Cơ Sở Lý Luận Về Mối Quan Hệ Tác Động Giữa Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Và Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ TÁC ĐỘNG GIỮA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


1.1. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các ngân hàng thương mại

1.1.1. Khái quát về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Theo UNCTAD (2012), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hoạt động đầu tư hàm chứa trong đó mối quan hệ mang tính dài hạn và phản ánh những lợi ích và quyền kiểm soát lâu dài của một thực thể tại một quốc gia (nhà đầu tư nước ngoài hay công ty mẹ) trong một công ty hoạt động tại một quốc gia khác với quốc gia của công ty mẹ hay nhà đầu tư.

Trong cẩm nang cán cân thanh toán tái bản lần 5 của IMF (1993) định nghĩa FDI là “loại hình đầu tư quốc tế trong đó một chủ thể thuộc một nền kinh tế thu được lợi ích lâu dài từ một chủ thể kinh tế thuộc một nền kinh tế khác”. IMF (1993) cũng đưa ra mức vốn cổ phần tối thiểu 10% hoặc quyền biểu quyết trong doanh nghiệp FDI làm căn cứ xác định FDI nhưng cần căn cứ theo theo từng quốc gia/khu vực. Mặc dù vậy tiêu chí hàng đầu vẫn là tính tính bền vững của khoản đầu tư.

Còn theo định nghĩa của OECD (1996), đầu tư trực tiếp nước ngoài là “đầu tư nhằm thu được lợi ích lâu dài của một chủ thể đầu tư ở một quốc gia (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài) vào một chủ thể kinh tế ở một quốc gia khác (doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài)”. Lợi ích lâu dài gồm: (i) mối quan hệ trong dài hạn giữa nhà đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp tiếp nhận vốn, và (ii) mức độ ảnh hưởng nhất định của mối quan hệ này lên hoạt động quản trị của doanh nghiệp.

Theo đó dù được diễn đạt theo các cách khác nhau, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài được định nghĩa khá thống nhất ở 2 đặc điểm cơ bản gồm: (1) có hoạt động di chuyển tài sản của nhà đầu tư qua biên giới trong dài hạn. Trong đó tài sản có thể là tài sản hữu hình (như vốn, máy móc, thiết bị, …) hoặc tài sản vô hình (như quyền sở hữu trí tuệ, kỹ năng quản lý, thương hiệu…). (2) nhà đầu tư trực tiếp sẽ có khả năng ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của doanh nghiệp nhận vốn.

Ở cấp độ quốc gia, đầu tư trực tiếp nước ngoài thường được xem xét từ giác độ là quốc gia đi đầu tư hay quốc gia nhận đầu tư. Thông thường, đối với quốc gia nhận vốn đầu tư, đây là hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Còn đối với quốc gia đi đầu tư, đó là hoạt động OFDI.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.


Ở cấp độ công ty, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài được phân loại trong nhóm nghiệp vụ đầu tư góp vốn liên doanh liên kết. Cụ thể hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài được xem xét ở chiều đầu tư vốn ra nước ngoài. Ngược lại hoạt động nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ được phân loại vào nhóm nghiệp vụ tăng vốn chủ sở hữu. Theo đó, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở cấp độ công ty sẽ được xác định rõ chiều đầu tư là hoạt động OFDI.

Tác động hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến hiệu quả hoạt động tại các NHTM Việt Nam - 3

Điểm quan trọng khi phân biệt quá trình OFDI của các ngân hàng với các doanh nghiệp khác là bản chất của sản phẩm. Không giống như sản xuất hàng hóa hữu hình, dịch vụ ngân hàng nói riêng có sản phẩm dưới dạng vô hình, mức độ chuyên nghiệp hóa cao, không thể chia nhỏ, sản xuất và tiêu dùng được thực hiện đồng thời, việc hình thành những năng lực, kinh nghiệm tốn nhiều thời gian. Vì vậy việc thâm nhập vào thị trường nước ngoài của các ngân hàng không đơn giản chỉ là tích hợp vào mạng lưới những nhà cung cấp, khách hàng mà chủ yếu là lặp lại chuỗi giá trị ở mỗi quốc gia (Moore và Birkinshaw, 1998).

Những khía cạnh liên quan đến hoạt động OFDI của các ngân hàng tập trung vào: hình thức OFDI, quá trình gia nhập, kinh doanh tại thị trường nước ngoài, mở rộng mạng lưới quốc gia (Bouquet, 2004) và những động lực của việc thực hiện OFDI (Cardone-Riportella, Cazorla-papis, 2001),

1.1.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Có 3 hình thức được xếp vào nhóm OFDI như sau:

Chi nhánh: đây là hình thức rất phổ biến. Hình thức này có những ưu điểm cơ bản gồm: mức độ cam kết nguồn lực đầu tư không tạo áp lực, dễ dàng đảm bảo tính nhất quán văn hóa giữa các đơn vị tách biệt về mặt địa lý, thuận tiện trong quản lý. Trái lại, những nhược điểm của hình thức này cũng khá nhiều: (1) Đầu tiên là quá trình triển khai diễn ra chậm hơn và do đó có nguy cơ mất cơ hội kinh doanh. (2) Thứ hai là việc thành lập chi nhánh tại thị trường nước ngoài thường vướng phải rất nhiều hạn chế trong hoạt động kinh doanh. Điển hình như yêu cầu mức vốn tối thiểu cho mỗi chi nhánh, giới hạn số lượng chi nhánh được thành lập, giới hạn phạm vi hoạt động, lĩnh vực kinh doanh… Do đó trong nhiều trường hợp, việc thành lập chi nhánh ngân hàng tại nước ngoài lại đòi hỏi phải đầu tư rất nhiều nguồn lực để có thể cạnh tranh tại thị trường nước ngoài. (3) Thứ ba chi nhánh không có sự độc lập về mặt pháp lý. (4) Cuối cùng, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều giới hạn hoạt động của các chi nhánh ngân hàng ở phạm vi cung cấp dịch vụ ngân hàng bán buôn, không được cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ (Clarke & ctg., 2001).


Liên doanh: ngân hàng nước ngoài có thể lựa chọn liên doanh với một ngân hàng tại thị trường nước ngoài và cùng chia sẻ lợi nhuận rủi ro. Phương án này thường được lựa chọn khi ngân hàng đi đầu tư nhận thấy những lo ngại về rủi ro, khó tiếp cận được nguồn khách hàng nội địa, thiếu kinh nghiệm thị trường hay muốn cung cấp những dịch vụ không được phép đối với ngân hàng nước ngoài độc lập.

Khi thành lập liên doanh, các ngân hàng nhằm đến 3 mục tiêu chính. (1) Đầu tiên là cải thiện dịch vụ cho khách hàng của ngân hàng hoạt động ở quốc gia khác. (2) Thứ hai là nhằm mục đích chia sẻ, trao đổi các nguồn lực, như khả năng phân phối, kinh nghiệm, công nghệ… giữa ngân hàng đi đầu tư và ngân hàng nội địa tại thị trường nước ngoài. Việc chia sẻ, trao đổi nguồn lực là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp cho hình thức liên doanh thường là hình thức được chấp nhận nhiều nhất tại các quốc gia chưa mở cửa thị trường ngân hàng. (3) Cuối cùng là mục tiêu tìm kiếm thêm cổ đông, nhà đầu tư để san sẻ rủi ro, góp thêm nguồn lực cho quá trình đầu tư của các ngân hàng.

Ngân hàng 100% vốn nước ngoài: hình thức này thường được tiến hành bằng cách ngân hàng đi đầu tư thực hiện mua lại một ngân hàng ở thị trường nước ngoài mục tiêu. Khi các NHTM nội địa của một quốc gia hoạt động kém hiệu quả, năng lực cạnh tranh thấp hơn các NHTM nước ngoài, các ngân hàng nội địa có thể bị mua lại hoặc sáp nhập vào các NHTM nước ngoài. Điều này thường xảy ra tại các quốc gia đang phát triển và kém phát triển (với nhiều ngân hàng yếu kém) và hiếm khi xảy ra tại các nước phát triển (nơi có hệ thống ngân hàng phát triển cao) (Clarke & ctg., 2001). Tuy nhiên cũng không ít trường hợp các ngân hàng tự thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại thị trường nước ngoài.

Ưu điểm lớn nhất của hình thức này là việc nhanh chóng đạt được đạt được quy mô tối thiểu và thâm nhập nhanh chóng vào thị trường nước ngoài. Hoạt động thôn tính ngân hàng, giống như hoạt động thôn tính công ty, thường mang lại lợi thế quan trọng thứ hai là ngân hàng mua ngân hàng khác biết rõ mục tiêu cần đạt được. Đây là điểm khác biệt rất quan trọng so với các liên doanh. Trong các liên doanh luôn cần cân bằng quyền lực và ý chí dẫn đến tình trạng không đạt được thống nhất. Điều này khiến cho các liên doanh thường hoạt động kém hiệu quả. Trong khi đó hình thức thành lập ngân hàng con bằng biện pháp mua lại sẽ đảm bảo hoạt động kinh doanh sẽ luôn hướng theo những mục tiêu đã được xác định rất rõ ngay từ đầu.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, việc mua bán sáp nhập để thâm nhập vào thị trường nước ngoài làm nảy sinh rất nhiều vấn đề nghiêm trọng. Thứ nhất, chi phí thường rất cao. Vấn đề thứ hai là việc mua ngân hàng làm nảy sinh các vấn đề văn


hóa. Thứ ba là các vấn đề liên quan đến các quyền nghĩa vụ kế thừa từ ngân hàng bị mua lại.

Ngoài 3 hình thức trên, có điểm đặc biệt cần lưu ý là ngoài các hiện diện trong lĩnh vực ngân hàng, thường các quốc gia đều cho phép thành lập các hiện diện trong lĩnh vực tài chính như bảo hiểm, chứng khoán, công ty tài chính. Thường việc thành lập các hiện diện này được cho phép trước ngân hàng do tính nhạy cảm trong lĩnh vực ngân hàng. Do đó, hoạt động OFDI của các ngân hàng sẽ bao gồm cả các hình thức công ty tài chính, bảo hiểm, công ty chứng khoán có thể dưới dạng 100% hoặc dưới dạng liên doanh.

1.1.3. Các động lực khi thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

1.1.3.1. Những động lực từ môi trường

Những động lực quan trọng nhất thúc đẩy các NHTM thực hiện OFDI liên quan

đến yếu tố ngành.

Đầu tiên là sự gần gũi với khách hàng và theo chân khách hàng (Walter, 1988). Theo đó, các ngân hàng sẽ thực hiện OFDI để cung cấp cho khách hàng của chính họ tại quốc gia khác một loạt các dịch vụ có chất lượng, điều kiện tương tự như thị trường trong nước. Yếu tố này có ý nghĩa quan trọng do hoạt động kinh doanh ngân hàng là hoạt động yêu cầu tính ổn định trong quan hệ với khách hàng rất cao. Ở chiều ngược lại, các công ty hoạt động tại thị trường nước ngoài sẽ khó tiếp cận nguồn tín dụng tại thị trường nước ngoài, chi phí vay cũng lớn hơn so với công ty bản địa. Vastrup (1983) cho rằng chi phí trong thẩm định tín dụng cho một doanh nghiệp mới là rất lớn. Vì vậy, các công ty có kinh doanh tại thị trường nước ngoài cũng thường tìm đến những ngân hàng đã có quan hệ khi cần sử dụng dịch vụ ngân hàng. Theo lý thuyết “theo đuổi khách hàng” (Follow the customer) (Grubel, 1977; Walter, 1988), những ngân hàng có OFDI thường có sức cạnh tranh tốt trong thu hút đối tượng khách hàng là những công ty có hoạt động kinh doanh tại thị trường nước ngoài hoặc công ty có hoạt động ngoại thương. Sự mở rộng quốc tế của các ngân hàng Nhật Bản sang Châu Âu và Mỹ, và của các ngân hàng Châu Âu sang Mỹ là để đáp ứng những nhu cầu này.

Động lực thứ hai là phản ứng của các ngân hàng trước áp lực từ những ngân hàng khác đang đẩy mạnh OFDI. Phản ứng này rất đặc trưng cho ngành ngân hàng với đặc điểm là số lượng đối thủ cạnh tranh ít và có xu hướng độc quyền. Trường hợp của các ngân hàng Tây Ban Nha, Pháp và Ý trong những năm gần đây thuộc loại này. Bên cạnh áp lực đến từ các ngân hàng khác, với cơ chế tương tự, các ngân hàng thực hiện


OFDI còn có áp lực từ các công ty thực hiện OFDI hoạt động trong các ngành khác, hay là sự thúc đẩy của các ngành khác trong nền kinh tế.

Động lực thứ ba là tìm kiếm khách hàng mới ở thị trường nước ngoài bằng cách thực hiện OFDI (Murray, 1984). Thông thường, động lực này xuất hiện khi các ngân hàng có ưu thế rõ ràng so với các ngân hàng tại thị trường nước ngoài, hoặc khi không có quá nhiều đối thủ tại thị trường nước ngoài.

Động lực thứ tư là chi phí vốn (Aliber, 1984). Toàn cầu hóa thị trường tạo ra cơ hội để tiếp cận các nguồn tài chính với chi phí thấp nhất có thể ở bất kỳ thị trường nào trên thế giới và tại bất kỳ thời điểm nào. Đồng thời, xu hướng toàn cầu hóa cũng cho phép nguồn vốn được đầu tư vào những quốc gia có lợi tức đầu tư cao nhất. Nhờ đó, một ngân hàng có tầm hoạt động quốc tế có khả năng phản ứng nhanh chóng và hiệu quả hơn một ngân hàng chỉ có hoạt động tại một thị trường quốc gia nhất định.

Động lực thứ năm là đa dạng hóa rủi ro tài chính (Lessard, 1986). Đầu tư vào các tài sản với nhiều loại tiền khác nhau và các khu vực địa lý khác nhau là phương tiện hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro, đa dạng hóa rủi ro, gia tăng thu nhập và giảm thiểu tác động của chu kỳ kinh doanh.

Động lực cuối cùng là tìm kiếm tài sản chiến lược: Một ngân hàng mua tài sản của một tập đoàn nước ngoài để thúc đẩy các mục tiêu chiến lược dài hạn, đặc biệt là duy trì hoặc nâng cao năng lực cạnh tranh cả trong nước và quốc tế. Trường hợp điển hình nhất là các ngân hàng Trung quốc thực hiện mua lại các ngân hàng, công ty tài chính tại Châu Âu chỉ để lấy những công nghệ, bằng sáng chế, quy trình, thiết kế sản phẩm. Sau khi sở hữu những ngân hàng này đem những tài sản chiến lược quay lại thị trường trong nước để giành lợi thế cạnh tranh.

1.1.3.2. Những động lực từ hoạt động kinh doanh

Có 3 yếu tố là những động lực chính của các NHTM khi thực hiện OFDI gồm:

Quy mô: Quy mô ngân hàng là một trong những yếu tố đầu tiên được xem xét khi phân tích động lực của các ngân hàng khi thực hiện OFDI do 4 nguyên nhân.

Thứ nhất đó là các ngân hàng kỳ vọng rằng với quy mô lớn hơn sẽ có được lợi thế về quy mô và lợi thế về phạm vi. Khi đạt được lợi thế về quy mô và phạm vi sẽ cho phép ngân hàng tạo ra được cấu trúc tổng chi phí ở mức thấp hơn hoặc tạo ra nhiều doanh thu hơn (Tschoegel, 1987).


Thứ hai là yếu tố quy mô còn được nêu ra khi xem xét đến vấn đề đa dạng hóa rủi ro và có được danh mục đầu tư cân bằng. Việc đa dạng hóa rủi ro không chỉ mang lại nguồn thu ổn định hơn mà còn giảm rủi ro do biến động giá tài sản và nợ xấu.

Thứ ba đó là công nghệ hiện đại. Những khoản đầu tư rất lớn vào công nghệ của các ngân hàng đòi hỏi phương pháp khấu hao nhanh. Khi đó quy mô càng lớn càng giúp các ngân hàng có điều kiện tốt hơn để thực hiện khấu hao nhanh.

Cuối cùng là ngăn ngân hàng trở thành mục tiêu cho một cuộc đấu thầu thâu tóm thù địch của một ngân hàng khác. Theo đó, ngân hàng càng lớn thì càng khó để một ngân hàng khác có thể thôn tính. Đặc biệt với các ngân hàng hoạt động tại nhiều quốc gia, việc thâu tóm càng trở nên khó khăn hơn.

Theo đó, động lực của các ngân hàng khi thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm đạt được quy mô lớn hơn là rất rõ ràng và phổ biến. Tuy nhiên khi thực hiện OFDI, nhiều ngân hàng đã phải trả giá đắt khi đi kèm với quy mô gia tăng là các chi phí gia tăng liên quan đến quản lý và mạng lưới. Bên cạnh đó là sự thiếu hiểu biết về thị trường dẫn đến hàng loạt chi phí gia tăng. Ngoài ra việc gia tăng quy mô nhanh chóng luôn kèm theo chi phí đầu tư ban đầu rất lớn. Vì vậy vấn đề kiểm soát chi phí là yếu tố tiên quyết để một ngân hàng thực hiện OFDI có thể được hưởng lợi từ mục tiêu quy mô.

Dịch vụ khách hàng: động lực nâng cao chất lượng công tác dịch vụ khách hàng liên quan đến mục tiêu theo chân khách hàng và mục tiêu mở rộng thị trường. Đối với mục tiêu theo chân khách hàng, chiến lược cung cấp dịch vụ cho khách hàng của ngân hàng ở nước ngoài với chất lượng tương tự như trong nước, đặc biệt là cho các công ty đa quốc gia có cùng quốc gia với ngân hàng được xem là một trong những chiến lược hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng công tác dịch vụ khách hàng của ngân hàng. Đối với mục tiêu mở rộng thị trường, mục tiêu thường là để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mà các ngân hàng tại quốc gia nhận đầu tư không cung cấp.

Chuyển giao tài nguyên: động lực thứ ba là việc chuyển các nguồn lực hoặc kỹ năng từ thị trường trong nước sang thị trường khác hoặc ngược lại, hoặc là giữa các thị trường nước ngoài với nhau. Các nguồn lực này có thể là nguồn lực vật chất (nguồn lực tài chính, công nghệ, v.v.) hoặc nguồn lực vô hình (chẳng hạn như hình ảnh của ngân hàng hoặc kỹ năng quản lý hoặc kỹ thuật để điều hành thành công một tổ chức tài chính).


1.2. Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và hiệu quả của công ty

Mối quan hệ giữa hoạt động OFDI và kết quả, hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng được tìm thấy trong các lý thuyết về sự hình thành và phát triển của các công ty đa quốc gia. Trong đó qua rà soát các lý thuyết có thể thấy yếu tố then chốt gắn kết mối quan hệ giữa 2 yếu tố đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và hiệu quả hoạt động kinh doanh là: khi thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thì các công ty nói chung và ngân hàng nói riêng có khả năng khai thác được lợi thế theo quy mô, lợi thế theo phạm vi, giành được lợi thế trong cạnh tranh liên quan đến khách hàng, lợi thế trong giảm chi phí, lợi ích từ đa dạng hóa và tăng cường khả năng học hỏi, sáng tạo, đổi mới… Khi đạt được các lợi ích này và tích lũy đủ lớn theo thời gian kết quả kinh doanh tổng thể sẽ dần cải thiện. Cụ thể như sau:

1.2.1. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh

Tiêu biểu nhất cho lý thuyết này là mô hình phát triển bởi Hymer (1960). Mô hình này giải thích các công ty đa quốc gia được hình thành nhờ những lợi thế cạnh tranh mà công ty sở hữu. Những lợi thế cạnh tranh này có thể là khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên nhất định, công nghệ vượt trội, hoặc khả năng tạo ra sản phẩm mới (Prahalad và Hamel, 1990). Về cơ bản, lý thuyết này là lý thuyết tăng trưởng công ty của Penrose (1959) và Chandler (1990). Trong đó, Chandler (1990) giải thích sự phát triển của công ty công nghiệp hiện đại ở Hoa Kỳ, Đức và Anh là do ba yếu tố cơ bản: đầu tư vào các cơ sở sản xuất tạo ra lợi thế theo quy mô đáng kể, tổ chức nội bộ của công ty tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý hiệu quả, và cuối cùng, đầu tư vào marketing và phân phối để gia tăng tiện lợi cho khách hàng.

Phát triển mô hình của Hymer (1960), Dunning (1981) xây dựng mô hình mô hình sản xuất quốc tế để giải thích cho sự phát triển của các công ty đa quốc gia. Tác giả này phân biệt giữa ba loại lợi thế dẫn đến OFDI của một tổ chức gồm:

Thứ nhất là lợi thế sở hữu: theo đó một công ty có một số tài sản hoặc nguồn lực độc đáo nhất định có thể phát triển các lợi thế cạnh tranh bền vững giúp công ty có thể chống lại sự bắt chước của các đối thủ cạnh tranh khác. Về cơ bản, lập luận này tương tự như lập luận của Hymer hoặc Penrose.

Thứ hai là lợi thế về vị trí: theo đó, OFDI thường được chứng minh dựa trên hai tiêu chí: gần gũi với khách hàng hoặc tiếp cận thị trường địa phương, và tiếp cận một số nguyên liệu thô nhất định hoặc điều kiện sản xuất hiệu quả hơn hoặc rẻ hơn (Caves, 1982).


Thứ ba là lợi thế thu được từ việc nội bộ hóa các giao dịch nhất định trong công ty, thay vì thực hiện chúng trên thị trường mở. Do đó, đây là đối số được sử dụng bởi mô hình chi phí giao dịch.

Mô hình này được gọi là mô hình OLI (Quyền sở hữu, Nội bộ hóa, Vị trí).

Theo Kindleberger (1969), so với các công ty nội địa, các tập đoàn đa quốc gia có thể khai thác một số lợi thế cạnh tranh riêng biệt thông qua đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Trong đó, hai điều kiện phải được đáp ứng là (i) Công ty đầu tư có thể đạt được tỷ suất lợi nhuận ở nước ngoài cao hơn so với trong nước. (ii) Công ty đầu tư phải có khả năng đạt được tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với các công ty địa phương tại thị trường được đầu tư.

Tuy nhiên, trên thực tế, cả 2 điều kiện tương đối khó khăn do những bất lợi và rủi ro mà nhà đầu tư nước ngoài gặp phải so với các doanh nghiệp nước sở tại. Có thể kể đến những chi phí phát sinh như: điều hành ở khoảng cách xa khiến chi phí đi lại, liên lạc và thời gian, những hiểu lầm trong truyền đạt thông tin khiến rủi ro ra quyết định sai tăng lên. Hơn nữa, các rủi ro liên quan đến vấn đề pháp luật, chính trị, chính sách điều hành của nước sở tại cũng sẽ tác động lớn đến kết quả đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài. Để hạn chế những điều này, thông thường, các công ty đi đầu tư vốn ra ngoài lãnh thổ thường có những lợi thế nổi trội.

1.2.2. Lý thuyết về lợi thế độc quyền

Lý thuyết về lợi thế độc quyền lần đầu tiên được đưa ra bởi Kindleberger (1969). Không giống như lý thuyết về chi phí so sánh hoặc khái niệm chu kỳ sống của sản phẩm, Kindleberger không xác định những lợi thế mà các tập đoàn đa quốc gia sở hữu nằm ở sự khác biệt của yếu tố chi phí. Theo quan điểm hiện đại, chi phí ở nước ngoài rẻ hơn ở trong nước là chưa đủ. Ông đi tìm lời giải cho câu hỏi tại sao hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp nước ngoài lại không thể được thực hiện bởi các doanh nghiệp nước sở tại – vốn có lợi thế hơn nhiều so với các nhà đầu tư bên ngoài. Giải thích cho vấn đề này, ông cho rằng có sự không hoàn hảo trên thị trường hàng hóa và các yếu tố (bao gồm cả công nghệ), những chính sách, can thiệp của Chính phủ từng quốc gia tác động đến vấn đề cạnh tranh hoặc các tập đoàn quốc tế có lợi thế độc quyền tích lũy. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, cạnh tranh hoàn hảo không có được có thể do sự khác biệt hóa sản phẩm, kỹ năng tiếp thị đặc biệt, duy trì giá bán và công tác quản lý giá. Do đó, tập đoàn đa quốc gia có thể có thể tận dụng các sản phẩm độc quyền theo nhãn hàng, thương hiệu của mình để tạo ra sự khác biệt trên thị trường ngoại quốc. Bên cạnh đó,

Ngày đăng: 09/02/2023