Đặc Điểm Thực Hiện Chính Sách Bảo Vệ Và Phát Huy Giá Trị Văn Hóa Vật Thể


vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đáp ứng nhu cầu về văn hóa ngày càng cao của nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới và để tăng cường hiệu lực quản lí nhà nước, nâng cao trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, ngày 29.6.2001, Quốc hội Khóa X đã thông qua Luật Di sản văn hoá (Luật số 28/2001/QH10) [7]. Đây là đạo luật về di sản văn hoá đầu tiên trong lịch sử lập pháp của nước ta và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01.01.2002. Luật Di sản văn hoá gồm 74 điều, được chia làm 7 chương. Năm 2009, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa của Quốc hội Khóa XII, Kỳ họp thứ 5 (gọi tắt là Luật Di sản văn hóa sửa đổi năm 2009) [8] cho ta những định nghĩa về Di sản văn hóa nói riêng, những điều chi tiết về thực hành luật Di sản văn hóa nói chung.

Căn cứ Luật Di sản văn hóa, tại Điều 1 quy định: “Di sản văn hoá quy định tại Luật này bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Luật cũng quy định rò trình tự, thủ tục công nhận di sản văn hoá, các biện pháp bảo vệ di sản văn hoá, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hoá - Thông tin, Hội đồng di sản văn hoá quốc gia, Uỷ ban nhân dân các cấp và các cơ quan khác trong việc công nhận, bảo vệ, giữ gìn, quản lí các di sản văn hoá (cả di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể).

Trên bình diện quốc tế, năm 1989, UNESCO đã định nghĩa di sản văn hoá như sau: di sản văn hoá là tập hợp những biểu hiện vật thể hoặc biểu tượng di sản quá khứ truyền lại cho mỗi nền văn hóa, và do đó là của toàn thể nhân loại. Là một phần của việc khẳng định cũng như làm giàu thêm bản sắc văn hóa, là một dạng di sản nhân loại, di sản văn hoá mang lại những đặc điểm riêng cho mỗi địa danh cụ thể, và vì thế nên là nơi cất giữ kinh nghiệm con người. Việc bảo tồn và giới thiệu di sản văn hoá này là cốt lòi của mọi chính sách văn hóa.


- Văn hóa vật thể, theo các quan điểm đã trình bày ở mục trên về di sản văn hóa, có thể thấy, con người bao giờ cũng có hai nhu cầu cơ bản, đó là nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần. Do đó hoạt động của con người cũng có hai loại cơ bản, đó là sản xuất ra của cải vật chất và sản xuất ra các giá trị tinh thần. Tương ứng với nó là những giá trị của di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.

Theo đó, di sản văn hóa vật thể bao gồm toàn bộ những sản phẩm do sản xuất vật chất của con người tạo ra như các công trình kiến trúc, công cụ sản xuất và sinh hoạt, đồ ăn, đồ mặc, các phương tiện đi lại. Di sản văn hóa vật thể là một dạng thức tồn tại của văn hóa chủ yếu dưới dạng vật thể có hình khối, có chiều cao, chiều rộng, trọng lượng, đường nét, màu sắc, kiểu dáng tồn tại trong không gian và thời gian xác định. Di sản văn hóa vật thể được tạo tác từ bàn tay khéo léo của con người, để lại dấu ấn lịch sử rò rệt. Di sản văn hóa vật thể được khách thể hóa và tồn tại như một thực thể ngoài bản thân con người, luôn chịu sự thách thức của quy luật bào mòn của thời gian, trong sự tác động của con người thời đại sau. Di sản văn hóa vật thể luôn đứng trước nguy cơ biến dạng hoặc thay đổi rất nhiều so với nguyên gốc. Do đó, vấn đề giữ gìn những Di sản văn hóa vật thể lâu đời đòi hỏi cần công nghệ kỹ thuật cao mới có thể phục nguyên lại như cũ.

Căn cứ mục 2, Điều 4, Luật Di sản văn hóa ghi rò “Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.”

Theo đó, tại mục 3 đến mục 7, Điều 4, Luật Di sản văn hóa quy định:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.

Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.

Thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk - 3

Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.

Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.


Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học.

- Bảo tồn di sản văn hóa

“Bảo tồn” là một khái niệm được sử dụng tương đối phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng có những thấu hiểu về hoạt động này. Bảo tồn là việc gìn giữ nguyên hình dạng, quyền sở hữu, công năng sử dụng của một công trình hoặc một hiện vật mà không làm thay đổi chúng. Ý nghĩa tổng quan này được sử dụng khi đề cấp đến lĩnh vực bảo tồn di sản, có thể định nghĩa là “hoạt động nhằm tránh sự thay đổi của một cái gì theo thời gian”.

Trong nghiên cứu, cũng như trong hoạt động thực tiễn về di sản văn hóa, ta thường hay dùng các thuật ngữ: bảo quản, bảo vệ và bảo tồn. Bảo quản mang nghĩa sử dụng những biện pháp kỹ thuật để gìn giữ, chăm sóc đối tượng được nguyên vẹn, tồn tại lâu dài. Bảo vệ chứa đựng nội dung thực hành các hoạt động mang tính chất pháp lý hay nó́i cách khác là giữ không để cho bị xâm phạm. Bảo tồn mang nghĩa rộng hơn, là hoạt động giữ gìn một cách an toàn khỏi sự tổn hại, sự xuống cấp hoặc phá hoại, bảo quản kết cấu một địa điểm ở hiện trạng và tránh sự xuống cấp của kết cấu đó.

Như vậy, bảo tồn là tất cả những nỗ lực nhằm hiểu biết về lịch sử hình thành, ý nghĩa của di sản văn hóa nhằm bảo đảm sự an toàn, phát triển lâu dài cho di sản văn hóa và khi cần đến phải đảm bảo việc giới thiệu, trưng bày, khôi phục và tôn tạo lại để khai thác khả năng phục vụ cho hoạt động tiến bộ của xã hội. Công tác bảo tồn di sản văn hóa có nhiều cấp độ khác nhau, bao gồm các hoạt động: bảo tồn nguyên trạng, trùng tu, gia cố, tái định vị, phục hồi, tái tạo - làm lại, quy hoạch bảo tồn.

Vấn đề đặt ra là khi bảo tồn một di sản văn hóa cụ thể cần nghiên cứu, chọn lựa phương án thích hợp với từng địa phương, từng đặc thù riêng để đảm bảo rằng cái chúng ta đang trưng bày là xác thực chứ không phải đồ giả, là lịch sử chứ không phải tuyên truyền, là sự uyên bác chứ không phải định kiến, là thông tin chứ không phải sự kích động và là cảm hứng chứ không phải những lời sáo rỗng. Bảo tồn di sản văn hóa trở thành mối quan tâm của toàn xã hội và giới nghiên cứu khoa học


trong vài thập niên gần đây. Hiện nay ở nhiều quốc gia, bảo tồn di sản văn hóa trở thành một ngành học có tính chuyên môn cao và các quy ước chung về bảo tồn di sản văn hóa của cộng đồng quốc tế được các quốc gia tôn trọng thực hiện.

Nguyên tắc quan trọng của bảo tồn di sản văn hóa là bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của di sản văn hóa theo dạng thức vốn có. Bảo tồn đồng nghĩa với không để di sản văn hóa mai một, bị thay đổi, biến hóa. Xuất phát từ sự duy trì ý nghĩa văn hóa của di sản văn hóa mà trong hoạt động bảo tồn không chấp nhận việc cải biến, nâng cao hay phát triển. Di sản văn hóa cần được xem là tinh hoa văn hóa, do vậy việc khẳng định giá trị đích thực dưới những thể trạng và hình thức khác nhau cũng như khả năng tồn tại theo thời gian của nó là điều quan trọng.

Quan điểm lựa chọn bảo tồn di sản văn hóa hợp lý là việc lựa chọn, bảo vệ, giữ gìn những giá trị từ quá khứ đến hiện tại, cái được bảo tồn tất yếu phải phù hợp với thời đại, chứa đựng những khả năng có thể được làm giàu thêm về giá trị và có thể tiếp tục được phát huy, phát triển vì lợi ích của cộng đồng, xã hội, vì sự phát triển của văn hóa. Ngoài ra, hoạt động bảo tồn di sản văn hóa phải tuân thủ những nguyên tắc nghiêm ngặt mang tính thông lệ được cộng đồng quốc tế cam kết thực hiện. Không có một hình thức, phương pháp chung nào có thể áp dụng cho việc bảo tồn tất cả các loại hình di sản văn hóa do sự đa dạng, phong phú của di sản văn hóa. Sự đa dạng đó cũng biểu hiện trong các điều kiện không gian và thời gian mà di sản văn hóa tồn tại và phát huy tác dụng, giá trị lịch sử, nghiên cứu khoa học văn hóa về di sản văn hóa là tìm ra cách lựa chọn bảo tồn có ý thức, thích hợp và đảm bảo các khả năng lan tỏa ý nghĩa văn hóa trong cộng đồng, phát huy giá trị của di sản văn hóa vào đời sống tinh thần cộng đồng, là động lực cho sự phát triển.

Cuối cùng mục tiêu của bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa là kéo dài đời sống của di sản văn hóa và nếu có thể làm sáng tỏ các thông điệp nghệ thuật và lịch sử của di sản mà không làm mất tình xác thực và ý nghĩa của chúng.

1.1.1.2. Khái niệm về chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa

Chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa là những tư tưởng chỉ đạo, những nguyên tắc và định hướng cơ bản trong việc xây dựng và phát triển nền văn


hóa của một cộng đồng, quốc gia, dân tộc, khu vực lãnh thổ hoặc trong phạm vi quốc tế. Chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa ở Việt Nam thường được thể hiện trong đề cương văn hóa của Đảng, văn kiện đại hội Đảng toàn quốc, nghị quyết hội nghị của Ban Chấp hành trung ương Đảng, trong hiến pháp - luật cơ bản của Nhà nước.

So với nhiều nước trên thế giới, Việt Nam là một trong số rất ít nước xây dựng chính sách kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường thành một chế định riêng trong Hiến pháp. Điều này chứng tỏ Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề văn hóa và dành cho nó vị trí xứng đáng trong đạo luật cơ bản của Nhà nước. Nhiều người nước ngoài khi chưa đến Việt Nam họ không hiểu vì sao một dân tộc không giàu có gì về kinh tế, tầm vóc thể hình không cao lớn nhung đã đánh thắng giặc Nguyên hùng mạnh thời kì phong kiến và thắng giặc Pháp, giặc Mỹ thời kì hiện đại. Nhưng khi đã đến Việt Nam họ hiểu rằng người Việt Nam đã thắng nhờ có trí thông minh, truyền thống yêu nước và một nền văn hiến lâu đời. Minh chứng điều này, trong bài “Việt Nam dưới con mắt người Pháp”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn lại lời nhận xét về Việt Nam của một người Pháp tên là Đờ Pu-vuốc- vin: Chúng ta thấy ở đây cả một nền văn minh, mọi thứ đều xây dựng từ lâu. Nghệ thuật, khoa học kể cả khoa học quản lý nhà nước đều đã phát triển mạnh mẽ. Luật pháp, cổ phong, tôn giáo, văn học - tất cả đều đã hoàn chỉnh và hòa họp với nhau, trải qua bao thế kỉ, đã được điều hòa và ngày càng hoàn thiện thêm. Những vết tích man rợ đã mất đi từ lâu, dân tộc này đã sống trong một xã hội thuần thục, có tổ chức, trong khi những người phương Tây còn đang ở trong tình trạng bán khai. Yêu mến quê hương, quyến luyến gia đình, tôn kính tổ tiên, yêu chuộng công lý, tôn trọng chính nghĩa, ham thích khoa học, coi trọng lời nói thánh hiền, thương yêu nòi giống, tôn kính lẽ phải; ghét xa hoa, không hám tiền tài, khinh ghét vũ lực, không sợ gian khổ, hy sinh - đó là những đức tính răn dạy trong sách thánh hiền, lưu lại trong cổ phong và ghi thành luật pháp; hiện nay đó cũng là những đặc điểm về bản tính của người Việt Nam hình thành từ bao thế hệ, những thế hệ luôn luôn cố gắng


thực hiện đạo đức ấy một cách thành kính, người Việt Nam bình thường mà ta gặp bất cứ ở đâu cũng đều như vậy cả.

Phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công và nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta đã bắt đầu xây dựng một nền văn hóa mới. Ngày 03/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt ra 6 nhiệm vụ cấp bách, một trong số đó là nhiệm vụ văn hóa: diệt giặc dốt. Tháng 11/1946, Hội nghị văn hóa toàn quốc họp tại Hà Nội, phát biểu tại Hội nghị này Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Nền văn hóa mới của Việt Nam phải lấy hạnh phúc của nhân dân, của dân tộc làm cơ sở, phải học lấy những điều tốt đẹp của văn hóa nước ngoài, tạo ra nền văn hóa Việt Nam, sao cho văn hóa mới phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ, phải làm cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập”.

Kế thừa chính sách văn hóa thể hiện trong các hiến pháp trước đây, Hiến pháp năm 2013 xác định: “Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tỉnh hoa văn hóa nhân loại (khoản 1 Điều 60). Nhà nước, xã hội phát triển văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh của nhân dân; phát triến các phương tiện thông tin đại chủng nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tố quốc” (khoản 2 Điều 60); “Nhà nước, xã hội tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ẩm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng con người Việt Nam có sức khỏe, văn hóa, giàu lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân” (khoản 3 Điều 60).

Từ những khái niệm chung trên đây về chính sách văn hóa, ta có thể hiểu rằng: Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa là một tổng thể hữu cơ các thực hành xã hội dựa trên những nguyên tắc chung đã được Đảng và Nhà nước cân nhắc, tính toán kỹ và một hệ thống các biện pháp của Nhà nước tác động vào các hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc.


Mục tiêu chính của chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc là sử dụng tối ưu các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực mà nhà nước và xã hội có để không ngừng làm phong phú, giàu có thêm vốn di sản đồ sộ của dân tộc quốc gia đa tộc người của Việt Nam, đáp ứng cao nhất nhu cầu văn hóa của nhân dân, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững.

Cơ cấu của chính sách này bao gồm:

- Thể chế về pháp luật bảo tồn và phát huy di sản văn hóa;

- Thể chế về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo tồn phát huy di sản văn hóa;

- Thể chế về ngân sách;

- Thể chế về xây dựng cơ sở hạ tầng.

Như vậy chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc không chỉ là các định hướng chung chung mà còn phải là các thực hành xã hội thực tiễn và các biện pháp tác động lên việc thực thi các phương hướng đó trong thực tế.

1.1.1.3. Khái niệm thực thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa Thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa là việc đưa chính sách

này vào thực hiện trong cuộc sống với kết quả, hiệu quả cụ thể. Ở nước ta, chính sách và thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa được thể hiện trong Luật Di sản văn hóa (2001); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa (2009). Luật di sản văn hoá quy định rò trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ, phát huy di sản văn hoá không chỉ thuộc về ngành văn hoá mà là trách nhiệm chung của mọi cơ quan nhà nước, mọi tổ chức, cá nhân và của toàn xã hội. Thừa nhận quyền sở hữu tư nhân đối với một số loại di sản văn hoá bên cạnh các hình thức sở hữu truyền thống như sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu cộng đồng đối với di sản văn hoá. Quy định này tạo điều kiện để huy động toàn dân tham gia vào việc giữ gìn, bảo vệ, phát huy các dị sản văn hoá mà cha ông đã dày công vun đắp và truyền lại.

1.1.2. Đặc điểm thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể


Điều 8 Luật di sản văn hóa (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định: Mọi di sản văn hóa trên lãnh thổ Việt Nam, có xuất xứ ở trong nước hoặc từ nước ngoài, thuộc các hình thức sở hữu, đều được bảo vệ và phát huy giá trị.

Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của nhân dân; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng góp, tài trợ cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hóa, đồng thời đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Các chính sách cụ thể bao gồm:

- Xây dựng và thực hiện chương trình mục tiêu bảo tồn các di sản văn hóa tiêu biểu.

- Khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; xét tặng danh hiệu vinh dự nhà nước và thực hiện các chính sách ưu đãi về tinh thần và vật chất đối với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ và có công phổ biến nghệ thuật truyền thống, bí quyết nghề nghiệp có giá trị đặc biệt.

- Nghiên cứu áp dụng thành tựu khoa học - công nghệ vào các hoạt động:

+ Thăm dò, khai quật khảo cổ; bảo quản, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích;

+ Thẩm định, quản lý sưu tập, bảo quản hiện vật, chỉnh lý, đổi mới nội dung, hình thức trình bày và hoạt động giáo dục của bảo tàng;

+ Sưu tầm, lưu giữ và phổ biến giá trị di sản văn hóa phi vật thể; thành lập ngân hàng dữ liệu về di sản văn hóa phi vật thể.

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng góp về tinh thần và vật chất hoặc trực tiếp tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022