Cây rau Nghề Bảo vệ thực vật - Cao đẳng Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 10

bị bệnh cũng xuất hiện những đốm nhỏ hơi gồ lên và phủ một lớp bột màu nâu vàng. Cây nếu bị bệnh gỉ sắt sẽ sinh trưởng phát triển kém, lá và hoa bị rụng dẫn đến năng suất và chất lượng giảm.

- Trong các biện pháp phòng bệnh thì việc chọn giống khỏe, chống chịu bệnh là biện pháp có hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, luôn chú ý vệ sinh ruộng vườn, thu dọn các tàn dư thực vật. Khi sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật, phải tuân thủ đúng quy định về việc sử dụng thuốc và đảm bảo thời gian cách ly thuốc.

Hình 8 4 Triệu chứng gây hại bệnh rỉ sắt trên lá Bệnh phấn trắng Loại 1

Hình 8.4 Triệu chứng gây hại bệnh rỉ sắt trên lá

* Bệnh phấn trắng

- Loại bệnh này gây hại chủ yếu ở lá cây, do nấm Erysiphe poligoli gây ra. Khi cây mới bị bệnh, trên lá xuất hiện những vệt nhỏ màu xanh, sau đó chuyển sang màu vàng. Trên vết bệnh lan rộng có một lớp nấm dầy bao phủ giống như bột phấn có màu trắng. Lá cây bị bệnh sẽ cuộn lại, màu vàng khô, héo dần rồi rụng xuống. Cây bị bệnh bị còi cọc, ít quả và quả nhỏ.

Hình 8 5 Triệu chứng gây hại trên lá của bệnh phấn trắng Biện pháp thủ công 2

Hình 8.5 Triệu chứng gây hại trên lá của bệnh phấn trắng

- Biện pháp thủ công đối với bệnh phấn trắng gồm có vệ sinh ruộng vườn, xử lý đất tốt trước khi gieo hạt, lựa chọn loại giống khỏe mạnh, có khả năng kháng bệnh

tốt. Trong quá trình chăm sóc, tiến hành vun cao gốc cây, thoát bỏ nước trên đồng ruộng, vườn tược để hạn chế mầm bệnh. Nếu cây bị bệnh với số lượng ít, vặt lá bệnh rồi đem tiêu hủy xa nơi trồng để tránh lan sang lá cây còn khỏe. Trong trường bệnh phấn trắng lan rộng, có thể sử dụng một số loại thuốc hóa học như Score 250EC, Aliette 800 WG hoặc Nativo 750 WG.

2. Đậu đũa

2.1 Nguồn gốc

Đậu đũa bắt nguồn từ một trong 3 loài phụ của đậu cowpea được trồng nhiều ở Trung Quốc, vùng Đông Nam Châu Á như ở Thái Lan, Philippines, Indonesia, nam Á Châu như Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan và mở rộng sang Châu Phi.

2.2 Đặc điểm thực vật

Đậu đũa là cây thân thảo hằng năm, hệ thống rễ phát triển tốt. Thân bò, leo quấn có góc cạnh, không lông, mắt thân thường có màu tím.

Lá kép 3 lá phụ với cuống dài, lá mọc xen kẽ, mắt lá ít lông tơ.

Phát hoa mọc ở nách lá, hoa màu vàng hay xanh lơ mọc thành chùm ở đỉnh. Tràng hoa có 5 cánh rời, nhụy đực gồm 9 dính + 1 rời, bầu noãn với 12-21 noãn. Hoa lưỡng tính, tỉ lệ thụ phấn chéo bởi côn trùng rất thấp trong điều kiện khí hậu khô, nhưng trong điều kiện ẩm ướt tỉ lệ này có thể tăng đến 40%.

Trái dài 30-120 cm, trái non thẳng, láng, mềm; trái già co thắt lại, trái chứa 10-30 hạt. Trái tươi có giá trị dinh dưỡng tương đối cao, giàu protein, chất bột đường và vit A.

Hạt hình quả thận, màu sắc và kích thước thay đổi.

* Yêu cầu ngoại cảnh

Đậu đũa thích khí hậu nóng, nhiệt độ ban ngày thích hợp là 25-35oC, nhiệt độ ban đêm không dưới 15oC. Đậu đũa phản ứng với độ dài ngày không rõ rệt nhưng thiên về cây ngày ngắn. Đậu mọc tốt ở vùng đồng bằng và nơi có độ cao trung bình, ở cao độ trên 700m sự ra hoa của đậu bị hạn chế nhất là mùa có thời tiết lạnh.

Đậu đũa chịu hạn giỏi, tăng trưởng tốt trong mùa mưa ẩm độ cao, vũ lượng khỏang 1.500-2.000 mm. Nhu cầu nước cả vụ là 6-8 mm/ngày. Trồng đậu trong mùa nắng tưới đầy đủ đậu vẫn mọc tốt như mùa mưa.

2.3 Kỹ thuật trồng, chăm sóc

a. Thời vụ

Đậu đũa trồng quanh năm nhờ có nhiều giống. Vụ Đông Xuân gieo tháng 11-12 dl, vụ Xuân Hè gieo tháng 2-3 dl, vụ Hè Thu gieo tháng 5-6 dl, vụ Thu Đông gieo tháng 8-9 dl .

b. Cách trồng

Đậu trồng được trên mọi loại đất, thích hợp trên đất nhiều hữu cơ, pH = 5,5-6. Chọn đất cao, thoát nước tốt để trồng, làm sạch cỏ, bón 1 tấn vôi/ha, cày xới kỹ và phơi ải 7-10 ngày. Những nơi đất thấp phải lên luống cao 15-20 cm.

Hạt đậu được ngâm nước ấm và đem gieo. Sau khi nẩy mầm cây tăng trưởng nhanh, sau khi gieo 35 ngày ra hoa và bắt đầu cho thu hoạch trái tươi khoảng 2 tuần sau khi hoa nở. Tùy theo sự tăng trưởng và cường độ thu hái, cây ra hoa kết trái kéo dài 1,5 – 2 tháng và cây tàn 3-4 tháng sau khi trồng.

Đốivới đậu leo gieo hạt khoảng cách 1,2 x 0,4m mỗi lỗ để 2 cây, mật độ khoảng 40.000 cây/ha.

Đối với đậu lùn gieo hạt khoảng cách 50 x 30 cm mỗi lỗ để 2 cây, mật độ khoảng 50.000 – 70.000 cây/ha

Mùa mưa ít nắng nên gieo thưa để dễ chăm sóc và thu hái. Mùa nắng nên gieo dầy để thu được năng suất cao.

Khử đất với Basudin và Kitazin dạng hạt trước khi gieo. Lượng giống gieo 18-20 kg hạt/ha (đậu leo) và 30-40 kg hạt/ha (đậu lùn)

a. Bón phân

Đậu đũa cho năng suất cao hơn đậu cove nên thường bón lượng phân cao hơn. Công thức phân cho đậu đũa: N : 180 - 200 kg/ha

P25: 150 - 200 kg/ha

K2O: 80 - 120 kg/ha

Dựa vào công thức trên có thể bón cho 1 ha: 1tấn phân NPK 16-16-8, 100 - 150 kg/ha urê, 50 kg DAP và 50 kg KCl hoặc 400 - 450 kg Urê, 800 - 1.000 kg Super lân, 150 - 200 kg KCl, 20 - 25 tấn phân chuồng, 1-2 tấn tro trấu.

Bảng 8.2 Thời điểm và liều lượng phân bón cho 1 ha đậu đũa

Loại phân

Tổng số

Bón lót

Tưới thúc

Bón thúc 2

lần (25-35 NSKG)

Bón nuôi trái

Vôi (tấn)

1

1




Phân chuồng

20

20




(tấn)






16-16-8 (kg)

1.000

300


400

300

Urê (kg)

100




100

DAP (kg)

50


50



KCl (kg)

50




50

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.


Bón thúc lần 1 (25 NSKG): làm cỏ và đánh rãnh một bên hàng đậu, bón phân NPK rồi vun mép, lấp phân và giữ ẩm gốc.

Bón thúc lần 2 (35 NSKG): làm cỏ và đánh rãnh bên phía đối diện, bón phân NPK và vun mép còn lại.

Trong thời gian thu hoạch trái tươi, tưới dậm phân đạm và kali 10 ngày/lần để kéo dài thời gian thu trái và trái đậu được tốt.

Các khâu chăm sóc khác thực hiện như canh tác đậu cove

* Thu hoạch và bảo quản

Đậu lùn cho thu hoạch 40-45 ngày, đậu leo thu hoạch 45-50 ngày SKG. Năng suất lứa đầu rất thấp, khoảng 150 – 200 kg/ha. Lứa thứ 4-5 thu rộ, cách 1 ngày thu 1 lần. Đậu cho thu hoạch kéo dài 30-40 ngày với 12-15 lứa. Khi thu dùng dao cắt hoặc dùng tay vặn nhẹ trái, không giật mạnh làm rụng nụ hoa các lứa sau.

Năng suất đậu đũa leo từ 25 – 35 tấn/ha.

2.4 Một số loại sâu bệnh hại chủ yếu

Các loại sâu thường gặp trên cây đậu đũa có dòi đục thân gây hại trong giai đoạn cây con, dòi đục lá gây hại thời kỳ cây đang sinh trưởng, phát triển; giai đoạn cây ra hoa, ra quả có dòi đục quả, nhện đỏ và bọ trĩ thường phát sinh gây hại. Cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện và phun thuốc kịp thời ngay khi chúng mới phát sinh mới có hiệu quả cao. Đậu đũa là loại rau ăn quả do đó nên sử dụng các loại thuốc trừ sâu vi sinh như BT hoặc các loại thuốc có nguồn gốc thảo mộc và đảm bảo thời gian cách ly nhằm hạn chế khả năng ngộ độc cho người sử dụng.

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đậu cove? Câu 2: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đậu đũa?

CHƯƠNG 9 CÂY KHOAI CỦ


Giới thiệu:

Nội dung chương giới thiệu về các bước tiến hành trồng đậu đũa, đậu cove trong phần kỹ thuật trồng. Nêu lên nguồn gốc, đặc điểm thực vật và 1 số loại sâu bệnh hại chủ yếu.

Mục tiêu:

- Kiến thức: Trình bày được đặc điểm và nguồn gốc của cây khoai củ

- Kỹ năng: Có kỹ năng trồng một số loại khoai củ phổ biến

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Vận dụng kỹ thuật trồng vào thực tế.

+ Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mĩ

* Nội dung Bài:

1. Khoai mỡ

1.1 Nguồn gốc

Cây khoai mỡ là một loại cây cho củ, dùng làm lương thực, thực phẩm đã xuất hiện từ lâu đời ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ. Trên thế giới, cây khoai mỡ được trồng ở 3 vùng chính: Tây Phi, khu vực biển Thái Bình Dương (kể cả Nhật Bản) và các nước trong vùng biển Caribê.

Tại Việt Nam, khoai mỡ cũng được trồng làm cây lương thực ở khá nhiều nơi trong đó có tỉnh Long An là một trong những nơi có diện tích khoai mỡ lớn và tập trung nhất.

1.2 Đặc điểm thực vật

Khoai mỡ là loại dây leo, thân mềm, có sức sống mạnh mẽ, rất phù hợp với vùng đất phèn ở khu vực Đồng Tháp Mười. Rễ phát triển mạnh, ăn sâu, có khả năng chịu hạn. Ngoài rễ chính còn có rễ phụ, rễ phụ phát triển trên các đốt thân khi thân tiếp xúc với đất.

Lá khoai mỡ có hình tim, gân lá nổi ở mặt dưới, ở gân lá và chóp lá thường có màu tím tùy giống, lá không có lông tơ nhưng sờ có cảm giác nhám tay, cuống lá dài.

* Yêu cầu ngoại cảnh

Điều kiện môi trường tốt cho sinh trưởng của khoai mỡ là : mùa mưa kéo dài và lượng mưa đạt tối thiểu là 1.500 mm, nhiệt độ trung bình khoảng 30oC, đất

tơi xốp và tầng canh tác dày. Đất trồng khoai mỡ chọn đất sét pha, có độ tơi xốp. Đất kết cấu bời rời cho năng suất thấp.

1.3 Kỹ thuật trồng, chăm sóc

a. Thời vụ

Khoai mỡ có thể trồng quanh năm, ở vùng Đồng Tháp Mười thì bắt đầu từ tháng 11 (khi nước lũ vừa rút xuống) và thu hoạch vào tháng 5 – 6 âm lịch của năm sau.

Thời vụ phụ thuộc nhiều vào mực nước lũ hàng năm, ươm giống vào tháng 8 al (tháng 9 dl). Trồng vào tháng 10 al (tháng 11 dl) vùng trong đê có thể xuống giống sớm hơn để thu hoạch sớm bán có giá.

So với cây khóm, cây khoai mỡ khó trồng hơn bởi thường gặp sâu bệnh.

Cho nên khâu chọn giống, làm đất và kỹ thuật trồng cũng phải khắt khe hơn.

b. Chuẩn bị đất trồng

- Lên líp: là một điều kiện bắt buộc đối với trồng khoai mỡ trên vùng đất phèn Đồng Tháp Mười. Là cây chịu phèn nên việc đào mương lên líp được tiến hành một cách tự nhiên mà không cần áp dụng kiểu cuốn chiếu để tránh phèn như các loại cây trồng khác. Khâu chuẩn bị đất 30 ngày trước trồng.

- Kênh tưới: rộng 1.5 – 2m; sâu 0.6 – 0.8m .Yêu cầu mực nước cách mặt liếp từ 10 –15 cm, xuống giống trong mùa tiết xuân thì khoai mỡ phù hợp cho năng suất cao.

- Chuẩn bị đất: đất trồng phải được làm tơi xốp và dọn sạch cỏ

+ Đất mới: lên liếp cao ráo thoát nước tốt, lên liếp cao 25 – 30 cm, xốc đất tơi xốp, số lượng vôi bột diệt khuẩn, hạ phèn lượng từ 100 – 150 kg/1000 m2.

+ Đất cũ: xốc đất lại cho tơi xốp, dọn sạch cỏ dại trên liếp, xung quanh bờ, gia cố nâng lại cao trình liếp các chỗ thấp.

- Mật độ – khoảng cách:

Đất mới: cây cách cây 50 x 50 cm. Đất cũ: cây cách cây 60 x 60 cm. Thường một công (1000 m2 ) không tính mương liếp trồng 3000 mặt khoai. Khoai ủ 12 – 15 ngày vận chuyển ra liếp trồng tránh gãy mầm, dùng dao moi lỗ sâu 2 – 3 cm đặt mầm khoai xuống dưới, sau đó phủ đất nhẹ 1 cm.

- Phủ cỏ lên líp: Phủ cỏ trên líp để trồng khoai là rất quan trọng và tốt nhất là dùng cỏ mồm hoặc cỏ bàng vì hai loại cỏ này lâu bị phân hủy về sau. Tránh trường hợp dùng cỏ năng hay rơm rạ vì mau bị phân hủy dây khoai sẽ tiếp xúc với đất, các đốt thân sẽ cho nhiều rễ phụ và củ đeo làm tiêu hao dinh dưỡng, giảm năng suất. Ngoài ra phủ bằng cỏ năng hay rơm rạ phân bón sẽ không lọt xuống đất được.

Công việc phủ cỏ được tiến hành trước khi trồng, khi nước lũ vừa rút xuống, trung bình lớp phủ dày khoảng 3 – 5cm. Tác dụng của lớp cỏ là:

Giữ ẩm cho đất Hạn chế cỏ dại

Hạn chế rễ phụ và củ đeo trên các đốt thân.

- Chuẩn bị giống

Giống có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất nên việc chọn giống và xử lý giống phải nghiêm ngặt. Giống được mua từ vùng đất khác đem về, trước khi đem ra cắt mục tạo giống, củ giống phải được xủ lý bằng các loại thuốc sau: Bassa, Aplau....nhằm mục đích diệt sạch các mầm bệnh trên củ giống.

+ Chọn củ giống: chọn củ giống có thời gian sinh trưởng từ 5 – 6 tháng tuổi, đạt từ 1 kg trở lên, đồng đều, không xây xát, không sâu bệnh phá hại.

+ Xử lý giống: củ giống được xử lý trong kho vựa và trong chồi ươm trước khi trồng.

+ Trong kho vựa: Kho vựa là chồi lá có mái che, chọn nơi cao ráo, nền phải khô ráo bằng phẳng, mái che không được dột nước và vách phải hạn chế gió mưa tạt ướt củ giống

+ Nền: trải 1 lớp vôi bột từ 5 - 7 cm.

+Vách: xung quanh vách phun thuốc sát trùng ngừa kiến, mối, rầy phá hại như: BASSA lượng 20cc/16lít nước.

Củ giống sau thu hoạch rửa sạch đất, loại bỏ rễ nhúng vào dung dịch BASSA lượng 20cc/20 lít nước ngâm trong 15 phút hoặc SUPRACIDE lượng 15 cc/ 20 lít nước ngâm trong 15 phút. Chất trong kho vựa từ 5 – 6 lớp cách nóc mái khoảng 1 mét. Phương pháp này có thể tồn trữ giống từ 4 – 5 tháng.

Xử lý ươm giống: chọn củ giống đồng đều đem ra cắt mặt.

Xử lý tuyến trùng gây mục đầu khoai: Đun nước nóng khảng 54 – 55oC ngâm củ giống vào khoảng 40 phút sẽ diệt tuyến trùng Pratylenchus sp. hiệu quả trên 85 % giảm tối đa hiện tượng mục đầu khoai.

Cắt mặt: củ có trọng lượng 1 kg cắt từ 8 – 10 lát, mỗi mặt 4 x 5 cm. Tỉ lệ 1000 mặt khoai cần 100 kg giống. Cắt khoai từ cuống xuống chiều dài ¾ là tốt vì đoạn khoai này giữ được đặt tính cây mẹ. Có thể cắt theo khoanh vẫn được. Dao cắt phải bén cắt cho phẳng không trầy xước. Chấm mặt cắt vào tro bếp hoặc vôi bột đễ ráo mặt 5 phút rồi đem đi ủ vào tro trấu.

Lưu ý: tro trấu mới cần được rửa bớt mặn rồi sử dụng.

Chất 1 lớp tro trấu 1 lớp khoai, chất 3 – 4 lớp rồi tủ bổi giữ ẩm. Kiểm tra độ ẩm tưới bằng vòi sen ngày 1 lần để mầm khoai dễ nẩy mầm. Sau ủ 12 – 15 ngày là có thể đem trồng, mỗi mặt khoai có từ 2 – 4 mầm, chọn mầm mạnh nhất đem

đi trồng các mầm khác loại bỏ vì là mầm hữu tính. Sau 5 – 6 ngày ủ nếu thấy mặt cắt bị thối thì dở ra cạo hết lớp thối đó rồi đem ủ trở lại. Sau 20 ngày thì mầm khoai lên khoảng 3 – 5cm, lúc này có thể mang đem ra trồng. Những mục khoai ở đầu củ thì có khả năng mọc mầm mạnh hơn ở những nơi khác, sau 20 ngày những mục nào chưa lên mầm thì đem ủ lại, sau 40 ngày những mục không lên mầm sẽ được loại bỏ.

c. Kỹ thuật trồng

Kỹ thuật trồng khoai đơn giản, dao nhọn vén lớp cỏ phủ trên mặt líp, xới chổ trồng cho tơi xốp và đặt mục khoai giống xuống (vỏ khoai tiếp xúc với đất, mặt cắt hướng lên trên. Mật độ trồng: 50 – 60cm x 50 – 60cm

d. Làm cỏ: trong suốt quá trình sinh trưởng của cây khoai chỉ làm cỏ 1 lần, sau đó dây khoai phủ kín líp nên líp không còn cỏ nữa.

e. Bón phân: 2 công thức được khuyến cáo: Đất mới trồng: 100 N – 90 P2O5 – 90 K2O

Đất cũ: 120 N – 90 P2O5 – 90 K2O

Nên chia thành từ 3 đến 5 lần bón: Bón lót có thể không cần

- Đợt 1: 15 đến 20 ngày sau trồng

- Đợt 2: 40 đến 45 ngày sau trồng

- Đợt 3: 60 đến 65 ngày sau trồng

- Đợt 4: 80 đến 85 ngày sau trồng

- Đợt 5: sau 3 tháng nếu thấy khoai xấu vàng thì có thể bón dặm thêm.

Cách bón: hai đợt đầu khoai chưa phủ kín líp ta nên bón theo hốc, các đợt còn lại ta nên rải đều trên mặt líp, bón phân cần kết hợp với tưới nước để nâng cao hiệu quả của phân bón.

f. Tưới nước: khi nước lũ vừa rút ta tiến hành trồng ngay, đất còn ẩm nên nhẹ tưới ở giai đoạn đầu. Cần tưới nước giữ ẩm và tưới nước sau khi bón phân để phân dễ tan.

Mùa khô tưới ngày 2 lần sáng và chiều không tưới nước kéo dài chập tối ảnh hưởng nấm bệnh phát triển, ngày tưới ngày nghỉ. Mùa mưa: 2 – 3 ngày tưới 1 lần.

* Thu hoạch và bảo quản

Trước khi thu hoạch 5 ngày nên tưới nước ẩm để đất mềm dễ thu hoạch, tưới nước bằng dụng cụ thùng vòi sen hoặc vòi máy phun trên liếp.

- Thời gian thu hoạch là từ tháng 5 – tháng 6 tùy theo thời vụ trồng.

Khoai mỡ trồng bán hàng hoá thu hoạch sau 4 – 4,5 tháng. Khoai làm giống thu hoạch sau 5 – 6 tháng trồng.

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 10/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí