Quy Định Của Bộ Luật Hình Sự Về Tội In, Phát Hành, Mua Bán Trái Phép Hóa Đơn, Chứng Từ Thu Nộp Ngân Sách Nhà Nước.

các lô hàng cùng loại, tương tự đã nhập khẩu trước. Bằng hành vi này, chủ hàng đã lợi dụng các quy định về xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo phương pháp trị giá giao dịch hàng nhập khẩu giống hệt/tương tự để được tính thuế với mức giá thấp hơn so với trị giá giao dịch thực tế.

Thứ ba, chủ hàng khai báo thấp trị giá đối với lô hàng nhập thử để thăm dò thái độ của cơ quan hải quan sau đó nhập khẩu ồ ạt liên tục trong một khoảng thời gian ngắn theo mức giá thấp đã khai báo trước đó và khi cơ quan hải quan chưa kịp xác minh, xử lý, chủ hàng đã tiến hành giải thể DN hoặc bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh.

Thứ tư, do theo chính sách thuế đối với linh kiện hoặc nguyên liệu nhập khẩu thấp hơn hàng nguyên chiếc nên DN thực hiện việc “down” giá bằng thủ đoạn tháo rời hàng nguyên chiếc thành linh kiện hoặc nguyên liệu nhập khẩu. Điều này được thực hiện qua việc chủ hàng thành lập nhiều công ty khác nhau hoặc tiến hành móc nối với nhiều công ty để mỗi công ty tiến hành nhập khẩu một bộ phận cấu thành của hàng nguyên chiếc về các cửa khẩu khác nhau trong nhiều thời điểm khác nhau để tránh sự kiểm soát của cơ quan hải quan.

Thứ năm, chủ hàng lợi dụng các quy định về chiết khấu, giảm giá hoặc không khai báo tiền bản quyền, phí giấy phép, các khoản trợ giúp, phí hoa hồng hoặc các khoản thanh toán gián tiếp để làm giảm trị giá tính thuế hàng nhập khẩu.

Thứ sáu, chủ hàng khai tăng trị giá tính thuế so với giá trị thực tế của hàng hóa nhập khẩu để tăng vốn đầu tư và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài…

- Giả mạo mục đích xuất khẩu, nhập khẩu để được hưởng ưu đãi thuế Chứng từ thường hay được các chủ hàng giả mạo với mục gian lận thuế thường là các chứng từ nộp thuế (nhằm giải tỏa cưỡng chế thuế của cơ quan hải quan) hoặc các hồ sơ hải quan (để hợp thức hóa các lô hàng nhập lậu). Trong đó, các trường hợp phổ biến là gian lận thuế qua việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư; gian lận qua việc lợi dụng chính sách

quản lý đối với hàng gia công; gian lận thông qua việc lợi dụng hình thức tạm nhập tái xuất và tạm xuất tái nhập...

2.1.2. Quy định của Bộ luật hình sự về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước.

Bộ luật hình sự 1999 sau một thời gian thực hiện đã bộc lộ những vướng mắc nhất định, nếu như trước kia hành vi mua bán, quản lý hóa đơn chứng từ, thu nộp ngân sách trái pháp luật mà không thuộc các trường hợp như lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tham ô tài sản, trốn thuế thì sẽ bị xử lý "tội tàng trữ, vận chuyển, lưu hành giấy tờ có giá giả" theo Điều 181 của Bộ luật Hình sự; Trường hợp không chứng minh được hóa đơn giá trị gia tăng đã được ghi đầy đủ như đã mua hàng hóa (hóa đơn giá trị gia tăng còn nguyên như khi phát hành) thì người mua bị truy cứu trách nhiệm hình sự về "tội mua bán tài liệu của cơ quan nhà nước" theo Điều 268 của Bộ luật Hình sự” (Theo Thông tư 21/2004/TTLT/BCA-VKSNDTC-TANDTC/BTP). Tuy nhiên, khi xét xử về hai tội phạm đó thì cũng không thể hiện rõ bản chất của hành vi này. Chính vì vậy, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLHS năm 1999 đã bổ sung thêm hai tội phạm mới, trong đó có Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước.

Theo quy định của Điều 164a BLHS đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì: “Người nào in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi hành hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì....” [40]. Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước có các dấu hiệu pháp lý sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.


- Các dấu hiệu về khách thể của tội phạm

Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng theo Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hải Phòng - 7

Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước xâm phạm chế độ quản lý của Nhà nước đối với các loại hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước. Đối tượng tác động của tội phạm bao gồm các loại hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách do Nhà nước thống nhất phát hành.

- Các dấu hiệu khách quan của tội phạm

Theo quy định của Điều 164a thì hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước bao gồm: (i) Hóa đơn xuất khẩu dùng trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài, xuất khẩu vào khu phi thuế quan; hóa đơn giá trị gia tăng; hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ nội địa dành cho các tổ chức, cá nhân khai thuế giá trị gia tăng; các hoá đơn khác gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm, …và phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng; (ii)Lệnh thu nộp ngân sách nhà nước, giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước, bảng kê nộp thuế, biên lại thu ngân sách nhà nước và chứng từ phục hồi trong quản lý thu ngân sách nhà nước.

Các hành vi quy định tại Điều 164a được thể hiện như sau:

+ In trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước là hành vi tự in hóa đơn hoặc tự khởi tạo hóa đơn điện tử khi không đủ điều kiện hoặc không đúng, không đầy đủ các nội dung theo qui định của pháp luật; In hóa đơn giả hoặc khởi tạo hóa đơn điện tử giả;

+ Phát hành trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước là hành vi lập tờ thông báo phát hành không đầy đủ nội dung; không gửi hoặc không niêm yết tờ thông báo phát hành hóa đơn theo đúng qui định;

+ Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước gồm các hành vi sau đây: Mua, bán hoá đơn chưa ghi nội dung hoặc ghi nội

dung không đầy đủ, không chính xác theo qui định; Mua, bán hoá đơn đã ghi nội dung, nhưng không có hàng hoá, dịch vụ kèm theo; Mua, bán hoá đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hóa đơn đã hết giá trị sử dụng, hóa đơn của cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc cấp cho khách hàng khi bán hàng hóa dịch vụ; Mua, bán, sử dụng hoá đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hoá, dịch vụ giữa các liên của hoá đơn.

Hành vi phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước chỉ cấu thành tội phạm nếu có số lượng lớn hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Số lượng hóa đơn, chứng từ lớn được quy định cụ thể ở Thông tư liên tịch 10/2013/TTLT/BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTC. Hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước có số lượng lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn được hiểu như sau: (i) Số lượng hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở

dạng phôi (chưa ghi giá trị ) từ 50 số đến dưới 100 số đươc coi là lớn ; từ 100

số trở lên đươc

coi là rất lớn, đặc biệt lớn; (ii) Số lượng hóa đơn, chứng từ thu

nộp ngân sách nhà nước đã ghi nội dung để nhằm thực hiện hành vi trái pháp

luật từ 10 số đến dưới 30 số đươc lớn, đặc biệt lớn [52].

- Chủ thể của tội phạm

coi là lớn ; từ 30 số trở lên đươc

coi là rất

Theo Thông tư liên tịch 10/2013/TTLT/BTP-BCA-VKSNDTC- TANDTC-BTC thì chủ thể của tội phạm quy định tại Điều 164a cụ thể như sau: Cá nhân bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc người của tổ chức kinh doanh bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Người của tổ chức nhận in hoặc đặt in hóa đơn; Cá nhân hoặc người của tổ chức mua hàng hóa, dịch vụ.

- Các dấu hiệu về mặt chủ quan

Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức được hành vi in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp

ngân sách nhà nước của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện tội phạm.

Trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT, nhằm mục đích chiếm đoạt tiền hoàn thuế, các đối tượng phạm tội chủ yếu sử dụng thủ đoạn thành lập doanh nghiệp “ma” để có tư cách pháp nhân, nhằm mục đích mua, hoặc in ấn được hóa đơn GTGT. Các hành vi này thường xảy ra với các hình thức sau:

- Một số cá nhân thành lập doanh nghiệp mua bán hóa đơn GTGT, sau đó “bỏ trốn” khỏi nơi đã đăng ký. Đây là thủ đoạn tương đối phổ biến, bởi các quy định về thành lập doanh nghiệp hiện nay là rất thông thoáng, dẫn đến việc thành lập doanh nghiệp rất dễ dàng và không có các quy định để kiểm tra, giám sát vấn đề thành lập doanh nghiệp này. Mục đích của việc thành lập doanh nghiệp “ma” này chỉ là để được phép in ấn hoặc mua hóa đơn GTGT của cơ quan thuế, sau đó bán hóa đơn GTGT cho các đơn vị có nhu cầu mua hóa đơn về để khai tăng đầu vào của doanh nghiệp nhằm trốn thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT.

- Một người thành lập nhiều doanh nghiệp ở một hoặc hai, ba địa phương khác nhau sau đó buôn bán và xuất hóa đơn khống vòng vèo cho nhau. Một người điều hành doanh nghiệp do người thân đứng tên hoặc thậm chí thuê cả giám đốc để mua được hóa đơn GTGT.

- Có người mượn giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu hoặc thuê người khác đứng tên thành lập doanh nghiệp nhằm mục đích mua bán hóa đơn GTGT.

Tất cả các hành vi trên, đều là hành vi vi phạm vào quy định tại Điều 164a BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009. Với mục đích trốn thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT của nhà nước. Bởi lẽ theo quy định hiện nay, nếu doanh nghiệp có thuế GTGT gia tăng bán hàng ra phải nộp nhỏ hơn số thuế GTGT mua hàng vào phải nộp thì doanh nghiệp sẽ được hoàn thuế. Chính vì vậy nên doanh nghiệp đã mua hóa đơn đầu vào

của các doanh nghiệp “ma” chỉ chuyên bán hóa đơn, để nhằm có số thuế mua hàng đầu vào cao hơn, nhằm mục đích chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT.

Ví dụ : Vụ án Trần Quốc Mỹ phạm tội Mua bán trái phép hóa đơn xảy ra tại Đồng Nai. Theo cáo trạng, lợi dụng chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực cấp phép thành lập doanh nghiệp và quản lý hóa đơn GTGT của ngành thuế, từ năm 2012 đến 2013, Trần Quốc Mỹ (37 tuổi), trú ở huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, đã câu kết với Nguyễn Thị Bích Hạnh (32 tuổi), Phạm Đức Thịnh (29 tuổi), Nguyễn Hoà Long (42 tuổi), đều ở tỉnh Đồng Nai và Nguyễn Thị Thu Thảo (31 tuổi), trú ở thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, thành lập một số doanh nghiệp thu mua nông sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và 8 doanh nghiệp tại tỉnh Gia Lai với mục đích dùng pháp nhân của các công ty này để bán hóa đơn GTGT khống, hợp thức hàng hóa, dịch vụ đầu vào cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân nhằm hưởng lợi bất chính tiền 5% thuế GTGT.

Sau khi thành lập doanh nghiệp, Trần Quốc Mỹ cùng đồng phạm khác đã bán hóa đơn GTGT cho một số chủ doanh nghiệp như: Phạm Đây 634 tờ hóa đơn; Võ Thị Hồng Đào 1.318 tờ hóa đơn; Nguyễn Đình A 51 tờ hóa đơn; Đặng Thị Thùy Trang 40 tờ hóa đơn; Lê Xuân Thủy, Huỳnh Thị Lệ Huyền 47 tờ hóa đơn… (các đối tượng nêu trên đều là bị can trong vụ án này) với doanh số lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Theo cáo trạng, 12 bị can đã mua bán tổng cộng hơn 2.100 tờ hóa đơn, tổng doanh số tiền ghi trên hóa đơn là hơn 3.300 tỷ đồng, hưởng lợi bất chính hơn 135 tỷ đồng [30].

2.1.3.Quy định của Bộ luật hình sự về tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước.

Tương tự như Tộiin, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước được bổ sung vào BLHS năm 1999 bằng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS. Tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nướcđược quy định tại Điều 164b, cụ thể như sau: “Người nào có trách nhiệm bảo quản,

quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước mà vi phạm quy định của Nhà nước về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp nhân sách nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì...” [40].

Tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước, có dấu hiệu pháp lý chủ yếu sau đây.

- Các dấu hiệu về khách thể của tội phạm

Tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước xâm phạm chế độ kế toán, thống kê được Nhà nước quy định thống nhất trong phạm vi nền kinh tế quốc dân. Đối tượng tác động của tội phạm bao gồm các loại hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách do Nhà nước thống nhất phát hành chưa được nhập dữ liệu hoặc đã được nhập dữ liệu nhưng chưa hết thời hạn lưu trữ.

- Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm này thể hiện ở một trong các hành vi sau:

- Vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước là hành vi hủy bỏ chứng từ, hóa đơn, sổ sách, báo cáo kế toán và thống kê chưa hết thời hạn bảo quản và lưu trữ theo quy định của pháp luật.

- Cho người khác sửa chữa hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước hoặc đem cho chứng từ, hóa đơn thu nộp ngân sách Nhà nước không để người khác sử dụng vào việc thanh quyết toán hoặc không thực hiện đúng các biện pháp về bảo quản dẫn đến hư hại hóa đơn, chứng từ.

Theo hướng dẫn của Thông tư 10/2013/TTLT/BTP-BCA-TANDTC- VKSNDTC-BTC, thì hành vi vi phạm qui định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước bao gồm : Lưu trữ, bảo quản hóa đơn không đúng qui định; Không báo cáo hoặc báo cáo không chính xác tình hình

sử dụng, thanh toán, quyết toán sử dụng hóa đơn; Làm hư hỏng, mất hóa đơn; Thực hiện hủy hóa đơn không theo đúng qui định của pháp luật; Xử lý việc mất, cháy, hỏng hóa đơn không theo đúng qui định của pháp luật [52].

- Về chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này là người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự và gồm một trong ba trường hợp sau : người mua , bán

hàng hóa hoăchàng hóa hoăc̣

cung cấp dịch vụ ; Người có trách nhiệm của tổ chức mua, bán cung cấp dịch vụ;Người có trách nhiệm của tổ chức đặt in hoặc

nhận in hóa đơn.

- Về mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình đã vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước, là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện tội phạm.

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÉT XỬ CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG LĨNH VỰC HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TRÊN ĐỊA BÀN TP. HẢI PHÒNG

2.2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình tội phạm của thành phố Hải Phòng.

Hải Phòng là thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam, nằm ở miền Bắc, tổng diện tích của thành phố Hải Phòng là 1.519 km². Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm phía Đông miền duyên hải Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 102 km, phía Bắc và Đông Bắc giáp Quảng Ninh, phía Tây Bắc giáp Hải Dương, phía Tây Nam giáp Thái Bình và phía Đông là bờ biển chạy dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam từ phía Đông đảo Cát Hải đến cửa sông Thái Bình. Là nơi hội tụ đầy đủ các lợi thế về đường biển, đường sắt, đường bộ và đường hàng không, giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong cả nước và các quốc gia trên thế giới. Do có cảng biển, Hải Phòng giữ vai trò to lớn đối với xuất

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 07/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí