với các sản phẩm khác trên thị trường, điều này có thể dẫn đến tỷ lệ sử dụng cao hơn, mức giá cao hơn và lợi nhuận tiềm năng do đó cũng cao hơn. Từ đó có thể thấy, nếu tốc độ tăng trưởng của một doanh nghiệp tăng lên tương đối so với thị trường, thị phần của doanh nghiệp đó sẽ tăng và nếu tốc độ tăng trưởng của một công ty tăng lên tương đối so với thị trường, hiệu quả tài chính của công ty sẽ tăng lên.
2.3.4.4. Thị phần.
Khái niệm thị phần bao gồm cả vị thế thị trường của một doanh nghiệp cũng như quy mô tương đối của nó. Thị phần có thể thể hiện được sự thâm nhập hoặc quyền làm chủ thị trường của một doanh nghiệp (Jacobson & Aaker, 1985). Một cách gián tiếp, nó có thể bao hàm mức độ phổ biến, sự công nhận, khả năng phân phối hoặc thậm chí cả nhận thức về chất lượng của một doanh nghiệp (Smallwood & Conlisk, 1979; Jacobson, 1988, Aaker, 1996). Thị phần cũng chuyển tín hiệu về quy mô của một doanh nghiệp đến các đối thủ cạnh tranh tiềm năng, các phân khúc hoặc toàn thể thị trường. Thị phần được định nghĩa chung là tỷ lệ hoạt động của một doanh nghiệp (dựa trên doanh thu, đơn vị, khối lượng, tỷ lệ nhân viên ...) trên tổng hoạt động của thị trường (Bain, 1951; Gale, 1972; Scherer, 1974).
Nói chung, thị phần của một doanh nghiệp được giả định là có ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp đó (Kholi, Venkatraman, & Grant, 1990). Tuy nhiên, thời gian gần đây nổi lên ba luồng quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa thị phần và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mà Saghafi (1987) đã gọi là 'Cấp tiến, Ôn hòa và Bảo thủ'. Phe 'Cấp tiến' cho rằng thị phần là chìa khóa dẫn đến hiệu quả kinh tế cao (Rumelt & Wensley, 1981; Buzzell, Gale & Sultan, 1975; Wagner, 1984; Gale, 1972; Shepherd, 1972; Buzzell & Gale, 1987). Phe 'ôn hòa' thừa nhận tầm quan trọng của thị phần cao đến hiệu quả hoạt động, nhưng không đánh giá thấp ảnh hưởng của các yếu tố khác (Schmalensee, 1986; Rumelt, 1991). Mann (1966) và Hall và Weiss (1967) cho rằng hàng rào gia nhập là yếu tố quan trọng hơn thị phần đối với hiệu quả hoạt động trong một số tình huống nhất định. Phe 'Bảo thủ' có cách nhìn hoàn toàn trái ngược về mối quan hệ này. Họ cho rằng rằng thị phần chỉ là một yếu tố nhỏ hoặc không đáng kể ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Fruhan, 1972, Jacobson & Aaker, 1985; Jacobson, 1988; Jacobson, 1990).
Quan điểm ủng hộ cho mối quan hệ cùng chiều giữa thị phần – hiệu quả tài chính (MS-FP): Một số tác giả của trường phái cấp tiến bằng nghiên cứu thực nghiệm đã thiết lập được một mối quan hệ MS-FP mạnh. Shepherd (1972) kiểm tra một số nhân tố của cấu trúc thị trường, sử dụng một mẫu 410 doanh nghiệp từ 23 ngành khác nhau từ 1960 đến 1969. Ông kết luận rằng thị phần là nhân tố trung tâm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Một trong những đánh giá toàn diện nhất liên quan đến thị phần, cấu trúc thị trường và hiệu quả hoạt động là đánh giá của Szymanski, Bharadwaj và Varadarajan (1993). Các tác giả này đã thực hiện một phân tích tổng hợp (meta- analysis) các nghiên cứu trong các lĩnh vực kinh tế tổ chức, thị trường, quản lý chiến lược để đi đến kết luận rằng, nhìn chung, thị phần có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của hầu hết các ngành, tuy nhiên mối quan hệ đó không tổng quát. Họ cũng thấy rằng các nhân tố của cấu trúc thị trường như như hàng rào gia nhập, tăng trưởng và cạnh tranh, thực sự ảnh hưởng đến cả thị phần và hiệu quả hoạt động nhưng ở các mức độ khác nhau.
Lý do để giải thích mối liên hệ cùng chiều giữa MS-FP là thị phần cao hơn giúp cho các doanh nghiệp có sức mạnh thị trường để thu được lợi nhuận cao hơn từ khách hàng và để tận dụng các loại hiệu quả khác nhau cũng như đạt được tính kinh tế theo quy mô và giảm chi phí hoạt động. Martin (1988) đã kiểm định thực nghiệm cả sự giải thích bằng hiệu quả lẫn sức mạnh thị trường cho mối quan hệ thị phần-lợi nhuận. Kết quả kiểm định đã ủng hộ cả hai giả thuyết này, nó cho thấy các giả thuyết đó bổ sung cho nhau hơn là loại trừ.
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Lý Luận Về Năng Lực Cạnh Tranh
- Mô Hình Các Yếu Tố Quyết Định Của Lợi Thế Cạnh Tranh
- Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay - 7
- Đặc Điểm Của Hệ Thống Ngân Hàng Sau Năm 2007 - 2008
- Những Hạn Chế Của Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
- Cấu Trúc Ngành Ngân Hàng Và Năng Lực Cạnh Tranh Của Các Ngân Hàng Thương Mại
Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.
Quan điểm phản đối mối quan hệ cùng chiều của MS-FP: Gần đây, rất nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có thể không có mối quan hệ nhân quả giữa thị phần và lợi nhuận (Gale, 1972; Woo, 1983). Fruhan (1972) chỉ ra rằng, trong dài hạn, việc duy trì thị phần cao mâu thuẫn với lý thuyết kinh tế cổ điển (Baumol, 1967), trong đó cho rằng các doanh nghiệp, các quy trình hay các sản phẩm thành công có xu hướng
bị bắt chước cho đến khi lợi nhuận bị cạn kiệt. Những nhà nghiên cứu này tin rằng các lực lượng của cạnh tranh năng động sẽ khai tử bất cứ công ty nào chỉ đơn thuần duy trì cách thức hoạt động kinh doanh hiện tại của mình.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng cách nhìn về thị phần cao có thể không thích hợp trong một số điều kiện thị trường nhất định (Abernathy & Wayne, 1974). Họ cho rằng mối quan hệ MS-FP hoặc là không đáng kể trong một số hoàn cảnh, hoặc bị hạn chế bởi các nhân tố khác. Aaker (1986) cho rằng mối quan hệ MS-FP là yếu hoặc không bộc lộ trong lĩnh vực dịch vụ tại Mỹ. Tương tự như vậy, trong ngành sản xuất bánh ngọt Mỹ tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa thị phần và hiệu quả tài chính (Bass, Cattin &Wittink; 1978).
Để xác định xem mối quan hệ cùng chiều giữa thị phần và hiệu quả hoạt động có khả năng tồn tại trong một ngành hay không, một số nghiên cứu tại Mỹ đã thiết lập được các tiêu chí quan trọng (Kholi et al, 1990; Szymanski et al, 1993):
- Ngành công nghiệp hàng tiêu dùng: có bằng chứng cho quan hệ MS-FP mạnh hơn so các ngành khác (Shepherd, 1972; Caves, Gale & Porter, 1977; Ravenscraft, 1983).
- Hàng hóa lâu bền: Buzzell, Gale và Sultan (1975) chỉ ra rằng mối liên kết MS-FP mạnh hơn đối với hàng hóa lâu bền (ví dụ như ô tô, nhà cửa ...) khi so với những mặt hàng được tiêu thụ thường xuyên như thực phẩm, mỹ phẩm, xăng hoặc văn phòng phẩm.
- Xác định các ranh giới thị trường: Day và Wensley (1988) cho rằng mối quan hệ MS-FP có nhiều khả năng xuất hiện trong các thị trường có các ranh giới tương đối ổn định/hay sự thay thế hạn chế.
- Các ngành trưởng thành: Một số học giả đã kết luận rằng mối quan hệ thị phần – hiệu quả tài chính sẽ mạnh hơn tại các các ngành trưởng thành có tốc độ tăng trưởng trung bình khi so sánh với những ngành tăng trưởng nhanh hoặc đang suy giảm (Gale, 1972; Shepherd, 1972; Caves, Gale & Wittink, 1978; Prescott, Kholi & Venkatraman, 1986).
- Tính không đồng nhất trong ngành: có bằng chứng cho mối quan hệ cùng chiều MS-FP trong các ngành mà sự không đồng nhất của các sản phẩm và dịch vụ
là phổ biến. Cụ thể, nếu ngành bị phân đoạn hoặc có nhiều thay đổi giá, mối quan hệ MS-FP có khả năng sẽ mạnh hơn (Bain, 1951; Buzzell, Gale & Sultan, 1975; Schendel & Patton, 1978; Hatten, Schendel & Cooper, 1978; Gale & Branch, 1982).
Dự trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm ở trên, có thể thấy khi thị phần tăng lên, hiệu quả tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp sẽ tăng lên.
2.3.4.5. Hiệu quả tài chính
Anderson (1982) phân loại các lý thuyết về hiệu quả của các tổ chức thành hai loại - kinh tế và hành vi. Quan điểm kinh tế tập trung vào tầm quan trọng của các lực lượng thị trường bên ngoài như định vị, cạnh tranh,.. Quan điểm hành vi xem xét các mô hình tổ chức và xã hội cũng như sự phù hợp của chúng với môi trường (Tvorik & McGivern, 1997). Venkatraman và Ramanujam (1986) lập luận rằng hiệu quả kinh doanh là một tập con của hiệu quả tổ chức. Họ nhìn nhận hiệu quả kinh doanh ở ba cấp độ: tài chính, hoạt động, hiệu quả tổ chức. Họ tin rằng các nghiên cứu về hiệu quả chủ yếu tập trung vào hai cấp độ đầu tiên mà ít chú ý đến đến cấp độ thứ ba.
Phát triển trên nền tảng đó, một số nhà nghiên cứu xem xét việc liệu hiệu quả của một doanh nghiệp có nên được ưu tiên hơn so với các nhân tố khác có tầm quan trọng đối với xã hội hay sự đóng góp của các doanh nghiệp đối với chất lượng cuộc sống của cộng đồng (Steers, 1975). Ngược lại, Randolph và Dess (1984) cho rằng phân tích hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp bằng các chỉ tiêu tài chính là thích hợp. Tương tự như vậy, Snow và Hambrick (1980) cho rằng hiệu quả tài chính là chấp nhận được trong việc tìm hiểu các hiệu quả tổ chức.
Nghiên cứu của Woo và Willard (1983) cho thấy các doanh nghiệp đã sử dụng 14 thước đo hiệu quả khác nhau. Bao gồm thu nhập ròng, ROI, ROS, tăng trưởng doanh thu, dòng tiền đầu tư, thị phần, thị phần tăng thêm, chất lượng sản phẩm, nghiên cứu phát triển sản phẩm (R&D), các dạng biến thể của ROI, phần trăm thay đổi trong ROI và phần trăm thay đổi trong dòng tiền của mỗi khoản đầu tư. Các thước đo tài chính như ROI, ROE và các chỉ số khác đã được sử dụng khá nhiều trong các so sánh đa ngành, nhưng được sử dụng ít hơn trong các đánh giá một ngành đơn lẻ (Gale, 1972; Bass, Cattin & Wittink, 1978; Hatten, Schendel & Cooper, 1978; Porter, 1979; Buzzell, 1981; Rumelt & Wensley, 1981).
Trên cơ sở những nội dung lý thuyết đã trình bày ở trên về năm nhân tố - hàng rào gia nhập, cạnh tranh, tăng trưởng, thị phần và hiệu quả tài chính, cũng như 10 giả thuyết cần kiểm định đã xây dựng tương ứng với từng nhân tố, tác giả xây dựng một mô hình lý thuyết nhằm phân tích cơ cấu cạnh tranh của ngành ngân hàng Việt nam.
Trong mô hình này, nhân tố hàng rào gia nhập được giả thuyết là có ảnh hưởng ngược chiều đối với mức độ cạnh tranh và cùng chiều đối với tăng trưởng, thị phần và hiệu quả tài chính trong hoạt động của các ngân hàng thương mại. Cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại được giả thuyết có có ảnh hưởng ngược chiều đến tăng trưởng, thị phần và hiệu quả tài chính của các ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng của mỗi ngân hàng có tác động cùng chiều đến thị phần và hiệu quả tài chính. Mô hình cũng giả thuyết về mối quan hệ cùng chiều giữa thị phần và hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại. Từ mô hình lý thuyết có thể xây dựng các giả thuyết sau:
Giả thuyết 1: Nếu rào cản gia nhập tăng lên, sự cạnh tranh sẽ giảm xuống.
Giả thuyết 2: Nếu các rào cản gia nhập tăng lên, tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp hiện hữu sẽ tăng lên.
Giả thuyết 3: Nếu các rào cản gia nhập tăng lên, thị phần của các doanh nghiệp hiện hữu sẽ tăng lên.
Giả thuyết 4: Nếu các rào cản gia nhập tăng lên, hiệu quả tài chính của các công ty hiện hữu sẽ tăng lên.
Giả thuyết 5: Nếu cạnh tranh tăng lên, tốc độ tăng trưởng của các công ty hiện hữu sẽ giảm.
Giả thuyết 6: Nếu cạnh tranh tăng lên, thị phần của các doanh nghiệp hiện hữu sẽ giảm đi.
Giả thuyết 7: Nếu cạnh tranh tăng lên, hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp hiện hữu sẽ giảm
Giả thuyết 8: Nếu tốc độ tăng trưởng của một doanh nghiệp tăng lên tương đối so với thị trường, thị phần của doanh nghiệp đó sẽ tăng.
Giả thuyết 9: Nếu tốc độ tăng trưởng của một công ty tăng lên tương đối so với thị trường, hiệu quả tài chính của công ty sẽ tăng lên.
Giả thuyết 10: Khi thị phần tăng lên, hiệu quả tài chính của doanh nghiệp cũng sẽ tăng lên.
Các mối quan hệ giả thuyết này sẽ được kiểm định dựa trên số liệu hoạt động thực tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong. Nội dung cơ bản của mô hình được trình bày tóm tắt trong Sơ đồ 3.2.
Việc kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình nhằm xem xét hiệu quả kỹ thuật của các ngân hàng. Bên cạnh đó, còn chỉ ra mối tương tác giữa các biến trong mô hình để có thể nhận định xu hướng biến động nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tạo hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại.
(5) (-)
(1) (-)
(2) (+)
(6) (-)
(3) (+)
(4)
(+)
(9) (+)
(8) (+)
(7) (-)
(10) (+)
Ghi chú:
(+/-): Mối quan hệ cùng chiều/ngược chiều giữa các thành tố
Rào cản gia nhập
Tốc độ tăng trưởng
Thị phần
Hiệu quả tài chính
Cạnh tranh
Sơ đồ 2.3. Mô hình phân tích tác động của cơ cấu cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG CẤU TRÚC CẠNH TRANH NGÀNH NGÂN HÀNG VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Đến thời điểm năm 2012 kinh tế thế giới vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng nợ công Châu âu, suy thoái kéo dài của cả nền kinh tế các quốc gia phát triển và mới nổi cũng như bất ổn chính trị của nhiều nước. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu có nhiều xáo trộn, nền kinh tế Việt Nam không đạt được một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô theo kế hoạch: GDP đạt khoảng 5,14%, mức thấp nhất kể từ năm 2000; tỷ lệ thâm hụt ngân sách cao hơn con số kế hoạch 4,8%; tỷ lệ thất nghiệp, hàng tồn kho tăng cao và ngành ngân hàng cũng không phải là một ngoại lệ. Với vai trò là trung gian tài chính đảm bảo cho nền kinh tế một quốc gia hoạt động một cách nhịp nhàng, trong bối cảnh kinh tế như hiện nay, hiệu quả hoạt động của ngân hàng không chỉ ảnh hưởng tới chính hệ thống ngân hàng mà còn tác động tới nhiều ngành nghề khác của nền kinh tế. Do đó, theo đề án cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng theo quyết định số 254/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ, các ngân hàng phải không ngừng đổi mới để nâng cao năng lực của mình góp phần phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Việc đánh giá hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua sẽ giúp chúng ta thấy được những tồn tại để hoạch định chính sách và quản trị ngân hàng một cách hiệu quả hơn. Chương này sẽ đánh giá tổng quan chung về ngành ngân hàng Việt Nam, phân tích cấu trúc cạnh tranh của ngành thông qua mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter và sau đó, định lượng mối quan hệ giữa cấu trúc cạnh tranh của ngành đến năng lực cạnh tranh của các NHTM (thông qua các biến số đo lường hiệu quả).
3.1. Tổng quan về ngành ngân hàng Việt Nam
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng
Cùng với từng giai đoạn phát triển của đất nước, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng có những bước chuyển biến phù hợp với tình hình kinh tế trong nước và thế giới. Vào giai đoạn những năm 1988 trở về trước, hệ thống ngân hàng Việt Nam được tổ chức là hệ thống ngân hàng một cấp gồm Ngân hàng Nhà nước và hệ thống chi nhánh từ trung ương đến địa phương phân bổ theo địa giới hành chính. Trong giai đoạn này Ngân hàng Nhà nước vừa đảm nhận chức năng quản lý nhà nước, vừa thực hiện chức năng kinh doanh của một ngân hàng thương mại. Từ năm 1988 đến 1990 theo Nghị định 53 của Hội đồng Bộ trưởng đã tách chức năng kinh doanh của Ngân hàng Nhà nước và trao cho các ngân hàng chuyên doanh. Với mô hình tổ chức này các ngân hàng đã bắt đầu chú ý đến hiệu quả hoạt động và tăng trưởng tín dụng. Thời điểm này hoạt động cho vay vốn lưu động đã chiếm khoảng 95% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.
Tuy nhiên hoạt động của các ngân hàng trong giai đoạn này còn nhiều hạn chế như: các ngân hàng luôn bị động trong hoạt động của mình, tín dụng ngân sách chiếm tỷ trọng lớn, hoạt động tín dụng không theo cơ chế thị trường, thiếu khả năng cạnh tranh. Bước sang giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế theo định hướng kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng Việt Nam có bước chuyển biến rõ rệt. Chính Phủ ban hành 2 Pháp lệnh về ngân hàng vào tháng 5 năm 1990 quy định hệ thống ngân hàng Việt Nam chia làm 2 cấp có chức năng, nhiệm vụ phân định rõ ràng: Ngân hàng Trung ương cũng là cơ quan phát hành tiền tệ và thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ - tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng. Ngân hàng Trung ương là cơ quan tổ chức việc điều hành chính sách tiền tệ, lấy nhiệm vụ giữ ổn định giá trị đồng tiền làm mục tiêu chủ yếu và chi phối căn bản các chính sách điều hành cụ thể đối với hệ thống ngân hàng 2 cấp. Còn các ngân hàng thương mại thực hiện chức năng kinh doanh, trung gian tài chính. Hệ thống ngân hàng hai cấp tiếp tục được quy định trong 02 luật: Luật các tổ chức tín dụng và Luật Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 1998 tạo khung pháp lý cho quá trình phát