Cây rau Nghề Bảo vệ thực vật - Cao đẳng Phần 1 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 8

Sản phẩm GAP là sản phẩm được bảo vệ có thể do quốc gia khuyến cáo, chứng nhận hay đăng ký sử dụng an toàn. Mỗi quốc gia có thể xây dựng tiêu chuẩn của mình dựa theo tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay có USGAP của Mỹ, EUREPGAP của Liên minh Châu Âu, ASEANGAP của Hiệp hội các nước Đông Nam Á và THAIGAP của Thái Lan đã công bố tiêu chuẩn…

GAP mang lại lợi ích:

- An toàn: vì dư lượng các chất gây độc không vượt mức cho phép, không nhiễm vi sinh, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng

- Chất lượng cao (ngon, đẹp…) nên được người tiêu dùng trong và ngoài nước chấp nhận.

- Tốt cho môi sinh: Các quy trình sản xuất theo GAP hướng hữu cơ sinh học nên môi trường được bảo vệ và an toàn cho người lao động khi làm việc.

3. Sản xuất rau sạch

3.1 Kỹ thuật Sản xuất rau sạch điều kiện ngoài đồng

* Kỹ thuật sản xuất rau sạch vòm hộ gia đình

Vườn rau gia đình là một hình thức tự sản xuất rau, đóng vai trò quan trọng ở vùng nông thôn, đặc biệt là những nơi thuận lợi cho việc trồng rau như đất bị ảnh hướng phèn, mặn hoặc bị mùa mưa, lũ. Vườn rau gia đình nhằm cung cấp rau ngon, thường xuyên đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng, giảm chi phí thực phẩm, bảo đảm sức khỏe.

* Những đặc điểm cần có của một vườn rau gia đình

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 65 trang tài liệu này.

- Có cơ cấu rau phù hợp để tận dụng được các khoảng đất trống, quanh nhà (tầng không gian trồng rau leo giàn và làm hàng rào, trên trồng rau thủy sinh, chỗ trũng đọng nước trồng rau ưa nước, dưới tán, bóng

- Nên có nhiều chủng loại rau để bổ sung các chất dinh dưỡng. Có đủ lượng rau sạch theo nhu cầu của gia đình hàng ngày. Có một số loại rau vừa làm rau ăn vừa có tác dụng dược liệu khi

Cây rau Nghề Bảo vệ thực vật - Cao đẳng Phần 1 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 8

- Cung cấp rau quanh năm, chủ động trong mọi tình huống, có tăng thu nhập cho gia đình khi lượng rau dư thừa được bán.

* Xây dựng khu chuyên canh rau gia đình

Để chủ động có đủ rau sạch ăn hàng ngày, nhiều chất dinh dưỡng khí thời vụ trong năm mỗi hộ cần dành ra một khoảnh đất tốt để chuyên trồng các loại.

- Chọn vị trí vườn: nên chọn nơi thoáng đãng, có đầy đủ ánh nắng, gần 1 nước hoặc ao để tiện việc tưới tiêu, gần nhà để dễ dàng chăm sóc, thu hoạch nông hàng rào quanh vườn để bảo vệ rau tránh heo, gà, vịt... phá hoại.

- Bố trí vườn: tùy vào số người trong gia đình mà bố trí diện tích trồng thích hợp. Diện tích trung bình khoảng 36 m2 sẽ cung cấp đủ rau ăn cho một gia đình

45 người. Mỗi liếp 4 m có thể trồng 2 loại rau, vườn rau sẽ cung cấp liên tục 10- 15 loại rau. Để cho việc sử dụng đất hiệu quả cao, sản phẩm rau nhiều nhất cần bố trí thích hợp các loại rau trồng chung với nhau mà ít bị cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng. Chọn cơ cấu cây rau dựa trên yêu cầu tiêu dùng như hợp khẩu vị của các thành viên trong gia đình, hợp với mùa vụ và tương đối dễ trồng và phải nắm được đặc tính sinh - của chúng để bố trí vị trí trồng phù hợp.

3.2 Kỹ thuật sản xuất rau mầm

Rau mầm là rau được canh tác bằng các loại hạt giống thông thường, nhưng thời gian canh tác ngắn hơn, chỉ 5 - 7 ngày sau khi gieo là có thể thu hoạch. Rau mầm chứa nhiều chất khoáng, các vitamin B, C, E..., giá trị dinh dưỡng cao gấp 5 lần rau thường.

* Giống

Có thể trồng bằng nhiều loại giống khác nhau như: củ cải trắng, cải ngọt, cải xanh, rau muống, hạt mè đen, các loại đậu xanh, đậu đỏ, đậu nành, đậu đen, đậu phộng… Nhưng phổ biến nhất hiện nay là củ cải trắng do dễ trồng và dễ tiêu thụ.

* Khay

Loại khay sử dụng tiện lợi nhất là khay xốp (loại khay thường dùng để đựng trái cây), nên chọn loại có kích thước 40 x 50 x 7cm.

* Đất trồng (giá thể): là loại đất hữu cơ sinh học sạch, được sản xuất từ xơ dừa, đã có đủ dinh dưỡng nên trong quá trình trồng không cần bổ sung bất kỳ loại phân bón nào.

* Khăn giấy

Dùng để lót bề mặt giá thể trước khi gieo hạt để khi thu hoạch rau không bị dính giá thể. Dùng loại khăn giấy có kích thước 33 x 33cm. Khăn giấy lót trên bề mặt giá thể, khăn giấy còn dùng để lót vào hộp thành phẩm đựng rau.

3.3 Kỹ thuật sản xuất rau sạch thủy canh

Thủy canh là kỹ thuật trồng cây không cần đất mà trồng trực tiếp vào dung dịch dinh dưỡng. Dinh dưỡng thủy canh đã được chuẩn hoá theo tiêu chuẩn quốc tế không ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng. Đây là phương pháp đơn giản giúp người dân ở thành phố có thể tự trồng rau sạch để ăn.

Rễ cây rau cải được trồng bằng phương pháp thủy canh tiếp xúc trực tiếp với nước hoặc được trồng trong miếng bọt biển, tro trấu hoặc xơ dừa. Nước tưới được bơm thông qua hệ thống cảm biến tinh vi có thể tự điều chỉnh nồng độ dưỡng chất và axít trong nước. Phương pháp này thường được áp dụng cho những loại cây rau ngắn ngày và có thể trồng quanh năm trong nhà kính dưới điều kiện ánh sáng và nhiệt độ phù hợp, như xà lách búp, cà chua, rau muống...

ƯU ĐIỂM

1. Không phải làm đất không có cỏ dại.

2. Trồng được nhiều vụ, có thể trái vụ, không cần tưới.

3. Không phải sử dụng thuốc trừ sâu bệnh, trừ cỏ dại.

4. Năng suất cao hơn từ 25% đến 50%.

5. Sản phẩm hoàn toàn sạch đồng nhất.

6. Người gìa yếu trẻ em có thể tham gia có hiệu quả.

7. Không tích lũy chất độc, không gây ô nhiễm môi trường. HẠN CHẾ

1. Chi phí cao

2. Kiến thức cao Điều kiện trồng

Tận dụng mặt bằng sân thượng, ban công hay khoảng sân trước nhà:

- Ánh sáng cho cây quang hợp ít nhất 5-6 giờ trong một ngày.

- Cần tránh nước mưa để dung dịch dinh dưỡng không bị pha loãng, có thể làm mái che bằng ni lông trắng.

- Cần phun nước 2-3 lần vào buổi trưa nắng gắt đối với rau ăn lá.

- Cần tránh cho cây khỏi bị nghẹt thở

4. Sản xuất rau hữu cơ

4.1 Giống

Giống khỏe, sạch bệnh có nguồn gốc rõ ràng, không là giống biến đổi gen

4.2 Kỹ thuật trồng, chăm sóc rau hữu cơ

* Chuẩn bị khu vực canh tác

Cách ly ruộng hữu cơ với các ruộng khác bằng tường bao hay trồng rào chắn cây cỏ. Hay nói một cách khác là phải tạo vùng đệm cách ly với các ruộng sản xuất thông thường. Việc cách ly sẽ giúp không để các hóa chất độc hại từ thuốc trừ sâu hay phân bón hóa học từ ruộng sản xuất thông thường lây nhiễm sang ruộng hữu cơ.

* Lập kế hoạch sản xuất

Một yêu cầu tất yếu của sản xuất rau hữu cơ là luân canh cây trồng. Nhóm các nhóm rau với nhau: nhóm ăn lá, nhóm củ quả, nhóm họ đậu… rồi lên kế hoạch luân canh quay vòng. Biện pháp này giúp cây trồng tránh được sâu bệnh hại, sử dụng cân bằng hơn dinh dưỡng trong đất.

Bên cạnh đó, xen canh là phương pháp phối kết hợp luôn được áp dụng trong sản xuất rau hữu cơ. Xen canh tạo mối tương hỗ giữa các loại cây trồng khác nhau, hỗ trợ lẫn nhau. Phân tán nguy cơ tập trung sâu bệnh hại, hạn chế cỏ dại.

Áp dụng xen cây trồng ngắn ngày với cây dài ngày có chiều cao cây khác nhau để vừa che phủ đất, hạn chế cỏ dại trong khi chờ cây trồng chính giao tán, lại sớm

cho thu hoạch. Xen cây có khả năng xua đuổi sâu hỗn hợp với loại cây mẫn cảm với loại sâu đó. Xen cây chịu bóng có bộ rễ phân bố ở các tầng đất khác nhau.

Chuẩn bị phân bón

Yêu cầu đầu tiên của sản xuất rau hữu cơ là không được phép sử dụng phân bón vô cơ. Để bù đắp dinh dưỡng cho cây, nông dân phải ủ phân hoặc sử dụng những nguồn phân hữu cơ tự nhiên.

Có thể tự ủ phân với nguyên liệu ủ bao gồm:

Phân chuồng như phân gà, phân dê, phân trâu bò. Đây là nguồn cung cấp đạm cho rau. Tuy nhiên, các vật nuôi trên phải được chăn thả tự nhiên, tuyệt đối không được nuôi bằng thức ăn tổng hợp.

Các vật liệu xanh như phụ phẩm lá rau, cây cỏ tươi, cây phân xanh. Nguồn vật liệu này sẽ cung cấp chất khoáng cho rau.

Các loại vật liệu khác như rơm, lá khô. Đây là nguồn vật liệu cung cấp kali cho rau.

Các vật liệu trên phải được trộn đều với nhau và ủ nóng trong khoảng 2 – 3 tháng cho đến khi hoai mục hoàn toàn. Ngoài ra trong quá trình ủ các vi sinh vật hô hấp sẽ tạo ra nhiệt, do đó nhiệt độ bên trong của khối phân ủ có thể lên tới 60oC đến 70oC tùy từng giai đoạn. Chính vì vậy các nguồn sâu bệnh hại sẽ bị tiêu diệt trong quá trình ủ phân, các hạt cỏ dại mất khả năng nảy mầm. Sau khi phân ủ được phân hủy hoàn toàn và không còn mùi hôi mới được dùng đem bón cho đất. Tuyệt đối cấm sử dụng phân tươi, nước tiểu trong quy định sản xuất rau hữu cơ. Tất cả các nguyên liệu trên phải được ủ nóng trước khi bón vào đất.

* Chuẩn bị nước tưới

Nước tưới trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, đặc biệt trong sản xuất rau là rất quan trọng. Nguồn nước tưới phải đảm bảo không lây nhiễm hóa chất sản xuất nông nghiệp, công nghiệp trong vùng.

4.3 Phòng trừ sâu bệnh

Cấm sử dụng thuốc trừ sâu hóa chất trong sản xuất rau hữu cơ. Thay vào đó, người nông dân phải áp dụng các biện pháp phòng trừ sinh học như chiết xuất nước tỏi, gừng, cúc vạn thọ,…

Bên cạnh đó, trồng các cây dẫn dụ hoặc xua đuổi côn trùng cũng phải được áp dụng xung quanh ruộng rau hữu cơ.

Mặt khác, trên những ruộng rau được sản xuất theo con đường hữu cơ cũng có cơ hội cho các loài sinh vật nói chung và thiên địch của sâu hại nói riêng duy trì và phát triển. Với sự đa dạng về thành phần loài sinh vật như vậy thì sẽ có chuỗi thức ăn và mạng lưới thức ăn phức tạp.

Từ đó cho phép các sinh vật tự khống chế lẫn nhau nên sẽ hạn chế các tác hại do sâu bệnh gây nên và đảm bảo sự cân bằng sinh thái. Ví dụ: Trồng xen rau cải bắp với cà chua và hoa cúc vạn thọ có thể hạn chế được sâu tơ.

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Cho biết một số nguyên nhân gây nhiễm bẩn rau?

Câu 2: Điều kiện để sản xuất rau sach là gì?

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2023