tranh hơn. Do đó ngân hàng phải có sự đầu tư, điều chỉnh để đáp ứng tốt nhất các nhu cầu mới của khách hàng. Chỉ có nâng cao hơn nữa năng lực tài chính của mình thì các ngân hàng mới đủ khả năng để đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao đối với dịch vụ ngân hàng.
Đáp ứng yêu cầu của hội nhập tài chính quốc tế
Hội nhập quốc tế nói chung và tài chính ngân hàng nói riêng đều mang lại những cơ hội và không ít rủi ro. Cơ hội mang lại đó là nguồn lực tài chính để phát triển công nghệ, kinh nghiệm quản lý. Những rủi ro có thể xảy ra đối với nền kinh tế là những rối loạn tài chính tiền tệ nếu thị trường tài chính kém phát triển, hệ thống ngân hàng yếu kém sẽ dễ đổ vỡ. Vì vậy, các ngân hàng trong nước không còn cách nào khác là phải tự nâng cao khả năng của mình để có thể cạnh tranh trong bối cảnh mới. Áp lực cạnh tranh đóng một vai trò như một động lực thúc đẩy các ngân hàng ngày càng phải nâng cao năng lực của mình.
1.6. Các nghiên cứu về đánh giá năng lực tài chính ngân hàng
Sức khỏe tài chính của ngân hàng luôn là một vấn đề được nhiều quan tâm và
đã có rất nhiều nghiên cứu đánh giá năng lực tài chính của ngân hàng được thực hiện.
Có thể bạn quan tâm!
- Năng Lực Tài Chính Của Các Ngân Hàng Thương Mại
- Các Phương Pháp Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Của Các Ngân Hàng
- Đánh Giá Theo Ngân Hàng Nhà Nước (Nhnn) Việt Nam (6)
- Tỷ Lệ Cho Vay/huy Động Tiền Gửi Của Một Số Ngân Hàng
- Tỷ Lệ Chi Phí Hoạt Động Trên Thu Nhập Hoạt Động 2007-2011
- Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Một Số Nhtm Việt Nam
Xem toàn bộ 165 trang tài liệu này.
Năm 1968, Edward Altman công bố nghiên cứu trong đó ông đã dùng Phân tích đa biệt số để dự đoán rủi ro vỡ nợ dựa trên các chỉ tiêu tài chính. Altman đã sử dụng một nhóm các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu kinh tế nhằm dự đoán khả năng phá sản của doanh nghiệp. Mô hình hình thành dựa trên nghiên cứu này có khả năng dự đoán chính xác 94% trước khi xảy ra sự kiện vỡ nợ của doanh nghiệp. Mô hình này có khả năng đưa ra cảnh báo hai năm trước khi công ty vỡ nợ. Một nghiên cứu khác của Altman năm 1972 sử dụng các dữ liệu kế toán cũng có khả năng đưa ra cảnh báo chính xác ba năm trước sự kiện vỡ nợ. Các nghiên cứu của Altman lần đầu tiên xây dựng được mô hình thống kê đánh giá các yếu tố liên quan đến khả năng vỡ nợ của một công
ty dựa trên năm chỉ tiêu: vốn lưu động/tổng tài sản, lợi nhuận chưa phân phối/tổng tài sản, lợi nhuận trước lãi và thuế/tổng tài sản, vốn hóa thị trường/tổng nợ phải trả và doanh thu thuần/tổng tài sản.
Một nghiên cứu năm 1999 đã sử dụng các dữ liệu kế toán và tài chính của ngân hàng nhằm xếp hạng hoặc dự đoán chính xác kết quả xếp hạng BFSRs của Moody (Poon, 1999). Nghiên cứu này đã chứng minh được rằng các chỉ số tài chính có khả năng phân loại được xếp hạng năng lực tài chính BFSRs của Moody đối với các ngân hàng. Nghiên cứu này là cơ sở ban đầu cho việc tìm ra các chỉ tiêu tài chính có khả năng phân biệt được sức mạnh tài chính của ngân hàng dựa theo đánh giá BFSRs của Moody.
Năm 2009, Firas M. Saab cũng công bố đề tài nghiên cứu sử dụng công cụ Phân tích đa biệt số để phân tích các chỉ tiêu tài chính của ngân hàng nhằm tìm ra được các chỉ tiêu có ý nghĩa trong việc xếp hạng năng lực tài chính ngân hàng của Moody. Mười một chỉ tiêu tài chính đánh giá các nhân tố như khả năng thanh khoản, cấu trúc tài sản, khả năng sinh lợi, hiệu quả hoạt động và giá trị thị trường đã được đưa vào phân tích. Ba biến có ý nghĩa lớn nhất, có khả năng phân biệt được xếp hạng cao hoặc thấp dựa trên đánh giá BFSRs của Moody thuộc nhóm chỉ tiêu thanh khoản (hai biến) và khả năng sinh lợi (một biến), với xác xuất dự đoán chính xác lên đến 83%. Nghiên cứu này đã phân tích một cách có hệ thống về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các NHTM của một quốc gia theo đánh giá của Moody.
Nghiên cứu về hệ thống xếp hạng Moody của Karminsky năm 2011 sử dụng mô hình phân tích hồi quy Logit cũng đưa ra được các chỉ số tài chính có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả xếp hạng tình hình tài chính các ngân hàng của Moody. Karminsky đã thực hiện phân tích mười tám chỉ tiêu tài chính thuộc năm nhóm chỉ tiêu là quy mô, khả năng sinh lợi, hiệu quả hoạt động, chất lượng tài sản, mức độ an toàn vốn để tìm ra năm chỉ tiêu có ý nghĩa đáng kể có thể chỉ ra xếp hạng tài chính của
Moody. Các chỉ tiêu lần lượt là Logarit của tổng tài sản, tỷ lệ thu nhập lãi trên tài sản sinh lãi trung bình, tỷ lệ chi phí lãi trên thu nhập lãi, tỷ lệ chi phí lãi trên nợ phải trả chịu lãi trung bình, tỷ lệ chi phí lương trên thu nhập hoạt động, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên vốn chủ sở hữu.
Kết luận chương 1
Tình hình tài chính của ngân hàng có thể đánh giá dựa trên các mặt như sự ổn định tài chính, mức độ an toàn tài chính và khả năng sinh lợi vượt trội hơn các ngân hàng khác.
Năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động của ngân hàng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố nội sinh và ngoại sinh như: trình độ quản lý, quy mô và chất lượng tài sản, vốn chủ sở hữu, khả năng sinh lợi, hệ thống quản trị rủi ro hay trình độ phát triển của nền kinh tế, trình độ phát triển của thị trường tài chính, môi trường pháp lý và các biến kinh tế vĩ mô.
Có nhiều phương pháp đánh giá ngân hàng đang được áp dụng hiện nay, trong đó nổi bật nhất là đánh giá theo phương pháp Camels, khung tiêu chuẩn Basel, hoặc hệ thống đánh giá xếp hạng của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm trên thế giới như Standard & Poor, Flitch hay Moody.
Nhằm thực hiện đánh giá năng lực tài chính cũng như mức độ an toàn của các ngân hàng, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trong đó chỉ ra các chỉ tiêu tài chính của ngân hàng có thể đưa ra dự đoán chính xác năng lực tài chính cũng như khả năng vỡ nợ của các ngân hàng trên thế giới.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
2.1. Hệ thống Ngân hàng Thương Mại Việt Nam
2.1.1. Ngân hàng Thương Mại Nhà Nước
Ngân hàng thương mại Nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.
2.1.2. Ngân hàng Thương Mại Cổ phần
Ngân hàng được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần. Vốn do các cổ đông đóng góp, trong đó có các doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức tín dụng, tổ chức khác, và cá nhân cùng góp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Loại hình ngân hàng này hiện tại nhỏ hơn ngân hàng thương mại Nhà nước về qui mô nhưng về số lượng thì nhiều hơn và ngày càng tỏ ra năng động và nhanh chóng đổi mới công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập.
2.1.3. Ngân hàng Thương Mại Liên Doanh
Ngân hàng được thành lập bằng vốn góp của bên Việt Nam và bên Nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Ngân hàng liên doanh là một pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam, hoạt động theo giấy phép thành lập và theo các quy định liên quan của pháp luật.
2.1.4. Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài và Chi nhánh ngân hàng
nước ngoài
Tổ chức tín dụng nước ngoài là tổ chức tín dụng được thành lập ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước ngoài.
Tổ chức tín dụng nước ngoài được hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức văn phòng đại diện, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài.
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được ngân hàng nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.
2.2. Đánh giá năng lực tài chính hệ thống Ngân hàng Thương Mại Việt Nam
Trong các phương pháp đánh giá năng lực tài chính đã trình bày, nghiên cứu này chọn đánh giá năng lực tài chính các ngân hàng theo phương pháp của Moody, vì phương pháp này mang nhiều ưu điểm và được nhiều ngân hàng trên thế giới chấp nhận. Theo phương pháp đánh giá của Moody, việc đánh giá năng lực tài chính được dựa trên năm chỉ tiêu chính và được chi tiết thành 9 chỉ tiêu nhỏ để đánh giá. Do hạn chế về mặt số liệu có thể thu thập được, việc đánh giá năng lực tài chính các NHTM Việt Nam trình bày trong nghiên cứu này chỉ dựa trên năm chỉ tiêu chính và bảy chỉ tiêu nhỏ để đánh giá.
Các NHTM Việt Nam bắt đầu được tổ chức Moody thực hiện xếp hạng sức mạnh tài chính kể từ năm 2006, thể hiện tình hình ngành ngân hàng Việt Nam từ năm 2005 đến nay. Do đó luận văn này sẽ thực hiện đánh giá lại thực trạng chung của ngành ngân hàng Việt Nam theo ba giai đoạn chính.
2.2.1. Đánh giá năng lực tài chính hệ thống ngân hàng Việt Nam từ 2005-2007
Năm 2007 là năm ngành ngân hàng đạt đến đỉnh cao hoạt động sau giai đoạn tăng trưởng bùng phát liên tục trong vòng năm năm, và trước năm 2008, khi ngành ngân hàng bắt đầu gánh chịu những hậu quả của giai đoạn tăng trưởng nóng trước đó. Cho đến thời điểm đó, các ngân hàng đã chứng tỏ được ưu điểm nổi trội của mình với sự tăng trưởng liên tục về quy mô hoạt động cũng như lợi nhuận.
2.2.1.1. Quy mô và chất lượng tài sản
Giai đoạn trước năm 2008, ngành ngân hàng đã có sự tăng trưởng nhanh chóng cả về số lượng và quy mô. Số lượng ngân hàng tăng từ 9 ngân hàng trong năm 1991 lên 80 ngân hàng vào năm 2007.
Bên cạnh sự tăng trưởng về số lượng, quy mô hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2007, tổng tài sản toàn hệ thống đã tăng lên hơn
1.500 ngàn tỷ đồng tương đương hơn 130% GDP 2007. Tốc độ tăng trưởng hoạt động tín dụng và huy động tiền gửi ở mức rất cao trong suốt giai đoạn 2002 - 2007. Trong thời kỳ này đánh dấu giai đoạn tăng trưởng tổng tài sản nhanh chóng của hệ thống NHTM.
350,000,000
300,000,000
250,000,000
900.0%
800.0%
700.0%
600.0%
200,000,000
150,000,000
100,000,000
50,000,000
-
500.0%
400.0%
300.0%
200.0%
100.0%
0.0%
2006
2007
%
Đồ thị 2.1: Tăng trưởng tổng tài sản 2007 (triệu VNĐ)
ACB BIDV MB SHB STB TCB CTG VIB EIB EAB HDB PNB VCB BVB VPB
VBARD
Nguồn: BCTC các ngân hàng Tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng trong đã giảm từ 14% trong năm
2006 xuống 3% trong năm 2007. Tính theo chuẩn mực kế toán Quốc tế (IFRS) tỷ lệ
này lần lượt là 30% năm 2006 và 6% năm 2007. Tỷ lệ nợ xấu tuy đã được cải thiện song vẫn ở mức cao so với mặt bằng chung trong khu vực.
2.2.1.2. Quy mô vốn chủ sở hữu và mức độ an toàn vốn
Vốn chủ sở hữu của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2005-2007 liên tục tăng lên, với mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Năm 2004 mức tăng bình quân 20,84%, năm 2005 mức tăng bình quân 29,03%, năm 2006 mức tăng bình quân 32,88%, năm 2007 mức tăng đột biến 89,68%. Mặc dù tốc độ tăng vốn của các ngân hàng Việt Nam luôn ở mức cao, nhưng tổng quy mô vốn của các ngân hàng vẫn còn nhỏ so với các ngân hàng trên thế giới.
18,000,000
16,000,000
14,000,000
12,000,000
10,000,000
8,000,000
6,000,000
4,000,000
2,000,000
-
350.0%
300.0%
250.0%
200.0%
150.0%
100.0%
50.0%
0.0%
2006
2007
%
Đồ thị 2.2: Tăng trưởng vốn điều lệ 2007 (triệu VNĐ)
ACB BIDV MB SHB STB TCB CTG VIB EIB EAB HDB PNB VCB BVB VPB
VBARD
Nguồn: BCTC các ngân hàng
2.2.1.3. Tình hình thanh khoản
Trước sự tăng trưởng nóng của nền kinh tế và tỷ lệ lạm phát cao, cuối năm 2007, NHNN đã thực hiện một số biện pháp nhằm thắt chặt tiền tệ. Điều này đã tạo ra dấu hiệu của rủi ro thanh khoản trên hệ thống ngân hàng khi lãi suất huy động tiền gửi và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng liên tục tăng nhanh. Sự thiếu hụt thanh khoản xuất phát từ một số ngân hàng cho vay vượt quá khả năng huy động tiền gửi cho thấy những ngân hàng này đang phụ thuộc khá nhiều vào lượng vốn vay trên thị trường liên ngân hàng.