Mặc dù có thực hiện đánh giá rủi ro hệ thống và xếp hạng hệ thống ngân hàng quốc gia, nhưng các đánh giá này của Flitch chỉ được sử dụng cho đánh giá xếp hạng chung chứ không đưa vào trong đánh giá xếp hạng tài chính riêng của ngân hàng. Rủi ro hệ thống của Flitch được đo lường thông qua hai phương thức tiếp cận, tập trung vào các đặc tính và sự ổn định tài chính của quốc gia. Phương thức đầu tiên sử dụng cách tiếp cận từ dưới lên trên, khi đánh giá trung bình hệ thống dựa trên các xếp hạng sức mạnh tài chính riêng của ngân hàng. Phương thức thứ hai sử dụng những chỉ tiêu vĩ mô được thiết kế nhằm ghi nhận những bất thường trong tăng trưởng tín dụng cho khu vực tư nhân hoặc sự tăng lên bất thường của giá tài sản.
1.3.4. Đánh giá theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam (6)
Năm 2008, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định 06/2008/QĐ-NHNN về phương thức đánh giá xếp loại ngân hàng thương mại cổ phần đang hoạt động tại Việt Nam. Các chỉ tiêu đánh giá xếp loại trong văn bản này dựa trên phương thức xếp hạng Camels, khi thực hiện chấm điểm các chỉ tiêu như: vốn tự có, chất lượng tài sản, năng lực quản trị, kết quả hoạt động kinh doanh, khả năng thanh khoản. Việc đánh giá, xếp loại các ngân hàng thương mại cổ phần được căn cứ vào số điểm từng chỉ tiêu theo nguyên tắc tính điểm là lấy điểm tối đa trừ đi số điểm bị trừ ở từng chỉ tiêu. Cơ cấu điểm của từng chỉ tiêu đánh giá xếp loại như sau (Phụ lục 3)
- Vốn tự có: Mức điểm tối đa là 35 điểm, tối thiểu là -3 điểm;
- Chất lượng Tài sản: Mức điểm tối đa là 15 điểm, tối thiểu là 0 điểm;
- Năng lực quản trị: Mức điểm tối đa 15 điểm, tối thiểu 0 điểm
- Kết quả hoạt động kinh doanh: Mức điểm tối đa là 20 điểm, tối thiểu là 0 điểm
- Khả năng thanh khoản: Mức điểm tối đa là 15 điểm, tối thiểu là 0 điểm.
Có thể bạn quan tâm!
- Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2
- Năng Lực Tài Chính Của Các Ngân Hàng Thương Mại
- Các Phương Pháp Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Của Các Ngân Hàng
- Các Nghiên Cứu Về Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Ngân Hàng
- Tỷ Lệ Cho Vay/huy Động Tiền Gửi Của Một Số Ngân Hàng
- Tỷ Lệ Chi Phí Hoạt Động Trên Thu Nhập Hoạt Động 2007-2011
Xem toàn bộ 165 trang tài liệu này.
(6) Quyết định số 06/2008/QĐ-NHNN ngày 12 tháng 3 năm 2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
1.3.5. Phương pháp đánh giá năng lực tài chính ngân hàng của Moody
Đánh giá năng lực tài chính ngân hàng (BFSRs) của Moody phản ánh quan điểm của Moody về năng lực tài chính nội tại của ngân hàng hay năng lực tài chính tương đối của nó so với các ngân hàng khác trên toàn cầu. BFSRs còn là một thước đo khả năng mà một ngân hàng sẽ phụ thuộc vào các nguồn hỗ trợ bên ngoài để tránh tình trạng đổ vỡ.
Các xếp hạng ngân hàng khác của Moody bao gồm xếp hạng nợ và tiền gửi ngân hàng, được quyết định khi xem xét cả BFSRs của ngân hàng và khả năng nhận được hỗ trợ từ bên ngoài khi có nhu cầu và rủi ro ngân hàng không thể thực hiện các nghĩa vụ của mình vì các hoạt động trở ngại của chính phủ.
Phương pháp xếp hạng BFSRs cho phép người sử dụng hiểu rõ các nhân tố chính về tình hình hoạt động và tình hình tài chính của ngân hàng để từ đó thực hiện đánh giá năng lực tài chính của ngân hàng một cách cụ thể và chính xác.
Theo Moody, các chỉ số tài chính hiện tại của ngân hàng không thể dự báo chính xác tình hình tài chính tương lai và sức mạnh tài chính của ngân hàng mà các nhân tố định tính có vai trò quyết định trong việc tạo ra sự ổn định, nắm giữ các yếu tố quan trọng có khả năng dự báo tương lai của ngân hàng. Do đó phương pháp đánh giá của Moody kết hợp chặt chẽ cả phân tích định tính và phân tính định lượng, cùng với ý kiến của các chuyên gia để đưa ra được đánh giá sức mạnh tài chính và dự báo tương lai ngân hàng một cách chính xác.
Moody đưa ra năm nhân tố then chốt thuộc cả hai hướng phân tích định tính và
định lượng để hiểu sức mạnh tài chính và rủi ro của ngân hàng.
- Định tính :
Lợi thế kinh tế (Franchise value)
Vị thế rủi ro (Risk positioning)
Môi trường pháp lý (regulatory environment)
Môi trường kinh doanh (operating environment)
- Định lượng:
Nền tảng tài chính (Financial fundamentals)
Một bảng điểm bao gồm các chỉ tiêu đánh giá và các ước lượng đã được Moody xây dựng nhằm mục đích trợ giúp việc đưa ra BFSRs ước lượng của ngân hàng theo các thông tin sẵn có. BFSRs ước lượng này là cơ sở để các nhà phân tích và hội đồng xếp hạng của Moody quyết định kết quả xếp hạng BFSRs của ngân hàng. (Phụ lục 4)
Mỗi nhân tố, mỗi chỉ tiêu của từng nhân tố sẽ được đặt tỷ trọng trên tổng điểm đánh giá dựa trên mức quan trọng cũng như mức độ chắc chắn của các nhân tố.
Để đảm bảo sự minh bạch và thống nhất trong phương thức xếp hạng của mình, bảng điểm BFSRs của Moody được sử dụng thống nhất cho tất cả các ngân hàng trên toàn cầu. Tuy nhiên tỷ trọng của các nhân tố xếp hạng có thể thay đổi giữa các ngân hàng trong phạm vi toàn cầu đối với một vài trường hợp đặc biệt.
Một phương thức phân biệt quan trọng được áp dụng cho việc đánh giá BFSRs là môi trường hoạt động của ngân hàng là thị trường phát triển hay thị trường đang phát triển. Trong thị trường phát triển, báo cáo tài chính và môi trường pháp lý minh bạch là một lợi thế quan trọng. Nói cách khác, các ngân hàng trong thị trường đang phát triển có báo cáo tài chính ít tin cậy hơn, cùng với môi trường pháp lý yếu kém dẫn đến rủi ro mà ngân hàng gặp phải là nhiều hơn. Vì lý do này, Moody phân bổ tỷ trọng 50% đối với nhân tố “Nền tảng tài chính” cho các ngân hàng trong thị trường phát triển, trong khi tỷ trọng này ở các ngân hàng trong thị trường đang phát triển chỉ là 30%. Môi trường pháp lý và kinh doanh rủi ro cũng là nguyên nhân mà tỷ trọng điểm của nhân tố
môi trường pháp lý và môi trường kinh doanh chiếm tỷ trọng cao hơn đối với các ngân hàng trong thị trường đang phát triển.
Các nhân tố đánh giá năng lực tài chính của ngân hàng được đánh giá theo các phương diện sau:
Nhân tố Lợi thế kinh tế
Đánh giá lợi thế kinh tế của ngân hàng là yếu tố trọng tâm trong phân tích của Moody. Một lợi thế kinh tế vững chắc là nhân tố chính làm cơ sở để tạo ta và duy trì nguồn thu nhập của ngân hàng, do đó giúp ngân hàng duy trì và cải thiện khả năng phòng chống rủi ro. Ngân hàng có lợi thế kinh tế mạnh có vị thế tốt hơn khi chống chọi với các điều kiện kinh doanh khó khăn kéo dài.
Trong bảng điểm, Moody tập trung vào bốn nhân tố phụ để đánh giá lợi thế kinh tế: thị phần và tính ổn định; đa dạng hóa khu vực địa lý, tính ổn định của nguồn thu nhập, tính đa dạng của nguồn thu nhập.
Nhân tố Vị thế rủi ro
Vị thế rủi ro của ngân hàng là một nhân tố định tính quan trọng trong phân tính đánh giá của Moody. Cách tiếp cận của bộ phận quản lý ngân hàng nhằm quản trị các rủi ro là thành phần chính làm nền tảng cho các quyết định mang tính chiến lược của ngân hàng.
Trong hệ thống đánh giá của mình, Moody đã dựa trên sự kết hợp các đánh giá định tính và định lượng để có thể cung cấp cái nhìn thấu đáo về các nguyên tắc quản trị rủi ro và hiệu quả quản trị rủi ro của ngân hàng. Rủi ro là yếu tố làm giảm sự chính xác trong việc dự báo thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng, và trong nhiều trường hợp gây nguy hiểm cho khả năng hoạt động liên tục của ngân hàng. Các nhân tố phụ được xem xét khi đánh giá vị thế rủi ro của ngân hàng là: hệ thống quản trị của ngân hàng, hệ
thống kiểm soát và quản trị rủi ro, tính minh bạch của báo cáo tài chính, rủi ro tập trung tín dụng, quản trị thanh khoản và mức độ chấp nhận rủi ro của bộ phận quản trị.
Nhân tố Môi trường pháp lý
Moody tin rằng sức mạnh tài chính nội tại của ngân hàng bị ảnh hưởng một cách mạnh mẽ bởi môi trường pháp lý nơi ngân hàng hoạt động. Sức mạnh tài chính của ngân hàng sẽ được cải thiện cùng với sự tồn tại của hệ thống pháp luật ngân hàng độc lập, độ tín nhiệm cao, phù hợp với thực tiễn toàn cầu và được giải thích rõ ràng. Mục tiêu chính của hệ thống pháp lý ngân hàng thường tập trung bảo vệ người gửi tiền vào ngân hàng và thúc đẩy xây dựng một hệ thống ngân hàng lành mạnh. Các nhân tố phụ được xem xét khi đánh giá vị thế rủi ro của ngân hàng là: tính độc lập, các tiêu chuẩn, sự giám sát, sự cưỡng chế thi hành, mức độ phát triển của hệ thống pháp lý và sức khỏe hệ thống ngân hàng.
Nhân tố Môi trường kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thường bị chi phối bởi môi trường kinh doanh và các ngân hàng thường là nạn nhân trong môi trường kinh doanh của mình. Chu kỳ kinh tế khắc nghiệt, các quyết định mang tính chính trị gây nguy hại cho hoạt động kinh doanh, hệ thống pháp luật yếu kém và môi trường cạnh tranh không lành mạnh có thể tác động riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau làm suy yếu khả năng thanh toán của ngân hàng. Moody cho rằng các nhân tố ảnh hưởng nhiều đến môi trường kinh doanh của ngân hàng là biến động của nền kinh tế, tính hiệu quả của hệ thống pháp luật, hiệu quả của các tổ chức chính trị xã hội, động lực cạnh tranh và cấu trúc ngành ngân hàng.
Trong phân tích môi trường kinh doanh, Moody tập trung vào ba thước đo khác nhau có thể định lượng được là sự ổn định của nền kinh tế, mức độ liêm chính và tham nhũng và hệ thống pháp luật.
Nhân tố nền tảng tài chính
Nền tảng tài chính là phương thức tương đối dễ để so sánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng trên toàn cầu, bởi nhìn chung ngân hàng có hai hoạt động chính là huy động và cho vay. Moody đánh giá nền tài tài chính của ngân hàng dựa trên các nhân tố phụ sau: khả năng sinh lợi, tính thanh khoản, mức độ an toàn vốn, hiệu quả hoạt động và chất lượng tài sản.
1.4. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam
Phân tích biệt số là kỹ thuật phân tích định lượng được áp dụng khi biến phụ thuộc là biến phân loại và biến độc lập là biến định lượng. Phân tích biệt số có mục đích nghiên cứu xem có tồn tại sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm phân biệt bởi các biến độc lập, xác định các biến độc lập là nguyên nhân lớn nhất của sự khác biệt và xây dựng hàm phân tích phân biệt (discriminant functions) hay hàm tuyến tính kết hợp các biến độc lập sao cho phân biệt rõ nhất biểu hiện của biến phụ thuộc (9).
Điều kiện của phân tích biệt số là phải có một biến phụ thuộc (là biến dùng để phân loại đối tượng thường sử dụng thang đo định danh hoặc thứ tự), và một số biến độc lập (là một số đặc tính dùng để phân tích sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng, thường sử dụng thang đo khoảng hoặc tỷ lệ). Phân tích biệt số có thể thực hiện các việc sau:
- Xây dựng các hàm phân tích phân biệt (discriminant functions) để phân biệt rõ biểu hiện của biến phụ thuộc.
- Nghiên cứu xem các nhóm có sự khác biệt có ý nghĩa hay không khi được xét
về các yếu tố độc lập.
- Xác định biến độc lập là nguyên nhân chính nhất gây ra sự khác biệt giữa các nhóm.
Mô hình phân tích biệt số có dạng tuyến tính sau: D= b0 + b1X1 + b2X2+ … + bkXk
Trong đó:
D: biến phụ thuộc – biệt số
B: hệ số hay trọng số phân biệt X: biến độc lập
Có 2 trường hợp phân tích biệt số: phân tích biệt số 2 nhóm (khi biến phụ thuộc có 2 biểu hiện), phân tích biệt số bội (khi biến phụ thuộc có từ 3 biểu hiện trở lên).
Căn cứ lý thuyết của mô hình đã nêu, nghiên cứu đề xuất mô hình định lượng ban đầu cho dữ liệu nghiên cứu như sau:
Nghiên cứu tiến hành đánh giá năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam dựa trên kết quả xếp hạng năng lực tài chính các NHTM Việt Nam của Moody. Các chỉ tiêu đánh giá (khả năng sinh lợi, tính thanh khoản, mức độ an toàn vốn, hiệu quả hoạt động, chất lượng tài sản) là các biến độc lập (Xi) và năng lực tài chính của các NHTM là biến phụ thuộc (Y). Mô hình đánh giá năng lực tài chính của các NHTM của Moody đưa ra bảng điểm đánh giá cho từng chỉ tiêu, từ đó kết luận về năng lực tài chính độc lập của các ngân hàng theo các thứ hạng từ A đến E.
Xếp hạng sức mạnh tài chính nội tại các NHTM Việt Nam của Moody từ năm 2006 đến tháng 6 năm 2013 nằm trong các giá trị D, D-, E+, E. Việc đánh giá nhóm sức mạnh tài chính của ngân hàng trong nghiên cứu được thực hiện như sau:
Xếp hạng tốt, thể hiện ngân hàng có sức mạnh tài chính nội tại mạnh (Y=1), là
kết quả phân nhóm khi các quan sát có kết quả xếp hạng D và D- theo Moody.
Xếp hạng xấu, thể hiện ngân hàng có sức mạnh tài chính nội tại yếu (Y=0), là
kết quả phân nhóm khi các quan sát có kết quả xếp hạng E+ và E theo Moody.
Áp dụng mô hình phân tích biệt số để đánh giá năng lực tài chính của các NHTM, từ đó xác định nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam.
Năng lực tài chính (Yi)= b0 + b1X1 + b2X2+ … + bkXk Trong đó:
D: biến phụ thuộc – biệt số
B: hệ số hay trọng số phân biệt Xk: biến độc lập
1.5. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam
Đáp ứng yêu cầu tối đa hóa lợi nhuận và đạt mục tiêu tăng trưởng
Các NHTM cần nâng cao năng lực tài chính để đảm bảo đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng vốn kinh doanh nhằm tối đa hoá lợi nhuận và mục tiêu tăng trưởng. Cụ thể:
- Đảm bảo đủ vốn cho kinh doanh với chi phí hợp lý
- Sử dụng vốn kinh doanh hợp lý, hiệu quả
- Đảm bảo an toàn trong sử dụng vốn
Đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng dịch vụ ngày càng cao của khách hàng trong nền kinh tế thị trường
Nền kinh tế ngày càng phát triển khiến cho nhu cầu của khách hàng tăng lên,
đòi hỏi chất lượng dịch vụ cao hơn, sản phẩm dịch vụ đa dạng hơn với mức giá cạnh