Nội Dung, Chủ Thể Thực Hiện Chính Sách Bảo Vệ Và Phát Huy Giá Trị Văn Hóa Vật Thể


- Mở rộng các hình thức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; xây dựng và thực hiện các dự án hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật.

Lịch sử phát triển của pháp luật Việt Nam về di sản văn hóa có thể chia làm 3 giai đoạn chính: trước năm 1986, từ năm 1986 đến năm 1999, từ năm 2000 đến nay. Ở giai đoạn đầu tiên, năm 1945 là mốc quan trọng đánh dấu cho sự xuất hiện các quy định liên quan đến di sản văn hóa trong hệ thống văn bản pháp luật. Năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh số 65/SL, ngày 23-11-1945, “Ấn định nhiệm vụ của Đông Phương Bác cổ Học viện” gồm 6 điều, thể hiện tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Nhà nước Việt Nam mới với chính thể dân chủ cộng hòa đối với việc bảo tồn “cổ tích” (ngày nay, khái niệm “cổ tích” trong Sắc lệnh được gọi là di sản văn hóa, gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa vật thể); khẳng định việc bảo tồn “cổ tích” là công việc rất quan trọng và cần thiết cho công cuộc kiến thiết nước Việt Nam; nêu cao trách nhiệm của Chính phủ, xã hội và mỗi người dân trong việc bảo tồn “cổ tích”. Văn bản này quy định rò những hành vi vi phạm liên quan đến các loại hình của di sản văn hóa. Đây là cơ sở cho việc hình thành chủ trương, đường lối ở giai đoạn tiếp theo. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1986, do các biến động về mặt chính trị tại Việt Nam mà những quy định, pháp luật liên quan không có nhiều thay đổi. Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới năm 1986, nghị quyết các kỳ đại hội Đảng và các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ năm 1986 đến 1999 đã thể hiện chủ trương và quyết tâm của Đảng trong bảo vệ các di sản và giá trị văn hóa.

Từ năm 2000 đến nay, chủ trương này của Đảng tiếp tục được thể chế hóa thành các văn bản pháp luật, mốc quan trọng là việc ban hành Luật Di sản văn hóa năm 2001. Giai đoạn này, pháp luật về di sản văn hóa đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa ở nước ta. Đây là bước tiến quan trọng đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa. Các quyết định, nghị quyết, thông tư về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ngày một hoàn thiện hơn. Mặc dù vậy, các quy định đã có trong Luật Di sản văn hóa và văn bản dưới


luật ở nước ta về di sản văn hóa vật thể còn chưa đầy đủ. Nhìn chung, những quy định cụ thể được ban hành ngày càng khẳng định quyết tâm của Nhà nước ta trong bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, trong đó có di sản văn hóa vật thể.

Cho đến nay, Việt Nam đã xây dựng được hệ thống pháp luật, tạo dựng được khung pháp lý cơ bản, bảo đảm quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong bảo vệ và phát huy di sản văn hóa. Hệ thống này gồm Luật Di sản văn hóa (năm 2001), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa (năm 2009) và các văn bản dưới luật. Luật Di sản văn hóa năm 2001 gồm 7 chương, 74 điều. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa sửa đổi 20 điều (ngoài ra còn bổ sung mới 5 khoản trong Điều 4, Điều 33, và Điều 36). Các văn bản hướng dẫn thi hành luật đã có quy định điều chỉnh hành vi của con người giúp nâng cao ý thức bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể. Luật xác định rò các hành vi bị cấm trong lĩnh vực văn hóa cũng như đối với các di sản văn hóa vật thể và cơ chế khuyến khích cho các cá nhân, tập thể có đóng góp trong công tác truyền dạy, gìn giữ các giá trị di sản văn hóa vật thể. Việc luật hóa các quy định về bảo vệ di sản văn hóa vật thể ở Việt Nam phù hợp với Công ước về bảo vệ di sản văn hóa vật thể của UNESCO đã thúc đẩy việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể trong nước.

Về cơ bản, các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa tại Việt Nam hiện nay phù hợp với các điều ước quốc tế mà chúng ta tham gia. Việt Nam là một trong số quốc gia sớm phê chuẩn Công ước về bảo vệ di sản văn hóa vật thể của UNESCO. Việt Nam cũng là thành viên của Ủy ban liên chính phủ tham gia xây dựng phương hướng hoạt động và các chính sách quốc tế có liên quan đến công ước này. Cùng với việc tham gia công ước là sự bảo đảm các quy định của công ước nói trên phải được luật hóa vào pháp luật của các quốc gia thành viên. Ngay cả khi UNESCO chưa thông qua Công ước về di sản văn hóa vật thể thì tại Điều 4, Luật Di sản văn hóa năm 2001 đã xác định, di sản văn hóa vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học,


ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác. Sau đó, khái niệm về di sản văn hóa vật thể được định nghĩa lại theo hướng súc tích và trọng tâm hơn nhằm bảo đảm các tiêu chí di sản văn hóa vật thể của Việt Nam phù hợp với quốc tế. Điều này tạo điều kiện thuận lợi trong việc lập hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh di sản văn hóa vật thể của nhân loại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

Bên cạnh đó, các quy định pháp luật đã nêu cụ thể về quyền và nghĩa vụ của Nhà nước, tổ chức và cá nhân đối với việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung, trong đó có di sản văn hóa vật thể. Các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể được xây dựng trên phương châm phối hợp hoạt động giữa các bên liên quan, thể hiện sự đồng thuận giữa Nhà nước và nhân dân, mang lại hiệu quả cho việc bảo vệ di sản. Sau khi được pháp luật công nhận, số lượng các di sản văn hóa vật thể ở Việt Nam đã được nhận diện tăng lên đáng kể. Các hoạt động văn hóa xoay quanh các lễ hội truyền thống, nghi lễ và các hoạt động văn hóa của di sản văn hóa vật thể được phát triển mạnh mẽ góp phần nâng cao giá trị văn hóa trong đời sống, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

1.2. Nội dung, chủ thể thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể

Thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk - 4

1.2.1. Nội dung thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể

1.2.1.1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch chính sách phát triển bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá vật thể

Chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá được hiểu là tổng thể những nguyên tắc thể hiện tư tưởng chủ đạo của Nhà nước về đường lối, phương hướng xây dựng và phát triển nền văn hoá. Chính sách văn hoá đặt ra các nguyên tắc chung của sự nghiệp phát triển văn hoá phù hợp với mục tiêu phát triển văn hoá chung của đất nước. Các chính sách phát triển bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá hiện nay có thể kể đến: sáng tạo các giá trị văn hoá; bảo tồn, phát huy tài sản văn hoá; phát triển văn hoá cơ sở; giao lưu văn hoá quốc tế; hiện đại hoá kỹ thuật và


phương thức sản xuất, phân phối sản phẩm văn hoá; đào tạo, phát triển đội ngũ trí thức, văn nghệ sỹ; đảm bảo ngân sách, điều kiện pháp lý cho phát triển văn hoá; nâng cao tính tự quản và phân cấp quản lý văn hoá... Chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về văn hoá song chính sách văn hoá không thể thay thế pháp luật. Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật về văn hoá nhằm phát huy tác dụng của văn hoá tới sự hình thành nhân cách, nâng cao chất hượng cuộc sống tinh thần của con người.

1.2.1.2. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hoá

Cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về văn hoá là Chính phủ; Bộ văn hoá, thể thao và du lịch (cấp trung ương); UBND là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hoá trong địa phương mình theo quy định của pháp luật. Hoạt động này bao gồm các công việc như đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; xây dựng và chỉ đạo quy hoạch, kế hoạch; ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp quy; hướng dẫn, tuyên truyền; thẩm định; cấp giấy phép, giấy chứng nhận… Đây là những hoạt động trên thực tế để thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về văn hoá theo mục đích và nhiệm vụ đã đặt ra. Ngoài ra, hoạt động đầu tư tài chính cho văn hoá cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Trong đầu tư tài chính cho văn hoá, xuất phát từ vấn đề quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực nên nhà nước chú trọng đầu tư ngân sách cho giáo dục. Đẩu tư cho hoạt động văn hoá với tư cách là đầu tư cho hoạt động sản xuất cần được tính toán đến hiệu quả, cần xem văn hoá cũng làm ra lợi nhuận cho nhà nước, cho nhân dân, đồng thời cũng cần tận dụng cơ chế thị trường cho sự phát triển văn hoá đúng hướng.

1.2.1.3. Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di sản văn hoá vật thể

Cần phải tuyển dụng những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo đúng ngành, đúng nghề, có phẩm chất đạo đức, có lòng yêu nghề, nhiệt tình với công việc. Đặc biệt là trong công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa đòi


hỏi rất lớn sự say mê và nhiệt tình với công việc. Việc quản lý và sử dụng cán bộ để đạt hiệu quả cao, đòi hỏi các cấp lãnh đạo phải đưa ra các quy định, quy chế đối với cán bộ công chức, đồng thời phân công trách nhiệm rò ràng, tránh chồng chéo làm giảm hiệu quả công việc.

Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá H thật sự tâm huyết, có trình độ, năng lực chuyên môn. Đào tạo, đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật về di sản văn hoá cho đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa thông tin; đội ngũ quản lý, bảo vệ và tổ chức hoạt động tại các di tích; có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với những người trực tiếp làm công tác quản lý và bảo vệ di tích; tuyển chọn, xây dựng, đào tạo đội ngũ thuyết minh viên điểm tại các di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng; trước hết là tại các địa điểm di tích có khả năng khai thác phục vụ du lịch.

1.2.1.4. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá vật thể

Huy động các nguồn lực xã hội, đồng thời đầu tư thỏa đáng cho hoạt động tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di sản. Tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước cho hoạt động bảo tồn di sản văn hóa, nhất là tập trung đầu tư cho việc bảo vệ và phát huy các di sản đã được ghi danh ở tầm quốc tế và quốc gia cũng như những di sản có nguy cơ xuống cấp và mai một.

1.2.1.5. Tổ chức, chỉ đạo khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá vật thể

Các cơ quan nhà nước cần làm tốt công tác thi đua, khen thưởng, động viên kịp thời các tổ chức, cá nhân có đóng góp hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước đối với các di tích lịch sử văn hóa. Các địa phương cần tăng quản lý nhà nước đối với di sản văn hoá, kiên quyết xử lý các vi phạm làm tổn hại tới di sản văn hoá, tập trung giải quyết dứt điểm và có trọng điểm những vụ việc vi phạm, lấn chiếm di sản đã kéo dài nhiều năm.

1.2.1.6. Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá vật thể


Với nguồn ngân sách hạn hẹp trong nước, việc tranh thủ các nguồn đầu tư từ các chương trình và dự án viện trợ của các chính phủ, các tổ chức quốc tế là rất cần thiết. Trong thời kỳ bao cấp, các dự án chủ yếu là viện trợ không hoàn lại, qua đầu tư trang thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong thời kỳ Đổi mới, nhất là những năm gần đây các viện trợ ODA hay các dự án hợp tác chủ yếu là cho việc phát triển chính sách, nâng cao năng lực, trao đổi văn hoá.., góp phần vào việc bổ sung nguồn ngân sách chung cho toàn ngành, qua đó phát triển được sự nghiệp văn hóa cũng như nâng cao kiến thức, kinh nghiệm hợp tác văn hoá quốc tế. Chẳng hạn trong năm 1999-2005 nước ta đã thu hút được một nguồn đầu tư đáng kể cho các hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc.

1.2.1.7. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hoá vật thể

Luật Di sản quy định nội dung, nhiệm vụ của thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hoá vật thể như sau:

- Thanh tra việc chấp hành pháp luật về di sản văn hoá;

- Thanh tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;

- Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm pháp luật về di sản văn hoá;

- Tiếp nhận và kiến nghị việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về di sản văn hoá;

- Kiến nghị các biện pháp để bảo đảm thi hành pháp luật về di sản văn hoá.

Để công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý di sản văn hóa có hiệu lực Luật Di sản văn hóa cũng quy định rò quyền hạn của người dân trong việc giám sát các hoạt động quản lý di sản, cụ thể là:

- Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc thi hành pháp luật về di sản văn hoá.


- Cá nhân có quyền tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về di sản văn hoá với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Việc giám sát các hoạt động quản lý di sản văn hóa có thể thông qua hình thức phê duyệt các dự án liên quan đến bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa, kiểm tra tiến độ và quy trình thực hiện các dự án đó. Đặc biệt cần phát huy cao độ sự giám sát cuả người dân ở cộng đồng nơi có di sản văn hóa.

1.2.2. Chủ thể thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể

- Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích có trách nhiệm bảo vệ di tích đó; trong trường hợp phát hiện di tích bị lấn chiếm, huỷ hoại hoặc có nguy cơ bị huỷ hoại phải kịp thời có biện pháp ngăn chặn và thông báo cho cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp, Uỷ ban nhân dân địa phương hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá - thông tin nơi gần nhất.

- Uỷ ban nhân dân địa phương hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá - thông tin khi nhận được thông báo về di tích bị huỷ hoại hoặc có nguy cơ bị huỷ hoại phải kịp thời áp dụng các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ và báo cáo ngay với cơ quan cấp trên trực tiếp.

- Bộ Văn hoá - Thông tin khi nhận được thông báo về di tích bị huỷ hoại hoặc có nguy cơ bị huỷ hoại phải kịp thời chỉ đạo và hướng dẫn cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương, chủ sở hữu di tích áp dụng ngay các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ; đối với di tích quốc gia đặc biệt phải báo cáo với Thủ tướng Chính phủ.

1.2.3. Các bước tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể

1.2.3.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể

Trong xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách xác định được các nội dung, nhiệm vụ để tổ chức điều hành, cung cấp nguồn nhân lực cho việc thực hiện chính sách, kế hoạch được hợp lý đúng thời gian.


Kế hoạch triển khai thực thi chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa được xây dựng trước khi đưa chính sách vào cuộc sống phải tuân thủ những nội dung cơ bản sau:

- Tổ chức điều hành: Các cơ quan chủ trì và phối hợp để triển khai thực hiện đánh giá số lượng và chất lượng nguồn nhân lực để bố trí tham gia vào thực thi chính sách ...

- Dự kiến các nguồn lực: Gồm các thành phần như tài chính, cơ sở vật chất, nhân lực, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật ...

1.2.3.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể

Việc phổ biến tuyên truyền chính sách tốt giúp cho các đối tượng chính sách và mọi người dân tham gia thực thi hiểu rò về mục đích, yêu cầu của chính sách; về tính đúng đắn của chính sách trong điều kiện hoàn cảnh nhất định và về tính khả thi của chính sách. Do vậy công tác tuyên truyền, phổ biến quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa đến nhân dân để tạo sự đồng thuận về bảo tồn văn hóa trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Tổ chức các cuộc họp báo tuyên truyền chính sách cho các cơ quan thông tin đại chúng, công chức và viên chức làm công tác tuyên truyền; xây dựng văn bản hướng dẫn phổ biến cụ thể việc thực hiện chính sách gửi cho các cơ quan, đơn vị để họ tự nghiên cứu xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách. Ngoài ra, có thể tuyên truyền bằng cách đăng tải trên các báo, tạp chí, trang thông tin điện tử để các đối tượng được thụ hưởng chính sách và mọi người dân biết để thực hiện.

1.2.3.3. Xác định trách nhiệm và phân công phối hợp thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể

Chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa muốn tổ chức thực thi có hiệu quả phải tiến hành phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền địa phương. Việc thành công của một chính sách do nhiều yếu tố cấu thành. Do đó, để cho việc thực thi chính sách thực hiện được đúng mục tiêu quản lý thì cần phải phối hợp các yếu tố, bộ phận, đối tượng tác động và liên quan.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022