Cách Tính Nhu Cầu Nước Tưới Dựa Trên Etc Và Re (Mm) (Wanchana, 1992)

* Yêu cầu ánh sáng của cây rau trong các giai đoạn sinh trưởng khác nhau

Ánh sáng không ảnh hưởng trên sự nẩy mầm của hạt do đó trong giai đoạn nẩy mầm cây không cần áng sáng.

Cây mầm cần phát triển nhanh về rễ và lá, nếu ánh sáng không đủ, cây mầm thiếu dinh dưỡng, vươn dài và chết dần. Khi cây có vài lá có thể chịu đựng cường độ ánh sáng yếu nhưng sự tăng trưởng sẽ yếu đi. Trong thời gian thành lập cơ quan sinh sản, sự mẫn cảm với điều kiện ánh sáng gia tăng, dưới điều kiện chiếu sáng kém việc hình thành và tăng trưởng của cơ quan sinh sản bị kiềm hãm, nụ hoa và trái non dễ rụng.

Yêu cầu ánh sáng giảm dần vào giai đoạn cuối của sự hình thành cơ quan tích lũy. Một số cây vào giai đoạn cuối không cần ánh sáng, TD như cải bông khi bị phơi bông ra nắng sẽ mau nở và xanh, ăn kém ngon, năng suất thấp; vì vậy ở cải bông khi cây có nụ nên dùng lá bên ngoài che hoa lại. Củ cải trắng khi tạo củ phần củ trồi lên khỏi mặt đất dễ bị xanh đầu, cần vun gốc hay trồng dầy để che; bắp của cải thảo, xà lách curon được bao bằng lá bên ngoài để chpo lá trong được trắng nhờ không tiếp xúc với ánh sáng.

2.3 Nước

* Ảnh hưởng của nước

Nước có ý nghĩa rất lớn trong đời sống cây rau. Lượng nước chứa trong rau từ 75-95% , nước chứa trong tất cả các mô cây, giúp cho sự di chuyển các chất dinh dưỡng, tham gia vào tiến trình tổng hợp, điều chỉnh nhiệt độ lá. Nước có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và phẩm chất rau.

Sự thiếu nước cung cấp cho cây đưa đến sự giảm mạnh năng suất, lá bị héo do các khí khổng đóng lại, bế tắt sự trao đổi khí giữa cây và không khí bên ngoài, quang hợp thấp, sinh trưởng khó khăn, cây còi cọc, mô gỗ phát triển nhất là rau ăn lá làm rau cứng, vị đắng, ăn không ngon và giảm phẩm chất.

Nếu thừa nước rau trở nên nhũn nước, chứa ít chất đường và khoáng, các mô mềm yếu làm giảm sức chống đở của cây đối với sâu bệnh hay các điều kiện ngoại cảnh khác.

* Nhu cầu nước của cây rau

Giai đoạn đầu của sự sinh trưởng, lượng nước cần dùng thấp. Khi cây càng lớn, lượng nước yêu cầu càng gia tăng ở phần lớn các hoa màu, lượng nước yêu cầu cao nhất khi cây trổ hoa kết trái và giảm dần cho đến khi thu hoạch sản phẩm. Lượng nước thật sự sử dụng bởi hoa màu hay hệ số bốc thóat hơi nước

ETc có liên quan đến hệ số bốc thoát nước biểu kiến ETo và hệ số hoa màu.

ETc = Kc.ETo

Kc khác nhau tùy hoa màu trồng và giai đoạn sinh trưởng của cây, Kc thường biến động từ 0,3 – 0,35 trong giai đoạn đầu sự tăng trưởng của cây; >1,0 lúc cây tăng trưởng mạnh và sau đó giảm dần đến <1,0.

ETo là lượng nước mất đi từ bốc thoát hơi nước tự do ở cây trong điều kiện cung cấp đủ nước, được đo bằng lysimeter hoặc tính toán trên số liệu bốc thoát hơi nước của đài khí tượng.

Nhu cầu cung cấp nước In (net irrigation requirements) được tính dựa trên hệ số bốc thoát hơi nước ETc và tùy thuộc biến động ẩm độ đất trước và sau khi trồng, lượng nước trong đất, độ chặt của đất và lượng mưa trong suốt quá trình canh tác (Re). Sau dây là một TD về việc tính nhu cầu cung cấp nước của bông vải ở Uganda trong 6 tháng trồng ở 2 vụ sớm và muộn.

Dựa trên cách tính này một loại hoa màu sẽ có nhu cầu nước tưới khác nhau tùy mùa vụ trồng.

Bảng 2.1 Cách tính nhu cầu nước tưới dựa trên ETc và Re (mm) (Wanchana, 1992)


Kc

Etc

In

Kc

ETc

In

5

170

161

0,35

56

0




6

94

153

0,65

99

5




7

122

158

1,05

161

39




8

137

158

1,20

190

53

0,53

55

0

9

104

156

1,05

164

60

0,65

101

0

10

91

161

0,65

105

14

1,05

169

78

11

61

159




1,20

191

130

12

38

164




1,05

172

134

1

18

171




0,65

111

93

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 65 trang tài liệu này.

Cây rau Nghề Bảo vệ thực vật - Cao đẳng Phần 1 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 4

Tháng Re Eto Vụ sớm Vụ muộn


Tổng cộng 775 171 779 435

ETc ở cây rau thay đổi từ 250-850mm (Duke, 1987; ILRI, 1972; Mc Rac và Burnham, 1981)

Loại rau

ETc (mm)

Hành tây

350-600

Khoai tây

350-625

Cà chua

300-600

Khoai lang

400-675

Củ cải đường

450-850

Rau ăn lá

250-500

Hệ số bốc thoát hơi nước ETc không luôn luôn hữu dụng cho sự so sánh nhu cầu cung cấp nước cho các loại rau khác nhau. Do đó khi tính tóan nhu cầu nước cho cây cần chú ý đến đặc tính về lực hút của mạch, kích thước và độ tăng trưởng của rễ.

Hệ thống rễ của cây rau ăn cạn nhiều hơn so với rễ của các cây lương thực. Khả năng ăn lan, mức độ phân nhánh và khả năng tìm nước ở đất hiếm nước cũng kém. Ở cây rau cấu trúc và kích thước hệ thống rễ không giống nhau. Dựa trên đặc tính này có thể chia cây rau ra làm 3 nhóm:

- Cây có hệ thống rễ phân nhánh mạnh, phân bố ở độ sâu và rộng từ 2-5m như bí đỏ, dưa bỡ, củ dền…

- Cây có hệ thống rễ phân nhánh tương đối mạnh và ăn sâu khỏi lớp đất cày ở độ sâu 1-2m như củ cải đỏ, cà chua, cà tím, đậu peas, dưa hấu…

- Cây có hệ thống rễ ăn cạn, phân nhánh mạnh hay yếu, rễ chỉ phân bố trong lớp đất cày và một phần rễ ăn sâu đến 0,5m như cải bắp, cải bông, khoai tây, đậu, dưa leo, củ hành, xà lách, cải radi…

E.G. Petrov chia rau làm 4 nhóm theo khả năng hút nước trong đất (hệ thống rễ) và tiêu hao nước (thân lá) của cây rau:

- Nhóm cây hút nước mạnh và tiêu hao nước mạnh: củ dền

- Nhóm cây hút nước mạnh và tiêu hao nước ít: dưa hấu, bí, dưa bở, cà chua, ớt, cà tím, đậu.

- Nhóm cây hút nước yếu và tiêu hao nước nhiều: cải bắp, cải bông, dưa leo, cải củ, xà lách, bó xôi.

- Nhóm cây hút nước yếu và tiêu hao nước ít: hành, tỏi…

2.4 Dinh dưỡng

* Các yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho cây

Các chất dinh dưỡng cần thiết nhất là N,P,K,Ca. Sự thiếu các chất dinh dưỡng này làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, phát triển và làm giảm năng suất hoa màu.

a. Chất đạm: là thành phần các chất hữu cơ quan trọng của cây như protid, acid nucleic, nucleo-protid, chlorophyl, alkaloid, phosphatid và các chất khác. Đạm giúp cây tăng trưởng nhanh, đặc biệt là các cơ quan dinh dưỡng.

Thiếu đạm cây tăng trưởng kém, lá nhỏ, màu xanh nhạt, ít chồi, năng suất kém. Thừa đạm cây giảm khả năng chống chịu bệnh và điều kiện bất lợi của thời tiết, chậm trổ hoa, làm giảm khả năng tồn trữ của rau sau này trong kho vựa. Đạm dư thừa có khả năng tích lũy trong rau dưới dạng NO3 hay NO2 gây ngộ độc mãn tính cho người tiêu thụ, do đó bón nhiều N có ý nghĩa làm giảm năng suất và phẩm chất rau. Phân N đặc biệt cần thiết cho rau ăn lá như cải bắp, xà lách, rau dền. Rau

họ đậu cần lượng N tương đối ít hơn nhờ các vi khuẩn cộng sinh ở rễ. Lượng N cung cấp nhờ vi khuẩn 40-80kgN/ha. Thông thường phân N dễ bị mất, chỉ khoảng 15-75%, trung bình là 50% lượng N bón vào đất là hữu dụng cho cây.

b. Lân: là thành phần cấu tạo của acid nucleic, nucleoprotid, phosphatid, glucophosphate, phytin, các hợp chất muối, men và các vitamin. Chất P tham gia cấu tạo năng lượng của tế bào sống (ADP, ATP), giúp hệ thống rễ phân nhánh và ăn sâu, cây tăng trưởng nhanh, chống chịu hạn tốt.

Phân P cần thiết cho giai đoạn cây con và lúc cây ra hoa, kết trái sớm, trái lớn và hạt chắc. Chất P giúp nâng cao khả năng tồn trữ của rau sau thu hoạch. P cần thiết cho các loại rau ăn củ, quả (hành, tỏi, khoai tây, cà chua, đậu ăn hạt) và rau để giống lấy hạt. Thiếu P mặt dưới lá hay dọc theo gân lá có màu tím do sự tích tụ anthocyanin, hệ thống rễ phân nhánh kém, năng suất và 18phẩm chất rau giảm. Trong đất P ít ở dạng hữu dụng cho cây do bị kiềm giữ và ít di động, nên bón gần rễ.

c. Kali: Kali không phải là thành phần cấu tạo của tế bào. Trong cây kali ở dạng ion và di chuyển theo nhựa cây. Kali tác động đến đặc tính vật lý và hóa học của các thể nằm trong nguyên sinh chất và vách tế bào. K giúp các vi thể tăng khả năng giữ nước, do đó cây được cung cấp đủ K giữ nước tốt và dễ chống chịu với khô hạn trong thời gian ngắn. K tham gia vào quá trình trao đổi chất N và chất bột đường. Dưới ảnh hưởng của K việc thành lập đường ở lá và việc chuyển vị đường đến cơ quan tích lũy gia tăng. Do đó K cần thiết cho các rau ăn củ, thân củ và rau ăn trái.

Thiếu K quá trình tổng hợp chất N bị đình trệ, cây tích lũy N tự do tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bệnh nấm và vi khuẩn ở mô cây. Cây thiếu K thường lùn, rìa lá khô vàng, lá già chết trước, rễ thứ cấp mọc thưa, củ bị mềm.

Bảng 2.2 Ảnh hưởng của việc thiếu và thừa chất dinh dưỡng lên cây rau (Olday, 1979)

Loại rau

Chất dinh dưỡn

Ảnh hưởng


Xà lách

B-

Chồi mọc sau vặn vẹo, lá cong lên

Mn-

Lá lốm đốm, gân giữa mất màu

Cu-

Lá cong lên không cuộn bắp

Mo-

Cuộn bắp kém, ít lá

Rau cải

B-

Thân hóa nâu và rỗng

K-

Không cuộn bắp, bắp nhỏ

Rau cải

Mo-

Bông nhỏ và dài (cải bông)

Ca-

Ngọn bị cháy


Rau ăn lá

Mn-

Lá mất màu, có lốm đốm

B-

Thân rỗng, lá vàng

K-

Lá cháy nám

Cà, ớt

Ca-

Thối đít trái

N+

Chất nhờn xanh trong trái cà chua


Rau ăn rễ

B-

Củ xốp, lốm đốm trong củ

K-

Dị dạng củ

Ca-

Dị dạng củ, rỗng củ

Khoai tây

B-

Củ nhỏ và gồ ghề

P-

Vết trong củ


Rau salad

Ca-

Cháy đọt, đen đầu

Mg-

Lốm đốm trên lá (cần tây)

B-

Nứt thân (cần tây)

K-

Lá cháy nám, cuống lá ngắn (cần tây)


Rau đậu

Mn-

Có đốm trên tử diệp hạt

K-

Hạt không tròn đầy

Ca-

Hạt phát triển kém

Bầu bí dưa

K-

Nứt đít trái, trái nhỏ

P-

Màu sắc kém (dưa leo)

Hành tỏi

N+

2 củ, củ dị dạng

Cu-

Vảy củ mỏng, xanh nhạt

Bắp ngọt

P-

Ít trái non

Chú thích: - thiếu, + thừa Nguồn: Trần Thị Ba, 2010

d. Calci: thực vật ít khi thiếu ca. Ca chỉ cần thiết trên đất acid và đất mặn vì đất bảo hòa bởi các ion H+ và Na+. Ca chứa trong tất cả các tế bào thực vật, tích lũy nhiều trong tế bào già dưới dạng oxalat Ca hay dưới dạng muối của acid

phosphoric hay sulfuric. Thiếu Ca rễ ngưng thành lập phần lông hút, rễ bị hư thối vì màng tế bào không thành lập được. ca trong dung dịch dinh dưỡng làm cân bằng sinh học dung dịch, ngăn cản sự hấp thụ thừa các cation khác. Ca đối kháng mạnh với H+, Na+, K+, nếu nồng độ các chất này trong dung dịch cao sự hấp thu ca vào cây bị ngăn cản, Ca còn ảnh hưởng trên sự tổng hợp vitamin.

Ngoài N,P,K và ca rau còn cần những nguyên tố vi lượng khác như Bo, Mn, Cu, Mg, Fe, Zn, Co, Mo…

Bo có vai trò quan trọng trong sự thụ tinh, thụ phấn của hoa, thiếu Bo hoa rụng vì thụ tinh kém, do đó sản lượng giảm. Bo ảnh hưởng tốt trên sự thành lập nốt sần ở cây họ đậu, tham gia vào quá trình trao đổi và chuyển vị chất bột đường vì vậy Bo cần thiết cho cây để giống, cây cho củ (Khoai tây, hành tỏi), cây họ đậu. Khi thiếu Bo củ cải trắng thường bị bọng, đen ruột, bông cải đen đầu.

Mn là thành phần cấu tạo của men và kích thích tố, Mn tham gia vào tiến trình oxid hóa khử. Mn đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập các vitamin, tích lũy đường trong củ cải đường, mía và làm tăng lượng đạm trong bắp.

Cu ảnh hưởng trên diệp lục hóa, Cu giúp cho đất bớt độc vì sắt, đất chứa nhiều chất hữu cơ thường thiếu đồng như đất than bùn vùng U Minh, Cà Mau.

Việc cung cấp phân vi lượng ở nước ta chưa được chú ý, tuy nhiên hiện tượng thiếu các chất vi lượng cũng được đề cập vì có khả năng rau được cung cấp đủ phân vi lượng qua việc sử dụng phân khoáng và phân chuồng. Một lượng lớn Bo, Mn, Cu, Zn được tìm thấy trong phân phosphat. Chất vi lượng trong phân chuồng phần lớn dễ hấp thụ cho cây.

* Yêu cầu dinh dưỡng của cây rau trong các giai đoạn sinh trưởng khác nhau

Mỗi thời kỳ sinh trưởng của cây rau có yêu cầu về chất dinh dưỡng khác nhau:

- Thời kỳ hạt nẩy mầm: cây sống nhờ chất dự trữ trong hạt. rễ con hấp thụ phân N mạnh nhất, rối đến Kali, đặc biệt hấp thụ phân P kém. Giai đoạn này nhu cầu dinh dưỡng không cao, nhưng cây con rất nhạy cảm với với sự cố định thành phần trong dung dịch đất. Nếu trong dung dịch đất không đủ yếu tố nào đó có thể ảnh hưởng trên sự ăng trưởng và phát triển tiếp theo của cây. Việc bón lót và xử lý hạt giống bằng phân vi lượng và đa lượng giúp tăng cường sự tăng trưởng rễ cây con và làm gia tăng năng suất sau này. Tuy nhiên hệ thống rễ còn rất yếu khó hấp thu dung dịch có nồng độ cao và nếu bón lót nhiều hay bón lót trong trường hợp thiếu nước có thể đưa đến kết quả ngược lại.

- Thời kỳ phát triển của rễ và thân lá: sự hấp thu dinh dưỡng từ đất gia tăng, rễ lúc này có khả năng thích nghi với sự biến động nồng độ dung dịch đất. Gia

đoạn này nhu cầu chất N gia tăng. Nhu cầu P,K tăng nhanh khi cây chuyển sang giai đoạn tích lũy chất dự trữ hoặc thời kỳ phân hóa mầm hoa. Nếu đất thiếu P, K với một lượng không lớn thì có thể bón các loại phân này dưới hình thức dễ tiêu vào các giai đoạn tăng trưởng thân rễ tích cực, giai đoạn tích lũy chất dinh dưỡng và ra hoa nụ để làm tăng năng suất và phẩm chất rau.

- Cuối thời kỳ phát triển trái: tất cả các loại rau nhu cầu lấy dinh dưỡng từ đất giảm nhanh. Sự chín của trái cũng như các cơ quan tích lũy chất dinh dưỡng được thực hiện nhờ sự chuyển vị các chất từ lá và các phần của cây.

Ở rau lượng NPK tổng cộng lấy đi từ đất để tạo năng suất biến thiên từ 100-200kg/ha cho các loại rau như xà lách, cải Radi, dưa leo và từ 200-400 kg/ha cho cải bắp sớm, cải bông, cà chua, hành tây,… và 400-700kg/ha cho các loại rau dài ngày như cải bắp muộn, củ dền…

* Ảnh hưởng của việc bón phân hữu cơ

Ảnh hưởng phân hữu cơ rất đa dạng. Một lượng chất dinh dưỡng nhỏ của phân chuồng ở dạng dễ hấp thụ còn phần lớn cây sử dụng sau khi phân hủy. Nếu phân chuồng chứa trung bình 0,5% N, 0,25% P25, 0,6% K2O thì 30 tấn phân chuồng bón cho 1 ha sẽ cung cấp cho đât150 kg N, 75kg P25, 180 kg K2O. Ảnh hưởng quan trọng hơn của chất hữu cơ là cải thiện lý tính, sinh tính đất đai, giúp cho đất được tơi xốp, tăng sức giữ nước, tăng nồng độ CO2 trong đất và trên mặt đất khi phân hủy, do đó giúp gia tăng năng suất cây trồng, nhất là cây rau.

Đối với rau, đất có nhiều chất hữu cơ thì việc bón phân khoáng sẽ gia tăng năng suất rõ rệt. Ngược lại ở đất xấu, cải thiện kém, năng suất rau gia tăng dưới tác dụng của việc bón phân hữu cơ.

Việc bón thêm phân hóa học song song với việc bón phân hữu cơ giúp cung cấp kịp thời chất dinh dưỡng cho cây theo nhu cầu, nhờ đó năng suất cây trồng gia tăng. Vì vậy hiệu quả của phân vô cơ và hữu cơ chỉ gia tăng khi bón chung với nhau và không thể thay thế nhau.

* Ảnh hưởng của độ mặn và pH đất trên cây rau

Phần lớn các loại rau có phản ứng kém và không đồng nhất đối với độ mặn của đất.

Bảng 2.3 Sự giảm năng suất của các loại rau vì mặn so với các cây trồng khác

(FAO, 1979;1983; FAO/UNESCO, 1977; ILRI, 1972 và Landon, 1983).

Hoa màu Sự giảm (%) năng suất ở ECe (ms/cm)

Sự giảm 50% năng suất ở ESP*


0%

10%

25%

50%

100%

Lớn hơn 15

Đậu

1.0

1.5

2.3

3.6

6.5


Đậu hạt to

1.6

2.6

4.2

6.8

12.0


Cải bắp

1.8

2.8

4.4

7.0

12.0


Hành tây

1.2

1.8

2.8

4.3

7.5

Lớn hơn 15

Ớt

1.5

2.2

3.3

5.1

8.5


Khoai tây

1.7

2.5

3.8

5.9

1o.o


Đậu hòa lan

Chịu đưng mặn rất kém

8 (?)

Cà chua

Chịu đưng mặn rất kém

8(?)

Lúa

3.0

3.8

5.1

7.2

11.5

15-25

Bắp

1.7

2.5

3.8

5.9

10.0


Đậu nành

5.0

5.5

6.2

7.5

10.0


Mía

2.0

3.0

5.0

8.5

12.0

15-25

* ESP (percentage of exchangeable sodium)

Các loại rau đều cho năng suất cao trên đất trung tính hay chua nhẹ.

- pH 6,5-7: thích hợp cho hành, tỏi, xà lách, bó xôi, củ dền, cần tây, ớt, đậu xanh.

- pH 6 - 6,5: thích hợp cho cải bắp, cải bông, dưa chuột, cà tím.

- pH 5,5 – 6: thích hợp cho củ cải đỏ, bí, cà chua, đậu hòa lan.

Ở đất có pH từ 5,5 – 7 cây hấp thụ các chất dinh dưỡng dễ dàng và vi sinh vật trong đất cũng hoạt động tốt. Ở đất có pH 4,5 – 5 muốn trồng rau phải tăng cường bón vôi và phân chuồng.

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Cây rau yêu về chế độ dinh dưỡng như thế nào?

Câu 2: Ở mỗi thời kỳ của rau, yêu cầu về chế độ nhiệt độ có giống nhau? Tại sao?

Câu 3: Ảnh hưởng của lượng nước tưới đế cây rau như thế nào?

Xem tất cả 65 trang.

Ngày đăng: 10/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí