Cây rau Nghề Bảo vệ thực vật - Cao đẳng Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 11

- Khi bảo quản cần chọn nơi khô mát, chất khoai thành đống, khi chất củ phải hơi nghiên để tránh đọng nước gây thối hỏng hoặc có thể làm mái che mưa.

* Chú ý: Trong quá trình bảo quản khoai có thể bị tấn công bởi rệp sáp (do kiến làm môi giới) và bệnh mục đầu củ.

1.4 Một số loại sâu bệnh hại chủ yếu

* Rệp sáp

- Là loại côn trùng gây hại nguy hiểm nhất trên cây khoai mỡ cả ấu trùng và thành trùng đều hút nhựa cây, ở củ làm cho củ khoai không lớn được. Mặt khác rệp sáp gây hại dưới mặt đất nên ta không thể kiểm soát được bằng thuốc hóa học. Ở các vùng chuyên canh trồng khoai mỡ rệp sáp thường xuất hiện sau một vài cơn mưa đầu mùa (tháng 3 – 4) và có khả năng lây lan rất nhanh. Xuất phát từ đó qua điều tra khảo sát cây ký chủ phụ của rệp sáp vào mùa nước lũ là: Trên cây cỏ mồm: nhận thấy những ổ rệp sáp trên bẹ lá và chính bà con nông dân lại đem cây có mồm này chất đống lại trên líp để làm lớp cỏ phủ líp sau này. Trên cây tràm cũng nhận thấy có những ở rệp sống cộng sinh với những đàn kiến hôi đen. Điều này rất có thể là sau khi trồng khoai kiến đã mang rệp sáp từ cây tràm xuống líp khoai. Từ đó kiến là môi giới lây lan cho rệp sáp, làm dịch hại diễn ra ngày càng mạnh và nhanh hơn.

* Bệnh mục đầu củ

- Đây là bệnh được xem là nguy hiển nhất trên cây khoai mỡ, ngoài đồng ruộng bệnh làm giảm năng suất từ 10 – 80%. Sau đó bệnh tiếp tục phát triển hoăïc xâm nhập gây bệnh ngay trong thời gian bảo quản. Bệnh cũng thường xuất hiện sau một vài cơn mưa đầu mùa (tháng 3 – 4). Đã có nghiên cứu cho rằng nguyênnhân gây bệnh là do tuyến trùng pratylenchus sp. gây ra. Tuy nhiên nếu xét về triệu chứng bệnh lý thì vẫn còn có một số điểm chưa hợp lý.

-Khi bệnh xuất hiện thì không biểu hiện một triệu chứng nào trên thân lá. Tuyến trùng là một động vật hạ đẳng ký sinh thuộc ngành giun tròn, tấn công cây trồng bằng cách chích hút dịch tế bào cây, men tiêu hóa, độc tố và các chất bài tiết của chúng thường tác động vào cây trồng gây ra những triệu chứng nhất định. Ví dụ tuyến trùng Dytylenchide sp đã làm cản trở sự sinh trưởng của khoai tây, hành tỏi... Tuyến trùng Meloidogyne sp gây nốt sưng trên rễ của nhiều loại cây trồng như thuốc lá, đậu tương, bầu bí, cây họ đậu về sau rễ cây bị thối rữa cây còi cọc kém phát triển lá úa vàng hoặc thân lá bị biến dạng.

-Trên củ khoai, bệnh xuất hiện theo chiều hướng xác định vết bệnh từ đầu củ lan dần xuống giữa và cuối củ theo chiều dọc, sau đó bệnh tấn công từ vỏ củ vào bên trong thịt củ theo chiều ngang, nếu tuyến trùng thì sự tấn công có thể ở bất cứ điểm nào trên củ khoai mà chắc chắn sẽ không theo mộât chiều hướng nào

nhất định cả. Nhiều giống tuyến trùng luôn có mặt trong đất trồng khoai mỡ, trong số này các giống nội ký sinh (endoparassite) được đánh giá là gây hại nhiều nhất. Có 3 giống được xem là gây hại nhiều cho khoai mỡ là: Scutellonem bradys, Pratylenchus coffeae Meloidogyne spp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

2. Khoai môn

2.1 Nguồn gốc

Cây rau Nghề Bảo vệ thực vật - Cao đẳng Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 11

Khoai môn còn có tên gọi khác là khoai sọ hay khoai nước, thuộc họ Ráy (Araceae) với tên khoa học là Colocasia esculenta (L.) Schott. Loài khoai này được bắt nguồn từ Ấn Độ, Bangladesh. Sau đó, chúng có mặt ở nhiều quốc gia khác nhau trong đó có Việt Nam ta. Đây là loài cây ưa sống ở khí hậu nhiệt đới. Khoai môn thích hợp với đất cát pha, đất thịt nhẹ, giàu mùn và khả năng thoát nước tốt.

2.2 Đặc điểm thực vật

Cây khoai môn là loài cây thân thảo có thân ngầm phát triển thành củ. Củ khoai chứa nhiều tinh bột được dùng làm thức ăn ở nhiều nước châu Á. Phần thân bên trên mặt đất mọc thành nhiều bẹ lá xếp với nhau. Chiều cao thân cây tầm 0,5

– 1m. Lá khoai rộng, phiến lá hình tam giác với gốc lõm vào trong. Hoa khoai môn mọc thành chùm và thường tới cuối giai đoạn sinh trưởng cây mới ra hoa. Chúng sinh sản vô tính bằng củ. Mỗi bụi khoai có khá nhiều củ. Thường chúng có một củ cái và nhiều củ con xung quanh. Vỏ củ có thể có màu xám hoặc tím tùy theo giống.

2.3 Kỹ thuật trồng, chăm sóc

* Thời điểm trồng

Nếu trồng trên đất ruộng, bạn có thể trồng sớm hơn so với trồng đất đồi núi.

Thời điểm trồng là tháng 1 cho đến tháng 3 dương lịch.

Khi dự định trồng khoai môn trên vùng đồi núi, phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, bạn hãy trồng vào khoảng tháng 2 cho đến tháng 4 dương lịch.


* Chuẩn bị đất

Có 2 cách trồng khoai trên ruộng cạn hay ruộng ngập nước. Tùy cách trồng mà chuẩn bị đất phù hợp:

•Thường là trồng trên ruộng cạn. Do cây có bộ rễ ăn nông nên cần đất tơi xốp, giàu mùn và được cày bừa kỹ. Trước khi trồng bạn nên làm sạch cỏ và bón phân phơi ải để loại bỏ mầm bệnh tiềm ẩn. Bạn hãy lên luống cao 20 – 30cm, bề rộng luống tầm 1m và chừa rãnh 30cm.

•Đối với việc trồng trên ruộng nước, bạn hãy làm đất thật nhuyễn trước khi trồng.

* Chuẩn bị giống

Vì khoai môn được nhân giống vô tính bằng củ nên bạn cần chuẩn bị củ giống. Những củ được chọn làm giống phải là củ cấp 1, cấp 2, đường kính củ giống khoảng 3 – 4cm với khối lượng mỗi củ từ 20 – 30gram. Đặc biệt là không bị thối, lớp vỏ ngoài có nhiều lông. Mảnh củ giống phải có mầm to bằng hạt đậu đen và kèm theo vài sợi rễ ngắn tầm 0,5 – 1cm. Tiến hành trồng khoai môn (khoai sọ):

•Đào hố trồng sau đó đặt củ giống vào giữa hố theo hướng thẳng đứng.

•Lấp đất kín củ giống một lớp 3 – 5cm.

•Khi trồng bạn lưu ý cây này cách cây kia từ 60 – 70cm.

•Nếu có điều kiện nên dùng màng phủ để trùm luống cây lại. Khi cây đâm chồi dùng dao khoét lỗ để cây có điều kiện sinh trưởng tốt hơn.

Củ khoai giống nên có kích thước đều nhau.

* Kỹ thuật chăm sóc

Quá trình cây sinh trưởng và phát triển, bạn lưu ý những yếu tố sau đây:

- Tưới nước

Đối với những vùng chủ động được nguồn nước, sau khi trồng khoai môn, bạn nên tưới nước giữ ẩm để cây nảy mầm đồng đều.

Giai đoạn cây cần nước nhất là khi cây được 5 – 6 lá, lúc này mà cây không được cung cấp nước tưới đầy đủ thì sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất thu được.

- Bón phân

Cây khoai môn cần nhiều phân hữu cơ và phân đạm. Khi trồng trên đất ngập nước, nhu cầu phân bón của cây cao hơn so với trồng trên cạn. Ngoài ra, cây cũng cần kali, phốt pho… Tùy tình trạng cây mà bổ sung phân bón phù hợp:

•Nếu thiếu kali dễ làm giảm hàm lượng nước trong rễ và lá, khiến lá cây bị vàng mép hoặc dễ chết rễ.

•Nếu thiếu phốt pho, cuống lá cây sẽ mềm, cây kém phát triển, củ sau thu hoạch dễ bị thối.

•Thiếu đạm, lá khoai môn không bóng, màu lá không tươi, sinh trưởng chậm và đương nhiên ảnh hưởng năng suất thu được.

Cùng với việc bón phân, bạn nên xới xáo và vun gốc cho cây. Trồng khoai theo hàng trên luống.

2.4 Một số loại sâu bệnh hại chủ yếu

* Sâu khoang

- Sâu khoang là loài gây hại trên nhiều cây trồng nói chung và khoai môn nói riêng

- Đặc điểm hình thái: Sâu khoang thuộc họ ngài đêm; trưởng thành của chúng hoạt động và đẻ trứng vào ban đêm. Trứng được đẻ ở mặt dưới của lá. Triệu chứng và tác hại

Sâu non khi nở ra sẽ gặm phần xanh ở mặt dưới lá. Mật độ sâu lớn chúng sẽ gặm hết cả lớp diệp lục của lá khoai môn và chỉ để lại lớp màng mỏng phía trên lá.

Sâu tuổi lớn có thể ăn hết tất cả phần thịt lá của toàn bộ cây chỉ để lại phần gân lá, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của cây khoai môn Biện pháp thuốc BVTV trừ sâu khoang: Callous 500EC, Sát trùng đơn (Sát trùng đan) 29SL, Oman 2EC, Pethian…

* Bệnh sương mai

- Tác nhân gây bệnh do nấm Phytophthora Colocasiae Racib gây ra Triệu chứng và tác hại

- Vết bệnh sương mai ở khoai môn thường xuất hiện đầu tiên ở trên lá. Ban đầu vết bệnh là những đốm nhỏ hình tròn màu xanh nhợt nhạt; các vết này sẽ lan rộng ra theo hình tròn và hình thành các điểm chết hoại màu nâu với những viền đồng tâm. 1-2 ngày sau khi nhiễm bệnh, các vết này sẽ có hiện tượng chảy gôm quanh các viền của vết bệnh. Theo thời gian các giọt gôm này sẽ khô lại thành những giọt màu nâu nằm rải rác ở cả 2 mặt của vết bệnh.

Các vết bệnh phát triển lan rộng tạo ra các đám hoại tử lớn. Chúng có thể hợp nhất với nhau làm lá rách hoặc giòn dễ mục nát

- Nấm sương mai sẽ làm cháy lá, ảnh hưởng tới khả năng quang hợp của cây, do đó bệnh sẽ gián tiếp ảnh hưởng tới chất lượng và năng suất củ

- Một số thuốc BVTV có thể dùng để xử lý bệnh sương mai cho khoai môn bà con nên dùng: Boocđô, Daconil 75WP 0,2%, Rhidomil MZ…

* Bệnh thán thư

- Tác nhân gây bệnh do nấm thuộc nhóm Colletotrichum xâm nhiễm Triệu chứng và tác hại

Ban đầu vết bệnh là các đốm nhỏ màu nâu đen hoặc nâu vàng. Vết bệnh lớn dần lên thành các hình vành khăn đồng tâm ở cả 2 mặt lá. Mặt dưới của vết bệnh xuất hiện các hạt nấm nhỏ màu gạch cua. Khu vực thịt lá quanh vết bệnh xuất hiện quầng vàng

- Khi bệnh gây hại nặng toàn bộ lá hoặc toàn bộ đoạn dọc bị nhiễm bệnh sẽ cháy khô, gãy gục làm mất khả năng quang hợp của cây dẫn tới giảm năng suất, phẩm chất củ

- Một số thuốc BVTV có thể áp dụng khi ruộng khoai môn nhiễm thán thư: Score250EC, Antraconl 70WP, Ridomil Gold 68WC, Daconil 75WP…

* Bệnh khảm lá

- Khảm lá xảy ra ở rất nhiều vùng trồng khoai môn trên thế giới không chỉ riêng Việt Nam

- Tác nhân gây bệnh do virus Dasheen mosaic virus (DMV) gây ra. Virus này được lây truyền nhờ rệp hoặc từ các củ giống, chồi giống cây mẹ.

Triệu chứng và tác hại

Bệnh khảm lá gây hại mạnh từ giai đoạn cây mới mọc cho tới 80-100 ngày sau trồng là đỉnh điểm của bệnh. Giai đoạn sau trồng 130-140 ngày triệu chứng bệnh thể hiện không rõ hoặc có thể mất hẳn

Khảm lá được chia làm 3 dạng triệu chứng: khảm lá vàng gân xanh, khảm lá lông chim hoặc làm biến dạng lá.

Các lá bị khảm thường có màu xanh vàng bất thường xen kẽ nhau. Các lá này thường bị cuốn lại và biến dạng một phần hoặc toàn bộ lá. Cây khoai môn nhiễm bệnh thường còi cọc, chậm phát triển so với các cây xung quanh

Khảm lá dẫn tới giảm diện tích quang hợp cũng như gây giảm khả năng đẻ nhánh, hạn chế sức nảy mầm của chồi, từ đó bệnh gây giảm số củ/khóm, trực tiếp dẫn tới giảm năng suất, chất lượng củ

Biện pháp xử lý phòng trừ bệnh khảm lá ở khoai môn

- Khảm lá không có thuốc điều trị; bà con có thể thực hiện các phương pháp sau để giảm khả năng lây nhiễm bệnh khảm cho ruộng của mình:

- Chọn củ giống khỏe, sạch bệnh từ nơi uy tín hoặc từ ruộng trồng sạch bệnh vụ trước. Nhổ bỏ và tiêu hủy các cây bệnh trên ruộng, không được vứt cây bệnh ra nơi nguồn nước tưới. Dùng các thuốc BVTV sau để phun diệt rệp Padan 95EC (0,8 l/ha) ; Polytrin 400EC (0,7 l1/ha), Supresis 40EC

- Dọn sạch các cây ký chủ quanh khu vực trồng khoai môn như: ráy, nưa, dọc mùng…

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khoai củ?

Câu 2: Chia nhóm báo cáo, nội dung bài báo các trong các chương đã học và đi thực tế

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Thúy Hà, Đào Thanh Vân, Nguyễn Đức Thạnh (2010). Giáo trình cây rau. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

2.Tạ Thị Thu Cúc (2007). Kỹ thuật trồng rau sạch, Theo mùa vụ hè thu. NXB Phụ nữ.

3. Trần Khắc Thi, Nguyễn Công Hoan (2005). Kỹ thuật trồng rau sạch- rau an toàn và biến rau xuất khẩu. NXB Thanh Hóa.

4. Trần Thị Ba (2010). Giáo trình Cây rau. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

5. Trần Thị Ba và Võ Thị Bích Thủy (2016). Nâng cao hiệu quả sản xuất rau đồng bằng sông Cửu Long bằng kỹ thuật ghép gốc. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

6. Trần Thị Ba (2010). Kỹ thuật sản xuất rau sạch. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 10/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí