Tuổi Cây, Số Lá Và Mật Độ Cây Trồng Trong Vườn Ươm

b. Cày, bừa, phơi đất

Đất trồng rau phải cày sâu để tăng chiều dầy tầng canh tác, phá vỡ lớp đất đế cày, cải thiện kết cấu đất, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, chôn vùi phân bón, dư thừa thực vật, cỏ dại. Tùy theo loại đất mà có thể cày sâu hay cạn, cày sâu từ 15-20cm thường đủ cho rau. Đối với rau ăn củ cần cày sâu 30 - 40 cm. Sau khi cày phải bừa hay cuốc đất nhỏ để đất tơi, mịn, bằng phẳng. Nếu trồng rau trên đất lúa thì bệnh héo vi khuẩn và cỏ dại ít gây hại vì đất đã được ngập nước một thời gian, tuy nhiên việc sửa soạn đất gặp nhiều trở ngại vì đất bị dẽ sau mùa trồng lúa. Đối với đất này làm đất bằng len tiện lợi hơn cuốc, xắn đất thành từng lát mỏng và ốp vào nhau thành luống để đất thông thoáng hơn.

Cày bừa đất thuận lợi khi đất không quá khô cũng như quá ướt, do đó làm đất khi có độ ẩm đất thích hợp có thể từ 30 – 40%.

Phơi ải là biện pháp áp dụng trước khi sửa soạn đất để diệt cỏ dại, mầm bệnh, làm đất khô ráo, thoáng khí dễ làm hơn, thời gian phơi ải có thể từ 10-15 ngày. Nhiều nơi còn ung đất hay đốt đất trước khi cuốc xới, lên líp. Biện pháp này chỉ có tác dụng khử mầm sâu bệnh trên bề mặt đất; tuy nhiên đốt đất có thể gây mất đạm và làm chuyển hóa đạm thành khí ammoniac độc. Do đó chỉ nên gieo hạt hay trồng cây 3 -4 ngày sau khi đốt đất để khí độc hoàn toàn thoát khỏi đất.

c. Lên luống

Lên luống để đất được thoát nước, tạo điều kiện cho rễ phát triển tốt và chăm sóc thuận tiện. Khi làm luống không nên băm đất quá nhỏ làm lấp hết các khoảng trống cần thiết chứa không khí, đất dễ bị hồ mặt, lè. Luống yêu cầu phải ngay thẳng, rãnh giữa 2 luống không chiếm quá nhiều ảnh hưởng đến diện tích trồng trọt. Có nhiều kiểu làm luống khác nhau tùy theo tính chất đất, thời vụ và loại cây trồng.


Luống bằng Luống chìm

Luống mui luyện


Luống vồng


Hình 3.1 Các kiểu luống rau

Luống bằng: mặt luống bằng và cao hơn mặt đất, là kiểu luống trồng rau phổ biến nhất.

Luống chìm: mặt luống bằng và thấp hơn mặt đất để giữ nước và phân. Kiểu luống này áp dụng trên đất đồi gò, có sa cấu nhẹ hay trồng các loại rau ưa nước trong mùa khô.

Luống mui luyện: ở giữa luống cao, 2 bên mép luống thấp dần. Kiểu luống này áp dụng ở những nơi mưa nhiều, đất thoát nước kém.

Luống vồng: luống cao, mặt luống hẹp, hình cong bán nguyệt, kiểu luống

áp dụng trồng rau ăn củ.

Luống thường rộng từ 0,8 – 1,5m và dài từ 7 – 12m tùy khu đất trồng. Luống rộng 1,2 – 1,5m áp dụng ở những vùng đất cao ráo, ít mưa hay trồng các loại rau ít chăm sóc, có hình thái nhỏ như rau thơm, rau muống, cải cúc hay trồng nhiều hàng trên luống như cải xanh, cải ngọt, xà lách…Luống rộng 0,8 – 1,2m áp dụng ở các vùng đất thấp, mưa nhiều, trồng rau có hình thái lớn, phân cành nhiều, trồng 1 hay 2 hàng trên luống.

Chiều cao luống thay đổi từ 10 – 40cm tùy thới vụ và tính chất đất. Mùa khô hay những nơi ít mưa, cao ráo dễ thoát nước, đất có cơ cấu nhẹ nên làm luống thấp khoảng 10–15 cm. Mùa mưa hay trên đất nặng hoặc trồng rau ăn củ cần lên luống cao 20 – 40cm.

Để rau có điều kiện hứng đủ ánh sáng cần chú ý làm luống theo hướng Đông Tây.

* Mật độ và khoảng cách trồng

Tùy theo loại rau và nhu cầu dinh dưỡng của từng loại mà bố trí mật độ và khoảng cách phù hợp.

* Phương pháp trồng

a. Ưu, khuyết điểm:

Áp dụng cấy đối với các loại rau có hạt nhỏ, hạt mọc chậm trong giai đoạn đầu, rễ có khả năng tái sinh mạnh sau khi cấy như cây họ cải, cà chua, ớt, cà tím, hành tây, xà lách cuộn. cấy có những thuận lợi:

- Tiêt kiệm hạt giống 2-5 lần so với gieo thẳng, nên thường áp dụng gieo cấy cho hạt giống F1.

- Rút ngắn thời gian trồng ngoài đồng nên nhẹ công chăm sóc

- Cây cấy cho thu hoạch sớm và sản lượng thường cao hơn gieo thẳng Tuy nhiên phương pháp cấy cũng có một số khuyết điểm như:

- Cây cấy có rễ ăn cạn hơn cây trồng thẳng, nên khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường kém hơn, cần chăm sóc nhiều hơn khi trồng

- Cấy tốn công lao động nhiều hơn so với gieo thẳng và làm tăng giá thành sản phẩm cao hơn, nhưng sản lượng cao sẽ trang trải cho chi phí sản xuất. Cấy thường khó áp dụng cho diện tích trồng lớn và nơi khan hiếm lao động.

b. Tuổi, diện tích, dinh dưỡng và mật độ cây con

Tuổi cây con là số ngày từ lúc gieo hay lúc cây mọc mầm đến khi cây đem cấy ra đồng. Tuổi cây thay đổi tùy giống, tốc độ sinh trưởng và điều kiện thời tiết. Nếu cấy sớm cây còn non chống chịu kém nên dễ chết, nếu cấy muộn cây già, phát triển kém do đó năng suất kém. Thường tuổi cấy cây con các loại rau chiếm không quá 1/5 – ¼ toàn bộ thời gian cho thu hoạch của nó.

Trong thời gian ở vườn ương cây con lớn lên về số lá và diện tích lá, bộ rễ phát triển đòi hỏi diện tích dinh dưỡng nhất định để phát triển, do đó cần chú ý mật độ cây trồng trong vườn ương sao cho đảm bảo cây con tăng trưởng tốt cho đến khi cấy.

Cây con tốt phải mang đặc điểm cơ bản của giống, đúng tuổi, cây to, mập, khỏe, cứng, rễ thẳng, không sâu bệnh hoặc giập nát.

Bảng 3.4 Tuổi cây, số lá và mật độ cây trồng trong vườn ươm

Hoa màu

Tuổi cấy (ngày)

Số lá

Mật độ (cây/m2)

Cải ngọt, cải xanh

15-20

3-4

300-400

Cải bẹ dún

20-25

4-5

250-300

Cải dưa

20-25

4-5

250-300

Cải bắp

25-30

5-6

200-250

Cà chua

18-21

5-6

300-350

Hành tây

40-50

5-6

800-1000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 65 trang tài liệu này.

Cây rau Nghề Bảo vệ thực vật - Cao đẳng Phần 1 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 6

c. Phương pháp chuẩn bị cây con

- Cây con cấy một lần: hạt giống được gieo trên liếp ương và giữ gìn chăm sóc đến khi cấy ra ruộng sản xuất.

- Cây con cấy 2 lần: hạt được gieo thật dày trên diện tích nhỏ, khi cây có 1-2 lá thật nhổ ra cấy vào liếp ương hay bầu đất để cây phát triển tốt trước khi cấy ra đồng. Cách này tiết kiệm hạt giống, vì không phải tỉa bớt cây khi gieo dầy, có khả năng lựa chọn cây con tốt cho sản xuất, cây con có điều kiện tăng trưởng thích hợp, có khả năng bảo vệ cây mọc mầm tốt hơn trong điều kiện thời tiết không thích hợp. Khuyết điểm của phương pháp này là tốn thêm công lao động. Để chuẩn bị đủ cây cấy cho 1ha phải tốn thêm từ 8-30 công.

Khi nhổ cây con đem cấy cần giữ cây trong mát và tưới đẫm để cây chống ra rễ

- Cây con trong bầu: là phương pháp tốt nhất tránh cây con không bị đứt rễ khi cấy và mau phục hồi. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa của nước ta, sửa soạn cây con trong bầu làm giảm tỉ lệ hao hụt khi gieo trồng vụ sớm, giúp cây mau bén rễ, tỷ lệ sống cao sau khi cấy, đỡ công tưới nước và trồng dặm trong mùa khô, giúp cây con tăng trưởng nhanh hơn gieo ở liếp ương 5-7 ngày và tiết kiệm được hạt giống. Tuy nhiên sửa soạn cây trong bầu tốn nhiều công lao động làm bầu và vận chuyển bầu đất khi cấy.

d. Cách trồng

- Trồng rễ trần (trơ rễ): nhổ cây con từ liếp ương không mang theo đất. Phương pháp này thực hiện nhanh, đỡ công vận chuyển nhưng nếu gặp nhiệt độ cao, cây lâu hồi phục, tỷ lệ chết cao, tốn nhiều công tưới nước khi cấy.

- Trồng bầu: bứng cây con từ liếp ương có mang theo bầu đất. Phương pháp này tốn công nhưng khắc phục được nhược điểm của phương pháp trồng rễ

trần.

Nên cấy cây lúc trời mát hay buổi chiều, sau đó tưới đẫm và che mát vài ba

ngày cho cây mau phục hồi.

e. Mật độ, khoảng cách trồng

Mỗi cây khi trồng chiếm giữ một khối lượng đất và khoảng không gian nhất định, nhờ đó rễ và lá thu hút được các chất dinh dưỡng cần thiết. Nếu chiếu phần không gian và khối lượng đất mà cây chiếm giữ lên bề mặt đất ta có diện tích dinh dưỡng mỗi cây. Diện tích dinh dưỡng của cây quyết định năng suất các cá thể trong quần thể, do đó sản lượng trên diện tích tăng nếu sản lượng các cá thể cao hoặc gia tăng số cá thể trên diện tích. Diện tích dinh dưỡng liên quan đến mật độ trồng, xác định mật độ thích hợp cho mỗi loại cây là biện pháp kỹ thuật tăng năng suất và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Có 3 cách tính diện tích dinh dưỡng tùy theo cách bố trí cây trồng:

- Nếu trồng cây theo hình vuông hay hình chữ nhật như khi trồng ớt, cà tím, đậu lùn,.. diện tích dinh dưỡng được tính:

A x D D = -----------

n

A : khoảng cách hàng D : khoảng cách cây

n = số cây/lỗ


TD: Gieo đậu với khoảng cách hàng 40cm, khoảng cách cây 20 cm, mỗi lỗ tỉa chừa 2 cây, như vậy diện tích dinh dưỡng của cây đậu là:

40 x 20

D = ------------ = 400 cm2 2

Nếu trồng cây trên liếp, diện tích dinh dưỡng được tính theo công thức:



Với:

L + A (n - 1) x B

D = ----------------------- N

L:khoảng cách hàng giữa 2 liếp A: khoảng cách hàng trên liếp B: khoảng cách cây trên hàng N: số hàng cây/liếp

TD: Trên liếp rộng 1,2 m, rãnh giữa 2 liếp rộng 40 cm2, cấy 5 hàng cải củ cách nhau:

80 + 20cm (5-1) x 15 cm

D = ------------------------------ = 480 cm2

5

DT trồng trọt Mật độ cây = ----------------

DT dinh dưỡng

f. Chăm sóc

* Xới đất: xới đất để diệt cỏ, phá váng, cải thiện thành phần không khí trong đất và giữ ẩm độ đất. Xới xáo giữa hàng thường được thực hiện bằng tay 1 hoặc 2 lần trong thời gian canh tác rau. Đối với cây con rễ phân bố hẹp, có thể xới gần cây và xới sâu, khi cây đã lớn hoặc rau có rễ phân nhánh mạnh, rễ ăn lan rộng phải xới xa cây để tránh đứt rễ và làm cây suy yếu.

* Vun đất: là thêm phần đất xốp vào nơi gốc cây, giúp cây khỏi đổ ngã và tăng cường khả năng tiếp xúc của bộ rễ với đất, tạo điều kiện cho rễ bất định trên gốc thân phát triển. Đất được vun thành hàng, mỗi lần vun cao 8-15cm. Có thể thực hiện vun gốc 2,3 lần trong thời gian canh tác. Vun gốc trên đất có ẩm độ cao, thừa nước giúp đất được thoáng và thoát nước tốt. Kỹ thuật vun gốc đặc biệt quan trọng trên một số loại rau như hành lá, măng tây, măng tre,…để giữ cho chồi thân được trắng, không hóa xơ.

* Diệt cỏ: nếu trên 1m2 có 100-200 cây cỏ thì một mùa đất mất khoảng 150-40- 150 kg NPK/ha. Như vậy nếu không diệt cỏ sản phẩm thu được sẽ kém. Có nhiều phương pháp diệt cỏ, đối với cây rau phương pháp thông thường là làm cỏ bằng tay và xịt thuốc hóa học. Khi làm cỏ bằng tay cần chú ý:

- Phải nhổ cỏ sạch gốc

- Chỉ làm cỏ khi đất khô ráo

- Nên làm cỏ trước khi cỏ trổ bông

- Không làm hư hại rau trồng trong quá trình làm cỏ

- Sau khi làm cỏ ngưng tưới nước 1-2 ngày để tránh rễ cỏ mọc mầm lại.

* Tủ đất:giúp giảm bốc thoát hơi nước từ đất, tăng cường ẩm độ đất trong vùng rễ mọc từ 3-6%. Tủ đất còn giúp giữ vững cấu trúc đất, đất không bị đóng váng, không tốn công xới đất, giảm công làm cỏ nếu chất liệu tủ đất là phân ủ, mạt cưa, rơm rạ và hoàn toàn không phải làm cỏ nếu tủ đất bằng giấy bồi hay nilon đen. Các vật liệu hữu cơ sử dụng tủ đất còn phóng thích khí CO2 nằm trên mặt đất,. khi cày đất lượng CO2 dược chôn vùi vào đất giúp cải tạo vật lý đất. Tủ đất kích thích hoạt động của vi sinh vật, việc khoáng hóa được nhanh và NO3- tích lũy nhiều hơn.

ĐBSCL thường tủ đất bằng rơm rạ, gần đây người ta sử dụng plastic để tủ đất trong canh tác cà chua, ớt ngọt, dưa hấu, dưa melon để giữ cho sản phẩm được

sạch, không tiếp xúc với mặt đất, điều hòa nhiệt độ đất và hạn chế thiệt hại bởi một số côn trùng.

* Tỉa cây con: sau khi gieo 7-10 ngày, gieo dặm những chỗ hạt không mọc, hoặc cấy dặm những chỗ cây chết để bảo đảm mật độ. Tỉa cây con tiến hành 10-15 ngày sau khi gieo, các loại cây mọc nhanh tiến hành tỉa sớm khi cây bắt đầu có lá thật thứ nhất, nếu tỉa trễ cây mọc chen chúc, vóng và yếu, sinh trưởng kém sau này. Trên đất sạch cỏ, không sâu bệnh có thể tỉa 1 lần, nếu đất có cỏ tỉa 2 lần, nhổ bỏ những cây mọc dầy, cây xấu. Cần tưới ẩm trước khi tỉa cây để rễ cây con ít bị tổn thương.

* Bón phân

Lượng phân bón cho rau trên đơn vị diện tích thường cao hơn lượng phân bón cho cây lương thực rất nhiều vì rau có thời gian sinh trưởng ngắn và cho năng suất cao. Sự hấp thu chất dinh dưỡng của rau trong các giai đoạn sinh trưởng không giống nhau. Có loại rau hút một lượng lớn chất dinh dưỡng vào giai đoạn cuối gần thu hoạch, do đó để thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng của cây cần kết hợp bón lót và bón thúc nhiều lần. Phân được bón theo nhiều cách :

a. Bón lót

- Vãi phân (broadcast) và cày lấp đất chôn phân trước khi gieo trồng. Các loại phân khó hòa tan như lân, vôi hay phân hữu cơ được bón theo cách này để cung cấp dinh dưỡng từ từ cho cây.

- Bón theo băng rãnh, lấp đất và gieo hạt lên trên (banding)

b. Bón thúc

- Bón thúc vào rãnh ở một bên hay cả 2 bên hàng cây (side dressing)

- Rãi trên mặt hoặc giữa hàng cây các loại phân NPK dễ tiêu, có hiệu quả nhanh khi cây lớn.

Cần bón nhiều lần và phối hợp các cách bón trên tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây và điều kiện ngoại cảnh để có thể bón một lượng lớn phân mà không làm hại rễ, cháy lá, hư cây và hao hụt phân do rửa trôi. Ngoài ra còn có thể tưới hay phun trên lá dung dịch phân nồng độ 2-3% để cung cấp nhanh chất dinh dưỡng và tránh hao hụt hoặc cho phân vào đầu nguồn nước khi tưới.

* Kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh

Tưới nước: là một trong những biện pháp chủ yếu đảm bảo năng suất cao mà không lệ thuộc điều kiện thời tiết. Lượng nước tưới tùy thuộc điều kiện đất đai, thời tiết, tuổi cây, đặc tính sinh học, nông học của cây và phương pháp tưới. Trong ngành trồng rau các phương pháp tưới kác nhau được sử dụng phổ biến:

Tưới thùng, gàu (can irrigation): phổ biến nhất trong sản xuất, tưới thùng đơn giản nhưng tốn nhiều công lao động, nước chỉ phân phối cho từng cây

riêng lẻ ở tầng đất mặt làm hạn chế khả năng hút nước và chất dinh dưỡng ở tầng đất sâu và lớp đất mặt dễ bị đóng váng. Tưới thùng 1ha đất nhận khoảng 10-25 m3 nước/lần tưới.

Tưới rãnh (furrow irrigation): cho nước chảy theo rãnh giữa các hàng cây, thấm theo các mao quản đất, lớp đất mặt được giữ nguyên, tơi xốp và thoáng khí. Phương pháp này tốn nhiều nước, mỗi lần tưới cần 500-600 m3 nước/ha và tốn nhiều công làm mương rãnh dẫn nước. Tưới rãnh áp dụng cho rau trồng theo hàng và trên luống như rau cải, cà chua, khoai tây, dưa hấu…và nơi nước có thể tự chảy vào ruộng dễ dàng. Kỹ thuật trồng rau trên luống phủ bạt plastic đi đôi với phương pháp tưới rãnh.

Tưới ngập (corrugation irrigation) luống trồng làm thấp, nước được cho vào ngập rãnh và cả mặt luống. Phương pháp này tốn nhiều nước, cơ cấu đất mặt dễ bị phá vỡ và đất quá ẩm ướt. Tưới ngập chỉ sử dụng trên đất cát, thấm rút nước nhanh.

Tưới phun mưa (spinkler irrigation): dùng máy phun cho nước phân tán trong không gian thành những hạt nhỏ như mưa rơi trên mặt đất. Phương pháp này áp dụng cho những vùng đất cao, đồi núi, đất không bằng phẳng …tưới phun tốt cho cây vì tạo được ẩm độ không khí và đất thích hợp khi tưới, tốn ít nước hơn phương pháp tưới rãnh và tưới ngập nhưng đòi hỏi phải có trang thiết bị, máy móc và tốn vật liệu chạy máy.

Tưới ngầm (subsurface irrigation), tưới nhỏ giọt: dùng hệ thống ống dẫn nước có đục lỗ sẵn theo khoảng cách nhất định, chôn ống vào luống rau khi làm đất đối với tưới ngầm, còn đối với tưới nhỏ giọt thì đặt ống trên mặt liếp. Khi bơm nước tưới vào ống, nước chảy nhỏ giọt ra từ các lỗ hở của ống và cung cấp cho cây. Phương pháp tưới ngầm tiết kiệm được nước nhưng đòi hỏi trang thiết bị tốn kém nên thường sử dụng tưới trong nhà lưới. Hiện nay phương pháp tưới nhỏ giọt kết hợp với màng phủ nông nghiệp trồng rau cũng áp dụng ở nước ta.

* Phòng trừ sâu bệnh

Rất khó đo lường hết được sự thiệt hại của cây do sâu bệnh, tuyến trùng, chim và các động vật khác gây ra. Các dịch hại thường làm giảm năng suất và phẩm chất rau trầm trọng, nếu áp dụng các biện pháp phòng trừ hữu hiệu các đối tượng trên, năng suất hoa màu có thể tăng lên 30%. Chi phí phòng trừ dịch hại thường được bù đắp khi năng suất và phẩm chất rau được bảo vệ.

Phương pháp phòng trị tốt nhất là ngăn chận sự phát triển của côn trùng, sâu bệnh và tạo điều kiện không thuận lợi cho sự phát triển tiếp theo. Những phương pháp thường được áp dụng như:

Phương pháp nông học: ít có tác dụng ngăn chận dịch hại nhưng có

thể làm giảm nguyên nhân gây ra sự lây lan của dịch hại. các biện pháp áp dụng như:

- Khử giống trước khi gieo

- Chọn thời vụ thích hợp cho hoa màu tăng trưởng tốt và tránh mùa bệnh phát triển mạnh.

- Tủ đất với bạt plastic giúp điều hòa nhiệt độ đất, giảm thiệt hại bệnh rễ do vi sinh vật gây ra và xua đuổi một số côn trùng như rầy mềm, bọ trĩ…

- Điều chỉnh tưới và thoát nước hợp lý, tạo ẩm độ đất và không khí thích hợp cho sự phát triển của cây và hạn chế bệnh rễ.

- Bón phân thay đổi pH và nồng độ các chất dinh dưỡng trong đất cũng có tác dụng ngăn ngừa một số bệnh rễ.

- Áp dụng biện pháp canh tác thích hợp như sửa soạn đất tốt, diệt cỏ và dư thừa thực vật sau khi thu hoạch giúp cho việc phòng trị sâu bệnh phá hại trên nhiều loại ký chủ như sâu ăn tạp, ốc sên, bệnh héo cây con do nấm Rhizoctonia solani.

- Luân canh (rotation) để phòng ngừa những bệnh mà mầm bệnh tồn tại 1-2 năm trong đất, diệt các côn trùng đơn thực và không di chuyển đi xa.

- Xen canh (intercropping): các cây trồng khác nhau như cải bắp với cà chua hoặc cần tây, hành tây, đậu cove với cải củ, cà rốt với hành cũng có hiệu quả phòng ngừa một số dịch hại.

- Biện pháp dẫn dụ côn trùng bằng plastic màu vàng và bôi thuốc dẫn dụ để giết các thành trùng

Phương pháp sinh học:

- Sử dụng giống kháng (resistant varieties) là biện pháp mang lại hiệu quả nhất. Việc tạo giống kháng đối với những bệnh mà tính kháng được kiểm sóat bởi 1 gen tương đối khá thành công trên rau. Tuy nhiên ở những bệnh khác do sự ngẫu biến về gen của vi sinh vật và tính kháng không ổn định của các loài ký chủ, thì sự đề kháng của giống trở nên kém hiệu quả. Giống được gọi là chống chịu khi vi sinh vật gây bệnh phát triển và sinh sản chậm trên giống đó. Tính chống chịu thường được kiểm soát bởi đa gen và có khuynh hưpớng thay đổi theo điều kiện môi trường.

Việc tạo giống kháng côn trùng không có nhiều kết quả tốt như tạo giống kháng bệnh. Côn trùng cũng có khuynh hướng thích giống này hơn giống khác nhưng nếu chỉ trồng 1 giống thì dù không thích nhưng côn trùng vẫn ăn. Khả năng kháng côn trùng của giống dường như liên quan đến đặc tính về hình thái của cây và đôi khi là những đặc tính về chất hóa học trong cây.

- Sử dụng thù địch thiên nhiên (predators), vật ký sinh (parasitoids)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2023