Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Một Số Nhtm Việt Nam


Qua xem xét tình hình thực trạng của hệ thống ngân hàng Việt Nam qua ba giai đoạn: từ 2005-2007, từ 2008 đến 2011 và từ 2012 đến nay, có thể thấy được sau thời kỳ phát triển rất mạnh của ngành ngân hàng Việt Nam cả về quy mô lẫn lợi nhuận giai đoạn trước năm 2008, các điểm yếu trong khả năng tài chính dần bộc lộ và trở nên nghiêm trọng hơn. Giai đoạn 2008-2011 là giai đoạn khủng hoảng thanh khoản, khi các ngân hàng phải liên tục tìm mọi cách huy động trên cả từ dân cư và thị trường liên ngân hàng để bù đắp thanh khoản tạm thời. Hệ thống ngân hàng khi đó luôn trong tình trạng căng thẳng thanh khoản, và chỉ những động thái thay đổi nhỏ về quy định quản lý thanh khoản hay lãi suất cũng ảnh hưởng rất lớn đến tình hình thanh khoản của các ngân hàng. Từ thời điểm cuối năm 2011, nợ xấu trở thành một gánh nặng rất lớn mà hệ thống ngân hàng phải giải quyết. Trong giai đoạn này, tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng đã bớt căng thẳng, nhưng vấn đề nợ xấu và lợi nhuận lại gây sức ép lớn lên toàn bộ hệ thống. Có thể thấy những điểm yếu bộc lộ trong giai đoạn biến động của nền kinh tế thế giới và Việt Nam cho thấy năng lực tài chính và khả năng chịu đựng rủi ro của các ngân hàng Việt Nam đều cần được xem xét và nâng cao.

2.3 Đánh giá năng lực tài chính một số NHTM Việt Nam


2.2.1. Phương pháp đánh giá


Nhằm cụ thể hơn việc đánh giá năng lực tài chính và có cơ sở so sánh năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam, nghiên cứu này thực hiện việc đánh giá năng lực tài chính một số NHTM Việt Nam. Dựa trên bốn nguyên tắc về bảng chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính các ngân hàng trình bày trong mục 1.3 chương I, nghiên cứu này áp dụng bảng chấm điểm năng lực tài chính của Moody, đánh giá năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam dựa trên năm chỉ tiêu chính, bao gồm: khả năng sinh lợi, tính thanh khoản, mức độ an toàn vốn, hiệu quả hoạt động và chất lượng tài sản. Các nhân tố sẽ có tỷ trọng điểm tương đương nhau, trừ nhân tố hiệu quả hoạt động chỉ có tỷ trọng bằng 50% tỷ trọng của các nhân tố còn lại. Năm nhân tố chính này được đánh giá


dựa trên các nhân tố phụ được trình bày trong bảng điểm năng lực tài chính ngân hàng của Moody với tỷ trọng điểm tương ứng trên tổng điểm đánh giá. Theo nguyên tắc tính điểm của Moody, nhằm tránh những biến động bất thường trong năm làm thay đổi kết quả đánh giá, các chỉ số tài chính của các ngân hàng được đánh giá dựa trên trung bình ba năm gần nhất là 2010, 2011 và 2012.

Việc đánh giá được thực hiện trên 15 NHTM, bao gồm cả những NHTM gốc nhà nước và NHTM tư nhân, với quy mô lớn và quy mô vừa và nhỏ. Đánh giá này nhằm cho thấy một cách trực quan dựa trên cơ sở đánh giá của Moody tương quan về năng lực tài chính của các NHTM dựa trên quy mô hoạt động của các ngân hàng.


Bảng 2.8: Bảng điểm năng lực tài chính ngân hàng của Moody



Điểm

Chỉ tiêu

Tỷ

trọng


100


80


60


40


20

Khả năng sinh lợi

22,22%






Thu nhập trước thuế và dự phòng tín dụng

/ Tổng tài sản bình

quân


11,11%


>3,5%


2,4%-3,5%


1,4%-2,4%


0,5%-1,4%


<0,5%

LNST / Tổng tài sản

bình quân


11,11%


>2,0%


1,7%-2,0%


1,0%-1,7%


0,3%-1,0%


<0,3%








Tính thanh khoản

22,22%






(Tổng nợ phải trả -

tiền và tương đương tiền) / Tổng tài sản


22,22%


<-10%


-10%-0%


0%-10%


10%-20%


>20%








Mức độ an toàn vốn

22,22%






Vốn chủ sở hữu /

Tổng tài sản


22,22%


>10%


8%-10%


6%-8%


4%-6%


<%








Hiệu quả hoạt động

11,12%






Chi phí hoạt động / Thu nhập từ hoạt

động kinh doanh


11,12%


<45%


45%-55%


55%-65%


65%-80%


>80%








Chất lượng tài sản

22,22%






NPL

11,11%

<0,8%

0,8%-2%

2%-5%

5%-12%

>12%

Nợ xấu / (Vốn chủ sở hữu+dự phòng rủi ro

tín dụng)


11,11%


<10%


10%-20%


20%-30%


30%-50%


>50%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 165 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 9

Nguồn: thống kê dựa trên bảng điểm BFSRs của Moody


2.3.2. Kết quả đánh giá


Bảng 2.9: Chỉ tiêu tài chính trung bình ba năm gần nhất của các ngân hàng





Khả năng sinh lợi

Tính thanh khoản

Mức độ an toàn vốn

Hiệu quả hoạt động


Chất lượng tài sản

Chỉ tiêu


Ngân hàng

Thu nhập trước thuế và dự phòng

/ Tổng tài

sản bình quân


LNST/Tổng tài sản bình quân

(Tổng nợ phải trả-tiền và tương đương tiền)/tổng tài

sản


VCSH/Tổng tài sản


Chi phí hoạt động/thu nhập từ hoạt động kinh doanh


NPL

Nợ xấu/(Vốn chủ sở hữu+dự phòng tín

dụng)

ACB

1,44%

0,97%

78,03%

5,65%

51,23%

1,24%

9,24%

BIDV

1,87%

0,85%

82,12%

6,03%

43,75%

2,80%

25,63%

MB

3,02%

1,66%

67,36%

7,46%

33,91%

1,56%

7,83%

SHB

1,74%

1,43%

72,78%

8,19%

51,12%

4,15%

21,60%

STB

2,08%

1,18%

75,95%

9,50%

52,27%

1,05%

6,35%

TCB

2,24%

1,35%

73,59%

6,86%

40,78%

2,60%

12,74%

CTG

2,77%

1,30%

79,90%

5,93%

44,03%

0,96%

9,13%

VIB

1,83%

0,79%

74,76%

9,44%

50,30%

2,34%

11,01%

EIB

2,40%

1,66%

65,74%

9,49%

33,75%

1,44%

6,46%

EAB

2,23%

1,25%

75,94%

9,13%

47,83%

2,41%

16,83%

HDB

1,51%

0,92%

76,00%

8,32%

49,19%

1,76%

6,94%

PNB

0,99%

0,46%

81,58%

5,81%

49,72%

2,33%

18,90%

VCB

2,50%

1,30%

60,21%

8,25%

39,34%

2,40%

14,53%

BVB

2,08%

1,40%

54,91%

20,17%

47,54%

1,99%

5,00%

VPB

1,60%

0,99%

75,90%

7,47%

51,13%

1,91%

9,44%

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC các ngân hàng


Bảng 2.10: Điểm đánh giá các ngân hàng





Khả năng sinh lợi

Tính thanh

khoản

Mức độ an

toàn vốn

Hiệu quả

hoạt động


Chất lượng tài sản


Điểm


Hạng

Chỉ tiêu


Ngân hàng

Thu nhập trước thuế và dự phòng / Tổng tài sản bình

quân


LNST /

Tổng tài sản bình

quân

(Tổng nợ phải trả - tiền và tương đương tiền)

/ tổng tài

sản


VCSH/

Tổng tài

sản


Chi phí hoạt động / Thu nhập từ hoạt động kinh

doanh


NPL


Nợ xấu / (Vốn chủ sở hữu + dự phòng

tín dụng)

Tỷ trọng

11,11%

11,11%

22,22

22,22

11,12%

11,11%

11,11%

100


BVB

60

60

20

100

80

80

100

68,89

1

EIB

60

60

20

80

100

80

100

66,67

2

MB

80

60

20

60

100

80

100

64,45

3

VCB

80

60

20

80

100

60

80

64,45

3

STB

60

60

20

80

80

80

100

64,45

3

HDB

60

40

20

80

80

80

100

62,22

4

CTG

80

60

20

40

100

80

100

60,00

5

EAB

60

60

20

80

80

60

80

60,00

5

TCB

60

60

20

60

100

60

80

57,78

6

SHB

60

60

20

80

80

60

60

57,78

6

VIB

60

40

20

80

80

60

80

57,78

6

VPB

60

40

20

60

80

80

100

57,78

6

BIDV

60

40

20

60

100

60

60

53,34

7

ACB

60

40

20

40

80

80

100

53,34

7

PNB

40

40

20

40

80

60

80

46,67

8

Nguồn: tính toán của tác giả


Dựa vào điểm đánh giá các nhân tố tài chính của 15 NHTM Việt Nam theo quan điểm đánh giá sức mạnh và khả năng chịu đựng rủi ro của Moody, có thể thấy điểm xếp hạng của các ngân hàng chia làm ba nhóm. Nhóm đầu bao gồm tám ngân hàng có điểm xếp hạng từ 60 đến 68,89. Nhóm thứ hai gồm sáu ngân hàng, với chỉ hai mức điểm là 57,78 và 53,34. Cuối cùng là ngân hàng Phương Nam, có điểm đánh giá thấp nhất trong số 15 ngân hàng với 46,67 điểm.

Một điều đáng lưu ý là tuy đánh giá năm nhân tố tài chính, nhưng trong nhân tố đánh giá về tính thanh khoản, tất cả các ngân hàng được khảo sát đều nằm trong diện có điểm đánh giá thấp nhất của Moody. Điều này cho thấy theo quan điểm của Moody, yêu cầu về thanh khoản của các ngân hàng nhằm tạo khả năng chịu đựng rủi ro của các ngân hàng Việt Nam đều thấp so với mức độ chung trên thế giới. Do đó có thể giải thích được vì sao các NHTM Việt Nam rất nhạy cảm với rủi ro thanh khoản, dẫn đến tình trạng căng thẳng của toàn hệ thống mỗi khi có biến động xảy ra. Người gửi tiền cũng thiếu lòng tin ở khả năng thanh khoản của ngân hàng khi luôn xảy ra tình trạng ồ ạt rút tiền, và nếu không có sự hỗ trợ của NHNN, nhiều ngân hàng Việt Nam có thể đã lâm vào tình trạng mất thanh khoản. Ngoài ra, khả năng sinh lợi so với quy mô hoạt động của các NHTM được đánh giá trong ba năm gần nhất là chỉ tiêu kém thứ hai sau tính thanh khoản. Điều này cũng có thể giải thích được, do các NHTM Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng quy mô hoạt động nhanh, cùng với những bất lợi của môi trường kinh tế chung cũng như chi phí dành cho dự phòng lớn đã khiến lợi nhuận không theo kịp với tốc độ tăng trưởng của quy mô tài sản.

Trong số các ngân hàng lớn được đánh giá, ngân hàng Eximbank đã thể hiện được năng lực tài chính và sự an toàn trong hoạt động kinh doanh khi có điểm xếp vượt trên các ngân hàng trong nhóm có quy mô hoạt động lớn của Việt Nam.

Trong số các NHTM dẫn đầu có mặt của hai NHTM nhà nước là Ngân hàng TMCP Ngoại Thương (VCB) và Vietinbank (CTG). Tuy điểm đánh giá của hai ngân


hàng là tương đối như nhau, nhưng VCB được xếp hạng tốt hơn so với Vietinbank. Lợi thế của VCB chính là mức độ an toàn vốn tốt hơn, nhưng chất lượng tài sản lại kém hơn so với Vietinbank. Trước đây VCB luôn nằm trong danh sách các ngân hàng có mức độ an toàn vốn thấp, nhưng với nỗ lực tăng vốn trong nhiều năm liền, và việc bán cổ phần cho ngân hàng nước ngoài Mizuho, chỉ tiêu an toàn vốn của VCB đã cải thiện rất nhiều. Tuy vậy Vietinbank cũng đã thực hiện bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài thành công trong năm 2013, do đó khi đánh giá sức mạnh tài chính trong các năm sau này, chỉ tiêu an toàn vốn của Vietinbank cũng sẽ được cải thiện. NHTM nhà nước còn lại trong danh sách đánh giá là BIDV lại nằm trong kế cuối trong danh sách đánh giá, chỉ cao hơn ngân hàng Phương Nam. Nguyên nhân của biểu hiện kém trong đánh giá sức mạnh tài chính của BIDV là do có nợ xấu quá lớn, trong khi quy mô vốn và khả năng sinh lợi không tương ứng với quy mô tài sản của mình.

Trong số kết quả đánh giá của các NHTM tư nhân thì gây bất ngờ nhiều nhất là ACB và Techcombank (TCB). ACB là NHTM tư nhân có quy mô tài sản lớn nhất thị trường, nhưng đánh giá về sức mạnh tài chính nhằm chịu đựng trước các cú sốc kinh tế lại thấp nhất, với điểm đánh giá tương đương của BIDV. Nguyên nhân cho đánh giá này là mức độ an toàn vốn cùng với khả năng sinh lời thấp của ngân hàng. Điều này một lần nữa cho thấy quy mô của ngân hàng càng lớn thì rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải cũng tăng tương ứng. Do đó đòi hỏi ngân hàng phải tăng các chỉ tiêu an toàn nhiều hơn để đáp ứng được yêu cầu về kinh doanh và quản trị rủi ro của mình. Techcombank trước đây được đánh giá là NHTM có kết quả hoạt động tốt nhất tương ứng với quy mô, nhưng đi với những xáo trộn về mặt quản lý trong những năm gần đây, các chỉ tiêu tài chính của ngân hàng này đang dần kém đi. Điểm đánh giá của Techcombank chỉ trong mức trung bình kém, thấp hơn cả đánh giá của các ngân hàng có quy mô nhỏ hơn như Ngân hàng Đông Á (EAB) và Ngân hàng Phát triển Nhà


TPHCM (HDB). Tất cả các chỉ tiêu được đánh giá của Techcombank chỉ ở mức trung bình trên các nhân tố được đánh giá so với các ngân hàng còn lại.

Trong số các NHTM tư nhân còn lại, nhóm ngân hàng có xếp hạng tốt nhất bao gồm Ngân hàng Quân Đội (MB), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (STB), Ngân hàng Phát Triển Nhà TPHCM (HDB) và Ngân hàng Đông Á. Các ngân hàng này đều có các chỉ tiêu đánh giá tốt tương ứng với quy mô của mình, do đó được đánh giá sức mạnh tài chính tốt, khả năng chịu đựng tốt trước các thay đổi trong kinh doanh. Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB), Ngân hàng Quốc tế (VIB) và Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) đều trong nhóm được đánh giá ở mức trung bình thấp, với những chỉ tiêu đánh giá đều chỉ nằm trong mức trung bình so với các ngân hàng khác.

2.4. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến sức mạnh tài chính của các NHTM Việt Nam

2.4.1. Mẫu quan sát


Nhằm tìm hiểu quan điểm về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam, từ đó có cơ sở so sánh khi thực hiện phân tích yếu tố ảnh hưởng dựa trên đánh giá xếp hạng năng lực tài chính các NHTM Việt Nam của Moody, tác giả đã tiến hành lấy mẫu khảo sát những người làm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và kiểm toán – các đối tượng có nhiều kiến thức về hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đối tượng khảo sát là các nhân viên làm việc tại các NHTM, các công ty kiểm toán từ cấp chuyên viên, tổ trưởng đến phó trưởng các phòng ban của các công ty và ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp khảo sát là bảng câu hỏi khảo sát. Khảo sát tiến hành vào tháng 10 năm 2013. Số phiếu được phát ra là 218 phiếu và số phiếu thu về là 214 phiếu (đạt tỷ lệ 98,1%), tất cả đều hợp lệ. (Xem chi tiết mẫu khảo sát tại Phụ lục 5).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/12/2023