháp lý như kỹ năng tư vấn, kỹ năng tham gia tố tố tụng, kiến nghị, hòa giải, kỹ năng trợ giúp pháp lý cho nhóm đối tượng đặc thù, tập huấn về nội dung các văn bản pháp luật mới, quản lý nhà nước trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý... "Từ năm 2007 đến nay, trong toàn quốc đã có 984 đợt tập huấn nghiệp vụ cho 91.796 lượt Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên, Luật sư, Tư vấn viên pháp luật và mạng lưới trợ giúp pháp lý ở cơ sở" [8, tr. 11]. Thực hiện Thông tư liên tịch số 10, hầu hết các địa phương đã tổ chức tập huấn các quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý cho Điều tra, Kiểm sát viên, Thẩm phán, cán bộ Trại tạm giam, Nhà tạm giữ. Một số địa phương còn tổ chức tập huấn cho Trưởng, Phó phòng tư pháp cấp huyện, Trưởng Ban Tư pháp cấp xã, hoà giải viên, bộ đội biên phòng, cán bộ kiểm lâm, trưởng thôn, bản... Các địa phương đã chú trọng tập huấn cho người thực hiện trợ giúp pháp lý tại các huyện nghèo, xã nghèo, đặc biệt khó khăn.

Tuy vậy, công tác bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý vẫn còn một số tồn tại, hạn chế dẫn đến việc tập huấn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn như: Thời gian tập huấn ngắn chưa đủ để học viên trao đổi, thảo luận, giải quyết các tình huống, vụ việc cụ thể; thiếu giáo trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý còn chung chung, chưa cụ thể; nội dung và tài liệu chưa thật chi tiết và phong phú, chưa có nhiều vụ việc, tình huống mẫu; đội ngũ giảng viên chưa có kinh nghiệm làm trợ giúp pháp lý và thiếu chuyên sâu; vẫn chủ yếu sử dụng phương pháp truyền thống nên việc lĩnh hội, tiếp thu các kiến thức của học viên còn thụ động. Đặc biệt, ở một số địa phương việc luân chuyển Trợ giúp viên pháp lý thường xuyên cũng gây khó khăn cho Trung tâm thường xuyên phải tập huấn, bồi dưỡng.

Hơn nữa, do hầu hết các Trợ giúp viên pháp lý mới đang làm quen với công việc tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho người được trợ giúp pháp lý. Họ mới chỉ được trợ giúp pháp lý theo hình thức này sau khi Luật trợ giúp pháp lý có hiệu lực (01/01/2007). Trong những năm trước, các khóa tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý chỉ dành một vài giờ để giới thiệu kỹ năng tham gia tố tụng và học viên cũng chưa có cơ hội để thực hành. Các khóa tập huấn cũng chưa thực sự thường xuyên và có đủ thời gian để cập nhật cho người thực hiện trợ giúp pháp lý các kiến thức và kỹ năng tham gia tố tụng cần thiết. Ngoài ra, nhiều người thực hiện trợ giúp pháp lý chưa được tập huấn về các kỹ năng để làm việc với các đối tượng đặc thù như người chưa thành niên, phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình hoặc bị buôn bán, người dân tộc thiểu số, người nhiễm HIV, người mới ra tù tái hòa nhập với xã hội, người khuyết tật, người già cô đơn không nơi nương tựa… Vì vậy, họ chưa thể thực hiện trợ giúp pháp lý với kỹ năng nghề nghiệp, tâm lý ở mức độ nhạy cảm cần thiết phù hợp với từng nhóm đối tượng.

Bên cạnh đó, đội ngũ cộng tác viên trợ giúp pháp lý ngoài 1.045 luật sư được cấp thẻ cộng tác viên, các Trung tâm đang có 7.490 cộng tác viên khác là những người có bằng đại học luật hoặc chuyên ngành khác, có bằng

Trung cấp luật ở những vùng đặc biệt khó khăn hoặc có kiến thức pháp luật tình nguyện và được cấp thẻ cộng tác viên đang tham gia sinh hoạt và tư vấn pháp luật cho các đối tượng trợ giúp pháp lý. Tuy nhiên, việc phân loại cộng tác viên để xác định rò các nội dung, chương trình cần bồi dưỡng kỹ năng trợ giúp pháp lý và các yêu cầu về chất lượng vụ việc ở các địa phương còn chưa kịp thời và đồng đều. Trong khi đó, cộng tác viên là những người đang làm các công việc khác, tham gia trợ giúp pháp lý chỉ là kiêm nhiệm nên các yêu cầu về chất lượng vụ việc đang là một thách thức lớn, vì chẳng ai muốn làm trợ giúp pháp lý với thù lao rất nhỏ lại phải gánh một trách nhiệm lớn và nếu sai phải bồi thường.

Có thể nói, so với mục tiêu đề ra, việc tăng cường năng lực đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý còn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là mục tiêu bồi dưỡng cấp chứng chỉ nghiệp vụ trợ giúp pháp lý tạo nguồn bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý do thiếu nguồn cán bộ đủ tiêu chuẩn. Công tác bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý ở các địa phương còn có nhiều khó khăn không được tiến hành thường xuyên do không có đủ nguồn lực kinh phí để bảo đảm thực hiện.

2.1.3. Thực trạng về nguồn tài chính, cơ sở vật chất bảo đảm cho hoạt động trợ giúp pháp lý

Những năm gần đây, cơ sở vật chất bảo đảm hoạt động cho các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cũng đã được quan tâm, chú trọng hơn. Qua thống kê:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Hiện nay, trong cả nước đã có 24/63 Trung tâm có trụ sở làm việc riêng, độc lập, thuận tiện cho người được trợ giúp pháp lý tiếp cận; 39 Trung tâm vẫn làm việc trong trụ sở làm việc của Sở Tư pháp; có 21 Trung tâm được trang bị xe ôtô để đi trợ giúp pháp lý lưu động và phục vụ các hoạt động trợ giúp pháp lý ở cơ sở [9, tr. 8].

Được sự hỗ trợ của các Dự án hợp tác quốc tế, Quỹ trợ giúp pháp lý và ngân sách địa phương, các Trung tâm đều đã được trang bị các phương tiện

Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý - 7

làm việc cần thiết như máy vi tính, máy photocopy, trong đó 62 Trung tâm đã kết nối Internet... Mặc dù vậy, sau thời gian dài sử dụng, một số máy móc, trang thiết bị làm việc đã hết khấu hao, bị hư hỏng, vì vậy cần thiết phải bổ sung ngân sách địa phương để mua sắm mới trong thời gian tới.

Để bảo đảm thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý, các Trung tâm còn được sự hỗ trợ của Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam và các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Năm 2008, Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam hỗ trợ cho hoạt động trợ giúp pháp lý là 800 triệu đồng; năm 2009 hỗ trợ 2,6 tỷ đồng; nguồn kinh phí cấp từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 cho hoạt động trợ giúp pháp lý cũng tăng lên theo các năm, năm 2008 được cấp 6 tỷ, năm 2009, đã được cấp tăng lên 7 tỷ, năm 2010 được cấp 13 tỷ [9, tr. 8].

Đặc biệt, ngân sách của địa phương cấp cho công tác trợ giúp pháp lý cũng được nâng lên. Năm 2011, khi không còn kinh phí từ các Chương trình giảm nghèo các địa phương đã chủ động bố trí ngân sách bảo đảm với trên 64 tỷ đồng cho 63 Trung tâm. Có 37/63 Trung tâm kinh phí được giao hàng năm theo đầu người trên 63 triệu đồng/người/năm. Tuy nhiên, cũng có một Trung tâm, ngân sách địa phương cấp cho hoạt động trợ giúp pháp lý năm 2011 dưới 25.000.000đ/người/năm (Phú Thọ, Quảng Bình, Bình Định, Bắc Ninh, Đồng Nai).

Sau 05 năm thi hành Luật trợ giúp pháp lý, cơ sở vật chất, kinh phí bảo đảm cho công tác trợ giúp pháp lý đã được chú trọng hơn và từng bước được nâng lên với nhiều nguồn kinh phí khác nhau: kinh phí do ngân sách nhà nước ở địa phương bảo đảm; kinh phí từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ từ Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam, đặc biệt là nguồn kinh phí hỗ trợ từ nguồn Dự án hỗ trợ hệ thống trợ giúp pháp lý ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2009. Phần lớn kinh phí do Dự án hỗ trợ và từ các Chương trình mục tiêu quốc gia và Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam được chi trả cho các hoạt động

chuyên môn nghiệp vụ trợ giúp pháp lý (bao gồm chi trả thù lao cho Cộng tác viên, trợ giúp pháp lý lưu động, sinh hoạt chuyên đề pháp luật, Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý…). Trong đó, nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp cho công tác trợ giúp pháp lý đã được tăng lên đáng kể so với trước thời điểm Luật trợ giúp pháp lý có hiệu lực (chiếm trên 50%); được tăng dần theo từng năm, tương xứng với tổ chức bộ máy, cán bộ và số lượng các hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý được triển khai.

Tuy vậy, nguồn kinh phí hỗ trợ từ phía các dự án hợp tác quốc tế vẫn chiếm tỷ lệ khá lớn, đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách thích hợp để kịp thời chuẩn bị các nguồn kinh phí bảo đảm cho hoạt động trợ giúp pháp lý trong trường hợp nguồn kinh phí hỗ trợ từ phía các dự án giảm đi và kết thúc vào những năm tới. Việc phân bổ kinh phí từ ngân sách địa phương ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai các hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý của Trung tâm. Những địa phương cấp kinh phí bình quân theo đầu người dưới 25 triệu đống/năm, khi kết thúc dự án các Trung tâm hầu như không thể triển khai các hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý như tổ chức các đợt trợ giúp pháp lý lưu động, sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý hay thuê luật sư giỏi đối với những vụ việc phức tạp.

2.2. Thực trạng về hoạt động trợ giúp pháp lý

Theo quy định của pháp luật, hoạt động trợ giúp pháp lý bao gồm nhiều loại hình hoạt động như: cung cấp dịch vụ pháp lý bằng các hình thức khác nhau cho người được trợ giúp pháp lý; thực hiện trợ giúp pháp lý lưu động đưa hoạt động trợ giúp pháp lý đến với người dân ở cơ sở; truyền thông về pháp luật và trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật; phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng và tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ ở cấp xã.

2.2.1. Hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý

Các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cung cấp dịch vụ pháp lý bằng các hình thức tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng và các

hình thức trợ giúp pháp lý khác như tham gia hòa giải, hướng dẫn thủ tục hành chính, khiếu nại.

Sau 05 năm triển khai thực hiện Luật trợ giúp pháp lý, "đến hết tháng 6/2011, các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và các Chi nhánh của Trung tâm trong cả nước đã thực hiện được 489.082 vụ việc cho 497.617 đối tượng (trung bình mỗi năm thực hiện được 97.800 vụ việc với 99.500 đối tượng)" [8, tr. 12]. So với trước đây, trung bình mỗi năm tăng 26.245 vụ việc và 25.170 đối tượng và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Con số này cho thấy nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân ngày càng càng tăng và khả năng đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân từ phía Trung tâm ngày càng tốt hơn. Trong đó, chia theo địa điểm thực hiện: 156.113 vụ việc thực hiện tại trụ sở (chiếm 32%), 332.969 vụ việc thực hiện lưu động, Chi nhánh và các địa điểm khác (chiếm 68%); Chia theo người thực hiện: 203.677 vụ việc do Trợ giúp viên pháp lý thực hiện (chiếm 42%), 285.405 vụ việc do Cộng tác viên trợ giúp pháp lý thực hiện (chiếm 58%); Chia theo lĩnh vực trợ giúp pháp lý: Dân sự : 111.393 vụ việc (chiếm 22%); Hôn nhân - gia đình:

48.266 vụ việc (chiếm 9,9%); Hình sự: 38.219 vụ việc (chiếm 7,8%); Hành chính - khiếu nại: 47.335 vụ việc (chiếm 9,7%); Lao động, việc làm: 9.991 vụ việc (chiếm 2,06%); Đất đai: 109.367 vụ việc (chiếm 22%); Chế độ chính sách: 63.639 vụ việc (chiếm 13%) và lĩnh vực khác: 60.872 vụ việc (chiếm 12%). Chia theo hình thức trợ giúp pháp lý: Tư vấn: 446.918 vụ việc (chiếm 91%); đại diện: 6.794 vụ việc (chiếm 1,3%); bào chữa: 23.379 (chiếm 4,7%) vụ việc; đại diện ngoài tố tụng: 2.558 vụ việc (chiếm 0,52%); kiến nghị: 1.673 vụ việc (chiếm 0,34%); hoà giải: 2.481 vụ việc (chiếm 0,53%) và hình thức khác: 5.279 vụ việc (chiếm 1,1%) (Phụ lục 1).

Về diện người được trợ giúp pháp lý: 139.456 người nghèo (chiếm 28,02%; 71.510 người có công với cách mạng (chiếm 14,3%); 7.928 người

già (chiếm 1,59%); 2.835 người tàn tật (chiếm 0,57%); 122.402 người dân tộc

thiểu số (chiếm 24,6%); 21.955 trẻ em (chiếm 4,4%) và 131.531 đối tượng

thuộc diện khác (chiếm 26,4%). Tổng số 284.696 nam (chiếm 57,2%); 212.921 nữ (chiếm 42,8%) (Phụ lục 2).

Qua phân tích số liệu cho thấy, đối tượng trợ giúp pháp lý vẫn chủ yếu là nam giới, tỷ lệ nữ giới được trợ giúp pháp lý vẫn còn ít và đòi hỏi thời gian tới phải chú trọng hơn đến vấn đề giới và bảo đảm bình đẳng giới trong hoạt động trợ giúp pháp lý, đặc biệt cần có giải pháp để nữ giới tham gia nhiều hơn vào công tác trợ giúp pháp lý. Về diện đối tượng, người được trợ giúp pháp lý vẫn chủ yếu là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và người có công với cách mạng, diện đối tượng khác được trợ giúp pháp lý vẫn còn ít đặt ra yêu cầu cần có giải pháp để tăng cường hoạt động truyền thông và thực hiện trợ giúp pháp lý cho các đối tượng là trẻ em, người tàn tật và người già cô đơn không nơi nương tựa. Các vụ việc vẫn chủ yếu được thực hiện bằng hình thức tư vấn pháp luật; hình thức tham gia tố tụng chưa nhiều, các vụ việc đại diện ngoài tố tụng còn rất ít; lĩnh vực pháp luật chủ yếu vẫn là đất đai và vấn đề dân sự.

Phần lớn các vụ việc trợ giúp pháp lý của Trung tâm và Chi nhánh vẫn do đội ngũ cộng tác viên thực hiện. Các cộng tác viên chủ yếu thực hiện trợ giúp pháp lý tại Chi nhánh của Trung tâm, tham gia trong các đợt trợ giúp pháp lý lưu động và thông qua sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, sinh hoạt chuyên đề pháp luật. Phần lớn các vụ việc thực hiện tại trụ sở của Trung tâm do Trợ giúp viên pháp lý đảm trách. Do đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý mới có 304 Trợ giúp viên pháp lý, trừ các tỉnh miền núi, Luật sư cộng tác viên đảm nhiệm phần lớn các vụ việc tham gia tố tụng.

Về chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý, cùng với việc tăng số lượng vụ việc, kịp thời đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý của nhân dân, các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đã chú trọng hơn đến công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý để bảo đảm cho người được trợ giúp pháp lý được thụ hưởng dịch vụ trợ giúp pháp lý với chất lượng tốt nhất. Với việc ra đời Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý (ban hành

kèm theo Quyết định số 11/2008/QĐ-BTP ngày 29/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), đã tạo cơ sở pháp lý để người thực hiện trợ giúp pháp lý tự kiểm tra, đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý của mình hoặc được tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc cơ quan quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý đánh giá bảo đảm cung cấp dịch vụ pháp lý có chất lượng cho người được trợ giúp pháp lý.

Theo quy định của Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng, để bảo đảm vụ việc trợ giúp pháp lý có chất lượng, mỗi vụ việc trợ giúp pháp lý khi hoàn thành phải được người thực hiện tự đánh giá. Sau đó, Trung tâm, Chi nhánh tổ chức phân công người thực hiện đánh gí chất lượng vụ việc đó. Khi có khiếu nại hoặc có thông tin về chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý hoặc cho rằng trợ giúp pháp lý không có chất lượng các cơ quan quản lý nhà nước (Cục trợ giúp pháp lý, Sở Tư pháp) tổ chức các đoàn kiểm tra, đánh giá chất lượng vụ việc theo kế hoạch hoặc lựa chọn điểm; đối với vụ việc do Cộng tác viên trợ giúp pháp lý thực hiện, Trung tâm đều phân công Trợ giúp viên pháp lý đánh giá chất lượng trước khi quyết định thanh toán tiền bồi dưỡng cho cộng tác viên. Qua kết quả công tác đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý đến nay, chưa có vụ việc khiếu nại, tố cáo hoặc vụ việc nào yêu cầu Trung tâm phải bồi thường thiệt hại do trợ giúp pháp lý sai, gây thiệt hại cho người được trợ giúp pháp lý.

Theo báo cáo của 59/63 Trung tâm trợ giúp pháp lý, sau 03 năm triển khai thực hiện Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý, các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đã tổ chức đánh giá 57.126/218.502 vụ việc đã hoàn thành (chiếm 26,1%), trong đó có 46.241 vụ việc do người thực hiện trợ giúp pháp lý tự đánh giá (chiếm 80,8%), 35.389 vụ việc do Trung tâm trợ giúp pháp lý đánh giá và 885 vụ việc do tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý đánh giá, trong đó: Tư vấn pháp luật: 49.503 vụ việc/180.917 tổng số vụ việc (chiếm tỷ lệ 27,4%); Tham gia tố tụng: 7.367 vụ việc/

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 27/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí