CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG CỦA NHÂN VIÊN TRONG CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG FPT CHI NHÁNH HUẾ
3.1 Định hướng của công ty trong thời gian tới
Công ty luôn xác định mục tiêu “Nâng cao chăm sóc khách hàng – Nâng cao chất lượng phục vụ” làm trọng tâm. Bên cạnh những hoạt động sôi nổi trong lĩnh vực kinh doanh của mình công ty còn thường xuyên có các chương trình thiện nguyện thiết thực như Chương trình phát cơm từ thiện “Bữa cơm 0 đồng”, chương trình này được duy trì vào thứ 7 cuối của mỗi tháng; đồng thời, công ty luôn quan tâm đến các vấn đề xã hội như thiên tai, đặc biệt vào năm 2020 vừa qua công ty đã tổ chức các chương trình trao quà cho bà con và các em học sinh sau bão lũ, trao tặng đèn năng lượng mặt trời cho những vùng bị mất điện kéo dài do ảnh hưởng nặng bởi bão lũ trong địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Để tiếp tục cống hiến và nâng cao đổi mới, xây dựng hoạt động kinh doanh linh hoạt và có hiệu quả hơn, đề tài đưa ra một số định hướng cho công ty Cổ phần Viễn thông FPT chi nhánh Huế trong thời gian tới như sau:
- Tiếp tục tập trung đẩy mạnh việc quảng bá, tiếp thị thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ, xây dựng hình ảnh tốt và thân thiện với cộng đồng. Khẳng định FPT Telecom là một trong những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet có uy tín, được khách hàng yêu mến tại Việt Nam nói chung và địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.
- Xây dựng cơ chế quản lý hoàn thiện, hiệu quả, tập trung đầu tư phát triển nguồn lực công ty đang có.
- Đầu tư, nâng cấp, cải tạo hạ tầng tạo nền tảng để cung cấp các dịch vụ chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
- Tiếp tục mở rộng thị trường, mở rộng vùng phủ về các huyện, thị xã.
- Xây dựng chế độ tuyển dụng và đào tao nhân viên một cách hợp lý hơn nhằm hình thành đội ngũ nhân viên chất lượng, chuyên nghiệp, có trình độ cao, phù hợp với sự phát triển của công ty.
Có thể bạn quan tâm!
- Kiểm Định Độ Tin Cậy Bằng Hệ Số Tin Cậy Cronbach’S Alpha
- Kiểm Định Hiện Tượng Đa Cộng Tuyến Trong Mô Hình Hồi Quy
- Đánh Giá Của Nhân Viên Về Cơ Hội Đào Tạo Và Thăng Tiến
- Đánh Giá Độ Tin Cậy Thang Đo
- Phân Tích Nhân Tố Khám Phá Efa Cho Biến Độc Lập
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên trong công việc tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT chi nhánh Huế - 14
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
- Tạo môi trường, điều kiện làm việc thuận lợi tại công ty cho nhân viên làm việc tốt, có không gian phát huy tính sáng tạo trong công việc, có thể phát huy tốt hơn nữa khả năng của họ, để nhân viên cảm thấy thoải mái và yên tâm khi làm việc tại công ty.
Để có thể đạt được các mục tiêu, công ty phải có những phương pháp cụ thể, đưa ra giải pháp nhằm nâng cao điểm mạnh đang có cũng như khắc phục điểm yếu vẫn còn tồn tại. Đối với các định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của công ty thì yếu tố nhân lực đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy, nâng cao sự hài lòng của nhân viên trong công việc là một trong những vấn đề cấp thiết của công ty đang hướng tới.
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại công ty Cổ phần Viễn thông FPT chi nhánh Huế
Qua kết quả nghiên cứu thì sự hài lòng của nhân viên trong công việc tại công ty Cổ phần viễn thông FPT chi nhánh Huế chịu ảnh hưởng từ các yếu tố Cơ hội đào tạo và thăng tiến, Bản chất công việc, Phúc lợi, Điều kiện làm việc, Lãnh đạo. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu thu được và các định hướng đề ra nên đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của nhân viên trong công việc tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT chi nhánh Huế.
3.2.1 Giải pháp liên quan đến Cơ hội đào tạo và thăng tiến
Đây là nhân tố có sự ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên trong công việc mạnh nhất. Do đó, công ty cần có một số giải pháp tập trung vào các vấn đề như sau:
- Đối với đào tạo, công ty thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn cho các cán bộ nhân viên.
Cần liên kết với các trường Cao đẳng, Đại học để tuyển chọn các ứng viên có tiềm năng và phù hợp với công ty. Thực hiện đào tạo huấn luyện đầy đủ với nhân viên vào công ty làm việc cũng như trau dồi các kỹ năng chuyên môn cần thiết để họ có thể thích nghi một cách nhanh chóng với môi trường làm việc tại công ty.
- Đối với thăng tiến, công ty cần phải phổ biến các chính sách đào tạo và thăng tiến một cách đầy đủ, minh bạch và thực hiện chính sách này một cách phù hợp và công bằng với tất cả nhân viên trong công ty.
Tạo nhiều cơ hội thăng tiến để nhân viên có thể nổ lực làm việc và cạnh tranh công bằng với nhau.
- Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển, cần ưu tiên những người có năng lực, cử đi học tập, nghiên cứu để nâng cao phát triển khả năng cho sau này cống hiến cho công ty.
3.2.2 Giải pháp liên quan đến Phúc lợi
Ngoài tiền lương thì phúc lợi cũng là yếu tố mang lại sự hài lòng trong công việc cho nhân viên. Đây cũng một trong những nhân tố có ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc. Do đó, công ty cần đưa ra các giải pháp để nâng cao sự hài lòng của nhân viên trong công việc như sau:
- Công ty cần quan tâm nhiều hơn các chính sách, các khoản phúc lợi đối với nhân viên có thể tổ chức các buổi nghỉ mát hay tham quan định kỳ hàng năm.
- Ngoài việc thực hiện tốt các chế độ bảo hiểm thì công ty cần tổ chức thêm các chương trình phúc lợi khác như khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên.
- Công ty nên tìm hiểu chính xác và có các biện pháp hỗ trợ cho các nhân viên có hoàn cảnh khó khăn.
- Hỗ trợ phí đi lại cho các nhân viên phải đi thị trường đến các huyện, xã xa trung tâm. Có thêm các khoản phúc lợi khác cho nhân viên khi phải thực hiện công việc vào thời điểm đặc biệt như lễ, Tết hay phải sửa chữa, khôi phục lại các trạm Internet sau ảnh hưởng của thiên tai.
3.2.3 Giải pháp liên quan đến Bản chất công việc
Theo kết quả nghiên cứu, nhân tố Bản chất công việc là nhân tố có tầm quan trọng và có mức độ ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên xếp thứ hai. Là yếu tố có nhiều đặc điểm riêng, từ đặc điểm đó để làm tăng sự hài lòng của nhân viên trong công việc công ty cần quan tâm đến một số đề xuất như sau:
- Công việc phù hợp với năng lực sẽ mang lại hiệu quả cao trong công việc. Do đó trong khâu tuyển chọn hay phân bố công việc cần dựa trên năng lực và sự phù hợp của nhân viên với công việc đó để có thể phân công một cách phù hợp nhất để đạt được hiệu quả công việc cao.
- Xem xét, điều chỉnh lại khối lượng công việc trong một ngày cho nhân viên giúp họ giảm bớt áp lực về doanh số.
- Tăng cường các hoạt động tập thể hay các hoạt động ngoại khóa cho nhân viên nhằm giúp giảm căng thẳng và tăng sự đoàn kết cho nhân viên tại công ty. Đồng thời, làm giảm bớt sự nhàm chán, tạo sự thích thú, năng động cho nhân viên.
- Cho nhân viên tự lựa chọn phương thức làm việc và thời gian làm việc, miễn là nhân viên đó hoàn thành đúng chỉ tiêu mà công việc đề ra.
3.2.4 Giải pháp liên quan đến Điều kiện làm việc
Công ty cần quan tâm đến các giải pháp để nâng cao sự hài lòng của nhân viên trong công việc như sau:
- Thường xuyên kiểm tra, bảo trì, nâng cấp các trang thiết bị để tránh tình trạng hư hỏng trong quá trình làm việc.
- Đầu tư các trang thiết bị phục vụ cho công việc để nhân viên có đầy đủ cơ sở vật chất để hoàn thành công việc tốt nhất nhằm nâng cao chất lượng công việ cũng như phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
- Xây dựng các tiêu chuẩn an toàn lao động tại công ty.
- Không ngừng cải thiện môi trường làm việc, ngoài ra tăng cường xây dựng không gian xanh tạo ra bầu không khí làm việc thoáng mát, an toàn và lành mạnh.
3.2.5 Giải pháp liên quan đến Lãnh đạo
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy lãnh đạo nên duy trì và phát huy sự lãnh đạo của mình tốt hơn, đồng thời biết lắng nghe nhân viên của mình nhiều hơn. Từ đó, đề tài đưa ra các giải pháp để nâng cao sự hài lòng của nhân viên trong công việc như sau:
- Lãnh đạo còn phải đánh giá sự hoàn thành nhiêm vụ của nhân viên một cách công bằng. Để đánh giá đúng, lãnh đạo cần có các tiêu chí, công cụ và nên lấy ý kiến nhiều chiều để giúp soi xét lại, giảm tính chủ quan, từ đó có những quyết định chính xác.
- Tạo sự gắn bó, đoàn kết giữa nhân viên với ban lãnh đạo từ đó tạo ra môi trường làm việc thân thiện, gần gũi để nâng cao hiệu quả công việc.
- Có chế độ thưởng phạt, kỷ luật nghiêm minh giữa các nhân viên.
Ngoài các giải pháp nêu trên còn phải căn cứ vài nhiều yếu tố như tình hình kinh doanh của công ty, mục tiếu chiến lược của công ty, điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội thách thức, nguồn lực cũng như cơ sở vật chất hiện tại mà ban lãnh đạo sẽ hoạch định các pháp pháp một cách khả thi nhất. Các giải pháp của các yếu tố trên cần được thực hiện trước để đảm bảo kết quả, đồng thời có những giải pháp tác động đến nhiều yếu
tố, và các yếu tố liên quan cần giải quyết cùng nhau. Các yếu tố Đồng nghiệp và Tiền lương, tuy không có ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên trong công việc theo kết quả thống kê, nhưng cũng không thể bỏ qua trong quá trình tìm kiếm và xây dựng giải pháp nâng cao sự hài lòng của nhân viên trong công việc tại công ty Cổ phần Viễn thông FPT chi nhánh Huế.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đề tài tiến hành nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của nhân viên trong công việc tại công ty Cổ phần Viễn thông FPT chi nhánh Huế và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên trong công việc cũng như đưa ra các đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của nhân viên trong công việc.
Từ các định nghĩa và các đề tài nghiên cứu liên quan tác giả đã xây dựng được mô hình nghiên cứu gồm 7 nhân tố ảnh hưởng với 24 biến quan sát, tác giả đã tiến hành phân tích dữ liệu thu thập được bằng việc sử dụng phần mềm SPSS thông qua các phương pháp hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy. Đề tài đã thu được các kết quả như sau:
Thứ nhất, đề tài đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận liên quan đến sự hài lòng của nhân viên trong công việc.
Thứ hai, sau khi phân tích hồi quy, kết quả phân tích cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên trong công việc là là “Cơ hội đào tạo và thăng tiến”, “Bản chất công việc”, “Phúc lợi”, “Điều kiện làm việc”, “Lãnh đạo”. Từ đó nghiên cứu xác định được yếu tố Cơ hội thăng tiến có ảnh hưởng lớn nhất và yếu tố Lãnh đạo có ảnh hưởng thấp nhất.
Thứ ba, đề tài đã phân tích các đánh giá của nhân viên về các nhóm nhân tố cụ thể. Từ đó, đề tài thống kê lại những đánh giá tích cực và tiêu cực qua các câu hỏi khảo sát, cùng với tình hình thực tế tại công ty các phương pháp phù hợp để cải thiện sự hài lòng của nhân viên trong thời gian sắp tới.
Thứ tư, đề tài nghiên cứu đã được ra được các giải pháp cho từng nhóm nhân tố cụ thể như phân bố công việc đúng người đúng việc, đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường các hoạt động tập thể hay các hoạt động ngoại khóa cho nhân viên, … nhằm nâng cao sự hài lòng của nhân viên trong công việc tại công ty Cổ phần Viễn thông FPT chi nhánh Huế.
2. Kiến nghị
2.1 Đối với Công ty Cổ phần FPT
- Cần phải phân bổ công việc phù hợp, đặt ra các tiêu chuẩn công việc cho từng ngành từng bộ phận đối với công ty Cổ phần Viễn thông FPT chi nhánh Huế.
- Xây dựng các chính sách khuyến khích nhân viên làm việc sáng tạo và hăng say hơn.
- Tổ chức các khóa đạo tạo nâng cao tay nghề và kỹ năng chuyên môn cho nhân viên tại công ty Cổ phần Viễn thông FPT chi nhánh Huế.
- Cần có chính sách hỗ trợ tăng lương và phúc lợi nhằm khuyến khích nhân viên làm việc và giữ chân nhân viên gắn bó lâu dài với công ty.
- Đầu tư mở rộng cơ sở hạ tầng cho công ty Cổ phần Viễn thông FPT chi nhánh Huế.
2.2 Đối với ban Giám đốc Công ty Cổ phần Viễn thông FPT chi nhánh Huế
- Chú ý quán triệt tinh thần cho các trưởng phòng trong việc thực hiện các chính sách của công ty một cách nhất quán và công bằng.
- Cần có các cuộc khảo sát nhân viên trong công ty để biết được họ đang hài lòng hay bất mãn về vấn đề gì, từ đó đưa ra các biện pháp giải quyết giúp nâng cao sự hài lòng của nhân viên trong công việc.
Tài liệu Tiếng Việt
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Cao Anh (2011), Đánh giá sự hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre, Luận văn thạc sỹ.
[2] Lê Hương Thục Anh (2014), Đánh giá sự hài lòng về công việc của nhân viên tại Khách sạn Xanh Huế, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Huế.
[3] ThS. Bùi Văn Chiêm (2007), Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực, Trường Đại học Kinh tế Huế.
[4] Trần Kim Dung (2015), Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực, NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
[5] Trần Kim Dung (2005), Đo lường mức độ thỏa mãn đối với công việc trong điều kiện của Việt Nam, Tạp chí phát triển khoa học.
[6] Đặng Thị Thùy Dung (2019), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Kinh tế Huế.
[7] Đoàn Thị Thúy Hải và Nguyễn Thị Ngọc Mai (2020), Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với công việc của nhân viên tư vấn đầu tư tại Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT, Tạp chí Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 17, tháng 7 năm 2020.
[8] Đào Trung Kiên, Phạm Văn Mạnh và Vũ Đức Nga (2013), Ứng dụng mô hình JDI đánh giá mức độ hài lòng công việc người lao động tuyến cơ sở tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel
[9] Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS - tập 1, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội.
[10] Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS - tập 2, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội.
Tài liệu Tiếng Anh
[11] Herzberg, F., Mausner, B., & Snyderman, B. B, (1959), The motivation to work, New York: John Wiley & Sons.