Tỷ Lệ Cho Vay/huy Động Tiền Gửi Của Một Số Ngân Hàng


Bảng 2.1: Tỷ lệ cho vay/huy động tiền gửi của một số ngân hàng



Năm

Ngân hàng


2006


2007

ACB

50,6%

57,5%

BIDV

92,6%

97,5%

MB

56,6%

57,5%

SHB


42,27%

STB

82,2%

80.00%

TCB

92,1%

84,2%

CTG

80,4%

95,8%

VIB

93,1%

94,7%

EIB

77,7%

80,6%

EAB

86.00%

123,9%

HDB


71,55%

MHB

202,00%

140,10%

VCB

56,6%

66.00%

VBARD

119,2%

109,4%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 165 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 7

Nguồn: BCTC các ngân hàng

2.2.1.4. Khả năng sinh lợi


Giai đoạn 2005-2007, nền kinh tế đã có giai đoạn tăng trưởng ổn định và mạnh mẽ, kéo theo sự gia tăng của hoạt động tín dụng. Hoạt động của hệ thống NHTM đạt lợi nhuận cao và tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn này. Hiệu quả hoạt động của các NHTM cũng được nâng lên rõ rệt. Năm 2007, tỷ lệ ROAA trung bình của toàn hệ thống đạt 1,51%, ROAE đạt 16,42% so với mức trung bình trong khu vực lần lượt là 1,18% và 16,47%.



hàng

Bảng 2.2: ROAA và ROAE bình quân giai đoạn 2006-2007 của một số ngân



ROAA

ROAE

Năm

Ngân hàng


2006


2007


2006


2007

ACB

1,50%

2,70%

34,50%

44,50%

BIDV

0,70%

0,80%

10,40%

16,00%

MB

1,90%

1,70%

21,10%

15,30%

STB

2,40%

3,10%

19,80%

27,40%

TCB

1,80%

1,80%

18,50%

19,10%

CTG

0,48%

0,76%

11,33%

14,12%

VIB

1,10%

1,10%

16,40%

18,30%

EIB

1,70%

1,80%

18,60%

11,20%

EAB

1,60%

1,70%

14,30%

14,00%

HDB


1,47%


19,21%

MHB

0,50%

0,60%

8,30%

14,00%

VCB

1,90%

1,20%

29,40%

17,90%

ABB

3,10%

1,60%

8,40%

8,80%

VPB

1,40%

1,60%

19,50%

15,00%

VBARD

0,40%

0,60%

9,00%

12,90%

Nguồn: BCTC các ngân hàng


Dựa trên các NHTM được khảo sát, có thể thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn của các ngân hàng ở mức cao. Tuy nhiên việc ROAE của nhiều ngân hàng giảm trong năm 2007 cũng là dấu hiệu cảnh báo cho hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.

2.2.1.5. Hiệu quả hoạt động


Chất lượng quản lý được đo lường trên nhiều chỉ tiêu như chính sách, quản lý thông tin, chế độ kiểm soát.., tuy nhiên trong nghiên cứu này tác giả sử dụng chỉ tiêu: tỷ lệ chi phí hoạt động để đo lường chất lượng quản lý. Chỉ tiêu này càng nhỏ và các yếu tố khác không đổi cho thấy chất lượng quản lý càng tốt và ngược lại.


Đồ thị 2.3: Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động của một số ngân hàng 2006-2007


100.00%

90.00%

80.00%

70.00%

60.00%

50.00%

40.00%

30.00%

20.00%

10.00%

0.00%

2006

2007


Nguồn: BCTC các ngân hàng


Dựa trên tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động 2007 giảm rõ rệt so với 2006, có thể thấy vấn đề quản lý điều hành của ngân hàng đã cải thiện được theo hướng tốt hơn. Một số ngân hàng có tỷ lệ chi phí hoạt động thấp cho thấy khả năng hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, sự tăng mạnh của doanh thu hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng đóng góp đáng kể vào hiệu quả hoạt động này.

2.2.2 Đánh giá năng lực tài chính hệ thống ngân hàng Việt Nam 2008-2011


Sau giai đoạn phát triển hoàng kim của hệ thống ngân hàng, năm 2008 đánh dấu thời điểm bắt đầu của giai đoạn suy thoái của hệ thống ngân hàng Việt Nam khi các nhược điểm của hệ thống ngân hàng Việt Nam dần bộc lộ, chủ yếu là khả năng thanh khoản yếu và việc quản lý của NHNN đối với các NHTM trở nên chặt chẽ hơn.


2.2.2.1. Quy mô và chất lượng tài sản


Tiếp tục với mức độ tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 2005-2007, trong giai đoạn từ 2008-2011, quy mô của các ngân hàng thương mại Việt Nam tăng trưởng với tốc độ rất nhanh. Tổng tài sản của hệ thống ngân hàng tăng từ 1.097 nghìn tỷ đồng lên 4.960 nghìn tỷ đồng.

600,000,000


500,000,000


400,000,000

800.0%

700.0%

600.0%

500.0%

300,000,000


200,000,000


100,000,000


-

400.0%

300.0%

200.0%

100.0%

0.0%

2011

%

Đồ thị 2.4:Tăng trưởng tổng tài sản năm 2011(triệu VNĐ)


ACB BIDV MB SHB STB TCB CTG VIB EIB EAB HDB PNB VCB BVB VPB

VBARD

Nguồn: BCTC các ngân hàng Các NHTM được xem xét đều có tốc độ tăng trưởng tổng tài sản ở mức cao

trong giai đoạn 2008-2011, nhất là các ngân hàng có quy mô nhỏ. Đa số các ngân hàng đều tăng trưởng hơn 100% tổng tài sản trong giai đoạn này, trừ các NHTM gốc nhà nước có tốc độ tăng trưởng tài sản chậm hơn do quy mô tài sản đã lớn. Tốc độ tăng trưởng trung bình của các NHTM được xem xét là 147.5% trong giai đoạn trên. Tuy tốc độ tăng trưởng chậm hơn giai đoạn 2005-2007 nhưng vẫn ở mức cao.


Cùng với sự tăng trưởng của tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng ở mức cao

Năm

2008

2009

2010

2011

Tốc độ tăng tín dụng (%)

30

37,7

27,7

12

Bảng 2.3: Tăng trưởng tín dụng hệ thống ngân hàng Việt Nam 2008-2011


Nguồn: NHNN Với tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh (trung bình 32% trong giai đoạn

2000-2010), chất lượng tín dụng của ngân hàng đã không được kiểm soát phù hợp dẫn

đến nợ xấu tăng cao trong giai đoạn này.


Đồ thị 2.5: Tốc độ tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu các ngân hàng giai

40%

35%

30%

25%

20%

15%

10%

5%

0%

37.70%

30%

27.70%

3.30%

2.17%

2.22%

2.14%

12%

3.50%

3.00%

2.50%

2.00%

1.50%

1.00%

0.50%

0.00%

2008 2009 2010 2011

Tốc độ tăng trưởng tín dụng Tỷ lệ nợ xấu

đoạn 2008-2011


Nguồn: NHNN Từ số liệu trên cho thấy, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng có xu hướng tăng

lên. Năm 2011 tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo của các ngân hàng là 3,3%, theo tổ chức đánh giá tín nhiệm Flitch, nợ xấu thực trong hệ thống thời điểm này phải là gấp bốn lần số được công bố. Tổng nợ xấu của tám NHTM niêm yết tính đến 30/9/2011 là 15.018 tỷ đồng, trong đó dư nợ nhóm 5, nợ có khả năng mất vốn, là 8.293 tỷ đồng.


Hậu quả nợ xấu của các NHTM bắt đầu bộc lộ trong năm 2011. Con số thống kê trên có thể chưa phản ánh hết tình hình nợ xấu của hệ thống ngân hàng, khi mà hàng loạt các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phải ngừng hoạt động, các dự án bỏ dỡ đang ngày một nhiều lên. Sự suy giảm mạnh của thị trường chứng khoán và đóng băng của thị trường bất động sản đã để lại rất nhiều hậu quả nặng nề trong về chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng.

2.2.2.2. Quy mô vốn chủ sở hữu và mức độ an toàn vốn


Từ thời điểm cuối năm 2007, để đáp ứng các chỉ tiêu an toàn vốn theo thông lệ Basel II, NHNN đã yêu cầu các NHTM tăng vốn điều lệ từ 70 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng bắt đầu thực hiện từ năm 2007 và hạn cuối là hết năm 2011. Do đó trong giai đoạn 2008-2011, các ngân hàng đều tăng mạnh vốn điều lệ của mình nhằm đáp ứng được yêu cầu từ phía NHNN. Đến thời điểm cuối năm 2011, tất cả các ngân hàng đều đáp ứng được yêu cầu vốn chủ sở hữu tối thiểu là 3.000 tỷ của NHNN. Tổng vốn chủ sở hữu của hệ thống ngân hàng Việt Nam tại thời điểm cuối năm 2011 đạt 392 nghìn tỷ đồng. (7)

600,000,000

500,000,000

400,000,000

300,000,000

200,000,000

6000.0%

5000.0%

4000.0%

100,000,000

-

3000.0%

2000.0%

1000.0%

0.0%

2,011

%

Đồ thị 2.6: Tăng trưởng vốn điều lệ 2007-2011 (triệu VNĐ)


ACB BIDV MB SHB STB TCB CTG VIB EIB EAB HDB PNB VCB BVB VPB VBARD

Nguồn: BCTC các ngân hàng


(7) Thông tin tham khảo trên các website tài chính như stoxplus, vnplus


Có thể thấy các NHTM đều có tăng trưởng vốn chủ sở hữu rất mạnh trong giai đoạn này, với tăng trưởng vốn chủ sở hữu trung bình trên 31 lần so với thời điểm cuối năm 2007. Việc tăng trưởng vốn chủ sở hữu nhằm giúp các NHTM nâng cao năng lực tài chính, tuy nhiên việc tăng trưởng quá nhanh trong thời gian ngắn lại gây ra những hậu quả nặng nề cho các NHTM Việt Nam. Đó là vấn đề về sở hữu chéo, vốn ảo của các ngân hàng. Đồng thời động thái này còn tạo gánh nặng lớn cho thanh khoản của hệ thống NHTM Việt Nam.

2.2.2.3. Tình hình thanh khoản


Năm 2008, tình hình thanh khoản của các NHTM bắt đầu rơi vào tình trạng khó khăn trước những điều chỉnh quyết liệt về chính sách tiền tệ của NHNN cùng việc quản lý hoạt động chưa phù hợp tại các NHTM Việt Nam.

Năm 2008, lạm phát lên đến 24%, NHNN buộc thực thi các biện pháp thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát. NHNN đã thực hiện một loạt biện pháp trong một khoản thời gian ngắn như điều chỉnh lãi suất, điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 5% lên 10% cho các khoản tiền gửi ngắn hạn. Cú sốc thanh khoản lớn nhất của hệ thống ngân hàng xuất phát từ việc NHNN phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc cho các NHTM nhưng các tín phiếu này không được giao dịch trên thị trường mở, do đó không thể vay tái cấp vốn tại NHNN.

Trước những thay đổi bất ngờ của chính sách tiền tệ, các ngân hàng không kịp huy động vốn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Việc tìm kiếm nguồn vốn tạm thời để giải quyết cơn khát thanh khoản bằng nguồn vốn vay liên ngân hàng đã đẩy lãi suất liên hàng lên rất cao. Lãi suất liên ngân hàng sau thời điểm phát hành tín phiếu bắt buộc luôn trên mức 30% và đỉnh điểm là mức lãi suất 43% vào ngày 19/2/2008. Các ngân hàng bắt đầu bước vào cuộc chạy đua lãi suất huy động nhằm giải quyết vấn đề


thanh khoản. Chạy đua lãi suất huy động làm việc rút tiền diễn ra mạnh ở một số ngân hàng, dẫn đến tình trạng thiếu thanh khoản nặng nề ở nhiều ngân hàng.

Lãi suất huy động của các ngân hàng từ sau năm 2008 đến 2011 được điều chỉnh liên tục theo tình hình thanh khoản căng thẳng của các ngân hàng cũng như chính sách điều chỉnh của NHNN. Từ năm 2010, NHNN bắt đầu áp dụng các biện pháp nhằm giảm lãi suất huy động của các ngân hàng. Lãi suất huy động trên thị trường giảm liên tục, từ đỉnh cao nhất 18%/năm về mức 14%/năm cuối năm 2011. Việc các ngân hàng vẫn có các giao dịch ngầm với khách hàng để trả lãi suất cao hơn trần quy định trong giai đoạn này phần nào cho thấy tình trạng căng thẳng lãi suất của các ngân hàng giai đoạn này.

2.2.2.4. Khả năng sinh lợi


Năm 2008 đánh dấu giai đoạn các ngân hàng thương mại Việt Nam gặp nhiều khó khăn do các biến động kinh tế. Tuy nhiên các NHTM Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng lợi nhuận tốt trong giai đoạn này. Tốc độ tăng trưởng trung bình của của 8 NHTM hàng đầu là 46% trong 2008, 59% trong 2009 và 31% trong 2010.

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của toàn hệ thống ngân hàng năm 2011 bắt đầu chậm lại nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng 15,1% so với năm 2010.

Hai chỉ số quan trọng nhất phản ánh hiệu quả kinh doanh và tỷ suất sinh lời của các ngân hàng là chỉ số ROAA và ROAE năm 2011 ở mức thấp hơn năm 2010. ROAA và ROAE trung bình các ngân hàng chỉ đạt mức 1,09% và 11,86%, trong khi các chỉ số này của năm 2010 lần lượt là 1,29% và 14,56%.

Xem tất cả 165 trang.

Ngày đăng: 09/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí