Tốc Độ Tăng Trưởng Vốn Chủ Sở Hữu Của Các Nhtmcp


Trong số các NHTMCP thì Techcombank, VPBank và MB là 3 ngân hàng có mức tăng vốn chủ sở hữu tương đối cao trong cả giai đoạn trong khi các ngân hàng khác có nhiều biến động thất thường. Đặc biệt, năm 2015 Maritimebank có mức tăng lên đến 139.19% so với năm 2014, đưa vốn chủ sở hữu của ngân hàng này từ 9,445 tỷ đồng lên đến 22,593 tỷ đồng.

Bảng 3.14: Tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu của các NHTMCP

Đơn vị: %


Ngân hàng

2011

2012

2013

2014

2015

2016

MB

8.55

33.41

17.76

9.33

36.42

9.28

ACB

5.12

5.56

-0.95

-0.85

3.15

7.33

Techcombank

33.30

6.18

4.74

7.66

9.82

13.88

Eximbank

20.66

-3.01

-7.16

-10.63

0.19

1.44

Sacombank

3.77

-5.83

24.56

5.86

25.00

0.41

SHB

39.39

63.03

8.94

1.20

7.39

6.28

Lienviet

60.58

12.09

-1.62

1.65

2.83

4.84

VPBank

15.21

10.69

16.42

16.22

49.09

17.87

Maritimebank

50.13

-4.31

3.55

0.35

139.19

-0.1

VIB

23.77

2.59

-4.64

6.48

1.30

-1.00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 10

Nguồn: Báo cáo tài chính các NHTM

3.3.2.2. Tăng trưởng tín dụng

Các số liệu thể hiện thị phần tín dụng của khối các NHTMCP tăng đều qua các năm, từ 33.81% năm 2008 lên 40.1% năm 2016 trong khi nhóm NHTMNN lại có thị phần tín dụng giảm, từ 55.66% năm 2008 xuống còn 52.9% năm 2016. Mặc dù tỷ trọng tín dụng của nhóm các NHTMCP vẫn thấp hơn so với nhóm NHTMNN nhưng sự dịch chuyển này cũng cho thấy triển vọng của nhóm các NHTMCP trong tương lai khi ngày càng nhận được sự tin tưởng của khách hàng nhờ lãi suất cạnh tranh và chất lượng phục vụ.

Xét về tăng trưởng huy động vốn, theo số liệu từ Ủy ban Kinh tế Quốc hội năm 2011, thị phần của các NHTMCP đã tăng từ 16.67% vào năm 2005 lên 35.86% năm 2008 và 45.2% vào năm 2011, vượt trên nhóm NHTMNN (43.8%). Rõ ràng, chênh lệch thị phần của khối NHTMNN với khối NHTMCP đã giảm dần, trên cả khía cạnh tín dụng và huy động tiền gửi. Thậm chí, năm 2010, 2011, huy động vốn nhóm NHTMCP


còn vượt qua cả nhóm NHTMNN. Tuy nhiên, trong năm 2015 và 2016, khả năng huy động vốn của các NHTMCP lại giảm xuống tương đối so với các NHTMNN.

3.3.2.3. Tình hình thanh khoản

Thanh khoản những năm gần đây của các NHTMCP có xu hướng ổn định. Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động của các ngân hàng duy trì ở mức 60-80%, nhưng nhìn chung thấp hơn so với nhóm NHTMNN.

Hình 3.14: Tình hình thanh khoản của các NHTMCP


90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

Apr-12 Jun-12 Aug-12 Oct-12 Dec-12 Feb-13 Apr-13 Jun-13 Aug-13 Oct-13 Dec-13 Feb-14 Apr-14 Jun-14 Aug-14 Oct-14 Dec-14 Feb-15 Apr-15 Jun-15 Aug-15 Oct-15 Dec-15 Feb-16 Apr-16 Jun-16 Aug-16 Oct-16

0%



Cấp tín dụng/huy động Vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn


Nguồn: NHNN

Trong số các ngân hàng phân tích thì Eximbank là ngân hàng có trung bình tỷ lệ tín dụng/huy động lớn nhất (88.64%) nhưng có xu hướng giảm dần. Trong khi đó, Maritimebank có tỷ lệ này thấp nhất (43.78%). Tuy nhiên có một điểm đáng chú ý là tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn đang gia tăng nhanh chóng trong khối các NHTMCP, con số này vào cuối năm 2016 đã tiệm cận mốc 40%.

3.3.2.4. Khả năng sinh lời

a. Tăng trưởng lợi nhuận

Tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng giai đoạn 2011-2016 có nhiều biến động, chẳng hạn như Techcombank. Nếu như năm 2011, mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế đạt 52.15% so với năm 2010, một con số rất ấn tượng thì sang năm 2012, lợi nhuận sau thuế chỉ còn vẻn vẹn 766 tỷ đồng, giảm 76%. Đây cũng là xu hướng chung của các ngân hàng thời kì hậu khủng hoảng và đang trong quá trình tái cơ cấu. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đó, vẫn có những ngân hàng đạt mức tăng trưởng lợi nhuận đán ghi nhận như MB hay VPBank, đặc biệt là VPBank với mức lợi nhuận


năm 2015 cao gần gấp đôi năm 2014, từ 1,254 tỷ đồng lên đến 2,396 tỷ đồng. Đà tăng này tiếp tục được VPB duy trì trong năm 2016 khi lợi nhuận sau thuế tăng mạnh lên gần 4000 tỷ.

Bảng 3.15: Lợi nhuận của các NHTMCP

Đơn vị: Tỷ đồng


Ngân hàng

2011

2012

2013

2014

2015

2016

MB

2,127

2,306

2,276

2,476

2,512

2,855

ACB

3,208

784

826

952

1,028

1,325

Techcombank

3,154

766

659

1,082

1,529

3,148

Eximbank

3,039

2,139

659

56

40

308

Sacombank

2,066

1,002

2,229

2,206

1,146

88

SHB

753

26

850

791

795

913

Lienvietbank

977

868

565

466

350

1,062

VPBank

800

643

1,018

1,254

2,396

3,935

Maritimebank

797

226

330

143

116

140

VIB

639

523

50

523

521

1,124

Nguồn: Báo cáo tài chính các ngân hàng

b, Các hệ số sinh lời

Trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn, tăng trưởng tín dụng gặp nhiều khó khăn, lãi suất cho vay giảm nhưng huy động vốn vẫn cao dẫn đến lợi nhuận của các ngân hàng sụt giảm mạnh. Trong khi đó, tài sản và VCSH của các ngân hàng không giảm mà còn có xu hướng tăng, kéo theo tỷ lệ ROA, ROE giảm mạnh trong giai đoạn 2011 – 2016 đối với cả những ngân hàng có tổng tài sản tăng trưởng tốt cũng như các ngân hàng bị sụt giảm tổng tài sản. Trong các ngân hàng được phân tích, Techcombank là có hiệu quả kinh doanh năm 2016 cao vượt trội so với 2015, thể hiện ở ROA, ROE cao gần gấp đôi so với năm trước. Bên cạnh đó là VPBank cũng có ROA và ROE tăng mạnh, cao hơn hẳn so với những ngân hàng được phân tích (lần lượt là 1.93% và 26.49%).

Bảng 3.16: Chỉ số ROA, ROE của các NHTMCP

Đơn vị: %


Ngân hàng

ROA

ROE

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2011

2012

2013

2014

2015

2016

MB

2.11

1.97

1.28

1.45

1.2

1.2

28.34

27.46

16.32

17.75

13.3

13.55

ACB

1.73

0.5

0.48

0.55

0.52

0.61

36.02

8.5

6.58

7.64

5.79

9.87

Techcombank

1.83

0.42

0.4

0.63

0.86

1.5

28.87

5.58

4.47

7.4

9.73

17.7

Eximbank

1.93

1.2

0.37

0.84

0.03

0.23

20.39

13.32

5.01

7.42

0.3

2.2

Sacombank

1.44

0.68

1.42

1.53

1

0.11

14.60

7.15

14.49

15.02

3

1.62

SHB

1.23

0.03

0.58

0.56

0.72

0.43

15.04

0.34

7.56

6.87

5.43

0.86


Ngân hàng

ROA

ROE

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2011

2012

2013

2014

2015

2016

LiênViệtPostbank

2.14

1.42

0.78

0.46

0.34

0.7

18.26

12.4

7.72

6.3

4.67

12.74

VPBank

1.12

0.62

1.45

2.11

1.34

1.93

14.28

9.69

22.54

24.05

21.42

26.49

MSB

0.69

0.2

0.52

0.14

0.02

0.15

10.08

2.44

5.93

1.5

1.01

1.02

VIB

0.67

0.8

0.12

0.64

0.79

0.59

8.66

6.21

12.2

13.03

7.66

1.21

Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên của các ngân hàng

3.2,2.5. Mức độ rủi ro tài chính

a. Hệ số vốn tối thiểu

Các NHTMCP được khảo sát có hệ số CAR khá cao so với nhóm NHTMNN, và thường ở trên mức quy định của NHNN tương đối lớn. Thống kê đến hết 30/9/2016, CAR toàn hệ thống 12.73%, trong đó CAR của nhóm ngân hàng cổ phần là 12.1% (vốn tự có, tỷ lệ CAR đã loại bỏ các tổ chức tín dụng có vốn tự có âm).

Bảng 3.17: Hệ số CAR của một số NHTMCP (%)


Ngân hàng

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

MB

12.35

12.00

12.90

9.59

11.15

11

10.07

12.85

12.5

ACB

18.25

12.53

14.06

9.24

13.5

14.66

14.1

12.8

13.19

Techcombank

14.30

13.99

13.11

11.43

12.60

14.03

15.65

14.74

13.1

Eximbank

45.89

26.87

17.79

12.94

16.38

14.47

15

16.52

17.12

Sacombank

12.16

11.41

9.97

11.66

9.53

10.22

9.87

11.23

9.61

SHB

18

17.06

13.81

13.37

14.18

12.38

11.33

11.4

13

LiênViệtPostbank

143.09

70.97

41.00

11.64

8.04

12.02

10.85

10.8

13.23

VPBank

19

17

14.29

11.9

12.51

12.5

11.4

12.2

13.03

MSB

11.63

10.84

10.05

10.58

11.31

10.56

15.7

24.53

14.6

VIB

8.79

8.67

10.06

11.9

19.43

12.5

11.4

18.04

14.46

Nguồn: Báo cáo thường niên các NHTMCP

b. Đòn bẩy tài chính

Nhìn chung các NHTMCP sử dụng đòn bẩy ít hơn so với nhóm NHTMNN, với mức trung bình là 12.44 so với 15.67 của các NHTMNN. Đây là một cơ sở cho việc đảm bảo an toàn cho các NHTMCP trước những cú sốc của thị trường. Trong số các NHTMCP được phân tích, MB, ACB, Techcombank, Eximbank, Maritimebank có xu hướng ít sử dụng đòn bẩy tài chính hơn, thể hiện ở sự giảm đi của chỉ số đòn bẩy tài chính. Trong khi đó, VIB lại thể hiện 2 xu hướng trái ngược nhau, giảm ở giai đoạn 2011-2013 và tăng lên ở giai đoạn 2014-2016. Các ngân hàng khác sử dụng đòn bẩy tài chính ngày càng tăng so với đầu giai đoạn khảo sát.


Bảng 3.18: Hệ số đòn bầy tài chính của các NHTMCP


Ngân hàng

2011

2012

2013

2014

2015

2016

MB

13.41

13.97

12.71

12.01

10.77

9.75

ACB

20.83

18.60

13.65

13.90

15.13

16.23

Techcombank

15.10

13.97

12.45

11.58

11.70

11.78

Eximbank

10.55

11.01

11.15

11.90

10.89

9.40

Sacombank

10.29

10.39

10.19

10.00

11.87

13.54

SHB

12.19

12.23

13.10

15.01

17.20

18.08

Lienvietpostbank

8.52

8.76

9.96

12.30

13.90

15.46

VPBank

12.73

14.68

15.58

17.03

15.96

13.70

Maritimebank

14.51

12.07

11.73

11.21

6.51

4.62

VIB

12.93

9.80

8.68

9.56

9.64

10.09

Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng và tính toán của tác giả

c. Tỷ lệ nợ xấu

Hầu hết các NHTMCP có tỷ lệ nợ xấu thấp vào các năm 2008-2010 và có xu hướng tăng trong thời gian 2011-2013, điều này dẫn đến những lo ngại về vấn đề thanh khoản cho các ngân hàng. Trong khoảng thời gian từ 31/12/2012 đến 31/12/2013, tỷ lệ nợ xấu của đa số các NHTMCP đều gia tăng, chỉ có một số ít ngân hàng có tỷ lệ này giảm. Tuy nhiên, đa số các ngân hàng đều có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, không thuộc đối tượng cần được xử lý nợ của công ty quản lí tài sản của các TCTD VAMC. Giai đoạn 2014-2016, nợ xấu của hầu hết các ngân hàng đều giảm và nằm dưới ngưỡng quy định 3% của NHNN.

Bảng 3.19: Tỷ lệ nợ xấu của một số NHTMCP

Đơn vị: %


Ngân hàng

2011

2012

2013

2014

2015

2016

MB

1.59

1.84

2.45

2.73

1.62

1.33

ACB

1.57

2.46

3.01

2.17

1.32

0.88

Techcombank

2.82

2.69

3.65

2.38

1.67

1.81

Eximbank

1.61

1.32

1.98

2.46

1.85

2.95

Sacombank

0.56

1.97

1.46

1.18

1.86

5.2

SHB

2.32

8.81

4.12

2.02

1.72

1.93

LiênViệtPostbank

2.14

2.67

2.48

1.1

0.88

1.08

VPBank

1.34

2.72

2.73

2.54

2.7

2.7


Ngân hàng

2011

2012

2013

2014

2015

2016

MSB

2.27

2.65

2.71

2.61

3.41

2.17

VIB

2.69

2.75

2.82

2.51

2.07

2.57

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên các NHTMCP Kết luận về hiệu quả tài chính của các NHTMCP trong tương quan so sánh với

NHTMNN

Khi so sánh các chỉ tiêu tài chính của các NHTMNN với nhóm NHTMCP hàng đầu như ACB, Techcombank, MB, Eximbank, Sacombank… ta có thể nhận thấy được mức độ khác biệt về hiệu quả kinh doanh giữa hai nhóm ngân hàng theo loại hình sở hữu. Trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2013, các NHTMCP thường duy trì các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính và an toàn hoạt động ở mức cao hơn tương đối trong so sánh với các NHTMNN. Cụ thể, quan sát các chỉ tiêu tài chính của nhóm 4 NHTMNN và một số NHTMCP có thể thấy được trong giai đoạn 2008 đến 2011, các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh và an toàn tài chính của các NHTMCP tỏ ra cao hơn các NHTMNN ngay cả đối với một số NHTMNN dẫn đầu về doanh thu và lợi nhuận như Vietcombank, Vietinbank hay BIDV. Tuy nhiên, trước những khó khăn của nền kinh tế vĩ mô nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng, các NHTMNN lại thể hiện khả năng chống chịu tốt qua việc duy trì ổn định hơn sự biến động của các chỉ tiêu tài chính so với các NHTMCP. Trong giai đoạn 2011 đến 2016, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của NHTMCP lại có sự suy giảm nhanh hơn so với các NHTMNN trong cùng thời kỳ.

Bảng 3.20: Một số chỉ tiêu tài chính của NHTMNN và NHTMCP


Ngân hàng

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016


Agribank

ROA

0.98

0.39

1.82

0.64

1

0.48

0.88

0.85

0.93

ROE

19.58

18.13

5.36

11.71

12.6

7.42

10.76

12.03

14.28

CAR

3.8

3.24

6.09

8

9.49

9.11

11.61

11.04

10.29


Vietcombank

ROA

1.29

1.64

1.5

1.25

1.13

0.99

0.88

0.85

0.93

ROE

19.74

25.58

22.55

17.08

12.61

10.33

10.76

12.03

14.28

CAR

8.9

8.11

9

11.14

14.63

13.13

11.61

11.04

10.29


Vietinbank

ROA

1.35

1.54

1.5

2.03

1.7

1.4

1.20

1.00

0.79

ROE

15.7

20.6

22.1

26.74

19.9

13.7

10.50

10.30

11.46

CAR

21.02

8.06

8.02

10.57

10.33

13.17

10.40

10.58

10.58


BIDV

ROA

0.73

1.04

1.13

0.83

0.74

0.78

0.83

0.79

0.66

ROE

17.86

17.96

18.11

13.16

12.9

13.8

15.27

15.50

14.44

CAR

6.62

7.85

9.32

11.07

9.65

10.23

9.07

9.81

9.65


Ngân hàng

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016


MHB

ROA

1.48

1.27

1.58

0.39

0.82

0.28

0.31

-

-

ROE

4.64

4.3

2.52

5.85

9.09

3

3.65

-

-

CAR

5.95

5.48

14.2

-

-

-

-

-

-


MB

ROA

2.41

2.66

2.54

2.11

1.97

1.28

1.45

1.2

1.2

ROE

24.48

26.81

29

28.34

27.46

16.32

17.75

13.3

13.55

CAR

12.35

12

12.9

9.59

11.15

11

10.07

12.85

12.5


ACB

ROA

2.68

2.08

1.66

1.73

0.5

0.48

0.55

0.52

0.61

ROE

36.52

31.76

28.91

36.02

8.5

6.58

7.64

5.79

9.87

CAR

18.25

12.53

14.06

9.24

13.5

14.66

14.1

12.8

16.23


Techcombank

ROA

2.28

0.18

1.86

1.83

0.42

0.4

0.63

0.86

1.5

ROE

25.87

23.21

24.8

28.87

5.58

4.8

7.4

9.73

17.7

CAR

14.3

13.99

13.11

11.43

12.6

14.03

15.65

14.74

11.78


Eximbank

ROA

1.74

1.99

1.85

1.93

1.2

0.37

0.84

0.03

0.23

ROE

7.43

8.65

13.51

20.93

13.3

5.01

7.42

0.3

2.3

CAR

45.89

26.87

17.79

12.94

16.38

14.47

15

16.52

17.12


Sacombank

ROA

1.49

1.79

1.50

1.44

0.68

1.42

1.53

1

0.11

ROE

13.14

16.56

15.04

14.60

7.15

14.49

15.02

3

1.62

CAR

12.16

11.41

9.97

11.66

9.53

10.22

9.87

11.23

9.61


SHB

ROA

1.46

1.52

1.26

1.23

0.03

0.58

0.56

0.72

0.43

ROE

8.76

13.6

14.98

15.04

0.34

7.56

6.87

5.43

0.86

CAR

18

17.06

13.81

13.37

14.18

12.38

11.33

11.4

13


LPB

ROA

5.96

4.35

2.61

2.14

1.42

0.78

0.46

0.34

0.7

ROE

12.88

14.85

17.22

18.26

12.4

7.72

6.3

4.67

12.74

CAR

143.09

70.97

41.00

11.64

8.04

12.02

10.85

10.8

13.23


VPbank

ROA

0.81

1.27

1.15

1.12

0.62

1.45

2.11

1.34

1.93

ROE

6.74

11.98

12.98

14.28

9.69

22.54

24.05

21.42

26.49

CAR

19

17

14.29

11.9

12.51

12.5

11.4

12.2

13.03


MSB

ROA

1.26

1.8

1.55

0.69

0.2

0.52

0.14

0.02

0.15

ROE

21.11

37.1

35.1

10.08

2.44

5.93

1.5

1.01

1.02

CAR

11.63

10.84

10.05

10.58

11.31

10.56

15.7

24.53

14.6


VIB

ROA

0.46

0.81

1.05

0.67

0.8

0.12

0.64

0.79

0.59

ROE

7.55

15.6

16.58

8.66

6.21

12.2

13.03

7.66

1.21

CAR

8.79

8.67

10.06

11.9

19.43

12.5

11.4

18.04

14.46

Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên, báo cáo tài chính của các ngân hàng

Quan sát một cách tổng thể hơn, bảng bên dưới trình bày sự so sánh chéo về giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của 4 biến số phản ánh hiệu quả hoạt động ROAA,


ROAE, COI và NPL của các ngân hàng phân theo loại hình sở hữu trong giai đoạn 2011-2016. Chúng ta có thể thấy giá trị trung bình của các biến số này có sự thấp hơn tương đối ở các NHTMNN trong so sánh với các ngân hàng không có cổ phần Nhà nước (hay NHTMCP). Các NHTMNN có ROAA, ROAE trung bình lần lượt là 0.8 và

13.82 trong khi tỷ lệ này ở các ngân hàng tư nhân chi phối là 1.39 và 14.39. Tương tự như vậy đối với các chỉ số phản ánh hiệu quả quản lý chi phí và chất lượng tài sản, các ngân hàng có cổ phần Nhà nước chi phối đều có các tỷ lệ này ở mức kém hiệu quả hơn (47.18 so với 40.68 của COI và 2.95 so với 1.98 của NPL).

Bảng 3.21: Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của một số chỉ tiêu tài chính theo loại hình ngân hàng

Loại hình ngân hàng

ROAA

ROAE

COI

NPL

1. NHTMNN

0.80

(0.47)

13.82

(6.94)

47.18

(16.34)

2.95

(2.12)

2. NHTMCP

1.39

(0.59)

14.39

(7.16)

40.68

(9.89)

1.98

(1.60)

Nguồn: Tính toán của tác giả

Từ những phân tích trên có thể thấy được NHTMNN đã có những sự cải thiện đáng kể về hiệu quả hoạt động sau CPH cũng như có những đóng góp to lớn về phát triển kinh tế xã hội chung của toàn đất nước. Tuy nhiên, các phân tích cũng cho thấy khả năng hoạt động và hiệu quả tài chính của các NHTMNN chưa thực sự tương xứng với tiềm năng phát triển của nhóm ngân hàng này đặc biệt là trong sự so sánh với các NHTMCP trong cùng giai đoạn.

3.3.3. Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại có sở hữu nước ngoài

Tại Việt Nam, đầu tư chiến lược nước ngoài tại các NHTM xuất hiện từ đầu những năm 2000, điển hình như Sacombank với việc nhận đầu tư 8% giá trị cổ phần năm 2002 từ International Finance Corporation (World Bank) hay ACB năm 2005 và Techcombank năm 2006. Đây được xem là bước ngoặt cho các NHTM nói riêng, hệ thống tài chính Việt Nam nói chung trong cả vấn đề vốn và hoạt động, quản trị khi có các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài trong cơ cấu sở hữu.

Trong khi đó, các NHTMNN là những ngân hàng đi sau trong quá trình gọi vốn đầu tư nước ngoài. Từ năm 2011, các nhà đầu tư nước ngoài đã hiện diện tại 2 trong 5 NHTM có cổ phần chi phối của Nhà nước là Vietinbank và Vietcombank. Cụ thể,


tháng 1/2011, Công ty tài chính quốc tế IFC thuộc Ngân hàng Thế giới đã đầu tư khoảng 182 triệu USD để nắm giữ 10% cổ phần tại Vietinbank và trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài của ngân hàng này. Đồng thời IFC cũng cung cấp khoản vay thứ cấp đạt tiêu chuẩn vốn tự có cấp hai, trị giá 125 triệu USD với lãi suất Libor 6 tháng và 1,5%/năm trong thời gian 10 năm, hỗ trợ kế hoạch cổ phần hóa khu vực ngân hàng của Việt Nam và giúp tăng cường khả năng tiếp cận tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đến cuối năm 2012, hợp đồng đầu tư chiến lược và hợp đồng hợp tác toàn diện giữa VietinBank và Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ (BTMU) chính thức được ký kết. BTMU trở thành nhà đầu tư chiến lược, sở hữu 20% cổ phần của VietinBank. Sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược đã làm thay đổi đáng kể hoạt động của các NHTM trên nhiều phương diện.

Bảng 3.22: Sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại một số ngân hàng Việt Nam



TT

Ngân hàng Việt Nam

Năm đầu tư

Tỷ lệ sở hữu (năm

đầu tư)


Nhà đầu tư nước ngoài

Tỷ lệ sở hữu Quý

4/2016

1

Vietcombank

9/2011

15.00%

Mizuho Corporate Bank LTD

15%


2


Vietinbank

1/2011

10.00%

International Finance

Corporation (World Bank)

8%

12/2012

20.00%

The Bank of Tokyo-Mitsubishi

UFJ

19.73%


3


Sacombank

3/2005

10%

Autralia an NewZealand Banking

Group

0%

2002

8%

International Finance

Corporation (World Bank)

0%


6.66%

Dragon Financial Holdings

Limited

0%

4

ACB

6/2005

8.56%

Standard Chartered Bank

6.85%



Dragon Financial Holdings

Limited

7.50%



Connaught Investors Limited

7.99%



Standard Chartered APR Limited

9.65%

5

Eximbank

3/2007

15.00%

Sumitomoi Mitsui Banking Corp

15.00%

6

Techcombank

12/2005

10%

Hongkong and Shangshai

19.41%



TT

Ngân hàng Việt Nam

Năm đầu tư

Tỷ lệ sở

hữu (năm đầu tư)


Nhà đầu tư nước ngoài

Tỷ lệ sở

hữu Quý 4/2016





Banking Corporation Ltd


7

VIB

2010

15.00%

Commonwealth Bank of

Australia

20%

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

3.3.3.1. Quy mô các ngân hàng

Có một điều dễ nhận thấy là sau khi khối ngoại tham gia vào các ngân hàng thì vốn chủ sở hữu của các ngân hàng này tăng nhanh, hình 3.15 cho thấy, vốn chủ sở hữu của Vietinbank và Vietcombank tăng mạnh năm 2011 sau khi có sự tham gia của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Trong khi Vietinbank tăng hơn 50% (56,5%) từ 18.201 tỷ đồng lên 28.491 tỷ đồng thì Vietcombank tăng 38,8% từ 20.736 tỷ đồng lên 28.782 tỷ đồng. Điều này kéo theo tổng tài sản của hai ngân hàng cũng tăng nhanh trong năm này, với Vietinbank là 25,26% còn Vietcombank là 19,21%. Những năm sau đó cũng ghi nhận sự tăng lên tương đối mạnh cả về tài sản và vốn chủ sở hữu cảu hai ngân hàng này, đặc biệt là năm 2012 của Vietcombank và 2013 của Vietinbank.

Theo báo cáo tài chính của VietinBank, tính đến cuối năm 2013, tổng tài sản đã tăng 14,5% đạt 576.384 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 54.076 tỷ đồng, tăng 60,58%. Từ 12/2012-5/2013, việc bán gần 20% vốn của Vietinbank cho The Bank of Tokyo – Mitsubishi UFJ (BTMU) thu về xấp xỉ 750 triệu USD được đánh giá là thương vụ M&A lớn nhất và thành công nhất tại Việt Nam từ trước tới nay, đánh dấu một mốc quan trọng đối với VietinBank kể từ sau khi ngân hàng thực hiện cổ phần hóa vào năm 2008. Nguồn vốn này giúp củng cố tiềm lực tài chính, đảm bảo nguồn vốn dài hạn phục vụ cho các kế hoạch phát triển và nâng cao hình ảnh của VietinBank với các hỗ trợ từ kinh nghiệm kinh doanh toàn cầu của BTMU.

Trong khi đó, vốn chủ sở hữu của Vietcombank tăng 45,1% so với năm 2011 lên 41553 tỷ đồng, chủ yếu do tăng vốn điều lệ và thặng dư vốn có được từ việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược Mizuho Corporate Bank.


Hình 3.15: Sự thay đổi vốn chủ sở hữu của Vietinbank và Vietcombank

Đơn vị: Nghìn tỷ


60000


50000


40000


30000


20000


10000


0

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Vietinbank Vietcombank


Nguồn: Báo cáo tài chính các ngân hàng

Bên cạnh nhóm NHTMNN, các NHTMCP cũng có sự thay đổi sau khi có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài. Sau khi có sự tham gia của Standard Charter năm 2005, vốn chủ sở hữu của ACB tăng 32% từ 1.283 tỷ đồng lên 1.697 tỷ đồng. Trong khi đó, tài sản tăng đến 84%. Những ngân hàng khác như Techcombank, Eximbank hay VIB,… cũng ghi nhận những sự thay đổi về quy mô tương tự như trường hợp của Vietinbank, Vietcombank hay ACB. Điều này này cho thấy, sở hữu nước ngoài tại các NHTM, dù nhà nước hay cổ phần, cũng đều tạo ra những chuyển biến tích cực, trước hết là về mặt quy mô và uy tín.

2.3.2. Tăng trưởng tín dụng

Tăng trưởng tín dụng của những ngân hàng sau khi có sở hữu nước ngoài không thật sự rõ ràng như trường hợp về quy mô ngân hàng. Điều này là dễ hiểu, bởi lẽ tăng trưởng tín dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như uy tín, hình ảnh ngân hàng, sản phẩm dịch vụ, chất lượng phục vụ, quy mô, lịch sử hình thành và phát triển,… và phải sau một khoảng thời gian tương đối dài, sự thay đổi này mới có thể nhận thấy.

Bảng 3.23: Tăng trưởng dư nợ của một số NHTM có sở hữu nước ngoài

Đơn vị: tỷ đồng


Năm

Vietinbank

Vietcombank

ACB

Techcombank

VIB

Eximbank

2008

118.602

108.529

34.832

26.018

19.775

21.232


Năm

Vietinbank

Vietcombank

ACB

Techcombank

VIB

Eximbank

2009

163.170

141.621

62.358

42.093

27.353

38.382

2010

234.205

176.813

87.195

52.928

41.731

62.346

2011

293.434

209.417

102.809

63.451

43.497

74.663

2012

333.356

241.167

102.815

68.261

33.887

74.922

2013

379.289

274.314

107.190

70.275

35.239

83.354

2014

439.869

323.332

116.324

80.308

38.179

87.147

2015

538.079

387.152

134.032

111.626

47.777

84.760

2016

655.125

452.883

161.802

141.120

59.164

85.696

Nguồn: Báo cáo tài chính các ngân hàng Nhìn chung, dư nợ của các ngân hàng tăng đều qua các năm như là một xu hướng chung của nền kinh tế đang phát triển khi nhu cầu về vốn cao trong khi các ngân hàng lại ngày càng mở rộng quy mô, đa dạng về sản phẩm, dịch vụ, cũng như các

yếu tố khách quan thuận lợi khác.

2.3.3. Khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời thể hiện qua ROA, ROE của một số ngân hàng có sở hữu nhà nước thường giảm sau khi có cổ đông chiến lược nước ngoài, do ảnh hưởng của việc tăng mạnh về quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu trong khi lợi nhuận không tăng nhanh được tương ứng. Sự thay đổi về lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh nên được quan sát trong một khoảng thời gian dài, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế vẫn chưa hoàn toàn vượt qua khủng hoảng, suy thoái và tái cơ cấu.

Sau khi có cổ đông chiến lược nước ngoài, Vietinbank và Vietcombank có ROA, ROE giảm, đặc biệt là ở ROE (với Vietcombank là 4.47% năm 2012 so với 2011; 5.47% năm 2011 so với năm trước đó). Vietinbank có ROA, ROE giảm liên tục qua các năm từ năm 2011, ngoại trừ ROE thời điểm quý 3/2016.

Bảng 3.24: Một số chỉ tiêu hiệu quả của các NHTM có sở hữu nước ngoài

Đơn vị: %


Ngân hàng

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016


Vietcombank

Sở hữu nước ngoài

2.04

2.04

2.93

18.64

19.44

19.67

20.84

20.91

15

ROA

1.29

1.64

1.5

1.25

1.13

0.99

0.88

0.85

0.93

ROE

19.74

25.58

22.55

17.08

12.61

10.33

10.76

12.03

14.28


Vietinbank

Sở hữu nước ngoài

0

0.42

1.39

12.5

12.05

28.61

28.74

29.53

27.73

ROA

1.35

1.54

1.5

2.03

1.7

1.4

1.20

1.00

0.79

ROE

15.7

20.6

22.1

26.74

19.9

13.7

10.50

10.30

11.46

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 23/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí