Phát Triển Nền Khoa Học Và Công Nghệ, Đổi Mới Quản Lý Đối Với Khoa Học Và Công Nghệ Của Quốc Gia, Tạo Động Lực Phát Triển Kinh Tế Tri Thức


sản phẩm vi mạch vốn đã gặt hái được nhiều thành công ở các cường quốc về ICT như Mỹ, Nhật thì việc định hướng và lựa chọn công nghệ nào để phát triển là yếu tố sống còn quyết định hàng Việt Nam có thắng được hay không. Trong số các công nghệ nhiều chuyên gia cho rằng, RFID (nhận dạng dựa trên vô tuyến) hiện nay đang là bài toán không cưỡng được của xu hướng thế giới. RFID ứng dụng rộng rãi trong nhận diện hàng hóa (thay mã vạch), trong lưu thông hàng hóa, truy nguyên nguồn gốc sản phẩm, chống hàng giả,… Đặc biệt hiện nay, một số nước như Mỹ, Malaysia đang hướng đến việc làm hộ chiếu, chứng minh nhân dân có gắn RFID, một số hang điện thoại như Nokia, Siemmens cũng sắp công bố điện thoại có gắn RFID. Chúng ta nên lựa chọn những sản phẩm gần gũi, nhỏ, vừa sức như chip cho đồ gia dụng (máy giặt, vi sóng...) hay gắn chip truy tìm sản phẩm cho hàng nông sản Việt Nam để xuất khẩu... Đây là những sản phẩm đang bị chúng ta bỏ ngỏ cho doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh chiến lược đúng đắn, chính sách cụ thể và nguồn vốn nhất định, phấn đấu đến năm 2020 ngành công nghiệp vi mạch của Việt Nam sẽ có một vị trí khá trên bản đồ vi mạch thế giới.

3.4.4 Phát triển nền khoa học và công nghệ, đổi mới quản lý đối với khoa học và công nghệ của quốc gia, tạo động lực phát triển kinh tế tri thức

Biến tri thức thành giá trị, tạo ra những tri thức mới, nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng trưởng kinh tế dựa vào tri thức, tạo việc làm mới, đó là những yếu tố quan trọng nhất mà nền kinh tế tri thức hướng tới. Do vậy, trình độ và năng lực khoa học và công nghệ của quốc gia là một trong những yếu tố quyết định và là chính sách ưu tiên của mối quốc gia khi hướng tới nền kinh tế tri thức. Ưu tiên số một trong nền kinh tế tri thức đó là nâng cao năng lực khoa học công nghệ quốc gia, nhằm có đủ khả năng tếp nhận kho tri thức toàn cầu, nắm bắt, làm chủ các công nghệ, tri thức và vận dụng hợp lý, sáng tạo vào mỗi hoàn cảnh cụ thể của đất nước, đồng thời tạo ra những tri thức mới riêng biệt cần thiết cho sự phát triển đất nước. Kinh nghiệm của các quốc gia đi trước cho thấy rằng, một quốc gia có năng lực khoa học mạnh, có đội ngũ cán bộ khoa học giỏi, có nhiều sáng chế phát minh, chưa hẳn đã là quôc gia mạnh, có trình độ công nghệ cao, có nền kinh tế phát triển nhanh. Vấn đề là phải có hệ thống kinh tế năng động, có cơ chế chính sách cạnh tranh phù hợp dựa trên hiệu quả, sử dụng tri thức công nghệ đó vào các lĩnh vực của sản xuất và đời sống. Điều đó cho thấy rằng cần phải có những chính sách cho đất nước, những giải pháp đổi mới phát dựa trên tri thức. Để nền khoa học và công nghệ đóng góp vai trò quan trọng, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển theo hướng tri thức, trong thời gian tới cần thực hiện những nhóm giải pháp sau đây:

3.4.4.1 Giải pháp về quản lý khoa học và công nghệ


Một là, Nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ. Cơ chế tuyển chọn thông qua đấu thầu trong thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh khách quan, dân chủ, công khai cần được áp dụng rộng rãi. Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập.

Hai là, Sớm ban hành các cơ chế chính sách tạo điều kiện khuyến khích các tổ chức nghiên cứu và phát triển (R&D) chuyển đổi thành doanh nghiệp KH&CN sớm được ban hành. Các tổ chức R&D của Nhà nước được phép thành lập doanh nghiệp (hoạt động theo Luật doanh nghiệp) để ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tế cuộc sống.

Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kết hợp với các cơ sở nghiên cứu, các trường đại học trong việc nghiên cứu chuyển giao công nghệ và đào tạo, đồng thời khuyến khích và hỗ trợ về cơ chế chính sách để các doanh nghiệp đổi mới và chuyển giao công nghệ, nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống.

Ba là, Ban hành mới các cơ chế chính sách hoàn thiện hệ thống pháp luật cần thiết cho thị trường công nghệ vận hành. Làm rõ cơ sở pháp luật cho hoạt động của các doanh nghiệp khoa học và công nghệ hoạt động công ích (phi lợi nhuận); cơ chế phân bổ lợi ích và quyền sở hữu đối với sản phẩm công nghệ được hình thành... Cần nghiên cứu để hình thành hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước thống nhất về quyền sở hữu trí tuệ trên phạm vi cả nước. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, khuyến khích chuyển giao công nghệ, hợp đồng khoa học, công nghệ và tạo lập thị trường lao động khoa học, công nghệ. Ban hành các chính sách hỗ trợ, khuyến khích mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào mọi hoạt động kinh tế, xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

3.4.4.2 Giải pháp về tài chính cho khoa học và công nghệ

Một là, rà soát bổ sung một cách đồng bộ các cơ chế chính sách về những điều khoản ưu đãi về thuế trong các điều khoản của Nghị định số 119/1999/NĐ- CP; các khoản ưu đãi tài chính trong các Điều ở Nghị định 81/NĐ-CP; Luật thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng bổ sung thêm các điều khoản khuyến khích cao hơn cho phát triển khoa học và công nghệ.

Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 24

Hai là, sửa đổi những quy định liên quan đến việc chuyển giao công nghệ theo hướng đơn giản hoá các thủ tục hành chính, giảm thuế (đặc biệt là thuế thu nhập đối với các chuyên gia có trình độ cao của Việt Nam và của nước ngoài), giảm chi phí giao dịch đối với các hoạt động chuyển giao công nghệ.


Ba là, ban hành các cơ chế chính sách cho phép các doanh nghiệp được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần lợi nhuận thu được từ các dự án ứng dụng đổi mới công nghệ vào sản xuất và thực hiện các hợp đồng KH&CN với các tổ chức khác để chuyển giao công nghệ đã được đổi mới (với thời hạn 3-5 năm); cho phép các viện nghiên cứu và triển khai được miễn thuế VAT, thuế thu nhập đối với các hợp đồng mua bán sản phẩm công nghệ và chuyển giao công nghệ do chính mình tạo ra, được dùng quyền sử dụng đất để góp vốn trong các liên doanh/công ty công nghệ và chuyển giao công nghệ, được thế chấp vay ngân hàng để thực hiện những dự án đổi mới công nghệ

Bốn là, xây dựng các hướng dẫn về phương pháp đánh giá và định giá công nghệ để đảm bảo nguyên tắc, vừa tôn trọng tính tự nguyện của các bên mua bán, vừa đảm bảo lợi ích thoả đáng của mỗi bên và hạn chế khả năng gian lận thuế và các gian lận tài chính khác.

Năm là, tăng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học và công nghệ. Khuyến khích và tăng cường khai thác các nguồn vốn khác nhằm đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư phát triển khoa học và công nghệ như vốn hợp tác giữa nhà nước và tư nhân (PPP), vốn đầu tư mạo hiểm…Trong đó, vốn đầu tư nhà nước giữ vai trò nền tảng, vốn PPP đóng vai trò chủ lực và vốn đầu tư mạo hiểm tạo bước đột phá cho phát triển công nghệ.

Sáu là, xây dựng quỹ tín dụng và hỗ trợ đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và các tổ chức tài chính, tín dụng với mục tiêu tài trợ cho việc đưa ra những sản phẩm, dịch vụ mới trên cơ sở ứng dụng những thành tựu của khoa học và công nghệ.

Bẩy là, bổ sung, hiệu chỉnh các cơ chế chính sách để sớm đưa Quỹ KH&CN đi vào hoạt động. Dành một phần kinh phí hàng năm của Quĩ hỗ trợ KH&CN để tài trợ cho các dự án nghiên cứu đổi mới công nghệ, biến các kết quả đó thành sản phẩm công nghệ. Đối tượng được áp dụng là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phân kinh tế, các tổ chức R&D, các cá nhân.

Tám là, xây dựng đề án và ban hành mới các cơ chế hoạt động của các Quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam để mở thêm kênh cấp vốn thực hiện các dự án nghiên cứu đổi mới công nghệ và tiến hành đầu tư thực hiện các kết quả nghiên cứu; cho phép các doanh nghiệp được sử dụng quĩ phát triển của mình, các tổ chức nghiên cứu được sử dụng vốn tự có để góp vốn vào Quỹ đầu tư mạo hiểm, được hưởng lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn vào quỹ này.

Chín là, ban hành mới các cơ chế chính sách khuyến khích khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài liên kết với các tổ chức KH&CN trong nước đầu tư đổi mới


công nghệ và ứng dụng sản phẩm công nghệ trong nước sản xuất; tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được góp vốn cổ phần vào các công ty đầu tư mạo hiểm, các doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

3.4.4.3 Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho Việt Nam đi đến nền kinh tế tri thức bằng con đường ngắn nhất hay “đi tắt đón đầu” thì chúng ta trước mắt phải nhanh chóng đào tạo cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực “ứng dụng và triển khai công nghệ thành thạo” chứ không thể đi bằng con đường nghiên cứu cơ bản, tuy nhiên về lâu dài, lĩnh vực nghiên cứu cơ bản phải được coi trọng để tạo tiền đề đột phá cho phát triển công nghệ. Trên cơ sở đó, nhóm giải pháp phát triển nhân lực khoa học công nghệ như sau :

Một là, Phát triển nguồn nhân lực cho khoa học và công nghệ trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, từ việc đào tạo thợ lành nghề đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý có trình độ cao; phát huy triệt để khả năng sáng tạo của các nhà khoa học đầu ngành, của các giáo sư, tiến sỹ, chủ nhiệm các chương trình nghiên cứu trong việc đào tạo, hướng dẫn các cán bộ nghiên cứu khoa học và công nghệ. Nghiên cứu ban hành các chính sách đãi ngộ đặc biệt, các chính sách ưu tiên, ưu đãi; bảo đảm cuộc sống vật chất và tinh thần đầy đủ và tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà khoa học.

Hai là, tiếp tục cải cách hệ thống giáo dục và đào tạo; chú trọng phát triển đào tạo đỉnh cao, tôn vinh nhân tài của đất nước. Gắn đào tạo với công việc thực tiễn trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội mà các Viện nghiên cứu, các trường Đại học hoặc các cơ sở đang tiến hành. Nâng cao kiến thức khoa học cơ bản trong các ngành học, bậc học làm cơ sở vững chắc cho việc phát triển khoa học kỹ thuật. Coi khoa học cơ bản là nền tảng của trí tuệ trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Ba là, nghiên cứu và mở rộng hình thức đào tạo kỹ sư thực hành; đặc biệt là ở các ngành công nghệ cao như công nghệ tin học, điện tử, tự động hoá, vật liệu mới, công nghệ sinh học…Thực hiện giáo dục toàn diện về thể lực, trí tuệ, nhân cách, tác phong làm việc, tạo ra bước đột phá về năng suất lao động xã hội và trong các ngành kinh tế quốc dân.

Bốn là, đẩy mạnh hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ; kể cả trong lĩnh vực đào tạo cán bộ khoa học và công nghệ. Cử nhiều chuyên gia, thực tập sinh và học sinh có trình độ cao ra nước ngoài để học tập, trao đổi nghiên cứu, tham gia các đề tài tầm cỡ quốc tế và khu vực. Xây dựng chiến lược hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ, rút ngắn khoảng cách về khoa học và công nghệ của nước ta với khu vực và thế giới phục vụ đắc lực cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.


Năm là, ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp kể cả các doanh nghịệp vừa và nhỏ đào tạo nguồn nhân lực, tăng kỹ năng ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất.

Sáu là, hình thành hệ thống thông tin khoa học và công nghệ trong nước, ngoài nước và tạo điều kiện để mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có thể được tiếp cận thuận lợi. Đẩy nhanh việc hình thành và phát triển thị trường công nghệ thông tin và bưu chính - viễn thông. Phổ biến rộng rãi thông tin và kiến thức cơ bản về sở hữu trí tuệ, đăng ký bản quyền và khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức có sản phẩm khoa học và công nghệ đăng ký bản quyền và sở hữu công nghiệp tại các cơ quan có thẩm quyền. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng Internet, đặc biệt là chính sách giá, nhằm giúp các cá nhân, các doanh nghiệp khai thác thông tin công nghệ và thị trường trên thế giới. Nghiên cứu đề xuất những biện pháp xúc tiến thương mại điện tử, hỗ trợ cho các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, tiếp cận với khách hàng và thị trường, kể cả thị trường ngoài nước. Tạo điều kiện để hình thành các tổ chức tư vấn, dịch vụ công nghệ thuộc mọi thành phần kinh tế. Tổ chức thường kỳ các hội chợ “công nghệ”.

3.4.4.4 Ưu tiên phát triển những ngành khoa học công nghệ mũi nhọn mang tính đột phá

Bên cạnh những giải pháp về đổi mới quản lý, vốn, về nguồn nhân lực cho khoa học công nghệ làm tiền đề, chúng ta phải ưu tiên phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn của tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, những ngành này cho phép chúng ta có thể đi tắt đón đầu, có sức lan tỏa mạnh trong nền kinh tế, là động lực phát triển và có hàm lượng giá trị gia tăng cao, đó là những ngành mang tính chất nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế tri thức bên cạnh ICT đó là:

Công nghệ sinh học :

(i) Công nghệ sinh học cho nông nghiệp như : công nghệ tế bào, công nghệ gen, nhân giống, các chế phẩm sinh học (chế phẩm vi sinh), vắc xin phòng bệnh cho cây trồng vật nuôi,… Đến năm 2020 phấn đấu công nghệ sinh học nông nghiệp sẽ chiếm trên 50% tổng số đóng góp của khoa học và công nghệ vào sự gia tăng giá trị ngành nông nghiệp, diện tích trồng trọt các giống mới tạo ra bằng các kỹ thuật của công nghệ sinh học sẽ chiếm trên 70% tổng diện tích cây trồng; trên 70% nhu cầu về giống cây sạch bệnh được cung cấp từ công nghiệp vi nhân giống; trên 80% diện tích trồng rau, cây ăn quả sử dụng phân bón và thuốc bảo về thực vật sinh học đáp ứng được cơ bản nhu cầu vắc xin cho vật nuôi.


(ii) Công nghệ sinh học phục vụ cho sức khỏe cộng đồng : các loại vắc xin phòng trị bệnh, men vi sinh, Thiết lập các chuẩn hóa công nghệ trong tinh chế các loại vắc xin, các phương pháp trị liệu ung thư và chẩn đoán, chú trọng đến các vấn đề chăm sóc bảo vệ sức khỏe như phòng ngừa các bệnh dịch truyền nhiễm, ung thư và sớm phát hiện ra các loại gen gây bệnh; Tận dụng bệnh lý đa dạng cùng nguồn tài nguyên sinh học dồi dào và tiềm năng con người tất cả cho mục đích nghiên cứu - ứng dụng công nghệ sinh học trong việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe con người.

(iii) Công nghệ sinh học phục vụ công nghiệp : chú trọng sử dụng tác nhân sinh học vào khai thác khoáng sản, chế biến sản phẩm, phế thải trong sản xuất lâm nghiệp và thuỷ sản….

(iv) Công nghệ sinh học phục vụ xử lý ô nhiễm môi trường : làm sạch nước thải, xử lý ô nhiễm dầu, sản xuất thực phẩm sạch,….

Công nghệ tự động hóa : tập trung ở những lĩnh vực như điều khiển điện tử công suất, mô hình hóa và điểu khiển rô bốt công nghiệp, điều khiển các hệ sinh học, giao diện người - máy, tự động hóa trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, khai khoáng, chế tạo máy...; các ứng dụng hiệu quả trong các lĩnh vực an ninh quốc phòng, hàng không vũ trụ, giáo dục đào tạo, y tế, phòng chống thiên tai và xử lý ô nhiễm môi trường...Cụ thể hóa bằng các chương trình :

Một là, nghiên cứu làm chủ công nghệ tự động hóa hiện đại, thiết kế chế tạo các hệ thống lớn và vừa thay thế cho các thiết bị tự động hóa ngoại nhập để phục vụ các ngành kinh tế quốc dân quan trọng và xuất khẩu trong : công nghiệp đóng tàu thuỷ, chế biến nông lâm hải sản, dầu khí, năng lượng, khai thác biển, dệt may, ...; Thiết kế, chế tạo các thiết bị, phương tiện và hệ thống giao diện người máy thông minh, có trình độ tự động hóa cao cả phần cứng và phần mềm; Tạo ra các sản phẩm liên ngành, cơ điện tử mang thương hiệu Việt nam, có giá trị gia tăng lớn, có khả năng cạnh tranh tốt, góp phần trực tiếp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả cho sản xuất và dịch vụ trong mọi lĩnh vực kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng.

Hai là, nghiên cứu tiếp cận có chọn lọc một số hướng mới công nghệ cao trong lĩnh vực tự động hóa như rô bốt và các lĩnh vực có liên quan, cải tiến và phát triển một số công nghệ mới có triển vọng, tìm kiếm và nghiên cứu các bí quyết công nghệ, tạo bước phát triển đột phá, tạo nền tảng ứng dụng cho giai đoạn tiếp theo. Tăng số lượng công trình khoa học đạt trình độ quốc tế.

Ba là, nghiên cứu thiết kế chế tạo một số cấu kiện và thiết bị tự động hóa, ưu tiên sử dụng các chip, linh kiện thế hệ mới, các thành tựu mới về vi cơ điện tử và nano cơ điện


tử. Hỗ trợ xây dựng các phòng thí nghiệm nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ về tự động hóa thông qua các chương trình nghiên cứu, từ đó cũng bổ sung việc đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ có trình độ cao, có năng lực trong nghiên cứu, đào tạo, làm chủ công nghệ và sản xuất trong lĩnh vực tự động hóa.

Công nghệ vật liệu mới : như vật liệu polyme và composite ; vật liệu phục vụ công nghiệp, năng lượng và xây dựng; vật liệu môi trường; vật liệu vô cơ, kim loại và hợp kim; vật liệu nano và submicro; vật liệu mới cho công nghiệp dược.

Công nghệ năng lượng mới : với nhu cầu ngày càng gia tăng của nhu cầu về năng lượng trong khi đó nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch ngày càng cạn kiệt và gây ô nhiễm môi trường thì việc tiếp thu và nghiên cứu những năng lượng sạch thay thế là đòi hỏi cấp bách. Những năng lượng mới chúng ta tập trung phát triển trên cơ sở nghiên cứu những lợi thế của Việt Nam đó là : Công nghệ nhiệt mặt trời tập trung (CST), Công nghệ thủy điện Hydrokinetic Power (HP); Sản xuất nhiên liệu diezel sinh học từ tảo; Công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học hoàn hảo; Sản xuất điện năng từ gió ngầm dưới lòng đại dương (Deepwater wind); Năng lượng nguyên tử an toàn, năng lượng nhiệt hạch; Công nghệ năng lượng địa nhiệt; Công nghệ nhiên liệu hóa thạch sạch.

Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ :Xây dựng hạ tầng ban đầu về công nghệ vệ tinh bao gồm: Trạm thu và Trung tâm xử lý ảnh vệ tinh, hệ thống trạm định vị nhờ vệ tinh; phóng và đưa vào hoạt động, khai thác vệ tinh viễn thông địa tĩnh VINASAT; tiếp nhận chuyển giao công nghệ vệ tinh nhỏ; hoàn thành thiết kế, chế tạo và phóng 1 vệ tinh nhỏ quan sát trái đất; hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động khai thác các trạm điều khiển mặt đất tương ứng. Từng bước làm chủ công nghệ chế tạo các trạm mặt đất, tự chế tạo các trạm mặt đất có giá cạnh tranh; làm chủ công nghệ vệ tinh nhỏ, tự thiết kế và chế tạo vệ tinh nhỏ quan sát trái đất; làm chủ được công nghệ và kỹ thuật tên lửa; đào tạo được đội ngũ cán bộ trình độ cao, đáp ứng nhu cầu ứng dụng và phát triển công nghệ vũ trụ ở Việt Nam, nâng cấp và phát huy hiệu quả cơ sở vật chất đã đầu tư trong giai đoạn trước đây. Nâng cấp hạ tầng ban đầu thông qua việc chuẩn bị phương án và kế hoạch phóng vệ tinh viễn thông thứ hai đáp ứng đủ nhu cầu khai thác dịch vụ viễn thông, phát thanh truyền hình trong nước. Chế tạo và phóng thêm một số vệ tinh nhỏ quan sát trái đất, thay thế một phần nhu cầu mua ảnh vệ tinh của nước ngoài; hoàn chỉnh hệ thống các trạm định vị nhờ vệ tinh. Đưa các ứng dụng của công nghệ vệ tinh vào phục vụ rộng rãi và thường xuyên cho nhu cầu của các ngành sản xuất, dịch vụ, giáo dục, y tế,... Mở rộng và thương mại hoá các sản phẩm ứng dụng công nghệ vệ tinh. Phấn đấu đến 2020 đạt trình độ trung bình khá trong khu vực về nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vệ tinh.


Phát triển Cơ khí chính xác phục vụ các ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn : Các ngành công nghệ cao hầu hết đều phát triển và sử dụng những sản phẩm của cơ khí chính xác như rô bốt, con quay hồi chuyển (phục vụ cho nhiều lĩnh vực trong đó có an ninh quốc phòng)…. Muốn đi lên công nghiệp hóa và hiện đại hóa thì cơ khí chính xác là một trong những ngành mũi nhọn cần phát triển, kinh nghiệm từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore là những mô hình học hỏi về phát triển cơ khí chính xác phục vụ các ngành mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân. Phấn đấu đến 2020 đạt trình độ khá so với khu vực.

Chúng ta cần khuyến khích trong việc nghiên cứu và tạo môi trường khuyến khích sự ra đời và hoạt động của các Quỹ đầu tư mạo hiểm để sử dụng nguồn vốn với mục tiêu tạo các bước đột phá trong nghiên cứu, tiếp thu và phát triển khoa học công nghệ . Đây là một loại hình thể chế mới có tác dụng rất mạnh trong việc thúc đẩy các hoạt động đầu tư cho việc sản xuất và ứng dụng các tri thức mới. Song song với Quỹ đầu tư mạo hiểm, Việt Nam cần có chương trình xây dựng thêm và triển khai lấp đầy Khu Công nghệ cao hiện nay. Đây sẽ là những mảnh đất tốt cho những lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu phát triển Công nghệ cao hoạt động, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế tri thức của Việt Nam.

3.4.5 Tăng cường khai thác tri thức của thế giới

Đây là cách thức “đi xe miễn phí”, cho phép tận dụng lợi thế của quốc gia đi sau để rút kinh nghiệm, tiếp nhận nhanh và có hiệu quả các thành quả sáng tạo của loài người nhằm thúc đẩy quá trình tiến lên hiện đại. So với một số quốc gia khác, Việt Nam có nhiều lợi thế rõ ràng đó là giao lưu quốc tế trong điều kiện mở cửa và hội nhập, có cơ sở để xây dựng nền tri thức và tiềm lực công nghiệp không ngừng nâng cao, đó là con người Việt Nam luôn được đánh giá cao trong học tập, tiếp thu tri thức, điểm yếu mà ai cũng biết đó là quản lý và phát huy như thế nào để vực dậy tiềm năng đó. Để tận dùng tối ưu cơ hội “đi xe miễn phí” đó thì chiến lược hướng tới kinh tế tri thức của Việt Nam trong giai đoạn tới cần bao hàm một số nội dung sau :

Một là, cải thiện môi trường kinh doanh chung, tăng cường thu hút đầu tư vào những lĩnh vực có triển vọng và có sức lan tỏa mạnh nhất. Tận dụng tối đa những tri thức vô hình của các nhà đầu tư và chuyên gia nước ngoài trong tất cả các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ sinh học, nano, vật liệu mới, tài chính, bảo hiểm, hậu cần, tiếp thị, phân phố, quan hệ với khách hàng, thương hiệu, đào tạo, tư vấn, nghiên cứu và phát triển và quản lý một cách hợp lý và hiệu quả tài sản trí tuệ.

Hai là, năng động hơn và định hướng có chọn lọc hơn nữa, quản lý tri thức theo hướng đổi mới hơn nữa trong quá trình tìm kiếm công nghệ thể hiện thông qua việc chuyển giao công nghệ, lixăng, nhập khẩu các máy móc, thiết bị kỹ thuật; ưu tiên cho việc mua bản quyền để không dựa quá lớn vào những công nghệ thể hiện trong máy móc, thiết

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 05/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí