Phương Thức Trồng Rau Trong Điều Kiện Nhân Tạo Và Có Thiết Bị Che Chắn

CHƯƠNG 3

KỸ THUẬT TRỒNG RAU CƠ BẢN


Giới thiệu:

Nội dung bài nêu lên các phương thức trồng rau cơ bản, các bước tiến hành trồng rau, phương pháp gieo hạt và chăm sóc cây,…

Mục tiêu:

- Kiến thức:

+ Trình bày được các phương thức trồng rau

+ Trình bày được các bước trồng rau cơ bản

- Kỹ năng:

+ Có kỹ năng trồng được các loại rau canh tác theo kỹ thuật cơ bản

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, ham học hỏi.

* Nội dung Bài:

1. Các phương thức trồng rau

1.1 Phương thức trồng tự nhiên

Là phương pháp canh tác phổ biến ở các nước nhiệt đới. Rau có nhiều loại, nhiều giống, nhiều biến chủng khác nhau. Mỗi loại đều có đặc tính sinh học khác biệt và yêu cầu điều kiện nhất định để sinh trưởng và phát triển, do đó tiến trình kỹ thuật sản xuất cây rau rất phong phú, đa dạng. Nhiều phương pháp canh tác được thực hiện trong ngành trồng rau mà ít khi hoặc không sử dụng cho ngành trồng trọt khác, chẳng hạn như phương pháp gieo ương cây con ở rau họ cải, phương pháp trồng rau mầm, rau thủy canh…

Rau là loại cây ngắn ngày thích hợp với chế độ trồng xen, trồng gối, gieo lẫn nhờ có hình thái, chiều cao độ phân cành và sự phân bố rễ khác nhau. Trồng xen, trồng gối là biện pháp kỹ thuật mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nghề trồng rau. Rau có thời gian sinh trưởng ngắn, một năm có thể trồng từ 2-3 vụ đến 4-5 vụ, cần nhiều công lao động trên đơn vị diện tích và đòi hỏi chăm sóc tỉ mỉ, thường xuyên.

1.2 Phương thức trồng rau trong điều kiện nhân tạo và có thiết bị che chắn

Rau có khả năng trồng trong điều kiện có bảo vệ như ở nhà kính, nhà lưới, tiểu khí hậu nhân tạo thích hợp, do đó cây rau có thể phát triển trong điều kiện không cho phép canh tác ngoài trời (mùa đông ở các xứ ôn đới). Rau trồng trong điều kiện bảo vệ thường cho năng suất rất cao, 250 - 300 tấn/ha/năm, tuy nhiên

chi phí canh tác cũng rất cao vì tốn nhiều công lao động, năng lượng và nhu cầu kỹ thuật thâm canh cao.

2. Trồng và chăm sóc rau cơ bản

2.1. Thời vụ gieo trồng

Rau có yêu cầu thời vụ khắc khe. Đảm bảo thời vụ là đảm bảo điều kiện tự nhiên thích hợp để cây sinh trưởng và phát triển thuận lợi.

Bảng 3.1 Thời vụ gieo trồng các loại rau vùng ĐBSCL


TT

Loại rau

Thời vụ gieo trồng (tháng)

5

6

7

8

9

10

11

12

1

2

3

4

1

Củ cải


2

Cải bắp


3

Cải bẹ xanh


4

Cải trắng


5

Xà lách


6

Dưa hấu



7

Dưa leo


8

Cà chua


9

Rau muống


10

Ngò


11

Tần ô


12

Rau cần


13

Đậu que


14

Đậu đũa


15

Củ đậu


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 65 trang tài liệu này.

Cây rau Nghề Bảo vệ thực vật - Cao đẳng Phần 1 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 5








16

Petit pois


17

Khoai ngọt


Xác định thời vụ gieo trồng các loại rau rất phức tạp vì chúng rất nhạy cảm với điều kiện bên ngoài, nếu yếu tố bên ngoài thay đổi có thể gây ra biến đổi cho sự sinh trưởng và phát triển của rau. Muốn xác định thời vụ chính xác trước hết phải biết được yêu cầu ngoại cảnh của các loại rau. Nguyên tắc chung để sắp xếp thời vụ thích hợp là bố trí sao cho thời vụ hình thành các bộ phận sử dụng đúng vào thời tiết thích hợp nhất.

Ở nước ta có khả năng gieo trồng quanh năm, tuy nhiên điều kiện thời tiết không giống nhau quanh năm nên bố trí gieo trồng các loại rau cũng khác nhau. Ở ĐBSCL rau được gieo trồng vào các thời vụ sau:

- Vụ Đông Xuân: gieo trồng vào tháng 10-11dl và thu hoạch thánh 12-1 cho đến tết âm lịch. Rau gieo trồng đầu mùa khô và thời tiết khô hanh thích hợp cho phần lớn các loại rau có nguồn gốc ôn đới và bán nhiệt đới như cải bắp, cải bông, cải thảo, hành tây, tỏi, cà chua, đậu hòa lan…

- Vụ Xuân hè:gieo trồng sau vụ lúa khoảng tháng 12-1dl và thu hoạch vào tháng 4-5dl. Đặc điểm khí hậu mùa này nóng và khô, thích hợp cho các loại rau có nguồn gốc nhiệt đới, chịu khô hạn tốt như dưa hấu, dưa bở, bầu, bí, đâu đũa, củ đậu, cà tím, ớt, rau dền…

- Vụ Hè Thu: có khả năng trồng rau trên đất cao không có khả năng cấy lúa vì thiếu nước tưới. Rau Hè Thu gieo tháng 4-5dl và thu hoạch vào tháng 7. Nhờ mưa đầu mùa nên đỡ công tưới nước, có thể trồng các loại rau ăn lá ngắn ngày như cải ngọt, cải xanh, xà lách, rau muống và các loại rau ăn quả tươi như bầu, mướp, dưa leo, dậu cove, đậu đũa…

- Vụ Thu Đông: gieo trồng hoàn toàn trong mùa mưa dầm, từ tháng 8-9dl và thu hoạch tháng 11-12dl, mùa này gọi là rau vụ sớm. Nói chung rau tăng trưởng khó khăn, tuy nhiên giá cả cao bù vào năng suất thấp do đó lợi tức đáng kể. rau thích hợp có rau muống, xà lách xoong, cải trắng, mướp, bầu…

2.2 Hạt giống rau

Phần lớn các loại rau đều được gieo trồng bằng hạt. Trước khi trồng cần chú ý phẩm chất hạt giống qua độ thuần và tỉ lệ nẩy mầm. Hạt giống tốt phải đảm bảo độ thuần 98% và độ nẩy mầm tối thiểu 85%.

Nhân giống bằng hạt cho hệ số nhân giống cao, phương pháp canh tác dễ dàng, kinh tế hơn so với phương pháp nhân giống vô tính. Cây nhân giống từ hạt

thích nghi tốt với điều kiện canh tác thay đổi, tuy nhiên để giữ được những đặc tính sinh học và nông học tốt cần áp dụng các biện pháp nhân giống tổng hợp.

Phương pháp nhân giống vô tính cho phép giữ những đặc tính mong muốn của giống, hệ số nhân giống thấp và chi phí nhân giống cao hơn trồng bằng hạt. Vì vậy việc nhân giống vô tính chỉ thực hiện khi:

- Rau không có khả năng nhân giống vô tính hoặc rau khó có hạt giống như tỏi, hành củ đỏ, gừng.

- Nhân giống vô tính cho phép thu hoạch sản phẩm nhanh hơn so với gieo giống bằng hạt như rau muống, khoai tây, hành ta, rau húng, bồ ngót.

Cơ quan dinh dưỡng dùng làm giống có thể là thân bò, thân rễ (gừng), thân hành (hành, tỏi), thân củ và củ (củ cải, củ từ, khoai ngọt)…mang 1 hay nhiều mầm mắt, sau một thời gian trồng mầm cho thân non, cây trưởng thành mang trái hạt hay tích lũy trở lại chất dinh dưỡng.

a. Cấu tạo hạt giống: hạt giống rau gồm có 3 phần: vỏ hạt, mầm và phần chứa chất dự trữ. Mầm có đầy đủ các phần căn bản của cây như rễ mầm, chồi mầm, thân mầm và một hay hai lá mầm. Chất dự trữ có thể chứa trong tế bào riêng biệt gọi là phôi nhũ hình thành từ nhân thứ cấp. Nếu hạt có phôi nhũ, lá mầm thường không lớn và sau khi nẩy mầm trở thành lá đầu tiên.

Hạt giống có phôi nhũ như hạt các loại rau họ cà (Solanaceae), họ ngò (Apiaceae), họ hành (Alliaceae). Nếu hạt giống không có phôi nhũ, lá mầm chiếm phần lớn thể tích hạt giống và là cơ quan tích lũy chất dự trữ. Hạt giống không có phôi nhũ như họ cải (Cruciferae), họ bầu bí (Cucurbitaceae), họ cúc (Asteraceae), họ đậu (Fabaceae). Khi hạt nẩy mầm, cây mầm đội đất mang theo lá mầm. Riêng ở một số cây như đậu hoà lan, đậu rồng, củ đậu,… lá mầm ở lại trong đất chỉ làm nhiệm vụ là cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng cho cây.

Nhóm

Đặc tính hạt

Số hạt/1g

Loại rau

1

Rất lớn

1-10

Đậu các loại, bí, dưa hấu hạt to, đậu rồng

2

Lớn

11-100

Dưa hấu hạt nhỏ, dưa bở, dưa leo, rau muống

3

Trung bình

101-500

Củ cải, ớt, cà chua, cà tím, cải bắp, hành tây

4

Nhỏ

501-1000

Cà rốt, ngò tây, xà lách

5

Rất nhỏ

> 1.000

Cần tây, dền lá

Bảng 3.2 Bảng phân chia nhóm rau tùy theo kích thước hạt


b. Giá trị nông học của hạt giống rau: được xác định bằng phẩm chất giống và phẩm chất gieo hạt.

- Phẩm chất giống: hạt giống không lẫn với hạt giống rau khác. Phần lớn hạt của các loại rau có thể phân biệt bằng mắt, chỉ có rau họ thập tự là khó phân biệt qua hình dạng bên ngoài, do đó độ thuần giống được tính qua sự nẩy mầm

của cây. Hạt giống cũng không được lẫn tạp với hạt của cây khác giống, phải loại bỏ cây khác giống ở ruộng trước khi cây trổ hoa hay thu hoạch.

- Phẩm chất gieo hạt: được đánh giá bằng độ nẩy mầm, tính bằng % hạt nẩy mầm bình thường.

- Sức nẩy mầm: tính bằng % hạt nẩy mầm bình thường sau một thời gian nhất định ngắn hơn thời gian tính độ nẩy mầm. Trên các loại rau thời gian tính độ nẩy mầm và sức nẩy mầm không giống nhau.

- Độ sạch: hạt phải không lẫn với hạt cỏ dại, cát, đất,…độ sạch được tính bằng % trọng lượng của hạt trong mẫu.

- Trọng lượng 1.000 hạt: hạt phải chắc, hạt giống càng lớn càng chứa nhiều chất dinh dưỡng, càng nẩy mầm nhanh, càng tăng trưởng nhanh ở giai đoạn đầu và có khả năng cho năng suất cao.

- Ẩm độ hạt: tính bằng % ẩm độ chứa trong hạt, hạt có ẩm độ cao giữ không lâu, dễ mất sức nẩy mầm.

- Độ nhiễm bệnh: tính bằng % hạt bệnh theo trọng lượng hay theo số

hạt/kg.

c. Điều kiện dự trữ và nẩy mầm của hạt

Khả năng tự sống của hạt giống bắt đầu vào giai đoạn cuối của sự hình thành trái, tuy nhiên hạt vừa mới chín có độ nẩy mầm và sức nẩy mầm kém, đôi khi không nẩy mầm vì trạng thái ngũ nghĩ sinh lý. Hạt giống ngũ nghĩ cần trữ một thời gian từ vài ngày đến vài tháng sau khi hu hoạch hạt chín.

Ở 0 – 5oC khả năng nẩy mầm của hạt giống được giữ rất lâu vì ở nhiệt độ đó sự hố hấp và các tiến trình khác xãy ra rất chậm, đồng thời sự hoạt động của vi sinh vật gây hại cũng giảm. Nhiệt độ từ 14 – 18oC có thể giữ hạt giống được tốt. Ở nhiệt độ cao hơn hạt giống mất sức nẩy mầm rất nhanh.

Ẩm độ cao cũng làm hạt giống mau hư. Hạt giống trữ tốt ở ẩm độ không khí thấp hơn ẩm độ hạt là 2%.

Thời gian giữ cho hạt nẩy mầm tùy giống, điều kiện dự trữ, thời tiết, kỹ thuật trồng cây giống và điều kiện thu hoạch hạt. Trong điều kiện trồng trọt không làm mất độ nẩy mầm hạt, hạt hành, hạt củ cải đỏ, dưa leo, ớt, ngò có thể trữ được 2-3 năm; hạt cà tím, bầu, cải bắp, cải bông, su hào, xà lách, cà chua, bí từ 3-4 năm; hạt dưa hấu, dưa bở, củ dền đậu 5 năm.

Nước, nhiệt độ, CO2 là 3 yếu tố cần thiết để hạt nẩy mầm. Hạt giống chứa nhiều chất béo và tinh bột như bí, dưa hấu, dưa chuột thu hút nước khoảng 50% trọng lượng hạt; cải bắp 60%, củ cải 100%, còn các hạt đậu chứa nhiều N hút 150

– 160% nước so với trọng lượng khô.

Hạt trương nước nhanh khi nhiệt độ cao. Tốc độ trương nước còn tùy thuộc vào cấu trúc vỏ hạt và thành phần hóa học của hạt giống. Hạt rau họ bí, đậu, cải trương nước trong vòng 1-2 ngày nhờ vỏ dễ thấm nước, vỏ hạt hành tây khó thấm nước nên hạt mọc mầm chậm 5-10 ngày, hạt ngò tây, củ cải đỏ mọc mầm cũng chậm gần 1 tháng vì trong vỏ hạt chứa chất ngăn cản sự nẩy mầm.

Khi bắt đầu nẩy mầm cường độ hố hấp phôi mầm tăng gấp 10 lần so với hô hấp của hạt khô. Khi nẩy mầm hạt có thể chịu đựng được nồng độ O2 trong đất thấp (10%).

* Xử lý hạt giống

a. Khử hạt giống: mục đích khử hạt là để tiêu diệt các sâu bệnh hại cây lan truyền qua hạt, nhiều bệnh trên cây được lan truyền qua hạt giống như:

- Bệnh nấm: bệnh đốm lá cải do nấm Phoma, Alternaria bệnh đén trái ớt, dưa, bầu, bí do nấm Colletotrichum.

- Bệnh vi khuẩn như vi khuẩn Xanthomonas, Pseudomonas.

- Bệnh virus trên cà chua, ớt

- Bệnh do tuyến trùng trên hành

Vì vậy cần khử hạt trước khi gieo, phương pháp khử hạt rất đa dạng, có thể khử bằng thuốc hóa học hay nhiệt độ. Thuốc hóa học được sử dụng dưới dạng bột hoặc nước. các loại thuốc thông dụng dùng cho hạt giống rau gồm có: thuốc có gốc thủy ngân hữu cơ như Ceresan, Falisan rất độc cho người và gia súc và thuốc không có gốc thủy ngân như Arasan (Thiram), Spergon (Chloronil), Captan ít độc cho người và gia súc. Ngoài ra các loại thuốc như oxid đồng, dung dịch thuốc tím 1%, Formaldehyde cũng được dùng để khử hạt. Phương pháp xử lý hạt:

* Xử lý ướt: Nhúng hạt vào dung dịch Formaldehyde 37-40%, dung dịch thuốc pha loãng ở nồng độ 1/300 và giữ hạt ướt trong 1 giờ rồi hong khô hạt. Xử lý hạt bằng thuốc tím 1% trong 10 phút, sau đó rửa sạch bằng nước và hong khô lại.

* Xử lý khô: trộn hạt giống với thuốc Thiram hay Captan từ 3-5g thuốc/1kg hạt giống. Khử khô thường được thực hiện trong ngày trước khi gieo hạt hay trước 1 ngày. Có thể xử lý sớm hạt giống khô nhưng phải giảm liều lượng thuốc.

* Xử lý bằng nước nóng: pha nước 3 sôi + 2 lạnh (50-52oC) trong 20-30 phút.

b. Ngâm ủ hạt: phương pháp này được áp dụng rộng rãi từ lâu đời vì có khả năng giúp hạt nẩy mầm sớm, cho năng suất sớm hơn gieo hạt khô từ 2-7 ngày.

Ngâm hạt trong nước sạch cho trương nước rồi đem gieo. Không được gieo trễ hơn vì sau khi trương nước hạt cần oxy cho hô hấp, ngâm nước lâu hạt bị thối. Thời gian ngâm hạt từ 2-6 giờ tùy loại hạt giống. Hạt trương nước không nên gieo vào đất khô hay đất có độ ẩm thay đổi vì mầm mới mọc có thể chết.

Muốn cho hạt nẩy mầm nhanh sau khi ngâm, hạt được đem ủ cho nẩy mầm đều rồi mới gieo. Rải hạt thành lớp dầy 8cm trong khay không rỉ sét hay kệ bằng phẳng, dùng vải ướt đậy hạt và đặt nơi có nhiệt độ 25-30oC cho đến khi hạt nhú mầm. nếu lượng hạt ít, nên bọc hạt vào vải ướt, ủ ấm dưới đất nơi có nắng hay dưới đống cát hoặc đống tro phân giữ nhiệt tốt.

2.3 Kỹ thuật gieo và chăm sóc sau gieo

a. Lượng hạt gieo: được quyết định bởi kích thước hạt, tỉ lệ nẩy mầm, phương thức gieo trồng và điều kiện ngoại cảnh.

Bảng 3.3 Lượng hạt giống gieo trồng trên 1ha



TT


Tên rau

Lượng giống

(kg/ha)


TT


Tên rau


Lượng giống

(kg/ha)

1

Cải bắp

0,3-0,4

12

Cải xanh,

cải

2-4





trắng



2

Cải rỗ, cải dún

0,8-1,0

13

Đậu đũa


25-30

3

Cải bong

0,4-0,5

14

Đậu cove


50-60

4

Cà chua

0,4-0,5

15

Củ đậu


50-60

5

ớt

0,8-1,0

16

Rau muống


50-70

6

Cà tím

0,4-0,5

17

Cúc tần ô


30-35

7

Dưa hấu

0,6-1,0

18

Ngò


25-30

8

Dưa leo

1,0-2,0

19

Rau cần


10-15

9

Bí đỏ

2,0-3,0

20

Xà lách


5-7

10

Bí đao

2,0-2,7

21

Hành tây


3-4

11

Cải củ

10-15





b. Độ sâu gieo hạt: gieo hạt cạn, hạt dễ tiếp xúc với không khí nhưng chống chịu kém với điều kiện bất lợi của đất, lớp đất mặt có khả năng khô nhanh trước khi rễ mầm ăn sâu xuống lớp đất dưới để hút nước. Độ sâu gieo hạt tùy kích thước hạt, tính chất và độ ẩm đất. Độ sâu vừa phải có thể tồng quát hóa như sau:

- Hạt rất to gieo sâu 50mm

- Hạt to gieo sâu 35mm

- Hạt trung bình gieo sâu 25mm

- Hạt nhỏ gieo sâu 15mm

- Hạt rất nhỏ gieo sâu 10 mm

Ở đất nặng nên gieo cạn hơn, giảm độ sâu khoảng 20-50%. Ở đất nhẹ gieo sâu hơn bình thường 20-50%, ở đất khô nên gieo sâu hơn vùng đủ nước. Hạt giống nhỏ muốn gieo đều phải trộn với đất bột hoặc cát.

d. Các phương pháp gieo hạt

- Gieo vãi (sạ): áp dụng đối với các loại rau có thời gian sinh trưởng ngắn, thân lá nhỏ hoặc trung bình, ít chăm sóc, tận dụng đất đai và chất dinh dưỡng triệt để. Cần tỉa nhiều lần và thu hoạch nhiều đợt. Thường gieo vãi để trồng các loại rau như cải ngọt, cải xanh, cải cúc, xà lách, rau dền, rau muống, ngò, cần tàu,…Đối với các loại rau cần qua giai đoạn vườn ương cũng có thể dùng phương pháp gieo vãi (cải bắp, cà chua, ớt, cải dưa, hành tây).

- Gieo thành hàng: áp dụng cho các loại rau đậu, rau ăn củ dài ngày. Gieo theo hàng giúp tiết kiệm hạt giống và thuận tiện trong việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh.

- Gieo hốc: áp dụng cho các loại rau có thời gian sinh trưởng dài, bộ rễ to, ăn sâu, thân lá lớn phải trồng thưa nhằm tập trung dinh dưỡng nuôi cây và vun xới, chăm bón dễ dàng như dưa, bầu bí, su su, mướp.

2.4 Kỹ thuật trồng và chăm sóc sau trồng

* Chuẩn bị đất

a. Chọn đất

Đất phải có lý hóa tính tốt: đất tơi xốp, nhiều mùn, tầng canh tác dầy, đất tương đối bằng phẳng, có pH thích hợp (gần trung tính đến trung tính). Nói chung đất thịt nhẹ, đất thịt pha cát trồng rau là tốt nhất. Đất cát rời rạc, giữ nước, giữ phân kém cần bón thêm đất sét, bùn ao phơi ải, phù sa mịn kết hợp với phân hữu cơ, phân hóa học thì có thể trồng rau. Đất sét nặng khó thoát nước, khó cày bừa cần bón thêm phân hữu cơ, trấu, cát kết hợp với phân hóa học. Khu đất cần có ánh nắng chiếu trực tiếp ít nhất 6 giờ/ngày để đất được sưỡi ấm nhanh, giúp hạt và cây mọc nhanh, giảm côn trùng và sâu bệnh phá hại.

Đất phải thích hợp cho yêu cầu của từng loại rau: đất pha cát, đất phù sa ven sông thích hợp cho rau ăn rễ củ như cải củ, khoai ngọt, khoai từ, củ đậu…đất thịt hay đất sét pha thích hợp cho rau ăn lá, ăn hoa và ăn trái như cải, bầu, bí, cà, đậu; đất ngập nước có thể trồng rau muống, cần nước, xà lách xoong.

Khu trồng rau phải gần nguồn nước, thuận tiện nguồn phân vận chuyển: do đặc điểm khí hậu nước ta có 2 mùa rõ rệt và sự phân phối mùa trong năm không đều, vì vậy khu trồng rau phải gần nguồn nước tưới thiên nhiên hay nhân tạo để có thể chủ động tưới tiêu khi cần.

Khu trồng rau phải thuận tiện cho giao thông phân phối: rau là hàng hóa tươi sống cần cung cấp cho những nơi dân cư đông đúc, vì vậy thường hình thành những vùng chuyên rau ở thành phố lớn, khu công nghiệp hoặc dọc các đường giao thông.

Xem tất cả 65 trang.

Ngày đăng: 10/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí