Các Phương Pháp Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Của Các Ngân Hàng


Tăng trưởng kinh tế cao và ổn định là nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy nhu cầu mở rộng hoạt động và phát triển sản phẩm của ngân hàng.

1.2.2.5. Các yếu tố khác


Ngoài các yếu tố đã trình bày, còn nhiều nhân tố ngoại sinh khác ảnh hưởng đến sự ổn định và an toàn trong hoạt động của ngân hàng. Một số nhân tố điển hình là đối thủ cạnh tranh, tình hình các ngành kinh tế khác, tình hình kinh tế thế giới…

Đối thủ cạnh tranh là một nhân tố quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến chiến lược, quyết định kinh doanh và mức độ rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận. Đối thủ cạnh tranh chia sẻ thị trường huy động, tín dụng và cả dịch vụ trên thị trường ngân hàng. Khi các đối thủ cạnh tranh đưa ra các điều kiện huy động, cho vay tốt sẽ làm thu hút lượng khách hàng về phía họ, làm giảm doanh thu, lợi nhuận và tăng rủi ro thanh khoản của ngân hàng.

Tình hình các ngành kinh tế khác, đặc biệt là các ngành là đối tượng khách hàng chủ yếu của ngân hàng cũng là nhân tố ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của ngân hàng. Khi rủi ro xảy ra đối một ngành kinh tế, làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành thì ngân hàng, với tư cách là người cho vay cũng phải gánh chịu rủi ro khi các khoản vay trở thành nợ xấu. Điển hình ngành bất động sản, với nhu cầu vay vốn lớn từ phía ngân hàng. Khi bong bóng bất động sản vỡ ra, các ngân hàng có dư nợ cho vay bất động sản lớn đều gánh chịu nhiều hậu quả khi nợ xấu tăng cao, các sản phẩm tài chính mất giá và khả năng thanh khoản của ngân hàng bị suy yếu.


1.3. Các phương pháp đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 165 trang tài liệu này.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các NHTM, tuy nhiên yêu cầu đặt ra đối với hệ thống chỉ tiêu phản ánh năng lực tài chính của các NHTM là: i/ Phản ảnh đúng bản chất về năng lực tài chính của ngân hàng; ii/ Đáp ứng được mục tiêu của việc đánh giá là xác định đúng năng lực tài chính và vị thế của ngân hàng trên thị trường; iii/ Có thể thu thập các số liệu thống kê, kế toán và tính toán được; iv/ Phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế trong ngành tài chính ngân hàng. Dựa trên những yêu cầu trên, nghiên cứu đã thực hiện tìm hiểu về một số phương pháp đánh giá năng lực tài chính của ngân hàng thông dụng trên thế giới và tại Việt Nam nhằm tìm ra phương pháp phù hợp để áp dụng cho nghiên cứu này.

1.3.1. Phương pháp CAMELS (2)

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 4


CAMELS là hệ thống đánh giá xếp hạng các ngân hàng với mục đích xác định tình trạng hoạt động và điểm mạnh, điểm yếu xét trên ba khía cạnh: tình trạng tài chính, tình hình hoạt động và tình trạng quản trị.

Hệ thống đánh giá Camels đánh giá sáu yếu tố: mức độ an toàn vốn (Capital Adequate), chất lượng tài sản (Assets quality), hệ thống quản trị (Management), lợi nhuận (Earnings), khả năng thanh khoản (Liquidity) và mức độ nhạy cảm thị trường (Sensitive to market risk). Camels là một hệ thống tiêu chuẩn giúp đánh giá chất lượng của ngân hàng dựa trên các chỉ tiêu tiêu chuẩn được cung cấp với ý nghĩa đánh giá cụ thể.


Các nhân tố tài chính và quản trị của ngân hàng được đánh giá dựa trên các mặt

sau:



(2): Các nội dung về hệ thống đánh giá xếp hạng Camels được trình bày dựa trên “Hệ thống xếp hạng Camels- 9/1999 của Noel J Pajutagana


Mức độ an toàn vốn


Các tổ chức tài chính phải giữ được nguồn vốn tương ứng với quy mô và các rủi ro của nó cũng như khả năng quản trị nhằm phát hiện, đo lường, theo dõi, kiểm soát các rủi ro này. Ảnh hưởng của tín dụng, thị trường và các rủi ro khác tác động lên tình trạng tài chính của ngân hàng cũng cần được xem xét khi đánh giá mức độ an toàn vốn. Tính chất và số lượng rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của các tổ chức tài chính là cơ sở xác định nhu cầu vốn cần thiết ở mức tối thiểu để có được khả năng chịu đựng được các thiệt hại có thể xảy ra từ các rủi ro này.

Chất lượng tài sản


Đánh giá chất lượng tài sản phản ánh chất lượng của tất cả tài sản hiện hữu và tiềm tàng rủi ro như tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, danh mục tín dụng, bất động sản và các giao dịch ngoại bảng. Khả năng quản trị nhằm phát hiện, đo lường, theo dõi, kiểm soát các rủi ro này cũng được phản ánh trong việc đánh giá nhân tố chất lượng tài sản

Hệ thống quản trị


Đánh giá hệ thống quản trị phản ánh khả năng của bộ phận quản lý ngân hàng trong việc phát hiện, đo lường, theo dõi, kiểm soát các rủi ro và đảm bảo được tình trạng tài chính an toàn, lành mạnh, hoạt động hiệu quả và tuân thủ các quy định quản lý hiện hành.

Tùy vào bản chất và quy mô hoạt động của tổ chức tín dụng, việc quản trị cần theo dõi được các rủi ro sau: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động, danh tiếng, chiến lược, rủi ro pháp lý, rủi ro thanh khoản và các rủi ro khác.


Lợi nhuận


Nhân tố lợi nhuận được đánh giá không chỉ dựa trên giá trị hiện tại và xu hướng lợi nhuận của ngân hàng mà còn quan đến đến những yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự ổn định và chất lượng lợi nhuận của ngân hàng. Mức lợi nhuận hiện tại của ngân hàng có thể đến từ việc thả lỏng quản lý rủi ro tín dụng hoặc quản lý không phù hợp dẫn đến rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường cao. Chất lượng của lợi nhuận cũng không được đánh giá cao khi dựa vào các khoản thu nhập hay các nghiệp vụ bất thường của ngân hàng hoặc các ưu đãi về thuế. Các khoản lợi nhuận tương lai có thể sụt giảm nghiêm trọng trong trường hợp không phân bổ hợp lý nguồn lực và không kiểm soát chi phí hiệu quả, sai lầm trong chiến lược kinh doanh, khả năng quản trị kém hoặc không kiểm soát được rủi ro.

Khả năng thanh khoản


Việc đánh giá khả năng thanh khoản của ngân hàng phải dựa trên những xem xét về nguồn vốn hiện có để đáp ứng các như cầu thanh khoản cũng như thực tế của việc quản trị trong tương quan với quy mô, tính phức tạp và các rủi ro hiện hành của ngân hàng. Việc quản lý thanh khoản phải đảm bảo cho ngân hàng có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của mình kịp thời và các nhu cầu của khách hàng. Hệ thống quản lý thanh khoản phải đủ khả năng xử lý các thay đổi bất ngờ trong nguồn vốn, phản ứng kịp thời với các biến động thị trường có thể làm ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của tài sản với thiệt hại nhỏ nhất có thể. Không những vậy, việc quản trị thanh khoản ngân hàng cũng phải đảm bảo một chi phí duy trì thanh khoản thấp và không phụ thuộc vào nguồn vốn không ổn định.


Mức độ nhạy cảm thị trường


Việc đánh giá nhân tố mức độ nhạy cảm thị trường dựa trên những ảnh hưởng đến lợi nhuận và nguồn vốn của ngân hàng trước các biến động của lãi suất, tỷ giá, giá hàng hoặc giá trị cổ phiếu. Khả năng của bộ phận quản trị trong việc phát hiện, đo lường, theo dõi, kiểm soát các rủi ro thị trường, cũng như quy mô, bản chất và tính phức tạp của hoạt động ngân hàng, mức độ an toàn vốn và lợi nhuận tương ứng với rủi ro của ngân hàng đều cần phải được xem xét đến.

Xếp loại, điểm, đánh giá và các ý nghĩa của loại xếp hạng được liệt kê trong

(Phụ lục 2).


Dù ra đời đã lâu nhưng đến nay phương thức đánh giá sức khỏe ngân hàng CAMELS vẫn đang được áp dụng một cách rộng rãi tại nhiều quốc gia. Đây cũng là phương thức đánh giá được Mỹ áp dụng để đánh giá sức khỏe các ngân hàng nhằm xác định ngân hàng nào cần thực hiện những biện pháp hỗ trợ trong cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra năm 2008. Phương pháp CAMELS cũng là cơ sở cho nhiều hệ thống và phương thức đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng đang được nhiều chính phủ và các tổ chức đánh giá tài chính sử dụng.

1.3.2. Hiệp ước Basel (3)


Hiệp ước vốn Basel, gọi tắc là Basel, được đưa ra bởi Ủy Ban Basel vào năm 1988. Basel là một khung quy định các yêu cầu về mặt quản trị mà một ngân hàng nên đáp ứng để giảm thiểu các rủi ro trong quá trình hoạt động của ngân hàng. Đến nay, Ủy Ban Basel đã cho ra đời Basel I, Basel II và Basel III.

Basel I


Thành tựu cơ bản của Basel I là đã đưa ra được định nghĩa mang tính quốc tế chung nhất về vốn của ngân hàng và một cái gọi là tỷ lệ vốn an toàn của ngân hàng.


(3) Tham khảo từ website NNNN, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam


Basel I nhấn mạnh tầm quan trọng của tỷ lệ vốn an toàn trong hoạt động ngân hàng. Khái nhiệm vốn trong Basel I được chia làm hai loại: Vốn cơ bản và vốn bổ sung. Theo yêu cầu của Basel I, vốn cơ bản trên tổng tài sản có quy đổi rủi ro ít nhất là 4% và tỷ lệ tổng vốn dựa trên rủi ro – tỷ lệ Cook ít nhất là 8%. (4)

Basel II


Ngoài việc kế thừa những mục tiêu của Basel I như: nâng cao chất lượng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế; tạo lập và duy trì một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng hoạt động trên bình diện quốc tế, Basel II còn đã thực hiện việc chuyển đổi quản lý dựa trên tỷ lệ vốn sang việc quản lý dựa trên sự điều tiết mà sẽ dựa nhiều hơn vào các số liệu nội bộ, thông lệ và các mô hình.


Basel II sử dụng khái niệm “Ba trụ cột”:


- Trụ cột thứ I: liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc.

- Trụ cột thứ II: liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng, đưa ra các công cụ giám sát quản trị cho các ngân hàng.

- Trụ cột thứ III: Các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích

đáng theo nguyên tắc thị trường.


Basel III


Basel III đưa ra những quy định mới về khái niệm và các tiêu chuẩn tối thiểu cao hơn so với Basel I và Basel II, cùng phương pháp giám sát an toàn vĩ mô với nhiều thay đổi trong quy định về hoạt động ngân hàng. Trong đó, hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) được giữ nguyên ở mức 8%, yêu cầu vốn chủ sở hữu (vốn cấp 1) của các ngân hàng phải nâng từ 4% lên 6%.



(4) Quản trị ngân hàng thương mại 2007 –PGS-TS Trần Huy Hoàng – trang 46


Bên cạnh việc tăng yêu cầu về vốn, Basel III cũng đề ra một số chỉ số hướng dẫn về thanh khoản mà các ngân hàng cần tuân thủ. Các chỉ số này bao gồm chỉ số Liquidity Coverage (LCR – tỷ lệ tài sản thanh khoản cao có thể đáp ứng nhu cầu thanh khoản ngắn hạn, áp dụng cho thời hạn 30 ngày) và Net Stable Funding Ratio (NSFR – tỷ lệ tài sản dài hạn được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn, áp dụng cho thời hạn 1 năm).

(5)


Các quy định khung của Hiệp Ước Basel đã đưa ra các tiêu chuẩn về vốn và hệ thống quản trị mà một ngân hàng cần có để có thể hoạt động lành mạnh. Do không nêu các chỉ tiêu đánh giá cụ thể và toàn diện tình hình tài chính và hoạt động của ngân hàng cũng như phân chia xếp loại tình hình ngân hàng nên đây không phải là công cụ chuyên sâu để có thể đánh giá cụ thể sức mạnh tài chính của một ngân hàng.

1.3.3. Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm


1.3.3.1. Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor (S&P)


Một điểm chung của việc đánh giá xếp hạng các tổ chức tài chính của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm như Standard & Poor, Flitch hay Moody là đều đưa ra đánh giá các tổ chức tài chính trên hai cấp độ: đánh giá sức mạnh tài chính riêng (stand- alone assessment) và đánh giá xếp hạng tài chính chung (all-in ratings). Đánh giá sức mạnh tài chính riêng hay đánh giá sức mạnh tài chính nội tại là đánh giá khả năng của ngân hàng trong trường hợp hoàn toàn độc lập và không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào từ bên ngoài. Đánh giá sức mạnh tài chính chung là đánh giá khả năng hoạt động của ngân hàng dựa trên giả thuyết về các nguồn hỗ trợ từ bên ngoài mà ngân hàng có thể nhận được khi gặp tình trạng khó khăn.


(5) Basel III Handbook (2012) - trang 14


Đánh giá xếp hạng sức mạnh tài chính riêng của S&P được thực hiện dựa trên hồ sơ cơ sở (anchor profile) của ngân hàng. Đầu tiên, S&P sẽ đánh giá nền kinh tế và các rủi ro của quốc gia sở tại, tạo nên đánh giá rủi ro ngành ngân hàng quốc gia (Banking Industry Country Risk Assessments – BICRA). Sau đó dựa trên đánh giá rủi ro BICRA của quốc gia đặt trụ sở của ngân hàng, kết hợp với đánh giá rủi ro BICRA bình quân gia quyền của tất cả các quốc gia mà ngân hàng đang hoạt động, S&P tạo ra hồ sơ cơ sở của ngân hàng. Cuối cùng, S&P sử dụng các điểm mạnh và điểm yếu của ngân hàng kết hợp với hồ sơ cơ sở để đưa ra đánh giá sức mạnh tài chính riêng của ngân hàng.

S&P đã có những thay đổi đáng kể trong việc phân tích ngân hàng kể từ thời điểm khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008. Sức mạnh tài chính riêng của ngân hàng chiếm tỷ trọng cao so với quá khứ khi S&P cho rằng các nhân tố không ổn định ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của ngân hàng. Ngoài ra trong việc đánh giá vai trò của các hỗ trợ từ bên ngoài của ngân hàng, S&P tập trung nhiều hơn đến mức độ ảnh hưởng của ngân hàng trong hệ thống tài chính quốc gia và xu hướng hỗ trợ của chính phủ nước sở tại đối với các ngân hàng. Và kết quả là mức độ ảnh hưởng trong hệ thống tài chính quốc gia càng lớn, ngân hàng càng có một đánh giá xếp hạng tài chính chung tốt hơn.

1.3.3.2. Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Flitch


Đánh giá xếp hạng sức mạnh tài chính riêng của Flitch tập trung nhiều vào các cam kết ngoại bảng, các nguồn tài trợ và rủi ro thanh khoản của các ngân hàng. Để tiện trong việc so sánh Flitch đã đưa ra một bảng kết hợp để chuyển đổi kết quả đánh giá sức mạnh tài chính riêng sang thang điểm đánh giá sức mạnh tài chính chung của ngân hàng. Nhằm thúc đẩy tính minh bạch trong xếp hạng của mình, Flitch đã đưa ra các xếp hạng riêng lẻ trên thang điểm năm cấp độ được thiết kế nhằm đánh giá khả năng xảy ra và mức độ của các hỗ trợ bên ngoài.

Xem tất cả 165 trang.

Ngày đăng: 09/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí