được áp dụng khá phổ biến trên rau. Vi khuẩn Bacillus thuringiensis, NPV…được chế thành thuốc (microbial pesticide) để phòng trị sâu cải bắp, sâu sừng, sâu đục quả cà chua.
Phương pháp hóa học: việc áp dụng thuốc hóa học có ý nghĩa tích cực nhất trong việc bảo vệ rau phòng trị dịch hại vì thuốc có tác dụng dập dịch nhanh. Thuốc sử dụng dưới nhiều hình thức như bột khô, bột hòa nước, nhũ dầu hay thuốc bột và thời gian xử lý thuốc tùy tuổi cây, tình trạng rau, đặc tính sinh học của sâu bệnh phá hại và điều kiện thời tiết. Nguyên tắc là xịt thuốc khi sâu bệnh mới bắt đầu phát triển chưa gây thiệt hại năng suất hoa màu. Thời gian phun thuốc trong ngày tốt nhất là buổi sáng sớm khi mặt trời vừa mọc và sương đã tan hay chiều mát, tránh xịt thuốc trước hay sau khi mưa hoặc có gió mạnh 3m/s và khi cây đang trổ hoa.
Sử dụng thuốc hóa học phòng trị côn trùng thường đưa đến việc làm ô nhiễm môi trường, tích độc trong sản phẩm rau sau thu hoạch và diệt côn trùng có ích, nguy hiểm hơn nữa là hình thành các chủng sâu kháng thuốc khiến cho việc phòng trị sâu bệnh ngày càng khó khăn, do đó chỉ trong trường hợp rất cần thiết hãy sử dụng. Nếu có thể nên giảm đến mức tối thiểu việc sử dụng thuốc hóa học hoặc sử dụng kết hợp với các phương pháp khác.
* Tạo hình: là phương pháp điều chỉnh sự tăng trưởng và phát triển của cây bằng cách cắt bỏ hoàn toàn hay một phần của cơ quan nào đó trên cây nhằm tạo điều kiện cho cây phát riển cân đối giữ thân, lá và sự ra hoa tạo quả nhằm cho năng suất cao, đồng thời tạo dáng, tạo hình còn góp phần tạo ra sự thông thoáng trong ruộng rau, giúp cho cây rau tận dụng được ánh sáng tự nhiên, hạn chế các dịch hại, đặc biệt là các loại nấm bệnh phá hại rau. Ở cây rau tạo hình bao gồm việc bấm ngọn, tỉa cành, chồi, lá, hoa và quả.
Mục đích và cơ sở sinh học của việc tạo hình không giống nhau ở các loại rau khác nhau. Ở cà chua, đối với giống hữu hạn thì không cần thiết bấm ngọn, tỉa nhánh nhưng đối với giống cà chua vô hạn việc tạo hình có mục đích giảm bớt sự tạo nhánh quá mạnh và sự tăng trưởng dinh dưỡng để ngăn chận sự tiêu phí sản phẩm đồng hóa được, giúp cho sự kết trái và sự phát triển trái tốt. Tạo hình có thể làm cho diện tích dinh dưỡng của cây bị giảm đi và giảm năng suất trên cây nhưng cho phép tăng số cây trên diện tích, cây mau kết trái, tăng cường phẩm chất và kích thước trái, nhờ đó năng suất hoa màu không bị giảm. Ở rau họ bầu bí (Cucurbitaceae) như dưa leo, bí đỏ, bí đao, bầu…tạo hình nhằm mục đích cho cây sớm thành lập hoa cái và thúc đẩy trổ hoa rộ. Nhiều cây rau ở họ này có đặc điểm phân phối hoa cái và hoa đực không đồng đều trên cây. Số lượng hoa cái tăng nhanh theo cấp nhánh. Việc ngắt ngọn thân chính khi cây có 4-5 lá thật để cây
sớm ra nhánh cấp 1 và cấp 2 mang nhiều hoa cái hơn. Nên ngắt ngọn tỉa nhánh khi thân cây còn non, chưa hóa gỗ sẽ ít ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây hơn. Các giống khác nhau có khả năng phát triển khác nhau sau khi bấm ngọn, vì vậy khi áp dụng phương pháp tạo hình cần chú ý đến đặc tính sinh học của từng giống riêng biệt. Phương pháp tạo hình đòi hỏi người sử dụng có trình kỹ thuật độ cao.
* Thu hoạch
Thời điểm thu hoạch rau có thể gọi nôm na là lúc “rau chín” có thể phân làm 2 trường hợp:
- Chín kỹ thuật, chín nông học hay chín thu hoạch là lúc sản phẩm rau có thể sử dụng làm thực phẩm, dự trữ, chuyên chở hay chế biến.
- Chín sinh học hay sinh lý là lúc các bộ phận nhân giống như hạt, củ đã kết thúc chu kỳ phát triển và có thể dùng nhân giống tiếp tục.
Chín kỹ thuật và chín sinh học có thể xãy ra cùng lúc hay ở các thời điểm khác nhau. Ở cà chua chín sinh học thường sớm hơn chín kỹ thuật, nghĩa là hạt cà chua có thể làm giống khi trái còn xanh. Ở dưa hấu, dưa melon, bí đỏ chín sinh lý và chín kỹ thuật xãy ra cùng lúc. Thông thường chín kỹ thuật ở rau xãy ra trước khi chín sinh học một thời gian. Dưa leo, cà tím, bí đao chỉ chín sinh học ở ruộng nhân giống. Thời gian thu hoạch đôi khi còn phụ thuộc vào giá cả thị trường, thị hiếu của người tiêu thụ và các điều kiện sử dụng đặc biệt sản phẩm.
Việc qui định thời kỳ chín kỹ thuật của rau không chỉ dựa trên sự phát triển tối hảo của hoa màu mà còn tùy thuộc giá cả thị trường, sự ưa chuộng của giới tiêu thụ và việc sử dụng đặc biệt sản phẩm. Cải bắp, bí đỏ, bí đao có thể thu hái non trong vụ sớm khi giá cao và thu hoạch già vào vụ muộn để tồn trữ. Cà chua, dưa chuột sử dụng trong chế biến làm dưa chua thường được thu hái rất non so với thu quả ăn tươi.
Có thể chia rau làm 3 nhóm tùy theo số lần thu hoạch:
- Rau thu 1 lần như tỏi, hành tây, dưa hấu, gừng.
- Rau thu vài lần khi thu hoạch có chọn lọc như cải bắp, cải bông, củ cải.
- Rau thu nhiều lần như dưa leo, ớt, cà chua, bầu, đậu ăn trái
Bảng 3.5 Thời gian thu hoạch và năng suất một số loại rau canh tác ở ĐBSCL
Thời gian từ gieo thu hoạch (ngày) | - Thời gian kéo dài thu hoạch (ngày) | Năng (tấn/ha) | suất | |
Cải bắp | 90-105 | 25-35 | ||
Cải bong | 70-90 | 12-20 | ||
Cải ngọt | 35-40 | 15-20 | ||
Cải củ | 40-60 | 15-20 | ||
Dưa hấu | 70-80 | 20-30 | ||
Dưa leo | 35-40 | 20-50 | 20-25 | |
Bí đỏ | 100-120 | 20-30 | ||
Bầu | 75-80 | 60-80 | ||
Khổ qua | 75-80 | 45 | ||
Cà chua | 100-120 | 30-60 | 10-15 | |
ớt | 90-120 | 30-150 | 7-15 | |
Đậu đũa | 50-55 | 30-40 | 15-17 | |
Dậu que | 50-55 | 25-30 | 10-12 | |
Đậu hòa lan | 50-55 | 20 | 2 | |
Hành tây | 100-140 | 10-15 | ||
Cần tàu | 75 | 10-12 | ||
Rau muống | 25 | 200-210 | 70 | |
Cúc tần ô | 32-35 | 10-13 | ||
Xà lách | 30-45 | 10-20 | ||
Củ đậu | 105 | 40-50 | ||
Ngò | 35 | |||
Mướp | 60 | 90-100 | 40-45 | |
Cà rốt | 90 | |||
Dưa gang | 75-80 | 8-12 | ||
Cải dưa | 65-70 | 15-20 | ||
Bí đao | 80-160 | 20-30 | ||
Cà tím | 105-120 | 25 | ||
Hành lá | 40-45 | |||
Rau dền | 30-35 | 15-20 | ||
Khoai mỡ | 180 | 15-20 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cách Tính Nhu Cầu Nước Tưới Dựa Trên Etc Và Re (Mm) (Wanchana, 1992)
- Phương Thức Trồng Rau Trong Điều Kiện Nhân Tạo Và Có Thiết Bị Che Chắn
- Tuổi Cây, Số Lá Và Mật Độ Cây Trồng Trong Vườn Ươm
- Cây rau Nghề Bảo vệ thực vật - Cao đẳng Phần 1 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 8
Xem toàn bộ 65 trang tài liệu này.
Khi thu hoạch sản phẩm cần thiết phải thu hái hết không kể tốt xấu, xanh già vì sản phẩm còn lại sẽ là nguồn lây lan mầm bệnh và côn trùng. Ở các cây thu
hái nhiều lần nếu để trái quá lứa/cây sẽ làm giảm năng suất vì việc hình thành hạt/trái làm tiêu phí chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến việc tạo trái các lứa sau.
Rau thu hoạch xong được phân chia hạng tùy theo kích thước và phẩm chất. Rau không đủ tiêu chuẩn làm thực phẩm tươi sống như quả non hay quả già, sần sùi, bầm giập khi chuyên chở, thu hái có thể sử dụng để chế biến.
Du thừa thực vật sau khi thu hoạch cần thu dọn tất cả, sử dụng làm thức ăn gia súc hay làm phân ủ để tránh sâu bệnh nếu không có thể đốt hay chôn vào đất. CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Cây rau cung cấp giá trị dinh dưỡng và có tác dụng trong y học như thế
nào?
Câu 2: Hãy trình bày đặc điểm của ngành trồng rau?
Câu 3: Ở nước ta ngành trồng rau có nhiệm vụ như thế nào?
Câu 4: Hãy cho biết sự thay đổi về hình thái và sinh lý của cây rau trong quá trình sinh trưởng?
Câu 5: Yêu cầu dinh dưỡng của cây rau trong các giai đoạn sinh trưởng khác nhau như thế nào?
Câu 6: Sự tương hợp giữa chế độ nhiệt của môi trường và nhu cầu của cây rau đã hình thành những nhóm rau nào? Và đặc điểm của từng nhóm?
Câu 7: Hãy cho biết khâu xử lý hạt giống và sửa soạn đất trong kỹ thuật trồng rau cơ bản?
Câu 8: Có những phương thức trồng rau nào? Kể đặc điểm của từng loại.
CHƯƠNG 4
KỸ THUẬT SẢN XUẤT RAU SẠCH, RAU HỮU CƠ
Giới thiệu:
Rau sạch, rau hữu cơ là loại rau như thế nào, biện pháp canh tác của từng loại, các nguyên nhân gây nhiễm bẩn làm rau không an toàn,..
Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Trình bày được khái niệm rau sạch và các nguyên nhân nhiễm bẩn rau
+Trình bày dược điền kiện sơ chế, bảo quản rau sạch
+ Trình bày được cách sản xuất rau sạch, rau hữu cơ
- Kỹ năng:
+ Biết được các nguyên nhân gây nhiễm bẩn rau
+ Canh tác được các loại rau theo hướng rau sạch, rau hữu cơ
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Lập được kế hoạch sản xuất rau sạch, rau hữu cơ để áp dụng vào thực
tế
+ Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mĩ, ham học hỏi
* Nội dung Bài:
1. Khái niệm về rau sạch và nguyên nhân gây nhiễm bẩn rau
1.1 Khái niệm rau sạch
Rau an toàn (viết tắt: RAT) hay còn gọi là rau sạch là một thuật ngữ phổ biến ở Việt Nam chỉ những sản phẩm rau tươi đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa quả) sử dụng làm thực phẩm cho con người có chất lượng đúng như đặc tính giống, hàm lượng các hoá chất độc và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho người sử dụng và môi trường. Theo chuyên gia rau châu Á Nguyễn Quốc Vọng (2002) thì rau sạch là rau sản xuất theo qui trình công nghệ cao và hạn chế sử dụng hóa chất nông nghiệp.
1.2 Nguyên nhân gây nhiễm bẩn rau
* Dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) quá ngưỡng cho phép
Hiện nay có nhiều loại thuốc trừ sâu, bệnh , thuốc diệt cỏ được dùng trong canh tác rau không đúng, như thuốc rất độc (thuốc cấm), dùng quá liều cho phép, dùng không bảo đảm thời gian cách ly làm cho rau tích lũy nhiều chất độc có thể gây nguy hiểm đến tính mạng hay ngộ độc mãn tính cho người tiêu dùng.
* Dư lượng NO-3 quá ngưỡng cho phép
Phân N thường được cây hấp thụ xa xỉ nhất là rau ăn lá. Trong cây lượng N thừa sẽ tích lũy dưới dạng nitrat, nitrat vào cơ thể sẽ khử thành nitrit (NO2), chất này phối hợp với chất vận chuyển oxy trong máu là Oxyhemoglobin thành chất Methemoglobin không hoạt động. Do đó ở mức độ cao, nitrit làm giảm hô hấp của tế bào, ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp, gây đột biến và phát triển khôi u có hại cho sức khỏe con người. Ngoài ra, NO2- trong cơ thể còn là nguồn tạo ra các nitroza gây ung thư (Nguyễn Văn Tới và Lê Cao Ân, 1995; Trần Khắc Thi, 1999). Vì vậy hàm lượng chất NO3- là tiêu chuẩn kiểm nghiệm rau tươi nhập khẩu ở các nước tiên tiến.
Bảng 4.1 Tiêu chuẩn dư lượng Nitrat cho phép
Qui định (mg/kg) | Loại rau | Qui định (mg/kg) | |
Cải bắp, cải bông | ≤ 500 | Xà lách | ≤ 1.500 |
Cải xanh, cải ngọt | ≤ 1.000 | Dưa hấu | ≤ 60 |
(Theo FAO/WHO và Bộ y tế Việt Nam)
* Ảnh hưởng của kim loại nặng (KLN)
Dùng nước thải công nghiệp chưa được xử lý để tưới rau xanh, rau hấp thụ và tích lũy kim loại nặng có thể gây ngộ độc cho người tiêu dùng. Ngoài ra trong nước thải thành phố hay nước phân tươi tưới cho rau còn chứa nhiều mầm bệnh có thể truyền tải cho con người.
Bảng 4.2 Hàm lượng tối đa kim loại năng cho phép tồn dư trên rau quả (mg/kg)
Dư lượng | Kim loại | Dư lượng | |
Asen (As) | 0,2 | Kẽm (Zn) | 10 |
Aflatoxin B1 | 0,005 | Palutin | 0,05 |
Cadimi (Cd) | 0,005 | Thiếc (Sn) | 200 |
Chì (Pb) | 0,025 | Thủy ngân (Hg) | 0,02 |
Đồng (Cu) | 5 |
Nguồn: Đường Hồng Dật, 2002
* Ảnh hưởng của vi sinh vật gây bệnh
Nguyên nhân của hiện tượng này do tập quán sử dụng phân bắc, phân hữu cơ chưa ủ thật hoai. Theo kết quả phân tích của Viện Thổ nhưỡng nông hóa quốc gia cho thấy 1g phân bắc tươi có khoảng 92.500 vi khuẩn E.coli, 138.000 Feacal coli, ngoài ra còn có coliform và theo kết quả của Trường ĐH Y khoa Hà Nội thì có khoảng 12.685 trứng giun đũa và 177 trứng giun móc/g phân tươi…những mẫu đất có bón phân bắc đều có trứng giun nhiều hơn những mẫu đối chứng (không bón).
2. Điêu kiện sản xuất, sơ chế rau sạch
2.1 Điều kiện sản xuất
Sản xuất các loại "rau an toàn", khi thực hiện phải vận dụng cụ thể cho từng loại rau, từng điều kiện thực tế của từng địa phương. Nếu thực hiện đầy đủ và nghiêm túc những điều kiện sau đây thì bảo đảm các yêu cầu về "rau an toàn" như đã nêu trên.
Giống
Phải biết rõ nguồn gốc (không dùng giống chuyển đổi gen), giống tốt, không nhiễm bệnh, phù hợp với mục đích sử dụng .
Đất trồng và giá thể
- Đất để sản xuất "rau an toàn", không trực tiếp chịu ảnh hưởng xấu của các chất thải công nghiệp, giao thông, khu dân cư tập trung, bệnh viện, nghĩa trang, không nhiễm các hóa chất độc hại cho người và môi trường.
- Có đặc điểm lý, hóa tính phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển của cây
rau
- Hàm lượng kim loại nặng trong đất hoặc giá thể không vượt quá mức
cho phép.
Phân bón
Chỉ dùng phân hữu cơ như phân xanh, phân chuồng đã được ủ hoai mục, tuyệt đối không dùng các loại phân hữu cơ còn tươi (phân bắc, phân chuồng, phân rác ...). Sử dụng hợp lý và cân đối các loại phân (hữu cơ, vô cơ ...). Số lượng phân dựa trên tiêu chuẩn cụ thể quy định trong các quy trình của từng loại rau, đặc biệt đối với rau ăn lá phải kết thúc bón trước khi thu hoạch sản phẩm 15 - 20 ngày. Có thể dùng bổ sung phân bón lá (có trong danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam) và phải theo đúng hướng dẫn. Hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích và điều hòa sinh trưởng cây trồng.
Nước tưới:
Chỉ dùng nước giếng khoan, nước từ các sông, suối, hồ lớn ... không bị ô nhiểm các chất độc hại. Tuyệt đối không dùng trực tiếp nước thải từ khu công nghiệp chưa qua xử lý, bệnh viện, khu dân cư, nước ao, mương tù đọng, các trang trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia súc...
Phòng trừ sâu bệnh:
Phải áp dụng phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp trên nguyên tắc hạn chế thấp nhất sự thiệt hại do sâu bệnh gây ra; có hiệu quả kinh tế cao, ít độc hại cho người và môi trường, do đó cần chú ý các biện pháp chính sau:
* Biện pháp canh tác: Cần tận dụng triệt để các biện pháp canh tác để góp phần hạn chế thấp nhất các điều kiện và nguồn phát sinh các loại dịch hại trên rau.
Chú ý thực hiện chế độ luân canh: lúa - rau hoặc xen canh giữa các loại rau khác họ với nhau: Bắp cải, su hào, suplơ với cà chua để giảm bớt sâu tơ và một số sâu hại khác.
* Dùng thuốc: Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết. Phải có sự điều tra phát hiện sâu bệnh, hướng dẫn dùng thuốc của cán bộ kỹ thuật. Tuyệt đối không dùng thuốc trong danh mục cấm và hạn chế sử dụng ở Việt Nam, hoặc hạn chế tối đa sử dụng các loại thuốc có độ độc cao (thuộc nhóm độc I và II), thuốc chậm phân hủy thuộc nhóm Clor và lân hữu cơ. Triệt để sử dụng các loại thuốc sinh học, thuốc thảo mộc, thuốc có độc thấp (≥ nhóm độc III), thuốc nhanh phân hủy, ít ảnh hưởng các loài sinh vật có ích trên ruộng.
Cần sử dụng luân phiên các loại thuốc khác nhau để tránh sâu nhanh quen thuốc. Bảo đảm thời gian cách ly trước khi thu hoạch đúng hướng dẫn trên nhãn của từng loại thuốc. Tuyệt đối không sử dụng đạm ủ rau tươi (xử lý sản phẩm đã thu hoạch) bằng các hoá chất BVTV.
* Qui trình sản xuất rau an toàn: Tổ chức, cá nhân sản xuất rau an toàn phải cam kết thực hiện các quy rình sản xuất RAT do Bộ nông nghiệp & PTNT tỉnh, thành phố nơi tiến hành sản xuất, ban hành.
2.2 Điều kiện sơ chế
- Có địa điểm nhà xưởng, nguồn nước rửa, dụng cụ sơ chế, phương tiện vận chuyển, bao gói sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn theo qui trình sản xuất RAT.
- Người lao động không mắc bệnh truyền nhiễm và được tập huấn về sơ chế RAT.
* Sản xuất rau theo hướng GAP
* GAP (Good Agriculture Practices): là những nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi sinh vật) và hóa chất (dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, hàm lượng nitrat), đồng thời sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ ngoài đồng đến khi sử dụng.
* Sản xuất rau theo hướng GAP bao gồm việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, sử dụng đất đai, phân bón, nước, phòng trừ sâu bệnh, thu hái, đóng gói, tồn trữ, vệ sinh đồng ruộng và vận chuyển sản phẩm,…nhằm phát triển nông nghiệp bền vững với mục đích đảm bảo:
- An toàn cho thực phẩm
- An toàn cho người sản xuất
- Bảo vệ môi trường
- Truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm