7 cm. Tỉa bỏ tất cả các dây chèo và các dây bơi ra sau để tập trung dinh dưỡng nuôi trái, cũng có thể ngắt ngọn sau khi đã để trái có chu vi cở 2 gang tay .
- Úp nụ (thụ phấn bổ sung)
Công việc này được thực hiện tập trung trong 7-8 ngày, tiến hành vào 7-9 giờ sáng trong thời kỳ hoa trổ rộ. Chọn hoa đực tốt úp vào nướm nhụy của hoa cái, tiến hành khoảng 35-40 ngày sau khi gieo hột, thời gian úp nụ càng ngắn càng tốt, để các trái có cùng độ lớn, ruộng dưa đồng đều dể chăm sóc.
- Tuyển trái
Để cho trái dưa to chỉ nên để một trái/mỗi dây. Việc tuyển trái tiến hành khoảng 40-45 ngày sau khi gieo hột. Khi trái bằng trái chanh chọn trái thứ 3 trên dây chánh tức vị trí lá thứ 14-20, nếu dây dưa quá sung có thể chọn trái ở vị trí 20- 24 sẽ cho trái tốt hơn. Nếu trên dây chính không tuyển trái được thì chọn trái thứ 2 trên dây nhánh tức vị trí lá 8-14.
Chọn trái đầy đặn, cuống to, dài, có nhiều lông tơ thẳng, không sâu bệnh... Đồng thời tỉa bỏ tất cả các trái khác đậu tự nhiên, các trái ra sau, dùng cọng lá dừa cặm làm dấu.
- Lót rơm kê trái: Khi trái lớn băng trái cam, sửa cho trái đứng để trái phát triển đồng đều. Lót kê trái để hạn chế thối đít trái và giúp trái phát triển thuận lợi. Trong qúa trình trái phát triển thỉnh thoảng trở bề để trái tròn đẹp và màu vỏ trái xanh đều.
* Thu hoạch và bảo quản
Dưa hấu được thu hoạch khi có độ chín 80-90%, khoảng 60-70 ngày sau khi trồng tuỳ theo điều kiện vận chuyển đến thị trường tiêu thụ xa hay gần. Thường khoảng 25-30 ngày sau khi chấm dứt thụ phấn.
Cần ngưng nước 4-5 ngày trước khi thu hoạch giúp dưa ngon ngọt, để dành được lâu và ít bị bể khi vận chuyển. Việc ngưng tưới phân và phun thuốc 10 ngày trước khi thu nhằm bảo đảm phẩm chất dưa sạch cho người tiêu dùng.
Có thể bạn quan tâm!
- Bệnh Cháy Lá Vi Khuẩn Xanthomonas Campestris Biện Pháp Phòng Trừ:
- Thối Nhũn Erwinia Carotovora Nguyên Nhân, Điều Kiện Phát Sinh, Phát Triển Bệnh:
- Bảng Bón Phân Cho Cải Xanh, Cải Ngọt
- Thời Điểm Và Liều Lượng Phân Bón Cho 1 Ha Dưa Leo
- Loại, Liều Lượng Và Thời Kỳ Bón Phân Cho Dưa Lê Ghép Tại Khu Thực Nghiệm Nông Nghiệp, Trường Đhct (Trần Thị Ba Và Võ Thị Bích Thủy, 2016)
- Cây rau Nghề Bảo vệ thực vật - Cao đẳng Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 10
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
1.4 Một số loại sâu bệnh hại chủ yếu
* Bọ trĩ (Thrips Palmi ):
- Đặc điểm hình thái- sinh học:
Bọ trĩ có kích thước rất nhỏ, con trưởng thành có màu vàng nhạt hay vàng đậm, cuối bụng thon. Bọ non không cánh, hình dạng giống trưởng thành, màu xanh vàng nhạt. Cả con trưởng thành và con non sống tập trung chủ yếu ở đọt non hoặc mặt dưới lá non. Bọ trưởng thành di chuyển nhanh, đẻ trứng trong mô mặt dưới lá.
- Điều kiện phát sinh, gây hại:
Bọ trĩ gây hại nặng từ giai đoạn cây con đến ra hoa, đậu trái. Bọ trĩ hút nhựa làm đọt và lá non xoăn lại. Mật độ cao làm cây cằn cỗi không phát triển được, đọt dưa chùn lại, lá vàng và khô, hoa rụng, không đậu trái hoặc trái không lớn. Bọ trĩ gây hại nặng làm đọt non sượng, ngóc đầu lên cao, hiện tượng này nông dân gọi là dưa “đầu lân” hay “bắn máy bay”. Bọ trĩ cũng là môi giới lan truyền bệnh khảm cho cây dưa.
Bọ trĩ phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng và khô, có tính kháng thuốc cao. Gặp điều kiện thích hợp, bọ trĩ phát triển rất nhanh, dễ gây thành dịch, ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và năng suất dưa hấu.
Vòng đời bọ trĩ tương đối ngắn, trung bình 15-18 ngày.
Hình 7.1 Bệnh đầu lân do bọ trĩ gây ra
- Biện pháp phòng trừ:
+ Nên trồng luân canh với những loại cây trồng khác (trừ họ bầu, bí, dưa)
+ Sử dụng màng phủ nông nghiệp trồng dưa
+ Bón phân, tưới nước đầy đủ cho dưa sinh trưởng tốt
+ Khi phát hiện có bọ trĩ có thể phun các loại thuốc sau: JUST 050EC, DIRECTOR 70EC, SILSAU 5.5EC, SILSAU SUPER 3EC, CHIEF 520WP, VITASHIELD GOLD 600EC, TASODANT 600EC, RAMBO 5SC, . . .
Chú ý nên phun thuốc vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát vì lúc này bọ trĩ bò ra ngoài nên thuốc dễ dàng tiếp xúc và cho hiệu quả cao, đồng thời cũng nên phun luân phiên các loại thuốc khác nhau để tránh hiện tượng bọ trĩ kháng thuốc.
* Bọ dưa (Aulacophora similis):
- Đặc điểm hình thái- sinh học:
+ Thành trùng có cánh màu vàng nâu, mắt đen, râu dài rất linh động. Thành trùng sống khoảng 100 - 200 ngày. Một thành trùng cái đẻ khoảng 200 trứng, trứng được đẻ trong đất, gần gốc cây hay trong rơm rạ.
+ Trứng rất nhỏ, màu vàng xanh khi mới đẻ và màu vàng nâu khi sắp nở. Thời gian ủ trứng từ 8 - 15 ngày.
+ Ấu trùng mới nở màu trắng sữa, sau thành màu vàng nâu, đầu màu nâu. Ấu trùng có 3 tuổi với thời gian phát triển từ 18- 35 ngày.
+ Nhộng màu nâu nhạt, thời gian nhộng từ 5 - 14 ngày. Nhộng được hình thành trong đất, bên ngoài bao phủ bằng một kén tơ rất dày. Nhộng phát triển trong thời gian từ 4 - 14 ngày.
Vòng đời bọ dưa từ 80 - 130 ngày.
Hình 7.2 Bọ dưa
- Điều kiện phát sinh, gây hại
Thành trùng hoạt động mạnh vào ban ngày, nhất là khi có nắng lên. Thành trùng cạp lớp biểu bì và phần mô diệp lục mặt trên lá thành một đường vòng, sau đó, phần bị cạp ăn sẽ đứt lìa khỏi lá. Thành trùng thường tấn công cây con khi có hai lá đơn đầu tiên, nếu mật số cao có thể ăn rụi hết lá lẫn đọt non. Cây trồng trong mùa nắng bị thiệt hại nhiều hơn trong mùa mưa.
Ấu trùng sau khi nở ăn rễ cây và đục vào gốc làm cây bị vàng héo, chậm phát triển hoặc chết đột ngột. Các vết ăn phá của ấu trùng trên rễ, gốc cây còn là nơi xâm nhập của vi khuẩn hay nấm làm dây dưa bị chết.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Vệ sinh ruộng dưa sạch sẽ trước khi trồng, tiêu hủy tàn dư của vụ trước.
+ Có thể dùng vợt hoặc bắt bang tay vào sáng sớm nếu mật số thấp.
+ Dùng thuốc sâu dạng rãi như RAMBO 800WG, TASODANT 12G . . . rãi quanh gốc dưa để diệt ấu trùng bọ dưa.
+ Phun thuốc hóa học vào sáng sớm hoặc chiều mát để diệt thành trùng bọ dưa bằng các loại thuốc sau: DIRECTOR 70EC, CHIEF 520WP, TASODANT 600EC, VITASHIELD GOLD 600EC, RAMBO 5SC, SOUTHSHER 10EC, . . .
* Rầy mềm (Aphis gossypii):
- Đặc điểm hình thái- sinh học: Con trưởng thành có hai dạng:
+ Dạng không cánh: Toàn thân màu xanh đen, xanh thẩm và có phủ sáp, một ít cá thể có dạng màu vàng xanh.
+ Dạng có cánh: Đầu và ngực màu nâu đen, bụng màu vàng nhạt, xanh nhạt, có khi xanh đậm, phiến lưng ngực trước màu đen. Mắt kép to. Ống bụng đen.
- Điều kiện phát sinh, gây hại:
Cả ấu trùng và thành trùng tập trung mặt dưới lá, nhất là đọt non, bông, chồi hút nhựa của cây làm lá bị quăn queo và phân tiết ra thu hút nhiều nấm đen bao quanh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trái. Trong giai đoạn có hoa nếu bị rầy tấn công với mật số cao thì hoa dễ bị rụng, nhất là vào thời kỳ cho trái non, gây hiện tượng rụng trái hay trái bị méo mó.
Ngoài ra, rầy còn là tác nhân truyền bệnh virus cho cây. Sau cùng làm cây bị mất sức, lùn và chết.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Thu gom và tiêu hủy các phần bị rầy mềm gây hại
+ Thường xuyên kiểm tra ruộng dưa để phát hiện sớm và có biện pháp phòng trừ kịp thời. Khi phát hiện rầy mềm gây hại có thể phun các loại thuốc sau: JUST 050EC, DIRECTOR 70EC, SILSAU 5.5EC, SILSAU SUPER 3EC, CHIEF
520WP, TASODANT 600EC, VITASHIELD GOLD 600EC, SOUTHSHER
10EC, RAMBO 5SC
* Nhện đỏ (Tetranychus sp):
- Đặc điểm hình thái- sinh học:
+ Thành trùng hình bầu dục, thành trùng đực có kích thước nhỏ, toàn thân phủ lông lưa thưa và thường có màu xanh, trắng hay đỏ với đốm đen ở 2 bên thân mình. Nhện có 8 chân, thành trùng cái màu vàng nhạt hay hơi ngả sang màu xanh lá cây, mỗi nhện cái đẻ khoảng 70 trứng.
+ Trứng rất nhỏ, hình cầu, bóng láng và được gắn chặt vào mặt dưới của lá, thường là ở những nơi có tơ do nhện tạo ra trong khi di chuyển. Khoảng 4- 5 ngày sau trứng nở.
+ Ấu trùng nhện đỏ rất giống thành trùng nhưng chỉ có 3 đôi chân. Những ấu trùng sẽ nở ra thành trùng cái thay da 3 lần trong khi những ấu trùng sẽ nở ra thành trùng đực thay da chỉ có 2 lần. Giai đoạn ấu trùng phát triển từ 5- 10 ngày.
Nhện đỏ hoàn tất một thế hệ từ 20- 40 ngày.
- Điều kiện phát sinh, gây hại:
Cả ấu trùng và thành trùng nhện đỏ đều chích hút mô của lá cây làm cây bị mất màu xanh và có màu vàng, sau cùng lá sẽ bị khô đi. Màu vàng của lá dễ nhìn thấy nhất là ở mặt dưới lá, làm giảm phẩm chất và năng suất trái.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Kiểm tra ruộng dưa thường xuyên, nếu mật số nhện ít không cần phun thuốc vì có rất nhiều loài thiên địch ngoài tự nhiên có thể tiêu diệt nhện đỏ như loài Bù lạch 6 chấm Scolothrips sexmaculatus, Bọ rùa Stethorus sp, Bọ xít nhỏ Orius tristicolor và Chysoperla carnea.
+ Khi phát hiện nhện gây hại nên dùng thuốc đặc trị nhện để phun như: MAY 050SC, DIRECTOR 70EC, SILSAU 5.5EC, SILSAU SUPER 3EC,
VITASHIELD GOLD 600EC. . . nên phun ướt đều 2 mặt lá và sử dụng luân phiên các loại thuốc để tránh hiện tượng nhện kháng thuốc.
* Sâu ăn tạp (Spodoptera litura):
- Đặc điểm hình thái- sinh học:
+ Bướm cánh trước màu nâu vàng, giữa cánh có vân trắng, cánh sau màu trắng óng ánh. Bướm có đời sống trung bình từ 1- 2 tuần tuỳ điều kiện thức ăn. Trung bình một bướm cái có thể đẻ 300 trứng. Thời gian đẻ trứng trung bình của bướm kéo dài từ 5- 7 ngày đôi khi đến 10- 12 ngày.
+ Trứng có hình bán cầu, trứng mới nở có màu trắng vàng, sau chuyển thành màu vàng tro, lúc sắp nở có màu tro đậm. Ổ trứng có phủ lớp lông từ bụng bướm mẹ. Thời gian ủ trứng từ 4- 7 ngày.
+ Ấu trùng: Thời gian phát triển của ấu trùng kéo dài từ 20- 25 ngày, sâu có 5- 6 tuổi tuỳ thuộc điều kiện môi trường. Sâu tuổi nhỏ có màu xanh lục, càng lớn sâu chuyển dần thành màu nâu đậm. Trên cơ thể có một sọc vàng sáng chạy ở hai bên hông từ đốt thứ nhất đến đốt thứ tám của bụng, mỗi đốt có một chấm đen rõ nhưng hai chấm đen ở đốt thứ nhất to nhất. Sâu càng lớn, hai chấm đen ở đốt thứ nhất càng to dần và gần như giao nhau tạo thành khoang đen trên lưng nên sâu ăn tạp còn được gọi là “sâu khoang”.
+ Nhộng: thời gian nhộng kéo dài 7- 10 ngày, nhộng có màu xanh đọt chuối, rất mềm ngay khi mới được hình thành, sau đó chuyển dần sang màu vàng xanh, cuối cùng có màu nâu, thân cứng dần và có màu nâu đỏ. Khi sắp vũ hoá, nhộng có màu nâu đen, các đốt cuối của nhộng có thể cử động được.
Vòng đời của sâu ăn tạp tương đối ngẳn trung bình 30 ngày.
- Điều kiện phát sinh, gây hại:
Sâu cắn phá mạnh vào lúc sáng sớm nhưng khi có ánh nắng sâu chui xuống dưới tán lá để ẩn nắp. Chiều mát sâu bắt đầu hoạt động trở lại và phá hại suốt đêm.
Sâu tuổi 1- 2 chỉ ăn gặm phần diệp lục của lá và chừa lại lớp biểu bì trắng, từ tuổi 3 trở đi sâu ăn phá mạnh cắn thủng lá và gân lá. Ở tuổi lớn khi thiếu thức ăn, sâu còn tập quán ăn thịt lẫn nhau và không những ăn phá lá cây mà còn ăn trụi cả thân, cành, trái non. Khi làm nhộng, sâu chui xuống đất làm thành một khoang và nằm yên trong đó hoá nhộng.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Cày xới phơi đất hay cho đất ngập nước và xử lý đất trước khi trồng bằng thuốc rãi như: RAMBO 800WG, TASODANT 12G. . .để diệt nhộng và sâu non trong đất.
+ Thường xuyên kiểm tra ruộng dưa
+ Phun trừ sâu bằng các loại thuốc sau: DIRECTOR 70EC, SILSAU 5.5EC, SILSAU SUPER 3EC, CHIEF 520WP, VITASHIELD GOLD 600EC, SOUTHSHER 10EC, RAMBO 5SC, . . .
* Sâu xanh ăn lá (Diaphania indica):
- Đặc điểm hình thái- sinh học:
+ Bướm nhỏ, màu nâu, khi đậu có hình tam giác, cánh trước màu trắng bạc, hoạt động vào ban đêm và đẻ trứng rời rạc trên cả 2 mặt lá, nhất là các đọt non và trái non, một bướm cái đẻ từ 150 - 200 trứng.
+ Trứng rất nhỏ, màu trắng đục, trước khi nở chuyển thành màu trắng hơi ngả vàng, thời gian ủ trứng 4-5 ngày.
+ Sâu nhỏ, màu xanh lục, có 2 sọc trắng chạy dọc cơ thể rất rõ, sâu có 5 tuổi và phát triển từ 10- 20 ngày.
+ Nhộng màu nâu nhạt khi mới hình thành, vài ngày sau chuyển thành màu nâu đen. Thời gian nhộng từ 6 - 7 ngày.
- Điều kiện phát sinh, gây hại:
Sâu có tập quán là dùng tơ cuốn các đọt non lại và ở bên trong ăn phá hoặc cạp vỏ trái non làm cho trái bị thối và rụng. Khi sâu lớn có thể cắn trụi cả lá và chồi ngọn của đọt non. Khi trái lớn sâu thường ẩn ở mặt dưới, nơi phần trái chạm mặt đất và cạp lớp da bên ngoài làm trái bị lép nơi đó và da trái bị loang lổ. Sâu làm nhộng trong các lá non cuốn lại.
- Biện pháp phòng trừ:
Phun trừ sâu bằng các loại thuốc: DIRECTOR 70EC, SILSAU 5.5EC, SILSAU SUPER 3EC, CHIEF 520WP, VITASHIELD GOLD 600EC, RAMBO 5SC, SOUTHSHER 10EC . . .
* Chết héo cây con (lở cổ rễ, héo tóp thân):
- Tác nhân gây hại: do nấm Rhizoctonia solani
- Triệu chứng:
Nấm xâm nhập vào cổ rễ cây con chỗ giáp mặt đất, vết bệnh có màu nâu đen, bệnh tấn công làm cổ rễ teo tóp lại và thối cổ rễ, lá vẫn còn xanh sau héo dần, cây ngã ngang và chết. Bệnh thường phát sinh gây hại chủ yếu ở giai đoạn cây con.
Nấm tồn lại trên tàn dư cây trồng và trong đất trong vài năm, khi gặp điều kiện thuận lợi nấm sẽ xâm nhập vào gốc cây và gây hại. Điều kiện thời tiết nóng, ẩm độ cao rất thích hợp cho nấm phát triển mạnh.
Hình 7.3 Bệnh chết héo cây con
- Biện pháp phòng trị:
+ Vệ sinh đồng ruộng, cày phơi đất và xử lý đất, thu gom và tiêu hủy các tàn dư thực vật trước khi gieo trồng.
+ Luân canh với các loại cây trồng khác họ
+ Khi phát hiện bệnh, có thể phun các loại thuốc sau: DITHANE M45 80WP, MANTHANE M46- 80WP, CHAMPION 77WP, HECWIN 5SC, JACK M9 72WP. . .
* Bệnh nứt thân chảy nhựa (bệnh bả trầu):
- Tác nhân gây hại: do nấm Mycosphaerella melonis
- Triệu chứng:
+ Trên lá: vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ màu nâu nằm thành từng đám như bị phun cổ trầu lên lá, bệnh thường xuất hiện từ bìa lá lan vào theo những mảng hình vòng cung, trên đó có các ổ bào tử màu đen, lá bị cháy, khô rụng.
+ Trên thân: nhất là nhánh thân, đốm bệnh có hình bầu dục, màu xám trắng, hơi lõm, làm khuyết thân hay nhánh nơi bị bệnh. Trên vết bệnh nhựa cây ứa ra thành giọt, sau đó đổi thành màu nâu đen và khô cứng lại, vỏ thân nứt ra. Bệnh làm héo dây và nhánh.
+ Trên trái: lúc đầu có những đốm nhũn nước, sau đó đốm bệnh khô, có màu nâu và bị nứt nẽ. Ngoài ra bệnh còn gây hại trên cuống trái làm cho trái không phát triển được hoặc bị rụng.
Nấm tồn tại trong tàn dư cây bệnh, lây lan bằng bào tử. Thời tiết nóng và mưa nhiều thích hợp cho bệnh phát triển. Bệnh lây lang nhanh, nếu không phòng trị kịp thời có thể làm thất thu.
Hình 7.4 Bệnh nứt thân chảy nhựa (Bả trầu) trên dưa hấu
- Biện pháp phòng trị:
+ Thu gom và tiêu hủy tàn dư cây trồng
+ Bón phân cân đối, tránh bón thừa phân đạm
+ Kiểm tra ruộng dưa thường xuyên, khi phát hiện bệnh tiến hành phun ướt đều hai mặt lá bằng các loại thuốc phòng trị sau: DITHANE M45 80WP, MANTHANE M46- 80WP, CHAMPION 77WP, SUPER ONE 300EC, JACK M9 72WP. . .
* Bệnh đốm phấn:
- Tác nhân gây hại: do nấm Pseudoperonospora cubensis
- Triệu chứng:
Bệnh gây hại chủ yếu trên lá. Ở mặt trên lá, đốm bệnh lúc đầu nhỏ, có màu xanh nhạt, sau đó biến dần sang màu vàng rồi màu nâu nhạt và thường bị giới hạn giữa các gân phụ của lá, nên đốm bệnh có dạng hình góc cạnh.
Trong điều kiện ẩm ướt, nấm tạo ra lớp phấn màu xám đậm hoặc tím đỏ ở mặt dưới lá nơi có vết bệnh. Lá bị vàng khi có nhiều đốm, các đốm này sẽ liên kết lại tạo thành những vùng cháy màu nâu nhạt và chổ bệnh dễ bị rách. Cây nhiễm nặng có thể chết và cho trái kém giá trị.
Trái ít bị tấn công, nhưng trái sẽ nhỏ và có vị nhạt.