Cơ Sở Lý Luận Về Thực Hiện Chính Sách Bảo Tồn Và Phát Huy Giá Trị Văn Hóa Phi Vật Thể.

đồng/bản/năm theo chính sách của tỉnh, các đội văn nghệ đã kêu gọi xã hội hóa, huy động nhân dân đóng góp để duy trì hoạt động, tham gia biểu diễn giao lưu, liên hoan, hội thi, hội diễn. Nhờ đó, phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng của tỉnh phát triển mạnh, là môi trường tốt để bảo tồn những điệu múa, dân ca, nhạc cụ truyền thống, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân và tổ chức phục vụ khách du lịch. [http://www.vhttdlsonla.gov.vn ]

Trương Bi, Bùi Minh Vũ (2009), trong công trình Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các dân tộc Êđê, Mnông, trên cơ sở đặc trưng văn hóa của người Êđê, Mnông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, các tác giả đã cho thấy việc cần thiết phải bảo tồn, phát huy di sản văn hóa của dân tộc Êđê, Mnông đặc biệt là di sản VHPVT không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên – đã được UNESCO công nhận là Di sản VHPVT đại diện của nhân loại [6].

Năm 2016, Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên phối hợp với Cơ quan đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Đà Nẵng đã tổ chức Hội thảo “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các DTTS tại chỗ vùng Tây Nguyên”. Hội thảo đã nhận được nhiều bài tham luận liên quan đến thực trạng văn hóa của các DTTS và vấn đề bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của Tây Nguyên. Các tác giả như Trương Quốc Bình, H’Lim, Bùi Minh Đạo,… đã quan tâm đến các chính sách bảo tồn văn hóa và đưa ra một số vấn đề tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện chính sách này đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của các dân tộc ở Tây Nguyên nói chung [54].

Nghiên cứu của tác giả Mã Thị Hạnh (2016), Giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá của dân tộc Mnông ở huyện Lăk hiện nay đã tập trung nhấn mạnh về công tác giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của tộc người Mnông ở huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk [23].

Ngay trong đầu năm 2021, Trong khuôn khổ chương trình Hội thảo Triển khai thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải miền Trung do Hội đồng Dân tộc, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội phối hợp với Ủy ban Dân tộc và Tỉnh ủy Đắk Lắk tổ chức ngày 13/01 tại Đắk Lắk; ngoài thảo luận, bàn

giải pháp triển khai thưc hiện Chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi, các đại biểu đặc biệt quan tâm đến nội dung bảo tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Ngay trong bài phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh: Tây Nguyên là trung tâm giao thoa nhiều nguồn văn hóa, đồng bào các dân tộc bao đời nay đã sưu tầm và giữ gìn các giá rị văn hóa đặc sắc như: sử thi, thơ ca, múa, cồng chiêng…. Đó là tinh hoa văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo riêng có của Tây Nguyên. Mỗi chúng ta phải có trách nhiệm cùng đồng bào Tây Nguyên giữ gìn những giá trị văn hóa rất riêng đó,… Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị, Hội thảo cần bàn kỹ về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa Tây Nguyên để có những chương trình cụ thể nhằm tiếp tục giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên; bảo tồn không gian văn hóa Tây Nguyên gắn với phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh chính trị.[ https://baodantoc.vn, ngày 13/01/2021]

Tác giả Lê Thọ Quốc và Nguyễn Chí Ngàn trong nghiên cứu ”Vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tinh thần trong các cộng đồng tái định cư ở vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ hiện nay” đã phân tích:

Miền Trung Việt Nam đang có những bước chuyển mình về kinh tế với việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước trên nhiều lĩnh vực ngày một tăng. Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ với những trung tâm phát triển như Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định đã tạo nên một nền móng khá vững trong chiến lược phát triển kinh tế vùng và bước đầu có những tác động, hiệu quả thiết thực trong đời sống cư dân. Tuy nhiên, những chuyển biến này đã gây nhiều xáo trộn đối với các cộng đồng cư dân sinh sống ở đây và việc tái định cư đã, đang đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu. Trong đó, vấn đề thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tinh thần trong các cộng đồng tái định cư ở các vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được đặc biệt chú ý bên cạnh việc đảm bảo kinh tế, ổn định đời sống của cư dân trên vùng đất mới. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Cho nên, việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy văn hóa luôn có sứ mệnh quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đời sống các cộng đồng cư dân tái định cư. Mặt

khác, phát triển và quản lý xã hội luôn lấy các thành tố kinh tế, văn hóa và chỉ số phát triển con người (HDI) làm thước đo chuẩn mực trong chiến lược phát triển bền vững. Từ mối quan hệ này, các giá trị văn hóa tinh thần lẫn vật chất nếu được bảo tồn và phát huy tốt sẽ tạo nên diện mạo mới trong đời sống cho mỗi cộng đồng. Hơn nữa, nếu vận dụng một cách hiệu quả sẽ phát huy được tác dụng của nó trong việc phục hồi các di sản văn hóa không riêng ở những bộ phận tái định cư mà còn làm giàu thêm văn hóa dân tộc trước những tác động của xu hướng toàn cầu hiện nay. [38, tr.41- 42]

Tác giả Vũ Tuấn Hưng trong Đề tài khoa học cấp Nhà nước: “Bảo tồn và phát triển tài sản trí tuệ vùng Tây Nguyên trong bối cảnh hội nhập mới” được phân tích, đánh giá dưới góc độ nhìn nhận vai trò của các tài sản trí tuệ là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy cho sự phát triển bền vững của cộng đồng dân cư các đồng bào dân tộc thiểu số của Tây Nguyên cũng như trong mối quan hệ biện chứng giữa bảo tồn và phát triển, phát triển nhằm bảo tồn, và bảo tồn để phát triển. Nghiên cứu đã chỉ ra: Tây Nguyên là một vùng có nhiều tiềm năng về tài sản trí tuệ, trong đó, đặc biệt là các tài sản trí tuệ gắn với văn hóa bản địa, tri thức truyền thống và vô vàn sản phẩm đặc trưng Tây Nguyên. Nhóm tác giả cũng đã đánh giá những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của của nó trong việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển tài sản trí tuệ vùng Tây Nguyên. Trên cơ sở đó, các tác giả đề xuất quan điểm, định hướng, giải pháp chính sách cho bảo tồn và phát triển tài sản trí tuệ vùng Tây Nguyên trong bối cảnh hội nhập quốc tế mới [27].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.

Tác giả Nguyễn Duy Thụy (Chủ nhiệm) (2018) trong Đề tài cấp Bộ với tiêu đề: “An sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ tỉnh Đắk Lắk hiện nay”, đã chỉ rò trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Đắk Lắc, Nhà nước cần quan tâm thực hiện các chính sách an sinh xã hội; trong đó có việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số. Để thực hiện được các mục tiêu này thì công tác tổ chức thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể cần được sự quan tâm của các cấp các ngành và các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương; góp phần bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân

tộc thiểu số; góp phần vào công tác thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở những vùng khó khăn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay [44].

Thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk - 3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích

Trên cơ sở hệ thống hoá cơ sở lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk trong những năm tới.

3.2. Nhiệm vụ

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể.

- Phân tích đánh giá thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk.

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Thực hiện Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc.

- Phạm vi không gian: Huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk.

- Phạm vi thời gian: Từ 2018 đến 2020.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cách tiếp cận

Luận văn vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và dựa trên quan điểm của Đảng, Nhà nước về vấn đề chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi

vật thể nói chung, thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc nói riêng.

5.2. Câu hỏi nghiên cứu

- Những vấn đề lý luận về chính sách đối với Di sản văn hóa phi vật thể là gì?

- Thực trạng ban hành và thực hiện chính sách đối với Di sản văn hóa phi vật thể tại huyện Krông Pắc hiện nay được thực hiện như thế nào? Có được kết quả như thế nào so với mục tiêu chính sách đề ra chưa?

- Giải pháp như thế nào nhằm đổi mới, hoàn thiện thực hiện chính sách về Di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc.

5.3. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nhiều phương pháp khác.

- Phương pháp định tính: Thực hiện phỏng vấn sâu 20người gồm: các cụ cao niên, các nhà nghiên cứu lịch sử - văn hóa Huyện Krông Pắc, hội viên Hội Bảo tồn dân ca huyện Krông Pắc, hội viên Hội Di sản văn hóa huyện Krông Pắc, cán bộ làm công tác văn hóa từ cơ sở đến huyện, cán bộ bảo tàng tỉnh, chuyên viên văn xã văn phòng UBND huyện.

- Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng phương pháp thống kê.

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành trong khoa học xã hội:

Bao gồm chính sách công, kinh tế học, xã hội học, chính trị học, nhân học, văn hóa học… để phân tích, tổng hợp, làm nổi bật được vấn đề nghiên cứu.

- Phương pháp tổng hợp, thu thập số liệu:

+ Các văn bản: Nghị quyết, chỉ thị của Đảng; chính sách của Nhà nước về Di sản văn hóa phi vật thể.

+ Số liệu thứ cấp: Các số liệu về tên, địa chỉ các di sản văn hóa phi vật thể tại huyện Krông Pắc.

+ Số liệu sơ cấp: Tác giả luận văn tự thu thập thông tin qua điều tra thực tế tại các địa chỉ có di sản, tư liệu tại Phòng Văn hóa và Thông tin huyện, Hội Bảo tồn dân ca huyện Krông Pắc và Hội Di sản văn hóa Krông Pắc,

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể; vận dụng lý thuyết về chính sách công để đánh giá việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể ở cấp quận/huyện.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Đánh giá mặt đạt được và chưa được thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể tại huyện Krông Pắc hiện nay.

- Từ thực tiễn đề xuất, khuyến nghị bổ sung, hoàn thiện thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể tại huyện Krông Pắc để di sản phi vật thể được phát huy giá trị, tiềm năng vốn có của nó, đưa di sản văn hóa phi vật thể là nét truyền thống văn hóa đặc sắc của vùng miền, địa phương đặc biệt là đối với huyện Krông Pắc. Đây có thể là tư liệu cho các nhà quản lý văn hóa ở địa phương tham khảo.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn có 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể.

Chương 2. Thực trạng việcthực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bànhuyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk.

Chương 3. Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bànhuyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

1.1. Một số khái niệm liên quan

1.1.1. Khái niệm Chính sách công

Ở các nước phát triển và các tổ chức kinh tế quốc tế, thuật ngữ “Chính sách công” được sử dụng rất phổ biến. Có thể nêu ra một số quan niệm sau:

Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của một nhà chính trị hay một nhóm các nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn các mục tiêu và các giải pháp để đạt các mục tiêu đó (William Jenkin, 1978). [University Press, 1995, p.5]

Chính sách công là một tập hợp các quyết định liên quan với nhau do Nhà nước ban hành, bao gồm các mục tiêu và giải pháp để giải quyết một vấn đề công nhằm đạt được các mục tiêu phát triển [41, tr.10].

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa...” [47, tr.475]

Chính sách công là một quá trình hành động hoặc không hành động của chính quyền để đáp lại một vấn đề công cộng. Nó được kết hợp với các cách thức và mục tiêu chính sách đã được chấp thuận một cách chính thức, cũng như các quy định và thông lệ của các cơ quan chức năng thực hiện những chương trình (Kraft and Furlong, 2004). [56, tr.1-9]

Tác giả Nguyễn Hữu Hải định nghĩa chính sách công có thể được nhìn nhận như sau:

Trước hết, là một chính sách của nhà nước, của chính phủ (do nhà nước, do chính phủ đưa ra), là một bộ phận thuộc chính sách kinh tế và chính sách nói chung của mỗi nước.

Thứ hai, về mặt kinh tế, chính sách công phản ánh và thể hiện hoạt động cũng như quản lý đối với khu vực công, phản ánh việc đảm bảo hàng hóa, dịch vụ công cộng cho nền kinh tế.

Thứ ba, là một công cụ quản lý của nhà nước, được nhà nước sử dụng để: Khuyến khích việc sản xuất, đảm bảo hàng hóa, dịch vụ công cho nền kinh tế, khuyến khích cả với khu vực công và cả với khu vực tư; Quản lý nguồn lực công một cách hiệu quả, hiệu lực, thiết thực đối với cả kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường, cả trong ngắn hạn lẫn trong dài hạn. Nói cách khác chính sách công là một trong những căn cứ đo lường năng lực hoạch định chính sách, xác định mục tiêu, căn cứ kiểm tra, đánh giá, xác định trách nhiệm trong việc sử dụng nguồn lực công như ngân sách nhà nước, tài sản công, tài nguyên đất nước. [17, tr.14]

Tác giả Hồ Việt Hạnh đưa ra khái niệm về chính sách công như sau: “Chính sách công là những quyết định của chủ thể được trao quyền lực công nhằm giải quyết những vấn đề vì lợi ích chung của cộng đồng” [22, tr.3-6.]. Đây là khái niệm chung nhất liên quan đến chính sách công và tác giả luận văn đồng tình sử dụng khái niệm này.

Tác giả Nguyễn Khắc Bình đưa ra khái niệm về chính sách công như sau: “Chính sách công là hoạt động mà chính phủ chọn thực hiện hoặc không thực hiện để điều hòa các xung đột trong xã hội nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng nhất định”.[5]

1.1.2. Khái niệm thực hiện chính sách công

Tác giả Nguyễn Khắc Bình đã định nghĩa về thực hiện chính sách công như sau:

Thực hiện chính sách là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể trong chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lí nhằm đạt được mục tiêu định hướng của Nhà nước.

Trong nghiên cứu này, người viết theo quan điểm của tác giả Nguyễn Khắc Bình để phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể tại huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk.

1.1.3. Khái niệm Chính sách văn hóa

Chính sách văn hóa là tổng thể các nguyên tắc hoạt động, các cách thực hành, các phương pháp quản lý hành chính và phương pháp ngân sách của Nhà nước dùng làm cơ sở cho các hoạt động văn hóa nghệ thuật (UNESCO).

Xem tất cả 85 trang.

Ngày đăng: 23/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí