lập cơ chế người nộp thuế tự khai, tự nộp thuế vào Ngân sách nhà nước, hướng tới cơ chế quản lý thuế hiện đại. Nhận dạng rủi ro trong quản lý hoàn thuế được áp dụng ở các cấp ngành thuế như sau:
- Ở cấp độ Tổng cục Thuế: đã ban hành quy trình áp dụng quản lý rủi ro giúp phân loại giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT và lựa chọn doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế. Đồng thời, Tổng cục Thuế đã đưa ứng dụng phần mềm phân tích rủi ro (TPR) vào công tác lập kế hoạch thanh kiểm tra đánh giá rủi ro các doanh nghiệp do các Cục, Chi cục thuế quản lý.
- Trong phạm vi địa bàn tỉnh Bình Dương, một số văn bản hướng dẫn đã được ban hành có nội dung về quy trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT, hệ thống hoá các rủi ro nguy cơ gian lận ảnh hưởng đến mục tiêu quản lý hoàn thuế GTGT. Những điều này phần nào giúp cán bộ thuế có thể nhận dạng được rủi ro khi tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế.
2.3.3.4. Nhân tố Đánh giá rủi ro.
Xây dựng kế hoạch và triển khai công tác đánh giá rủi ro. Nhằm hướng đến mục tiêu công khai, minh bạch trong hoạt động hoàn thuế, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động hoàn thuế trên địa bàn, CCT KV TU đã triển khai áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm tra thuế theo công văn số 6366/CT-TCCB ngày 02/7/2018 của Tổng cục Thuế. Theo đó, định kỳ hàng năm, trên cơ sở sử dụng ứng dụng Phân tích thông tin rủi ro của NNT, CCT KV TU thực hiện xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế thống nhất trong toàn Chi cục. Việc lập, điều chỉnh kế hoạch kiểm tra thuế hàng năm, kế hoạch kiểm tra theo chuyên để đảm bảo thực hiện theo các quy định, hướng dẫn của CCT KV TU về công tác lập kế hoạch hoàn trước kiểm sau và kiểm trước hoàn sau. Các Đội Thuế nhận diện doanh nghiệp thuộc diện rủi ro cao về thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính và nhận diện doanh nghiệp tuân thủ thấp luật thuế tại điểm c khoản 3 Điều 16 Thông tư số 204/2015/TT-BTC ngày 21/12/2015 của Bộ Tài chính.
Thực hiện công khai, minh bạch, phòng chống tham nhũng trong hoạt động hoàn thuế. Công tác hoàn thuế phải căn cứ vào hướng dẫn của Cục Thuế tỉnh Bình Dương và yêu cầu nhiệm vụ, công tác của CCT KV TU; xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, phạm vi, đối tượng, thời gian thực hiện và đảm bảo tính khả thi. Khi tiến hành hoàn thuế phải đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục; công khai, minh bạch, dân chủ theo quy định của pháp luật và các quy định, quy trình, quy chế ngành. Bên cạnh đó, đơn vị cũng thực hiện nghiêm túc việc giám sát, kiểm tra hoạt động của đoàn kiểm tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng.
2.3.3.5. Nhân tố Phản ứng rủi ro.
Nhằm để khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để người nộp thuế tuân thủ tốt các quy định của pháp luật, đồng thời phòng chống, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật thuế trong quản lý hoàn thuế. Chi cục Thuế thực hiện cập nhật thông tin đầy đủ vào hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ thuế và hệ thống cơ sở dữ liệu về người nộp thuế theo nguyên tắc điện tử hóa, số hóa các chứng từ, thông tin liên quan. Các hoạt động tác nghiệp được thực hiện trên hệ thống, đảm bảo cập nhật trạng thái quản lý thường xuyên, liên tục. Đồng thời là cơ sở đánh giá rủi ro để áp dụng lựa chọn trường hợp kiểm tra, thanh tra thuế, phân loại hồ sơ hoàn thuế, biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Cơ quan thuế thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm soát trên cơ sở đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro cao, áp dụng các biện pháp phù hợp đối với những trường hợp được đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro thấp.
Cơ quan thuế lựa chọn người nộp thuế kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước kiểm tra sau căn cứ theo xếp hạng mức độ rủi ro của người nộp thuế đồng thời phải đảm bảo quy định pháp luật hiện hành: Đối với doanh nghiệp kê khai lỗ hai năm liên tục liền kề trước năm có quyết định hoàn thuế trở về trước; Doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề tổng hợp không tách riêng được số thuế được hoàn từ hoạt động kinh doanh bất động sản, thương mại, dịch vụ; Doanh nghiệp có sự thay đổi bất thường giữa doanh thu tính thuế và số thuế được hoàn trong giai đoạn mười hai tháng, kể từ ngày có quyết định hoàn thuế trở về trước cơ quan thuế tiến hành kiểm tra, thanh tra sau hoàn trong thời hạn một năm kể từ ngày có quyết định hoàn thuế theo sắp xếp thứ tự thực hiện theo xếp hạng mức độ rủi ro từ cao xuống thấp. Đối với người nộp thuế thuộc trường hợp còn lại Cơ quan thuế tiến hành kiểm tra, thanh tra sau hoàn trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày có quyết định hoàn thuế đối với 100% doanh nghiệp có mức độ rủi ro cao; Kiểm tra, thanh tra 50% đối với doanh nghiệp rủi ro trong thời hạn 90 ngày; Kiểm tra, thanh tra 50% rủi ro còn lại trong phạm vi 180 ngày.
2.3.3.6. Nhân tố Hoạt động kiểm soát.
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Lý Thuyết Về Kiểm Soát Rủi Ro Và Hoàn Thuế Giá Trị Gia
- Mục Tiêu, Ý Nghĩa Kiểm Soát Rủi Ro Trong Đơn Vị Công
- Kiểm Soát Rủi Ro Trong Quản Lý Hoàn Thuế Giá Trị Gia Tăng
- Bài Học Trong Xây Dựng Và Áp Dụng Bộ Tiêu Chí Quản Lý Rủi Ro Trong Quản Lý Hoàn Thuế Gtgt
- Quy Trình Hoàn Thuế Trước Kiểm Tra Sau Và Kiểm Tra Trước Hoàn Thuế Sau Tại Chi Cục Thuế Khu Vực Tân Uyên.(Phụ Lục 5).
- Kết Quả Nghiên Cứu Định Lượng Về Công Tác Kiểm Soát Rủi Ro Trong Quản Lý Hoàn Thuế Gtgt Chi Cục Thuế Khu Vực Tân Uyên
Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.
Hoạt động kiểm soát là các hoạt động được thực hiện dựa trên những chính sách và những thủ tục giúp chỉ đạo của lãnh đạo được thực hiện nghiêm túc; việc này giảm thiểu rủi ro sai sót và gian lận, đảm bảo đạt được mục tiêu quản lý hoàn thuế GTGT. Một số thủ tục kiểm soát cơ bản:
- Thủ tục phân quyền và xét duyệt được thực hiện và tuân thủ theo quy định, việc thực hiện các nghiệp vụ chỉ được thực hiện bởi người được ủy quyền theo trách nhiệm và phạm vi của họ. Các thủ tục ủy quyền phải được tài liệu hóa và công bố rõ ràng.
- Công tác phân chia trách nhiệm: Hệ thống kiểm soát đòi hỏi không có người nào được giao quá nhiều trách nhiệm và quyền hạn nhằm ngăn chặn sai phạm và gian lận, do đó cần phân công chức năng nhiệm vụ cụ thể cho từng người, tuân thủ nguyên tắc bất kiêm nhiệm. Thực hiện thường xuyên luân chuyển, điều động đảm bảo một người không xử lý một nghiệp vụ trong thời gian dài tránh hành vi lạm quyền và lợi dụng chức vụ để vụ lợi. Để có cơ sở đánh giá kết quả và trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ hoàn thuế. Ban lãnh đạo CCT KV TU yêu cầu lãnh đạo đội TTNVKK thực hiện phân công nhiệm vụ thẩm định hồ sơ hoàn thuế được tiến hành độc lập với bộ phận giải quyết hoàn thuế.
- Xây dựng kế hoạch luân chuyển công chức định kỳ, chuyển đổi vị trí công tác của công chức thuế: CCT KV TU đã thực hiện luân chuyển công việc và chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức và người lao động thuộc CCT theo Quy chế tổ chức thực hiện chuyển đổi vị trí công tác định kỳ hàng năm đối với công chức tại CCT đảm bảo khách quan, khoa học, hợp lý, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ; đồng thời không làm xáo trộn sự ổn định trong cơ quan đơn vị theo đúng quy định cấp trên.
- Công tác pháp chế: Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán là đầu mối trong chỉ đạo hướng dẫn nghiệp vụ về quản lý hoàn thuế, chính sách pháp luật về thuế, thực hiện chức năng thẩm định pháp chế và tổng hợp vướng mắc chính sách.
- Công tác báo cáo về hoàn thuế GTGT được thực hiện thường xuyên và định kỳ giúp Uỷ ban nhân dân huyện, Cục thuế tỉnh Bình Dương nắm bắt và có chỉ đạo kịp thời trong quản lý hoàn thuế và dự toán hoàn thuế cho quý liền kề, năm tiếp theo.
2.3.3.7. Nhân tố Thông tin và truyền thông
Để thực hiện mục tiêu về KSRR trong hoàn thuế, thông tin và truyền thông là một điều kiện không thể thiếu nhằm cung cấp cơ sở cho những nhận định, phân tích tình hình hoạt động, đánh giá rủi ro giúp cho lãnh đạo cũng như cán bộ nắm bắt công việc một cách kịp thời, chính xác và đưa ra những quyết định phù hợp. Cụ thể:
- Tổ chức hội thảo triển khai chính sách và quy định mới về hoàn thuế đến doanh nghiệp thuế kịp thời. Thông qua công tác này đơn vị sẽ truyền đạt những thay đổi về chính sách trong các thời kỳ, cách thức thực hiện theo đúng quy định nhà nước, tránh được các rủi ro về thủ tục khi các doanh nghiệp thực hiện hoàn thuế.
- Những thông tin tại cơ quan thường xuyên được phổ biến qua hệ thống thư điện tử được đông đảo cán bộ quan tâm và theo dõi nắm bắt.
- Những thông tin về công việc của cán bộ được cập nhật thường xuyên trên Ứng dụng quản lý thuế của Ngành thuế giúp cho lãnh đạo điều hành tốt cán bộ dưới cấp của mình.
- Hệ thống thông tin dùng để phân tích dữ liệu NNT là toàn bộ những thông tin về doanh nghiệp như hồ sơ pháp lý, tờ khai, phụ lục liên quan,... được cập nhật vào dữ liệu ngành thuế; báo cáo tài chính được cập nhật vào hệ thống Báo cáo tài chính doanh nghiệp gồm Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo luân chuyển tiền tệ, kết quả thanh tra kiểm tra được cập nhật vào ứng dụng thanh tra kiểm tra (TTR), ứng dụng phân tích rủi ro doanh nghiệp (TPR), ứng dụng khai thác dữ liệu tập trung (TPH), hệ thống ứng dụng quản lý thuế tập trung (TMS),...
- Về thông tin bên ngoài của người nộp thuế như thông tin doanh nghiệp, lịch sử làm việc với các cơ quan hữu quan cũng được thu thập qua công tác phối hợp với các sở ban ngành, từ đó thông tin được phân tích, đánh giá nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động hoàn thuế. Đồng thời tại CCT KV TU triển khai và thực hiện nghiêm ngặt Quy định về việc đảm bảo an toàn thông tin trên môi trường máy tính và mạng máy tính.
- Truyền thông được thực hiện hiệu quả từ bên trong và bên ngoài cơ quan, từ cấp trên xuống cấp dưới, từ cấp dưới phản hồi lên cấp trên, trao đổi giữa các bộ phận trong đơn vị đảm bảo công việc được thực hiện trôi chảy và hoàn thành.
2.3.3.8. Nhân tố Giám sát.
Hoạt động giám sát đóng vai trò quan trọng cho việc tuân thủ của cán bộ nhân viên trong cơ quan đối với công tác quản lý thuế.
- Ở góc độ quản lý vĩ mô, Bộ Tài chính đã có ban hành văn bản liên quan đến nội dung này, trong đó có quy định về trách nhiệm giám sát hoàn thuế của Tổng cục Thuế.
- Hàng năm, CCT KV TU đều được đơn vị cấp trên kiểm tra quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước. Các nội dung được kiểm toán trong năm 2018: đánh giá việc lập, phân bổ và giao dự toán; việc quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công; việc tuân thủ pháp luật, chính sách, chế độ quản lý tài chính, kế toán; đánh giá việc tuân thủ các quy định của Luật quản lý thuế, Luật thuế GTGT đối với hoàn thuế GTGT; việc tuân thủ quy trình hoàn thuế của cơ quan thuế và người nộp thuế.
- Ở cấp độ CCT, hoạt động này được lãnh đạo CCT quan tâm và được đánh giá là cần thiết để kiểm soát và điều hành công việc trong tổ chức nói chung, giúp nhận thấy được sự tuân thủ các quy định của cán bộ cấp dưới của mình nhằm chấn chỉnh và điều phối công việc hiệu quả hơn. Cụ thể, phòng Kiểm tra nội bộ được giao nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về thuế và các văn bản pháp luật có liên quan, kiểm tra tính liêm chính của các đơn vị, cán bộ trong việc thực hiện công tác quản lý thuế.
Tóm lại KSRR trong quản lý hoàn thuế GTGT tại CCT KV TU đã được thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên thời gian qua, công tác giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT vẫn còn tồn tại những bất cập, chính sách thuế thường xuyên thay đổi, diễn biến các vụ việc gian lận ngày càng phức tạp mức độ ngày càng nghiêm trọng, nên cần phải nâng cao hiệu quả KSRR trong quản lý hoàn thuế GTGT.
2.4. Các trường hợp gian lận và bài học kinh nghiệm về quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng
2.4.1. Các trường hợp gian lận hoàn thuế điển hình tại Việt Nam
2.4.1.1. Các trường hợp gian lận về hoàn thuế
Trong quá trình áp dụng Luật thuế giá trị gia tăng đã phát sinh một số vấn đề cần được khắc phục, mà tập trung chủ yếu là vấn đề hoàn thuế GTGT, thời gian qua còn phát sinh nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng chính sách hỗ trợ của nhà nước trong công tác hoàn thuế GTGT thực hiện lập hồ sơ hoàn thuế GTGT không đúng quy định, gây khó khăn cho công tác quản lý và thất thoát NSNN.
Qua công tác thanh tra, kiểm tra hoàn thuế GTGT, Cơ quan Thuế và Cơ quan Công an đã kịp thời phối hợp điều tra, phát hiện nhiều vụ việc vi phạm pháp luật nhằm mục đích trốn thuế, chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT về hành vi mua bán hóa đơn và lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Hành vi mua bán trái phép hóa đơn GTGT với số lượng lớn, có liên quan tới hàng hóa mua vào của các doanh nghiệp hoàn thuế; Ngoài ra, một số công ty có dấu hiệu vi phạm về hoàn thuế đang được Cơ quan Thuế và Cơ quan Công an phối hợp điều tra làm rõ sai phạm.
Qua các vụ việc vi phạm hoàn thuế nêu trên, Tổng cục Thuế tổng hợp một số hành vi vi phạm chiếm đoạt tiền hoàn thuế điển hình như: Các doanh nghiệp chỉ có hoạt động xuất khẩu hàng hóa tiêu dùng như linh kiện điện tử, máy tính, cafe, bún, phở, quần áo, bánh kẹo… mà hầu như không kinh doanh hàng hóa bán ra nội địa, có đề nghị hoàn thuế do có hàng xuất khẩu; Các doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu các mặt hàng là hàng nông, lâm, thủy sản sử dụng hóa đơn bán hàng của các doanh nghiệp có trụ sở tại các địa phương không có nguồn nguyên liệu; Các công ty lập các chứng từ, hồ sơ hoàn thuế khống, không có kho hàng bến bãi, không có phương tiện vận chuyển, không có hàng hóa mua vào, mua hóa
đơn của các doanh nghiệp bỏ trốn. các doanh nghiệp không có địa chỉ kinh doanh, nguồn gốc hàng hóa không rõ ràng; Các cá nhân là người thân trong cùng một gia đình lập ra nhiều công ty ma để thực hiện các giao dịch lòng vòng nhằm chiếm đoạt tiền thuế, tiền hoàn thuế của nhà nước...
Đặc biệt phát sinh một số doanh nghiệp kinh doanh hàng lâm sản (gọi là F0) có hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT nhưng có một số dấu hiệu rủi ro như: Có sản lượng gỗ nguyên liệu mua vào nhiều, nhưng mua của các doanh nghiệp trên địa bàn tại những vùng nguyên liệu gỗ rất ít; Có vốn chủ sở hữu thấp, trong đó có doanh nghiệp mới thành lập nhưng có số lượng gỗ ván bóc bán cho các doanh nghiệp hoàn thuế GTGT rất lớn, có tính chất đột biến; Các Công ty bán hàng cho doanh nghiệp hoàn thuế (gọi là F1) có mối quan hệ liên kết với doanh nghiệp hoàn thuế (F0) như: kế toán trưởng, kế toán viên và chủ doanh nghiệp có quan hệ vợ chồng, anh chị em trong cùng gia đình; Doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đăng kí kinh doanh với cơ quan thuế hoặc được thành lập tại các địa bàn vùng sâu, xa; Các doanh nghiệp bán hàng hóa cho các doanh nghiệp F1 (gọi là F2) phần lớn là bỏ địa chỉ kinh doanh; Qua xác minh với ngân hàng có dấu hiệu các giao dịch chuyển tiền lòng vòng nhưng cũng được một đối tượng thực hiện rút trong ngày...; Các Công ty cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho doanh nghiệp hoàn thuế GTGT thường có doanh số rất lớn nhưng số thuế nộp thuế rất thấp hoặc còn thuế được khấu trừ…
Ngoài ra, còn phát sinh trường hợp một số doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng linh kiện điện tử, máy tính giống hệt hoặc tương tự nhau nhưng khi nhập khẩu thì một số doanh nghiệp khai báo giá trị rất thấp, khi xuất khẩu thì một số doanh nghiệp khác lại khai báo giá trị rất cao, chênh lệch khoảng hơn 50 lần; Hay các lô hàng xuất khẩu của doanh nghiệp có giá trị rất cao, mỗi lô hàng xuất khẩu có trọng lượng chỉ vài kilogam đến vài chục kilogam nhưng trị giá khai báo lên đến vài tỷ đồng hay vài chục tỷ đồng. Việc này tiềm ẩn nguy cơ rủi ro về việc mua bán hóa đơn trong nội địa để nâng khống giá trị hàng hóa xuất khẩu nhằm chuyển tiền bất hợp pháp, chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT.
2.4.1.2. Các trường hợp sai phạm về hóa đơn qua công tác thanh tra, kiểm tra hoàn thuế GTGT.
Bên cạnh những kết quả đạt được, thời gian qua còn phát sinh nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đã lợi dụng chính sách thông thoáng của Nhà nước về điều kiện thành lập doanh nghiệp; Cơ chế tự khai, tự nộp thuế; cơ chế tự in, phát hành, quản lý sử dụng hóa đơn để thành lập doanh nghiệp hoặc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp với mục đích in, phát hành, sử dụng bất hợp pháp, mua bán hóa đơn để trốn thuế, hoàn thuế, kiếm lời bất chính, gây thất thu ngân sách
nhà nước có chiều hướng gia tăng. Các trường hợp vi phạm về hóa đơn điển hình như sau:
a. Các trường hợp rủi ro về in, phát hành, mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp:
- Cơ sở kinh doanh mới thành lập (hoạt động dưới 12 tháng) có một trong các dấu hiệu: Không góp vốn điều lệ theo quy định; Đăng ký kinh doanh nhiều ngành nghề; Chủ doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại địa phương khác nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; Doanh thu tăng đột biến (kỳ kê khai trước doanh thu rất thấp, xấp xỉ bằng 0 nhưng kỳ sau đột biến về doanh thu); Giá trị hàng hóa bán ra, thuế GTGT đầu ra bằng hoặc chênh lệch rất nhỏ so với giá trị hàng hóa mua vào, thuế GTGT đầu vào.
- Về ngành nghề: Cơ sở kinh doanh các ngành nghề kinh doanh siêu thị (bán lẻ hàng hóa tiêu dùng, hàng điện máy); Kinh doanh ăn uống, nhà hàng, khách sạn; kinh doanh vận tải; Kinh doanh vật liệu xây dựng; Kinh doanh xăng dầu, kinh doanh trong lĩnh vực khai thác đất, đá, cát, sỏi, kinh doanh khoáng sản (than, cao lanh, quặng sắt...); Kinh doanh nông lâm sản (dăm gỗ, gỗ ván, gỗ thanh....).
- Các doanh nghiệp có doanh thu lớn nhưng kho hàng không tương xứng (hoặc không có kho hàng, không phát sinh chi phí thuê kho), không có tài sản cố định, hoặc lực lượng lao động không tương xứng (dưới 10 lao động).
- Doanh nghiệp thành lập và hoạt động trên địa bàn tỉnh này nhưng có hóa đơn đầu vào thuê nhân công của doanh nghiệp tỉnh khác.
- Các doanh nghiệp xin ngừng nghỉ, bỏ khỏi địa chỉ đã đăng ký kinh doanh, tạm ngừng kinh doanh, có công văn giải thể sau đó xin hoạt động trở lại, thay đổi người đại diện trước pháp luật, thay đổi trụ sở đăng ký kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý.
- Doanh nghiệp thay đổi người đại diện trước pháp luật từ 2 lần trở lên trong vòng 12 tháng hoặc thay đổi người đại diện trước pháp luật đồng thời chuyển địa điểm kinh doanh.
- Các doanh nghiệp mua bán, sáp nhập với giá trị dưới 100 triệu đồng.
- Doanh thu kê khai hàng năm phát sinh từ trên 10 tỷ đồng nhưng số thuế phát sinh phải nộp thấp dưới 100 triệu đồng (1%).
- Các doanh nghiệp nhỏ hoặc doanh nghiệp vừa có doanh thu kỳ sau đột biến tăng (từ 3 lần trở lên so doanh thu bình quân của các kỳ trước, nhưng số thuế giá trị gia tăng (GTGT) phát sinh phải nộp thấp (thuế GTGT phải nộp < 1% doanh số phát sinh trong kỳ).
- Các doanh nghiệp có số lượng hoá đơn sử dụng trong kỳ tăng đột biến so với số lượng hóa đơn sử dụng bình quân các kỳ trước (tăng 2 đến 3 lần).
- Các doanh nghiệp có thời gian hoạt động dưới 12 tháng nhưng sử dụng hóa đơn với số lượng lớn (từ 500 đến 2,000 số hóa đơn). Số lượng hóa đơn xóa bỏ lớn, bình quân chiếm khoảng 20% số hóa đơn sử dụng.
- Các doanh nhiệp không có thông báo phát hành hóa đơn, hoặc có thông báo phát hành nhưng không có báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (hoặc chậm báo cáo).
- Các doanh nghiệp không nộp báo cáo tài chính, hoặc có nộp báo cáo tài chính nhưng thu nhập chịu thuế trong kỳ thấp (dưới 100 triệu đồng).
- Doanh nghiệp có giao dịch đáng ngờ qua ngân hàng.
b. Các dấu hiệu về hành vi và cách thức của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp mua bán, sử dụng hóa đơn:
- Doanh nghiệp “ma” được thành lập, không có hoạt động sản xuất kinh doanh mà chỉ để mua bán hoá đơn kiếm lời bất hợp pháp.
- Một số cá nhân, nhóm cá nhân thực hiện mua, bán, sáp nhập doanh nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ), qua đó thâu tóm và thực hiện hành vi mua bán hoá đơn tại các doanh nghiệp này. Hoặc một số cá nhân mua lại các công ty làm ăn thua lỗ bằng hình thức mua cổ phần, không thay đổi tên công ty rồi bán hóa đơn thu lợi bất chính). Hoặc thành lập một chuỗi doanh nghiệp (trong chuỗi đó có một số doanh nghiệp liên kết với nhau) để thực hiện xuất hóa đơn cho nhau và hành vi mua bán hóa đơn được thực hiện tại một doanh nghiệp chuyên mua bán hóa đơn hoặc tại một doanh nghiệp trong chuỗi đó.
- Doanh nghiệp xuất hoá đơn rồi ngừng nghỉ, bỏ khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh không khai báo với cơ quan thuế; Cá nhân lợi dụng việc cấp giấy phép đăng ký kinh doanh thủ tục đơn giản, lý lịch nhân thân của chủ doanh nghiệp không được xác định đầy đủ, không nhằm mục đích kinh doanh mà chỉ bán hoá đơn kiếm lời rồi bỏ khỏi địa chỉ kinh doanh.
- Doanh nghiệp mua hoá đơn hoặc sử dụng hoá đơn bất hợp pháp để làm chứng từ hợp pháp hóa đầu vào, kê khai khấu trừ, hoàn thuế GTGT.
- Sử dụng hóa đơn quay qua vòng qua các trạm kiểm soát của cơ quan chức năng để hợp thức hàng nhập lậu trái phép qua các tỉnh có biên giới; Ghi giá trị hàng hóa trên hóa đơn thấp hơn rất nhiều so với giá trị thực tế, nhất là hóa nhập lậu, hàng thu gom của cư dân biên giới: Ví dụ như: loa đài, đồ điện tử, bếp ga, quần áo, giày dép, đồ chơi, linh kiện nhập để lắp rắp xe đạp, xe máy điện...nhập khẩu tại các tỉnh biên giới.