Các Nghiên Cứu Liên Quan Đến Chất Lượng Tăng Trưởng Kinh Tế Của Hà Nội Một Trong Những Nghiên Cứu Ngoài Nước Có Giá Trị Tham Khảo Tốt Khi Nghiên Cứu


nghiên cứu khác về “Chất lượng tăng trưởng kinh tế- Một số đánh giá ban đầu cho Việt Nam”, TS. Lê Xuân Bá và TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh (Tạp chí Quản lí kinh tế số 6/2006, tr.16), đã đưa ra nhận định rằng: “mô hình tăng trưởng của Việt Nam chủ yếu vẫn dựa vào các nhân tố hữu hình, đóng góp của vốn vật chất vào tăng trưởng còn thấp, mặc dù nguồn tài sản vốn này được ưu tiên đầu tư với tốc độ cao trong giai đoạn vừa qua. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng kinh tế”. Kế thừa các kết quả nghiên cứu đã tiến hành trước đây về chất lượng tăng trưởng kinh tế, trong “Tăng trưởng kinh tế Việt Nam nhìn từ góc độ chất lượng và năng lực cạnh tranh”, Nxb. Lao động - 2010; các tác giả đã làm rõ hơn chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam sau hơn 20 năm chuyển đổi. Nhiều nội dung nghiên cứu của các tác giả trên đây có giá trị tham khảo tốt cho việc thực hiện luận án này.

Cù Chí Lợi trong “Tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam” Nxb. Từ điển Bách khoa (2009) [31], đã trình bày các nguồn lực tăng trưởng (bao gồm các nguồn vốn đầu tư, nhân lực và các nguồn lực khác); Thực trạng tăng trưởng kinh tế; Đánh giá và luận giải tăng trưởng ở Việt Nam (bao gồm các đánh giá chung và trình bày một số nguyên nhân về tình trạng hiệu quả thấp của nền kinh tế; Tăng trưởng kinh tế và vấn đề chất lượng sống (việc làm, thu nhập, đói nghèo, giáo dục, y tế, chỉ số phát triển con người và một số vấn đề cần được cải thiện). Nghiên cứu cũng trình bày các nhân tố tác động tới tăng trưởng ở Việt Nam, dự báo tăng trưởng trong thời gian tới…Theo các tác giả, Việt Nam trong những năm qua đã không tận dụng được lợi thế của thời đại trong việc đẩy cao năng suất thông qua tác động vào nguồn vốn con người, mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chủ yếu là tăng trưởng qua số lượng của các yếu tố đầu vào. Nếu chúng ta không có sự điều chỉnh về mô hình tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng thì nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn có khả năng đối diện với nguy cơ giảm tăng trưởng (31, tr.55-73).

GS.TS. Đỗ Đức Bình (2012), trong “Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam dưới góc độ hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế: hiện trạng và một số giải pháp”[9] đã đề cập đến quan niệm về chất lượng tăng trưởng kinh tế, trong đó nhấn mạnh, hiện nay đã có nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện và gắn với từng thời kì phát triển nhất định của mình, mà từng quốc gia đã có những cách tiếp cận khái niệm về chất lượng tăng trưởng khác nhau. Theo


tác giả, chất lượng tăng trưởng phải được thể hiện ở năng suất, hiệu quả của các yếu tố đầu tư, phải đi liền với tính hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Khi đánh giá về hiện trạng chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam tác giả cho rằng, thời gian qua, Việt Nam mới chỉ chú ý nhiều đến tăng trưởng về lượng (theo chiều rộng), mà chưa chú trọng đến chất lượng tăng trưởng, hiệu quả tăng trưởng (tức tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu). Trên thực tế, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã bộc lộ không ít bất cập làm chất lượng tăng trưởng thấp (không hiệu quả). Cụ thể là “tăng trưởng chủ yếu dựa vào thâm dụng vốn, tài nguyên và lao động. Tăng trưởng chủ yếu dựa vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài. Tăng trưởng không đi liền với hiệu quả, gây nhiều bất ổn trong xã hội và hủy hoại môi trường sinh thái”(Đỗ Đức Bình, 2012, tr. 54). Sự buông lỏng trong quy trình kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lí Nhà nước các cấp đang tiếp tục đặt ra vấn đề cấp thiết phải coi trọng tiêu chí đảm bảo môi trường là yếu tố quan trọng nhất của chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hiện tại và tương lai.

Chất lượng tăng trưởng ở Việt Nam những năm qua vẫn rất thấp, còn thiếu tính bền vững; Tăng trưởng kinh tế chưa gắn chặt với nâng cao đời sống nhân dân, chỉ số ICOR cao, đầu tư kém hiệu quả (trung bình phải bỏ ra 10 đồng vốn mới được 1 đồng tăng trưởng). Theo tác giả, đã đến lúc không nên đề cao “tốc độ” tăng trưởng mà phải là coi trọng chất lượng tăng trưởng, cần chấm dứt tình trạng tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá; hạn chế và sớm chấm dứt triệt để tình trạng đẩy mạnh khai thác khoáng sản, dầu thô,…

Ngoài các tác giả đã đề cập trên đây liên quan đến chất lượng tăng trưởng kinh tế còn có nhiều nghiên cứu khác như: Trần Văn Tùng (2003), “Chất lượng tăng trưởng nhìn từ Đông Á”, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội; Trương Thị Minh Sâm (2006), “Các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thời kì 2001 - 2010”, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam; Vũ Trọng Lâm (2006), “Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập KTQT,” Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội…

Như vậy, ở Việt Nam, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chất lượng tăng trưởng tuy mới bước đầu, song được quan tâm đặc biệt. Các công trình nghiên cứu trong nước bước đầu đã làm sáng tỏ một số vấn đề về tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay vẫn đang có nhiều cách hiểu khác nhau về chất lượng tăng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.


trưởng kinh tế. Chẳng hạn như: chất lượng tăng trưởng kinh tế là phát triển bền vững, chất lượng tăng trưởng kinh tế là hiệu quả, chất lượng tăng trưởng kinh tế là nâng cao phúc lợi của công dân và gắn liền tăng trưởng với công bằng xã hội, chất lượng tăng trưởng kinh tế là cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu của tăng trưởng kinh tế, chất lượng tăng trưởng kinh tế là năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, ngành hoặc doanh nghiệp được xem xét, chất lượng tăng trưởng kinh tế là thể chế dân chủ trong môi trường chính trị xã hội của nền kinh tế… Ngoài cách hiểu nêu trên, Việt Nam cũng chưa phân biệt được một cách thấu đáo về nội hàm của các khái niệm như chất lượng tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế, phát triển bền vững…

Chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội - 4

Xuất phát từ các quan niệm khác nhau về chất lượng tăng trưởng kinh tế nên khi nghiên cứu về chất lượng tăng trưởng kinh tế, các học giả Việt Nam thường vận dụng các lí thuyết của các học giả ngoài nước nhằm phân tích đánh giá một hoặc một số nội dung của chất lượng tăng trưởng kinh tế như: Khía cạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, năng suất lao động, năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP), hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR), hay khía cạnh xã hội hoặc khía cạnh môi trường của chất lượng tăng trưởng kinh tế…

1.3. Các nghiên cứu liên quan đến chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội Một trong những nghiên cứu ngoài nước có giá trị tham khảo tốt khi nghiên cứu về

chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội là "Các đô thị kinh tế sinh thái -Eco2 Cities” của Ngân hàng Thế giới (WB) (2012)[37, tr.23]. Nghiên cứu này đã đưa ra khái niệm, các tiêu chí để xây dựng, quy hoạch và phát triển đô thị sinh thái đồng bộ và tổng thể, hướng tăng trưởng kinh tế, hài hòa với thiên nhiên. Một số tiêu chí được đề cập tới là: mật độ xây dựng hợp lí, có công trình và hạ tầng kĩ thuật đảm bảo yêu cầu sinh thái. Đồng thời, có nền công nghiệp phát triển hiệu quả, sản xuất sạch, áp dụng thành công các giải pháp về năng lượng, giao thông xanh, thân thiện với môi trường. Việc theo đuổi mô hình Eco2 Cities là một giải pháp phù hợp, giúp các nước đang phát triển xây dựng mô hình thành phố hiện đại, giải quyết hài hòa các lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường theo hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, đảm bảo chất lượng đời sống cho người dân, khai thác hiệu quả tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học và nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế.


Việc nghiên cứu mô hình thành phố sinh thái cho thấy kinh nghiệm để áp dụng cho Hà Nội. Đó là cần phải phát triển đô thị theo hướng tiếp cận toàn diện và tổng hợp; Ban hành các chính sách và chiến lược phát triển đô thị ổn định, lâu dài để thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư và thực hiện; Tạo ra một sân chơi huy động sự tham gia của các thành phần khác nhau trong xã hội ngay từ những bước đầu khi quy hoạch đô thị. Ở Việt Nam, hầu hết các đô thị đều gặp phải một số vấn đề bất cập do công tác quy hoạch và bảo vệ môi trường. Điều này đã tạo ra những tác động không nhỏ đến cuộc sống người dân và nguồn tài nguyên của đất nước; có nghĩa là thiếu quy hoạch tổng hợp sẽ tạo ra một khoản chi phí lớn do phải giải quyết những tác hại đến môi trường và sức khỏe.

Paul Krugman - cha đẻ của nhiều lí thuyết kinh tế quan trọng. Một trong những nghiên cứu của Paul Krugman liên quan đến đề tài luận án này là “Lí thuyết địa kinh tế mới” “Lí thuyết thương mại mới”.

Theo Paul Krugman [79, tr. 12], các hãng có xu hướng xác định vị trí sản xuất của mình ở những nơi “trung tâm” vốn và dân cư đông đúc, vì tận dụng được lợi thế nhờ quy mô. Nhưng việc này sẽ dẫn tới dân cư - vừa là người cung cấp lao động vừa là người tiêu dùng - sẽ càng di chuyển tới những “trung tâm” này. Điều này giải thích quá trình đô thị hóa và di cư ở trong lòng các quốc gia, từ những nơi thưa thớt dân cư tới những nơi đông dân hơn.

Mặt khác, sự tập trung hóa chính là tiết kiệm chi phí vận chuyển. Chi phí vận chuyển tới người tiêu dùng sẽ cao nếu như các hãng tập trung hóa ở một khu vực nhất định. Do đó, quyết định lựa chọn địa điểm sản xuất của các hãng phụ thuộc vào tương quan giữa việc tận dụng lợi thế quy mô và việc tiết kiệm chi phí vận chuyển. Giảm chi phí vận chuyển sẽ dẫn tới quá trình tập trung hóa và đô thị hóa. Lí thuyết này đã giải thích phần lớn cho quá trình đô thị hóa và sản xuất tập trung ở các nước trên thế giới.

Việc tập trung thái quá các yếu tố sản xuất vào các trung tâm kinh tế sẽ dẫn đến các hậu quả tiêu cực về mặt xã hội và môi trường và làm giảm chất lượng tăng trưởng kinh tế. Lí thuyết thương mại mới của Paul Krugman là gợi ý cho việc khắc phục hậu quả nói trên. Trong “thuyết thương mại cũ”, thương mại (được hiểu là “sự lưu động của hàng hóa”) có thể được thay thế bằng “sự lưu động của yếu tố sản xuất”: nếu nhà máy và công nhân có thể tự do di chuyển từ vùng này sang vùng khác, thì những nhà máy và công


nhân này sẽ phân tán đến “gần” nông dân, để “tối thiểu hóa” phí vận chuyển nông phẩm lẫn hàng công nghiệp. Điều gì sẽ xảy ra nếu như một số (không phải là tất cả) nguồn lực kinh tế (cụ thể là lao động và vốn) có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác? Nếu “tiết kiệm do quy mô” có hiệu ứng “hiệu ứng hướng tâm” thì “tiết kiệm chi phí vận chuyển” có thể dẫn đến “hiệu ứng ly tâm” (đẩy các hoạt động kinh tế ra xa nhau). Đây là cơ sở lí thuyết quan trọng để có thể thiết lập các mạng lưới chế biến nông, lâm, thủy, hải sản có quy mô hợp lí tại các vùng nguyên liệu khu vực nông thôn của Hà Nội cũng như trên cả nước.

Ở Việt Nam, tại Quyết định số 1659/QĐ - TTg, ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về “Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 – 2020”, đã đưa ra một hệ thống gồm 7 quan điểm liên quan đến phát triển đô thị bền vững nói chung và chất lượng tăng trưởng kinh tế đô thị như:

Phát triển đô thị phải đảm bảo phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, hướng tới nền kinh tế xanh. Phát triển đô thị đảm bảo sử dụng hiệu quả quỹ đất xây dựng, đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kĩ thuật - xã hội, kiểm soát chất lượng môi trường, hài hòa giữa bảo tồn, cải tạo và xây dựng mới. Xây dựng đô thị có điều kiện sống tốt, tăng cường sức cạnh tranh đô thị trong khu vực và quốc tế.

Về mục tiêu: Đến năm 2020, tỉ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt 45%, hệ thống đô thị đảm bảo chất lượng phù hợp với loại đô thị và cấp quản lí hành chính đô thị. Đảm bảo các chỉ tiêu về chất lượng đô thị như: Diện tích sàn nhà ở bình quân/người; Tỉ lệ dân cư đô thị được cấp nước sạch; Tỉ lệ bao phủ của hệ thống thoát nước; Tỉ lệ chất thải rắn sinh hoạt của đô thị, khu công nghiệp được thu gom và xử lí; Tỉ lệ chiếu sáng đường phố chính và khu nhà ở…

Về nhiệm vụ: Các địa phương xây dựng Chương trình phát triển đô thị, lồng ghép với các chương trình, kế hoạch khác trên địa bàn đảm bảo phát triển đô thị bền vững. Đảm bảo đô thị hóa gắn với tăng trưởng kinh tế và nâng cao mật độ kinh tế ưu tiên phát triển các đô thị là động lực tăng trưởng cấp quốc gia, vùng để tạo sự lan tỏa quốc gia và quốc tế. Phát triển nhà ở, cải tạo chỉnh trang và nâng cấp đô thị. Quản lí phát triển đô thị và phát triển hạ tầng kĩ thuật đô thị…


Về giải pháp, chương trình cũng đã đề ra 5 nhóm giải pháp về: Cơ chế chính sách, công tác quản lí quy hoạch, nâng cao nhận thức và đào tạo nguồn nhân lực, về khoa học công nghệ và môi trường và cơ chế tài chính để thực hiện các nhiệm vụ của chương trình.

Đỗ Phú Trần Tình (2010) trong “Nâng cao chất lượng tăng trường kinh tế ở Thành phố Hồ Chí Minh trong hội nhập kinh tế quốc tế”, cho rằng, “chất lượng tăng trưởng kinh tế của một đô thị được thể hiện thông qua các chỉ tiêu: hiệu quả sử dụng các nguồn lực tăng trưởng; chỉ tiêu liên quan đến phúc lợi xã hội; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; khả năng đảm bảo cơ sở hạ tầng, môi trường sinh thái trong quá trình tăng trưởng và năng lực cạnh tranh” (Đỗ Phú Trần Tình, 2010, tr. 33). Theo tác giả, TP.HCM trong giai đoạn 1991 - 2008, tăng trưởng kinh tế chủ yếu là do tăng các yếu tố đầu vào - tăng trưởng về lượng, còn chất lượng của tăng trưởng thể hiện sự đóng góp của nhân tố năng suất tổng hợp - TFP còn thấp. Chất của sự tăng trưởng dựa trên sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành kinh tế còn thấp. Tăng trưởng kinh tế thành phố đang đứng trước mâu thuẫn cơ bản giữa thực trạng tăng trưởng theo chiều rộng với yêu cầu đòi hỏi tăng trưởng theo chiều sâu. Mâu thuẫn cơ bản này biểu hiện thành mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực với tình trạng lãng phí các nguồn lực hiện nay; giữa việc tăng trưởng kinh tế nhanh với tình trạng quá tải của hệ thống hạ tầng kĩ thuật; giữa việc tăng trưởng kinh tế nhanh với vấn đề môi trường ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng; giữa tăng trưởng kinh tế nhanh với tình trạng phân hóa giàu nghèo càng tăng và mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế với yêu cầu cải cách hành chính và cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư trong xu hướng hội nhập quốc tế.

- Nguyễn Hồng Cử (2008) trong “Tăng trưởng kinh tế ở thành phố Đà Nẵng, bền vững hay không bền vững” [16], đã tiếp cận tăng trưởng kinh tế của thành phố Đà Nẵng chủ yếu về mặt chất lượng. Tác giả đã chỉ rõ, trong thời gian qua, Đà Nẵng đã có những bước phát triển nhanh, đứng hàng đầu những địa phương có tốc độ tăng trưởng cao, song sự tăng trưởng đó chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Chất lượng của tăng trưởng còn thấp, tăng trưởng còn dựa vào tăng thêm số lượng các yếu tố sản xuất, khai thác tài nguyên đất đai; yếu tố tri thức, khoa học công nghệ chưa đóng góp nhiều cho tăng trưởng. Là một trung tâm văn hóa, kinh tế và chính trị của cả nước, thời gian qua việc nghiên cứu phát triển thủ đô được sự quan tâm của các học giả trong và ngoài nước. Điển


hình là các nghiên cứu tham luận thuộc Hội thảo khoa học quốc tế về “Phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội văn hiến, anh hùng, vì hòa bình”, NXB ĐHQGHN (2010) [39], đã đề cập đến các nội dung liên quan đến chất lượng tăng trưởng kinh tế của Thủ đô.

Các tham luận cũng đã nêu ra nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới, cụ thể như: Bài toán quy hoạch tổng thể; các vấn nạn ùn tắc giao thông, nước ngập úng khi trời mưa, rác và xử lí rác, phát triển kinh tế hài hòa, tăng trưởng cao nhưng phải đảm bảo tính ổn định bền vững, bảo vệ được môi trường, đồng thời khai thác được các nguồn lực vô cùng phong phú của thủ đô, quản lí và khai thác có hiệu quả các nguồn lực…Trong các tham luận được trình bày, có một số tham luận liên quan đến chất lượng tăng trưởng kinh tế.

Cùng với các báo cáo tham luận hội thảo là các nghiên cứu khoa học của các tổ chức và cá nhân, chẳng hạn:

- Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội năm 2010:“Định hướng xây dựng một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố; đã đề xuất quan điểm tăng trưởng kinh tế Hà Nội giai đoạn 2001-2010 [66]. Theo đó, Hà Nội cần phải đi theo xu hướng phát triển bền vững: "tăng trưởng đi đôi với tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường". Coi con người là động lực và mục tiêu của tăng trưởng. Quá trình tăng trưởng chủ yếu phải dựa trên sự phát triển khoa học và lao động tri thức. Tuy nhiên, đề tài này mới chỉ nêu ra những quan điểm về tăng trưởng, chưa đi sâu phân tích và đánh giá tính khả thi của vấn đề, cũng chưa nghiên cứu về tính bền vững của tăng trưởng kinh tế Hà Nội trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội Hà Nội (2012), trong đề tài nghiên cứu “Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế Thủ đô Hà Nội theo hướng hiệu quả, bền vững giai đoạn đến năm 2020” [65], đã đi sâu vào phân tích mô hình tăng trưởng kinh tế Hà Nội trong giai đoạn 2001-2010 trên các phương diện mô hình tăng trưởng theo đầu vào, mô hình tăng trưởng theo ngành, mô hình tăng trưởng theo thành phần kinh tế và đánh giá hiệu ứng của mô hình tăng trưởng hiện tại đến các khía cạnh xã hội và môi trường. Theo tác giả, mô hình tăng trưởng kinh tế của Hà Nội trong giai đoạn 2001-2010 vẫn là mô hình tăng trưởng theo chiều rộng. Mô hình này còn nhiều hạn chế, bất cập ảnh hưởng đến


chất lượng tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng nhanh nhưng hiệu quả thấp, cấu trúc tăng trưởng thiếu bền vững, ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế đến các vấn đề xã hội và môi trường có khuynh hướng tiêu cực và ngày càng gia tăng. Mô hình tăng trưởng đã đạt đến “ngưỡng”, dẫn đến khả năng cạnh tranh của Thành phố còn ở mức thấp…

Trên cơ sở đánh giá mô hình tăng trưởng hiện tại, định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô giai đoạn 2011-2020, đề tài đã xác định nội dung mô hình tăng trưởng kinh tế Thủ đô trong thời gian tới là mô hình tăng trưởng bền vững, hiệu quả và vì con người; dựa trên động lực: khai thác, sử dụng tốt nhất các lợi thế cạnh tranh trong nước và quốc tế với cơ cấu kinh tế “mở” và hiệu quả; được thực hiện trên cở sở kết hợp các yếu tố tăng trưởng theo chiều rộng và chiều sâu, giữa nhà nước và tư nhân cùng với sự vận hành thông suốt cơ chế kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Đồng thời, đề tài cũng đề xuất một hệ thống các giải pháp đồng bộ và lộ trình thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế Thủ đô Hà Nội đến năm 2020.

Đây là một công trình nghiên cứu khá sâu sắc và toàn diện về tăng trưởng kinh tế của thủ đô, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến chất lượng tăng trưởng kinh tế, các kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị tham khảo tốt khi nghiên cứu về chất lượng tăng trưởng kinh tế của Thủ đô Hà Nội.

Tóm lại, trên thế giới, chất lượng tăng trưởng kinh tế đã được các học giả đề cập đến từ lâu và việc tiếp cận nghiên cứu được bắt đầu từ tăng trưởng kinh tế. Trong một thời gian dài, hầu hết các nước đều tập trung hết nguồn lực phục vụ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, thực tiễn tăng trưởng nhanh lại không đạt được những mục tiêu mà các quốc gia này kì vọng. Tăng trưởng kinh tế cao trong ngắn hạn không đảm bảo duy trì trong dài hạn. Tăng trưởng không luôn đi đôi với xóa đói nghèo, đồng thời cũng không đảm bảo các nước nghèo có thể đuổi kịp các nước giàu. Tăng trưởng kinh tế cao thường đi đôi với hậu quả là sự xuống cấp của môi trường. Từ cuối thập niên 1990, khi nghiên cứu tính bền vững của tăng trưởng kinh tế, vấn đề chất lượng tăng trưởng bắt đầu được đề cập nhiều hơn trên quan điểm tăng trưởng cần phải gắn với chất lượng.

Việt Nam, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chất lượng tăng trưởng tuy mới bước đầu, song được quan tâm đặc biệt. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về chất lượng tăng trưởng kinh tế, các học giả nước ta thường vận dụng các lí thuyết của các học giả ngoài

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 08/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí