Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng theo Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hải Phòng - 6

8. Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hoá nhằm mục đích trốn thuế;

9. Sử dụng hàng hoá được miễn thuế không đúng với mục đích quy định mà không khai thuế [44].

Qua Điều 108 Luật quản lý thuế ta thấy, có một hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 108, theo đó người nộp thuế sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn. Như vậy, hành vi trốn thuế bằng cách sửng dụng chứng từ, tài liệu nhằm chiếm đoạt tiền hoàn thuế rất tinh vi, nó vừa xâm phạm đến quan hệ về nộp thuế, vừa có hành vi chiếm đoạt tiền hoàn thuế của Nhà nước.

Ví dụ, như trường hợp các đối tượng phạm tội lợi dụng các quy định về mua hàng của những người trực tiếp sản xuất sản xuất chỉ cần bảng kê nguồn hàng thu mua mà không quy định phải có xác nhận nguồn hàng, địa chỉ người bán theo mẫu 04/GTGT, các đối tượng đã kê khống các bảng kê này, xuất hóa đơn lòng vòng qua nhiều doanh nghiệp, ở nhiều địa phương khác nhau, nhằm che dấu nguồn gốc hàng hóa gây khó khăn cho công tác kiểm tra, xác minh và điều tra, xử lý của các cơ quan chức năng khi bị phát hiện.

Thủ đoạn thứ hai là các doanh nghiệp được thành lập các kiểu nêu trên móc nối với nhau hoặc móc nối với các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện các thủ đoạn mua bán hóa đơn GTGT, ghi giá hàng hóa trên hóa đơn GTGT không đúng thực tế tạo điều kiện cho các đơn vị này lập hồ sơ khống xin hoàn thuế. Hành vi này vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp trốn thuế, đối với số thuế phải nộp vừa chiếm đoạt được tiền hoàn thuế của Nhà nước.

Thủ đoạn thứ ba là việc các đối tượng tạo dựng nguồn hàng hóa khống bằng cách kê khai các điểm mua hàng không có thật, không rõ địa chỉ, mua trôi nổi ở chợ hoặc trung tâm thương mại, sử dụng hóa đơn ở “chợ đen”, lập các hợp đồng mua bán nội địa khống với các phương án: thanh toán trực tiếp, không qua ngân hàng để tránh bị phát hiện. Hợp thức hóa việc mua bán nội

địa khống bằng cách ký hợp đồng mua bán hàng giả với nhiều cung đoạn, nhiều doanh nghiệp trước khi xuất khẩu. Mỗi cung đoạn đều làm giả phiếu nhập kho, xuất kho, chế biến và vận chuyển.... thậm chí có đóng một phần thuế GTGT. Nhưng mà mục đích chính là trốn thuế, và chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng. Như vậy, hành vi trốn thuế là để nhằm mục đích không phải nộp thuế nhưng lại được hưởng nhiều tiền hoàn thuế hơn.

Ở nước ta, hiện tượng trốn lậu thuế hay cụ thể là gian lận trong khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng đang là hiện tượng rất phổ biến, thủ đoạn ngày càng tinh vi và xảo quyệt. Theo kết quả kiểm toán hàng năm, Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện một số sai phạm phổ biến như: hạch toán doanh thu không đúng niên độ kế toán, doanh thu ghi trên hoá đơn thấp hơn giá thực tế thanh toán để giảm thuế GTGT đầu ra và giảm thu nhập chịu thuế, áp dụng sai thuế suất thuế GTGT, không phân bổ thuế GTGT đối với hàng không chịu thuế... Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp chủ yếu vi phạm ở những khoản chi không được phép hạch toán như quà biếu, tham quan, chi khuyến mãi... hoặc các hành vi gian lận trong hoàn thuế GTGT như thành lập nhiều doanh nghiệp trung gian ở nhiều nơi khác nhau, tổ chức mua bán lòng vòng hàng hoá, dịch vụ lập hồ sơ khống nhằm hạn chế sự kiểm soát của cơ quan thuế; lập hồ sơ khống xuất khẩu hàng hoá nhất là hàng nông, lâm, hải sản chưa chế biến qua đường biên giới đất liền để được hoàn thuế...; từ khi thực hiện việc điều chỉnh mức thuế suất thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi đối với một số nhóm mặt hàng, lập tức xuất hiện hiện tượng doanh nghiệp xuất khẩu hạ giá khai báo tính thuế để gian lận thuế. Nếu như trước kia, hành vi gian lận về thuế qua giá chỉ xuất hiện ở hàng nhập khẩu thì thời gian gần đây, lực lượng hải quan đã phát hiện hành vi gian lận thuế qua giá đối với cả hàng xuất khẩu. Có những trường hợp doanh nghiệp “ẩn lậu” lên tới cả trăm tỷ đồng. Việc thành lập doanh nghiệp để mua bán, sử dụng hóa đơn GTGT bất hợp pháp đang là chiêu bài làm giàu bất chính được nhiều đối tượng sử dụng hiện nay. Loại tội phạm

này thường hoạt động dưới phương thức và thủ đoạn là thành lập doanh nghiệp với rất nhiều ngành nghề kinh doanh, thuê nhà với hợp đồng ngắn hạn làm trụ sở công ty để có điều kiện mua hóa đơn GTGT. Sau khi mua được hóa đơn, các đối tượng bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh.

Theo nghiên cứu của các nhà luật học và nghiên cứu thuế tài chính thì các hành vi gian lận nhằm mục đích trốn thuế chủ yếu được thực hiện dưới các hành vi sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

- Bỏ ngoài sổ sách kế toán

Đây là thủ đoạn khá phổ biến hiện nay. Theo đó, người nộp thuế thường sử dụng đồng thời hai hệ thống sổ sách kế toán, một hệ thống sổ kế toán nội bộ phản ánh đầy đủ các giao dịch kinh tế, hệ thống kế toán còn lại chỉ phản ánh một phần các giao dịch kinh tế để khai thuế. Kiểu hành vi này thường xảy ra ở các doanh nghiệp (DN) dân doanh hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ, ăn uống, khách sạn, xây dựng dân dụng và sản xuất nhỏ. Đây chính là một kiểu hoạt động kinh tế ngầm mà môi trường thuận lợi của nó là nền kinh tế tiền mặt. Rất khó có thể xác định được số thuế thất thu do hành vi trốn thuế này gây ra vì nếu xác định được thì đã không xảy ra thất thu thuế.

Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng theo Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hải Phòng - 6

Một số vụ trốn thuế bị phanh phui thời gian qua cho thấy hành vi này khá phổ biến và gây thất thu ngân sách. Chẳng hạn, Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) thông tin tín nhiệm và xếp hạng DN Việt Nam đã trốn thuế

1.028 triệu đồng qua hành vi không ghi sổ kế toán tiền bán quyền mua căn hộ; Công ty Viễn thông điện lực bán hàng không xuất hóa đơn, không phản ánh vào sổ kế toán để trốn thuế 37 tỷ đồng.

- Tạo giao dịch bán hàng giả mạo

Mục tiêu của thủ đoạn này là chiếm đoạt tiền ngân sách nhà nước (NSNN) thông qua hoàn thuế hoặc tiếp tay cho hành vi tham nhũng NSNN của một bộ phận công chức được giao nhiệm vụ mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ cho cơ quan nhà nước. Thủ đoạn này cũng liên quan đến hành vi giao

dịch mua hàng giả mạo sẽ phân tích dưới đây nhằm giúp cho bên mua tăng thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào được khấu trừ và giảm chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Ngoài xuất khẩu khống, giao dịch bán hàng hóa, dịch vụ giả mạo còn được thực hiện chủ yếu thông qua các hợp đồng bán hàng khống; các hợp đồng cung cấp dịch vụ khống và xuất hóa đơn khống. Hành vi này được thực hiện ở cả doanh nghiệp “ma” và cả ở các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh bình thường.

-Tạo giao dịch mua hàng giả mạo

Đây là hành vi trốn thuế khá phổ biến hiện nay, thực tế doanh nghiệp không có khoản chi này nhưng đã tự tạo ra chứng từ để hợp pháp hóa khoản chi không có thực, vì thế có thể gọi đây là chi khống. Chi khống thể hiện qua những bảng kê thanh toán giả mạo với chữ ký giả, hợp đồng lao động giả mạo (có trường hợp tên người lao động không có thật; có trường hợp tên người lao động là có thật nhưng thực sự không làm việc cho doanh nghiệp đó) và thể hiện ở những hóa đơn đi mua của cơ sở kinh doanh khác. Bằng hành vi này, doanh nghiệp không chỉ trốn thuế thu nhập doanh nghiệp mà còn trốn cả thuế GTGT thông qua việc khấu trừ khống thuế GTGT đầu vào. Đối với những hóa đơn đi mua, để phát hiện, cơ quan thuế phải làm tốt công tác đối chiếu, xác minh.

Thủ đoạn tạo giao dịch mua hàng giả mạo không hoàn toàn trùng với thủ đoạn thành lập doanh nghiệp “ma”, do việc tạo giao dịch mua hàng giả mạo không chỉ thực hiện thông qua hành vi mua hóa đơn, song giữa chúng có mối liên hệ mật thiết. doanh nghiệp “ma” là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhưng thực tế không sản xuất kinh doanh, chỉ nhằm mục đích đủ điều kiện để được phát hành hoá đơn, từ đó bán hóa đơn cho các đối tượng khác hoặc trung gian lập hoá đơn mua bán khống, lập hồ sơ giả mạo để xin hoàn thuế. Mức độ thiệt hại do những hoá đơn trôi nổi

này gây ra là không thể kiểm soát được, bởi nó hoàn toàn phụ thuộc vào số chi phí đầu vào cần hợp thức hoá của doanh nghiệp mua bán hoá đơn.

Hiện nay, hình thức gian lận này càng được tổ chức tinh vi hơn và có hệ thống, tuy nhiên có một số đặc điểm mang tính định vị như: Các doanh nghiệp “ma” thường thành lập dưới dạng công ty TNHH hay doanh nghiệp tư nhân; chủ doanh nghiệp thường là người có hộ khẩu thường trú ở địa phương khác đến đăng ký thành lập doanh nghiệp, hạn chế về trình độ học vấn, không am hiểu pháp luật; văn phòng giao dịch thường đi thuê thời hạn ngắn, trụ sở chật hẹp, tài sản không tương xứng với mô hình tối thiểu của một doanh nghiệp bình thường; đăng ký kinh doanh nhiều ngành nghề, chủ yếu là thương mại, dịch vụ tổng hợp, những ngành nghề không cần phải đăng ký vốn pháp định và không bắt buộc có chứng chỉ hành nghề; doanh thu lớn nhưng chênh lệch giữa thuế GTGT đầu vào và thuế GTGT đầu ra ít nên kê khai thuế thấp, thậm chí có thuế GTGT phải nộp âm nhiều kỳ nhưng không làm thủ tục xin hoàn thuế…

- Ghi giá bán thấp hơn giá thực tế

Hành vi này được gọi là “down” giá. Đây là hành vi ghi giá bán trên hóa đơn và kê khai doanh thu tính thuế thấp hơn giá khách hàng thực tế thanh toán. Hành vi này thường gặp ở các doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng khách sạn, vận tải tư nhân, xăng dầu, kinh doanh vật liệu xây dựng, bán ô tô và xe máy, hàng trang trí nội thất... Các công ty xây dựng (nhà dân và đơn vị xây dựng vãng lai) khi thi công các công trình ở các địa phương khác hay xây nhà tư nhân thường khai báo không trung thực, không kê khai hoặc giấu bớt một phần công trình. Hành vi gian lận này làm giảm thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải nộp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến số thu ngân sách hàng năm.

-Hạch toán kế toán và kê khai thuế sai quy định

Mục tiêu chủ yếu của hành vi hạch toán kế toán sai quy định pháp luật là che giấu doanh thu tính thuế, hạch toán tăng chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp và tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Các kiểu hạch toán sai chế độ kế toán rất đa dạng. Khi bị kiểm tra phát hiện, cán bộ kế toán có thể lấy cớ là hạch toán nhầm để tránh bị phạt vì hành vi trốn thuế. Kế toán có thể hạch toán giảm trừ doanh thu thông qua các hình thức giảm giá, chiết khấu không đúng quy định. Kế toán có thể hạch toán sai tài khoản kế toán để che giấu doanh thu.

Các dạng hạch toán sai nhằm tăng chi phí được trừ tính thuế thu nhập doanh nghiệp và tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ chủ yếu là: hạch toán toàn bộ chi phí mua sắm tài sản cố định, xây dựng cơ bản vào chi phí quản lý doanh nghiệp; đưa khấu hao tài sản cố định phúc lợi vào chi phí khấu hao tài sản cố định; tài sản cố định hết thời gian khấu hao vẫn trích khấu hao; hạch toán vào chi phí được trừ các khoản chi từ thiện, các khoản chi thuộc nguồn kinh phí khác đài thọ, chi mang tính chất tiêu dùng cá nhân của chủ doanh nghiệp...

Hành vi gian lận này chỉ có thể bị phát hiện qua kiểm tra báo cáo quyết toán thuế hoặc qua thanh tra tại cơ sở kinh doanh. Muốn phát hiện được hành vi này, cán bộ thanh tra, kiểm tra phải vững vàng về nghiệp vụ kế toán và phải nhanh nhạy trong đánh giá báo tài chính của doanh nghiệp.

- Các hành vi gian lận thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Trong điều kiện các hoạt động thương mại quốc tế ngày càng gia tăng, kéo theo sự tăng trưởng không ngừng của kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu, đồng thời, các hành vi gian lận về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cũng gia tăng đáng kể về hình thức gian lận, số vụ gian lận và quy mô số thuế gian lận.

Theo thống kê của cơ quan Hải quan, gian lận thuế trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ngày càng gia tăng và có diễn biến phức tạp với các phương thức, thủ đoạn gian lận thuế ngày càng tinh vi, thay đổi theo hướng lợi dụng những bất cập trong quy trình thủ tục hải quan và sự thay đổi chính sách mặt hàng... Trong đó, phổ biến nhất là các hành vi buôn lậu, gian lận, trốn thuế về mặt hàng, số lượng, mã hàng, xuất xứ, trị giá tính thuế hay lợi dụng các chính sách ưu đãi, ân hạn thuế hoặc nợ thuế để trốn thuế. Cụ thể như sau:

- Buôn lậu

Đây là hành vi buôn bán trái phép qua biên giới những loại hàng hoá cấm, không khai báo, tránh sự quản lý của hải quan và trốn nghĩa vụ thuế. Thời gian qua, việc buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ hàng nhập lậu, hàng cấm có diễn biến phức tạp, với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, khó kiểm soát. Hàng nhập lậu chủ yếu là hàng tiêu dùng như quần áo, vải, giày dép, đồ chơi trẻ em, rượu, bia và các loại nước giải khát, hàng điện máy gia dụng, điện lạnh, thực phẩm… Sau khi nhập lậu vào Việt Nam, các mặt hàng này được xé nhỏ, vận chuyển bằng xe khách, xe tải và được hợp pháp hoá bằng hệ thống hoá đơn mua qua bán lại giữa các doanh nghiệp.

Bên cạnh hoạt động buôn lậu nêu trên, lợi dụng sự thông thoáng về thủ tục hải quan, nhiều chủ hàng đã thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu nhưng không khai báo đầy đủ các mặt hàng hoặc cố tình khai thiếu số lượng hàng xuất khẩu, nhập khẩu để không phải nộp thuế.

- Khai sai chủng loại hàng hoá

Với sự gia tăng của khối lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong khi nguồn lực của cơ quan hải quan có hạn và thực hiện yêu cầu đơn giản, nhanh chóng, thuận lợi trong thủ tục hải quan, cơ quan hải quan chỉ tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa khi có nghi vấn hoặc có mức độ rủi ro cao. Do đó, việc phân loại, khai báo và áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để tính thuế phụ thuộc rất lớn vào mức độ tuân thủ của người nộp thuế. Thực tế thời gian

qua, nhiều chủ hàng đã lợi dụng các vấn đề trên để thực hiện gian lận thuế nhập khẩu bằng việc khai báo sai tên hàng, sai mã số hàng hóa. Các hành vi thường gặp là:

Thứ nhất, Cố tình khai sai tên hàng hóa, chủng loại hàng hóa nhập khẩu nhằm mục đích giảm số thuế phải nộp. Chủ yếu là khai sai mã số hàng từ mã hàng có thuế suất cao sang mã hàng có thuế suất thấp. Nhiều trường hợp, người nộp thuế lợi dụng sự phức tạp của các hàng hóa là các hỗn hợp, các hóa chất khó phân biệt, xác định bằng cảm quan để khai theo hướng có lợi cho mình.

Thứ hai, Người nộp thuế gian lận thuế bằng cách nhập khẩu hàng hóa là sản phẩm hoàn chỉnh nhưng lại tháo bớt một số bộ phận để trở thành hàng hóa chưa hoàn thiện nhằm hưởng thuế suất thấp của hàng linh kiện.

- Khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu

Thuế suất thuế nhập khẩu của Việt Nam được phân biệt theo xuất xứ hàng hóa nhập khẩu. Lợi dụng việc áp dụng thuế suất ưu đãi hoặc thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với các hàng hóa có xuất xứ từ các nước, vùng lãnh thổ, khu vực thị trường đã có thỏa thuận về ưu đãi tối huệ quốc hay ưu đãi đặc biệt với Việt Nam, các chủ hàng hóa cố tình khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu và làm các giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) giả để được hưởng các mức thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt.

- Gian lận giá tính thuế

Gian lận thuế trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thông qua giá tính thuế là hành vi rất phổ biến hiện nay. Các hành vi gian lận thường được các chủ hàng thực hiện dưới các hình thức sau:

Thứ nhất, chủ hàng khai báo thấp trị giá đối với những mặt hàng chịu thuế suất cao, chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, những mặt hàng hay biến động về giá.

Thứ hai, chủ hàng dựa vào danh mục dữ liệu giá của cơ quan hải quan để khai báo thấp trị giá của các lô hàng nhập khẩu giống hệt, tương tự thấp hơn trị giá giao dịch thực tế, sau đó khai báo thấp dần trị giá khai báo đối với

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 07/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí