chung của UBND huyện và sự triển khai cụ thể của từng phòng ban thuộc UBND huyện và các xã trong huyện. Bên cạnh việc đảm bảo nguồn tài chính thực hiện chính sách. UBND huyện đã huy động các nhà tài trợ để hỗ trợ các xã khó khăn trong việc duy trì bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể để không bị mai một, thất truyền. Những giá trị của các di sản này đã phát huy tác dụng trong việc phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều buôn đồng bào dân tộc thiểu số trong huyện. Nhờ sự chỉ đạo chặt chẽ và thường xuyên nên các hoạt động phục vụ thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trong thời gian qua thường xuyên được duy trì; không có sự gián đoạn.
2.3.5. Thực trạng về điều chỉnh giải pháp thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể
Trong quá trình thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể tại huyện Krông Pắc đã phải điều chỉnh kế hoạch thực hiện. Năm 2018, do ảnh hưởng của hạn hán, kế hoạch tổ chức một số lễ hội đã phải hoãn lại do bà con tập trung vào công tác chống hạn cho cây trồng. Bên cạnh đó việc điều chỉnh nguồn kinh phí thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể cho từng xã cũng phải điều chỉnh. Một số xã khó khăn, UBND huyện đã có cơ chế chính sách đặc thù để hỗ trợ các hoạt động lễ hội truyền thống; có nơi được các nhà tài trợ hỗ trợ thêm các phương tiện thông tin để phục vụ các hoạt động lễ hội. Nhờ có sự điều chỉnh kịp thời mà các xã có di sản văn hóa phi vật thể được tổ chức thực hiện đúng các mục tiêu và giải pháp của chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của Chính phủ.
2.3.6. Theo dòi, kiểm tra thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể
Trong quá trình thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể ở huyện Krông Pắc trong những năm qua mặc dù được UBND huyện quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, do những hoạt động phát triển kinh tế là nhiệm vụ được ưu tiên nên công tác kiểm tra, theo dòi việc tổ chức thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể chưa thường xuyên được quan tâm. Do đó có thời kỳ, một số xã việc tổ chức thực hiện không đúng mục tiêu của chính sách làm
ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Một vài lễ hội tổ chức quá dài, không đúng với mục tiêu là giữ gìn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể mà mang tính chất thương mại; không có ảnh hưởng tốt đến phát triển kinh tế xã hội ở địa phương; không nâng cao được đời sống tinh thần của người dân; nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Do không thường xuyên kiểm tra nên một số nơi kinh phí dành cho thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể được sử dụng sai mục đích gây dư luận không tốt trong đồng bào.
2.3.7. Thực trạng việc tổng kết rút kinh nghiệm thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể
Trong những năm gần đây, việc tổ chức thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể ở huyện được quan tâm. Tuy nhiên việc đánh giá tổng kết thực hiện chính sách này trong từng giai đoạn chưa được sự quan tâm đúng mức. Một số nơi không tổ chức đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm trong việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể mà chỉ họp sơ sài để đối phó với sự kiểm tra của cơ quan chủ trì thực hiện chính sách ở huyện. Có nơi việc tổng kết thực hiện chính sách không đúng mục đích mà chỉ mang tính liên hoan; không đi vào thực chất và không đáp ứng được những yêu cầu về đánh giá thực hiện chính sách. Đây là một bất cập trong công tác thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể ở địa phương.
2.4. Đánh giá chung về việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk
2.4.1. Kết quả thực hiện chính sách
Có thể bạn quan tâm!
- Xây Dựng Kế Hoạch Thực Hiện Chính Sách Bảo Tồn Và Phát Huy Giá Trị Văn Hóa Phi Vật Thể
- Khái Quát Điều Kiện Tự Nhiên, Chính Trị, Kinh Tế- Xã Hội, Lịch Sử Văn Hóa, Huyện Krông Pắc
- Phân Tích Việc Ban Hành Và Triển Khai Thực Hiện Chính Sách Bảo Tồn Và Phát Huy Giá Trị Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Tại Huyện Krông Pắc
- Thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk - 9
- Thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk - 10
Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.
-Văn hóa cồng chiêng
Ngày 25-11-2005, sau khi tổ chức UNESCO công nhận “Không gian Văn hóa Cồng chiêng là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại”, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã đề ra chương trình bảo tồn Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên. Trên tinh thần đó Sở Văn hóa - Thông tin (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng Đề án “Bảo tồn, phát huy Di sản Văn hóa Cồng chiêng Đắk Lắk (giai đoạn 2007-2010)”. Đề án này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua và cho phép triển khai thực hiện từ trung
tuần tháng 7-2007. Đến nay công tác điều tra cồng chiêng của các buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số đã hoàn tất; công tác truyền dạy đánh cồng chiêng cho con em đồng bào dân tộc tại chỗ khá thuận lợi; việc phục hồi lễ hội truyền thống gắn với văn hóa cồng chiêng đã được tiến hành đồng bộ, có hiệu quả. Điều đặc biệt là các di sản văn hóa phi vật thể của người đồng bào dân tộc thiểu số tại chổ đều đi đôi, gắn lền với không gian văn hóa cồng chiêng như tổ chức các lễ, hội truyền thống đều phải có diễn tấu chiêng, vì lẽ, Cồng chiêng là di sản quý báu của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung, đồng bào các dân tộc tỉnh Đắk Lắk nói riêng, trong đó có đồng báo các dân tộc của huyện Lắk. Cồng chiêng được coi là vật linh thiêng nhất, có giá trị nhất của mỗi gia đình, là bản sắc của cộng đồng. Từ bao đời nay, cồng chiêng đã gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng, với các nghi lễ - lễ hội truyền thống, do đó, cồng chiêng là tài sản vô giá mà đồng bào các dân tộc thiểu số phải gìn giữ, bảo vệ và phát huy có hiệu quả những giá trị của văn hóa cồng chiêng.
Từ năm 2017 – 2020 UBND huyện Krông Pắc phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Đắk Lắk cấp 03 bộ chiêng cho các buôn Kplang xã Tân Tiến, buôn Hăng xã Ea Uy để bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng, đồng thời kiểm kê di sản cồng chiêng trên địa bàn huyện.
Năm 2020 thực hiện Kế hoạch số 597/KH-SVHTTDL ngày 16/03/2020 về Kế hoạch thực hiện kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể, cho đến hiện nay, kết quả cụ thể như sau: Tổng số dàn chiêng: 119; Tổng số nghệ nhân diễn tấu chiêng: 363; Tổng số nghệ nhân biết chỉnh chiêng: 27; Tổng số nghệ nhân truyền dạy chiêng: 45.
Phòng VH&TT đã phối hợp với Sở VHTT&DL tỉnh tổ chức được 06 lớp đánh chiêng K'nah (chiêng đồng), chiêng K'ram.
Hiện nay trên địa bàn huyện có 3 buôn thường xuyên tổ chức nghi thức Lễ cúng ăn cơm mới, cúng sức khỏe, lễ kết nghĩa; huyện tổ chức mở 08 lớp truyền dạy đánh chiêng cho con em là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ tại các nhà sinh hoạt cộng đồng buôn của các xã Tân Tiến, Ea Uy, Ea Yiêng, Ea Knuếc, Ea Yông, trường Dân Tộc Nội Trú, Công an huyện... Tổ chức kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn toàn huyện. Qua đó đã giúp đồng bào nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, phát hiện và lưu giữ
những di sản văn hóa quý giá. Đồng thời tôn vinh và động viên đồng bào các dân tộc có ý thức bảo tồn gìn giữ các di sản vật thể và phi vật thể về văn hóa của dân tộc mình, tự hào phát huy có hiệu quả các giá trị văn hóa dân tộc.
Văn hóa lễ hội, nghi lễ truyền thống
Phòng Văn hoá và thông tin huyện phối hợp với UBND các xã, thị trấn, các cán bộ, nghệ nhân địa phương trong huyện tổ chức các đợt điều tra, khảo sát và thống kê được một bản danh mục với 06 nghi lễ - lễ hội truyền thống của dân tộc Mnông, Êđê, Tày, Nùng, Xơ Đăng… thuộc hệ thống nghi lễ - lễ hội: các lễ hội như (lễ cúng bến nước; lễ cúng rẩy, mừng lúa mới; lễ cúng sức khỏe, cưới, hỏi vòng đời người; ...). Đã phục dựng được 02 nghi lễ truyền thống : lễ cúng bến nước Ea Nuếc, cúng lúa mới Krông Buk.
Nhìn chung các lễ hội truyền thống đều liên quan đến không gian văn hóa cồng chiêng, như: Lễ cúng bến nước, lễ kết nghĩa anh em, lễ cúng sức khỏe, lễ cúng vào nhà mới, lễ cúng lúa mới, lễ cưới… góp phần giáo dục ý thức cho đồng bào các dân tộc thiểu số gìn giữ, phát huy các lễ hội truyền thống và không gian diễn xướng cồng chiêng của buôn làng.
Hầu hết những nghi lễ truyền thống được phục dựng đã phần nào thỏa mãn được nhu cầu về đời sống tâm linh của đồng bào các dân tộc bản địa ở huyện Krông Pắc nói riêng và tỉnh Đắk Lắk nói chung, đồng thời đáp ứng yêu cầu nội dung mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk khóa XVI đã đề ra.Từng bước góp phần khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc thiểu số tại chỗ huyện Krông Pắc; công tác phục dựng cũng giúp cho huyện - tỉnh, đặc biệt là bộ phận chuyên môn có được những hình ảnh, tư liệu quý để lưu giữ phục vụ công tác nghiên cứu.
- Các nghi lễ, lễ hội trong toàn huyện gồm
- Văn hóa sử thi, lời nói vần
Sử thi là tiếng nói của cha ông để lại nhằm dạy bảo, khuyên răn con cháu. Có thể nói không ngoa rằng, sử thi là "tủ sách bách khoa" của đồng bào chứa đựng nhiều tri thức, kinh nghiệm cuộc sống cùng những vốn liếng văn hóa được sáng tạo và tích lũy ngàn đời, giúp con cháu biết điều hay lẽ phải, biết cái đúng cái sai để
ứng xử trong các mối quan hệ giữa người với người, giữa người với thiên nhiên. Ở các buôn làng, khi màn đêm buông xuống, bên ánh lửa hồng dưới mái nhà sàn bình yên, mọi người quây quần thưởng thức rượu cần và lắng nghe già làng kể lại các câu chuyện xưa. Các già làng, nghệ nhân trổ tài biểu diễn nghệ thuật như thổi kèn, diễn tấu cồng chiêng, hát kể sử thi, kể chuyện cổ tích...đồ sộ và phong phú hơn cả là kho tàng văn học dân gian với những bản sử thi (Dân tộc Êđê gọi là Khan, dân tộc Mnông gọi là Ót Ndrông), thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, lời nói vần...đậm đà bản sắc dân tộc lưu truyền qua bao thế hệ. Trước đây cũng như hiện nay, quan hệ xã hội cơ bản của đồng bào các dân tộc vẫn còn mang đậm tính huyết thống và tính cộng đồng bền chặt. Nói chung, đồng bào các dân tộc Ê đê cũng như M’nông, Vân Kiêu...đều có một đặc điểm lớn, đó là sự tồn tại bền vững của những mối quan hệ xã hội cổ truyền tốt đẹp được hình thành qua các thời kỳ lịch sử lâu dài. Tinh thần cộng đồng, dân chủ, bình đẳng, tương thân tương ái. Điểm tô thêm nền văn hóa truyền thống của các dân tộc tại chổ là còn có sự du nhập nền văn hóa của các dân tộc thiểu số phía Bắc và nền văn hóa của dân tộc Kinh với đủ sắc thái của ba miền Trung - Nam - Bắc. Tất cả đều được gìn giữ và phát triển, hòa quyện trong quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Về nhạc cụ dân tộc, nghề thủ công truyền thống
Đó là nhạc cụ: đàn đá, ché cổ, bộ cồng chiêng, khèn 6 ống (nong pro), kèn rlet..., về kiến trúc có: kiến trúc nhà sàn dài của người Ê đê; nghề truyền thống có: dệt thổ cẩm, làm gốm, đan lát, tạc tượng, chế tác nhạc cụ, chế tác dụng cụ công cụ lao động truyền thống…
2.4.2. Một số tồn tại, hạn chế
Có thể khẳng định, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm. Tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đối với vấn đề bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương là góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Đảng trong việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách còn tồn tại một số hạn chế khiến cho các di sản văn hóa phi vật thể trở nên mai một: Nghề thủ công, trang phục truyền thống, nhạc cụ dân tộc, các lễ hội
truyền thống, kiến trúc nhà dài … trước biến đổi nhanh chóng của đời sống xã hội, nhiều di sản văn hóa của đồng bào đang đứng trước nguy cơ mai một. Các lễ hội dần dần thưa vắng trong đời sống cộng đồng. Rừng mất, những di sản văn hóa gắn với rừng cũng bị xóa sổ như điêu khắc gỗ, kiến trúc nhà làng truyền thống, những tri thức bản địa gắn bó máu thịt với cuộc sống của đồng bào dần dần cũng mất theo. Nghề dệt vải thổ cẩm lâu đời của đồng bào bị thất truyền, hầu hết các buôn làng đều không còn nghề trồng bông, kéo sợi, dệt vải... Đó là nguyên nhân chính làm cho trang phục, sắc phục của đồng bào không còn được bảo lưu, giữ gìn, thậm chí trong các lễ hội truyền thống. Điều này liên quan đến các hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện chính sách như sau:
+ Việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn chưa sát với thực tiễn. Đây là hạn chế lớn nhất ảnh hưởng đến quá trình tổ chức thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở các xã, thị trấn, dù về mặt hình thức đã có kế hoạch 5 năm và hàng năm trong việc thực hiện chính sách này.
+ Trên thực tế công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể chưa thật sự phù hợp đối với đặc thù địa bàn huyện có các chủ thể văn hóa khác nhau. Mặt khác, một số hình thức phổ biến, tuyên truyền cho các chủ thể văn hóa còn thiếu sáng tạo.
+ Việc phân công phối hợp thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể với các cơ quan liên quan trên địa bàn huyện còn nhiều hạn chế, chồng chéo nên chưa mang lại hiệu quả như mục tiêu của chính sách.
+ Chưa duy trì được chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể do việc vận dụng các chính sách vào thực tiễn trên địa bàn huyện Krông Pắc gặp nhiều khó khăn, bởi không chỉ vì sự đa dạng của các chủ thể văn hóa ở đây, mà còn thiếu sự năng động của người tổ chức thực hiện chính sách.
+ Chưa kịp thời và thiếu chủ động trong điều chỉnh chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể từ thực tiễn địa bàn.
+ Hạn chế trong theo dòi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện, đặc biệt liên quan
đến việc triển khai các văn bản chính sách nhằm phù hợp với điều kiện thực tế của từng xã/thị trấn.
+ Dù xác định việc đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đối với các chủ thể văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc là vô cùng quan trọng nhưng việc đánh giá còn mang tính hình thức, còn tình trạng nể nang nên hiệu quả của công tác này còn bất cập.
2.5. Nguyên nhân
Nguyên nhân của những thành tựu và bất cập trong việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyên Krông Pắc trong thời gian qua có thể nêu lên như sau:
- Công tác chỉ đạo thực hiện chính sách này của UBND huyện được quan tâm đúng mức nên đã đạt được một số thành tựu trên đây.
- Kinh nghiệm quản lý nhà nước, năng lực chuyên môn của một số cán bộ, công chức tham gia thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện và lãnh đạo một số xã còn còn hạn chế, nên việc tổ chức thực hiện một số hoạt động trong thực hiện chính sách này chưa đúng mục tiêu; gây lãng phí về ngân sách và nhân lực cho địa phương. Một số hoạt động thực hiện chính sách chưa mang lại hiệu quả kinh tế xã hội của chính sách.
- Một số cán bộ lãnh đạo xã chưa nhận thức đầy đủ về thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể nên không kiểm tra việc thực hiện dẫn đến có thời điểm theo kế hoạch thì có các hoạt động nhưng không được tổ chức; Kinh phí tổ chức các hoạt động không được sử dụng vào các hoạt động của chính sách gây bức xúc trong dư luận nhân dân.
- Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc ở nhiều xã còn nghèo nàn, khó khăn. Sự xâm nhập của nền văn hóa bên ngoài từ nhiều luồng đã tấn công vào nền văn hóa dân tộc vốn đã yếu sức đề kháng. Lứa tuổi thanh niên chưa ý thức đầy đủ về nền văn hóa dân tộc của mình nên dễ tiếp thu văn hóa bên ngoài không có sự chọn lọc, có biểu hiện xu hướng vọng ngoại, quay lưng lại với những sinh hoạt văn hóa dân tộc.Việc kế thừa, phát huy nền văn hóa của các dân tộc thiểu
số trong huyện mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn, thế hệ trẻ là đối tượng tiếp nối, gìn giữ và phát huy bản sắc đã và đang bị ảnh hưởng văn hóa ngoại lai, dần phai nhạt nét văn hóa đặc trưng, đặc sắc của dân tộc mình.
- Ý thức tự giác, tự tôn của chủ thể văn hóa: Sức tự vệ văn hóa yếu xuất phát từ bản thân chủ thể văn hóa. Tâm lý quay lưng lại với văn hóa dân tộc đã làm cản trở quá trình giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình đặc biệt đối với lớp trẻ. Một số buôn làng, lễ hội truyền thống hầu như không còn, thậm chí sinh hoạt văn hóa dân tộc nói chung và sinh hoạt văn hóa cồng chiêng nói riêng cũng bị thưa vắng trong sinh hoạt văn hóa của đồng bào. Nhiều nơi cồng chiêng được mang bán như là phế liệu vì mục đích kinh tế. Lớp trẻ hiện nay không thích mặc trang phục của dân tộc mình, không thích nghe nhạc cụ và xem cái mới lạ là cái tiến bộ. Bên cạnh đó, sự xâm nhập ồ ạt của tư tưởng văn hóa ngoại lai, lối sống thực dụng đã đưa lớp thanh niên các dân tộc tiếp cận nhanh chóng với những trào lưu mới, với lối sống hưởng thụ xa rời các phong tục, tập quán truyền thống. Lứa tuổi thanh thiếu niên chứa ý thức đầy đủ về nền văn hóa của dân tộc mình, nên dễ tiếp nhận nền văn hóa từ bên ngoài một cách ồ ạt, thụ động, không chọn lọc với xu hướng vọng ngoại. Họ quay lưng lại với âm nhạc cồng chiêng, với thổ cẩm dân tộc và lối sống cộng đồng cùng những sinh hoạt văn hóa truyền thống của buôn làng. Trong khi đó, trên thực tế, lực lượng nghệ nhân dân gian trên địa bàn huyện hầu hết đã già yếu, lớp trẻ lại không mặn mà lắm với văn hóa dân tộc mình nên các giá trị văn hóa, nghệ thuật không có tính kế thừa dẫn đến sự mai một văn hóa là một tất yếu.
Tiểu kết chương 2
Chương 2 giới thiệu tài nguyên nhân văn của huyện Krông Pắc, trong đó, tập trung đi vào phân tích việc tổ chức thực hiện các giai đoạn trong quá trình thực hiện chính sách chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể. Nội dung đã làm rò thực trạng của từng giai đoạn trong chu trình thực hiện chính sách chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc trong những năm gần đây. Chương này cũng đánh giá ưu điểm và nhược điểm của việc tổ chức thực hiện chính sách và tìm ra những nguyên nhân của thực trạng thực