Quản lí và thực hiện công bố, cung cấp thông tin thống kê kinh tế - xã hội thuộc hệ thống chi tiêu thống kê tỉnh, huyện, xã cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định của pháp luật và phân cấp của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.
Truy cập, khai thác, sao lưu, ghi chép các cơ sở dữ liệu thống kê ban đầu và hồ sơ đăng kí hành chính của các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, trực thuộc tỉnh sử dụng cho mục đích thống kê theo quy định của pháp luật. Xây dựng và quản lí cơ sở dữ liệu thống kê kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thống kê; thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt.
Thẩm định chuyên môn, nghiệp vụ thống kê theo phân cấp của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê. Hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ thống kê đối với thống kê Sở, Ngành; thống kê doanh nghiệp và thống kê xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh.
Kiểm tra, thanh tra, giải quyết các khiếu nại tố cáo việc chấp hành luật thống kê của các tổ chức cá nhân trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
Thực hiện công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học tiên tiến vào hoạt động thống kê, ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình hoạt động thu thập, xử lí, tổng hợp, phân tích, dự báo phổ biến, lưu trữ thông tin thống kê và hoạt động quản lí hành chính theo chương trình, kế hoạch của Tổng cục Thống kê.
Quản lí tổ chức bộ máy, biên chế, cộng tác viên thống kê, thực hiện chế độ tiền lương, chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề thống kê và các chế độ chính sách đãi ngộ khác; thi đua, khen thưởng, kỹ luật; đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức thống kê thuộc phạm vi quản lí theo quy định pháp luật và phân cấp của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.
Lập dự toán tổ chức thực hiện dự toán và quyết toán kinh phí hàng năm theo hướng dẫn của Tổng cục Thống kê; quản lí tài chính tài sản và các dự án đầu tư xây dựng được giao theo quy định của pháp luật.
Thực hiện cải cách hành chính; phòng chống tham nhũng và lãng phí; thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức và ngưới lao động phụ thuộc phạm vi quản lí theo quy định của pháp luật.
Thực hiện cung cấp dịch vụ công về thống kê theo quy định pháp luật. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê giao.
1. Cơ quan Thống kê tỉnh Tiền Giang
Về cơ cấu tổ chức: Theo Quyết định số 214/QĐ-TCTK ngày 02/4/2014 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang; Quyết định số 627/QĐ-TCTK ngày 28/9/2010 và Quyết định số 836/QĐ-TCTK ngày 14/8/2013 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về việc thành lập Chi cục Thống kê huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang, theo đó tại cơ quan Cục có 07 phòng nghiệp vụ và cấp huyện có 11 Chi cục Thống kê trực thuộc (gồm 01 thành phố, 02 thị xã và 08 huyện).
Về biên chế: Năm 2017, Tổng cục Thống kê giao Cục Thống kê Tiền Giang là 77 biên chế công chức (giảm 02 so năm 2016). Trên cơ sở chỉ tiêu biên chế được giao và điều kiện, tình hình của từng đơn vị (Phòng, Chi cục), lãnh đạo Cục xem xét bố trí biên chế cho từng đơn vị phù hợp, đảm bảo thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ từng đơn vị nói riêng và của toàn Cục nói chung. Cụ thể, mỗi Chi cục được bố trí tối thiểu 05 biên chế, các phòng tùy theo nhiệm vụ bố trí từ 3 đến 5 biên chế.
Thực trạng đội ngũ công chức:
Tính đến ngày 31/10/2017, tổng số công chức toàn Cục hiện có là 77 người (thiếu 07 người so biên chế được giao), trong số công chức hiện nay có 26 người nữ (chiếm 33,77%), 73 công chức có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên (chiếm 94,81%), 63 công chức là đảng viên (chiếm 81,82%), 15 công chức có trình độ lý luận chính trị từ cao cấp trở lên
(chiếm 19,48%), 39 công chức đã qua bồi dưỡng quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên chính (chiếm 50,65%); về cơ cấu, số công chức dưới 30 tuổi là 07 người (chiếm 9,09%), từ 31 đến 40 tuổi có 34 người (chiếm 44,16%), từ 41 đến 50 tuổi có 22 người
(chiếm 28,57%) và từ 51 tuổi trở lên có 14 người (chiếm 18,18%).
2. Cơ quan Thống kê tỉnh An Giang
Về cơ cấu tổ chức: Theo Quyết định số 214/QĐ-TCTK ngày 02/4/2014 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thống kê tỉnh An Giang; Quyết định số 627/QĐ-TCTK ngày 28/9/2010 và Quyết định số 836/QĐ-TCTK ngày 14/8/2013 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về việc thành lập Chi cục Thống kê huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Cục Thống kê tỉnh An Giang, theo đó tại cơ quan Cục có 07 phòng nghiệp vụ và cấp huyện có 11 Chi cục Thống kê trực thuộc (gồm 02 thành phố, 01 thị xã và 08 huyện).
Về biên chế: Năm 2017, Tổng cục Thống kê giao Cục Thống kê An Giang là 86 biên chế công chức (giảm 01 so năm 2016). Trên cơ sở chỉ tiêu biên chế được giao và điều kiện, tình hình của từng đơn vị (Phòng, Chi cục), lãnh đạo Cục xem xét bố trí biên chế cho từng đơn vị phù hợp, đảm bảo thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ từng đơn vị nói riêng và của toàn Cục nói chung. Cụ thể, mỗi Chi cục được bố trí tối thiểu 05 biên chế, các phòng tùy theo nhiệm vụ bố trí từ 3 đến 5 biên chế.
Thực trạng đội ngũ công chức:
Tính đến ngày 31/10/2017, tổng số công chức toàn Cục hiện có là 81 người (thiếu 05 người so biên chế được giao), trong số công chức hiện nay có 28 người nữ (chiếm 34,6%), 67 công chức có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên (chiếm 82,7%), 55 công chức là đảng viên (chiếm 67,9%), 14 công chức có trình độ lý luận chính trị từ cao cấp trở lên (chiếm 17,3%), 23 công chức đã qua bồi dưỡng quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên chính (chiếm 28,4%), 13 công chức giữ ngạch thống kê viên chính (chiếm 16,0%), 49 công chức giữ ngạch thống kê viên (chiếm 60,5%); về cơ cấu, số công chức dưới 30 tuổi là 07 người (chiếm 8,6%), từ 31 đến 40 tuổi có 27 người (chiếm 33,3%), từ 41 đến 50 tuổi có
22 người (chiếm 27,2%) và từ 51 tuổi trở lên có 25 người (chiếm 30,9%).
3. Cơ quan Thống kê tỉnh Cà Mau
Cục Thống kê tỉnh Cà Mau vẫn duy trì mô hình tổ chức theo Quyết định số 212/QĐ-TCTK ngày 02 tháng 4 năm 2014 của Tổng cục Thống kê, với 07 phòng chức năng tại Cục, 09 Chi cục Thống kê cấp huyện. Tổng số biên chế được giao năm 2017 là 75 biên chế và 09 nhân viên hợp đồng theo Nghị định 68 của Chính phủ. Tổng số biên chế hiện có 63 biên chế gồm: 44 nam, 19 nữ. Trong đó: có trình độ thạc sỹ: 01, đại học: 57, trung cấp 05; Trình độ Lý luận chính trị: cử nhân 01, cao cấp 14; Trình độ Quản lý nhà nước: chương trình chuyên viên cao cấp 01, chương trình chuyên viên chính 07, chương trình chuyên viên 27, toàn ngành có 46 Đảng viên và 09 nhân viên hợp đồng theo chức danh lái xe, bảo vệ, tạp vụ.
PHỤ LỤC 2
KẾT QUẢ PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA
Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết cơ bản, các mô hình nghiên cứu nước ngoài và nghiên cứu tại Việt Nam. Tác giả đã vận dụng các phương pháp thống kê để phân tích sự hài lòng của nhân viên trong ngành thống kê. Để thuận lợi và phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu, tác giả đã tiến hành thực hiện nghiên cứu định tính như sau:
Hình thành bản hỏi (thang đo) nháp: tác giả thiết kế bản hỏi nháp trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây có liên quan (như mô hình đề xuất nghiên cứu).
Hình thành bản hỏi sơ bộ: chỉnh sửa sau kết quả tham khảo ý kiến của 10 chuyên gia - là những lãnh đạo công tác lâu năm tại các cơ quan Thống kê của 3 tỉnh ĐBSCL cụ thể: tỉnh Tiền Giang, tỉnh An Giang và tỉnh Cà Mau và giảng viên trường Đại học Kinh tế Tp.HCM.
Chỉnh sửa bản hỏi sơ bộ: Khảo sát thử 5 phiếu để kiểm tra sự dễ hiểu, rò ràng, dễ trả lời của bản hỏi.
Hình thành bản hỏi chính thức: chỉnh sửa sau kết quả kiểm định thang đo bằng Cronbach’ Alpha trên 30 phiếu khảo sát mẫu.
Bảng kết quả ý kiến từ chuyên gia như sau:
Chuyên gia | Nội dung góp ý | |
01 | TS. Nguyễn Văn Trãi - Giảng viên trường ĐH Kinh tế Tp. HCM | - Đồng ý với tất cả các nhân tố mà tác giả đưa ra. - Không đề xuất thêm nhân tố mới. |
02 | Ông Mai Quang Khải - Cục trưởng Cục thống kê tỉnh Tiền Giang | |
03 | Bà: Trần Thị Mỹ Hạnh - Phó cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang | |
4 | Bà: Lê Thị Ngọc Chiểu- Trưởng phòng TCHC |
Có thể bạn quan tâm!
- Kiểm Định T Về Sự Hài Lòng Của Nhân Viên Theo “Chức Vụ"
- Trung Bình Thang Đo Cơ Hội Đào Tạo Và Thăng Tiến
- Hạn Chế Của Nghiên Cứu Và Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo
- Kết Quả Thống Kê Thông Tin Cá Nhân Giới Tính
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với công việc của nhân viên ngành thống kê 03 tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long - 14
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với công việc của nhân viên ngành thống kê 03 tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long - 15
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang | |
5 | Ông: Thiều Vĩnh An - Cục trưởng Cục thống kê tỉnh An Giang |
6 | Ông: Huỳnh Quang Minh - Phó cục trưởng Cục Thống kê tỉnh An Giang |
7 | Ông: Nguyễn Minh Triết - Trưởng phòng TCHC Cục Thống kê tỉnh An Giang |
8 | Ông: Nguyễn Văn Bé - Cục trưởng Cục thống kê tỉnh Cà Mau |
9 | Ông: Trần Đăng Khoa - Phó cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Cà Mau |
10 | Ông: Nguyễn Văn Trà - Trưởng phòng TCHC Cục Thống kê tỉnh Cà Mau |
Như vậy, căn cứ vào kết quả của quá trình nghiên cứu định tính: điều tra thử, cùng với sự góp ý của các chuyên gia thì tác giả chọn mô hình đề xuất làm mô hình nghiên cứu chính thức và bảng khảo sát cũng là bảng hỏi chính thức cho việc nghiên cứu đề tài của mình.
Xin chào các Anh/Chị!
PHỤ LỤC 3
DÀN BÀI THẢO LUẬN
Tôi hiện đang thực hiện luận văn tốt nghiệp Cao học Khóa 1 - Ngành Thống kê tại Trường Đại học Kinh tế TP. HCM với đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với công việc của nhân viên ngành Thống kê tại Các cơ quan Thống kê 03 tỉnh ĐBSCL” phục vụ cho luận văn tốt nghiệp. Các ý kiến thảo luận sẽ không có kết luận là đúng hay sai mà nó sẽ được phục vụ cho mục đích nghiên cứu của tôi nhằm xác định các yếu tố tác động đến sự hài lòng của nhân viên với công việc. Mong Quý Anh/chị dành chút thời gian thảo luận với tôi về vấn đề này.
I. Mục đích của buổi thảo luận
Mục đích yêu cầu của buổi thảo luận: trao đổi, thảo luận, tìm kiếm các yếu tố tác động đến sự hài lòng của nhân viên đối với công việc, mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố như thế nào? Mô hình và giả thuyết nghiên cứu của tác giả có cần bổ sung thêm yếu tố mới hay không?
II. Nội dung buổi thảo luận
1. Theo Anh/Chị, yếu tố nào tác động đến sự hài lòng của nhân viên? Đề nghị nêu rò và giải thích nguyên nhân ảnh hưởng của từng yếu tố?
2. Các yếu tố mà các Anh/Chị đã đề cập thì yếu tố nào là quan trọng nhất? Vì
sao?
3. Nhiệm vụ được giao có phù hợp với chuyên môn đào tạo của Anh/Chị hay
không, có ảnh hưởng nhiều đến sự hài lòng của Anh/Chị không?
4. Thu nhập hiện nay có tương xứng với năng lực làm việc của Anh/Chị hay không?
5. Cấp trên có ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực, cống hiến của Anh/Chị không?
6. Theo Anh/Chị, ngoài những điểm đã đề cập ở trên còn có yếu tố nào có thể làm nhân viên gắn bó với công việc không? Vì sao?
7. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng phân chia như thế đã phù hợp hay chưa, có cần gộp lại hay không, có cần bổ sung thêm yếu tố mới nào không?
III. Kết thúc buổi thảo luận
Đọc lại tất cả các yếu tố mà các thành viên thảo luận đã chấp nhận và hỏi các thành viên có còn ý kiến thêm gì không?
IV. Kết thúc buổi thảo luận
Chân thành cảm ơn các Anh/Chị đã dành chút thời gian quý báu để tham gia buổi thảo luận ngày hôm nay, xin kính chúc Anh/Chị cùng gia đình sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt!