Cơ Sở Lý Luận Của Đánh Giá Giá Trị Kinh Tế Phục Vụ Quản Lý Tài Nguyên Đất Ngập Nước



thập thông tin; phân tích thực trạng và đề xuất các cơ chế, giải pháp quản lý ĐNN tại hiện trường nghiên cứu và tại Việt Nam. Các chuyên gia bao gồm các nhà khoa học nghiên cứu về ĐNN, rừng ngập mặn, kinh tế môi trường, chính sách môi trường cũng như các nhà quản lý ở cấp trung ương và địa phương.

Phương pháp mô hình toán kinh tế: các mô hình toán kinh tế được sử dụng trong luận án để đánh giá các khối giá trị kinh tế của ĐNN bao gồm hàm sản xuất hộ gia đình, hàm chi phí du lịch, hàm cực đại xác xuất lựa chọn chi trả, mô hình lợi ích ngẫu nhiên có tham số và phi tham số. Các mô hình này được kế thừa và phát triển trên cơ sở lý các lý thuyết kinh tế, được tham vấn ý kiến chuyên gia để lựa chọn các biến số phù hợp, được chạy và thử nghiệm để điều chỉnh các trục trặc và lỗi kỹ thuật phát sinh.

Phương pháp điều tra xã hội học: được thực hiện chủ yếu tại hiện trường nghiên cứu với các đối tượng gồm các cơ sở nuôi trồng thủy sản, người dân, du khách tham quan, các nhà quản lý nhằm thu thập các dữ liệu đầu vào phục vụ cho việc đánh giá giá trị kinh tế và đề xuất các biện pháp quản lý ĐNN tại vùng cửa sông Ba Lạt tỉnh Nam Định.

Phương pháp xử lý thống kê: các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS và Excel; thông tin trong các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm cũng được xử lý riêng biệt phục vụ cho phần báo cáo kết quả, thảo luận và đề xuất biện pháp quản lý.

Phương pháp phân tích, tổng hợp: sử dụng trong quá trình hoàn thiện luận án. Kết quả từ các mô hình xử lý dữ liệu sẽ được diễn giải, phân tích và thảo luận chi tiết. Các biện pháp và qui trình quản lý cũng sẽ được đề xuất dựa trên những kết quả phân tích và tổng hợp.

Phương pháp đánh giá giá trị tài nguyên và môi trường: Luận án nghiên cứu, hệ thống hóa và sử dụng một hệ thống các phương pháp tiên tiến trên thế giới hiện nay để đánh giá giá trị tài nguyên của ĐNN tại vùng cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định.



Chi tiết về khái niệm, phân loại và qui trình áp dụng các phương pháp được nêu cụ thể trong Chương I và II của luận án nhưng về cơ bản gồm có 4 nhóm chính là: các phương pháp dựa vào thị trường thực, các phương pháp dựa vào thị trường thay thế, các phương pháp dựa vào thị trường giả định và phương pháp phân tích chi phí – lợi ích mở rộng.

5. Ý NGHĨA VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN


Về ý nghĩa lý luận, luận án hệ thống hóa cơ sở khoa học của việc đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên ĐNN gồm quan điểm tiếp cận, lý thuyết đánh giá, các phương pháp đánh giá và việc sử dụng thông tin giá trị kinh tế trong quản lý ĐNN. Ngoài ra, trên cơ sở ứng dụng thử nghiệm một hệ thống các phương pháp đánh giá tiên tiến của thế giới để xác định giá trị kinh tế của tài nguyên ĐNN tại vùng cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định, luận án cũng đưa ra các khuyến nghị về khả năng áp dụng một số phương pháp đánh giá cũng như qui trình đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN tại Việt Nam

Về ý nghĩa thực tiễn, dựa trên các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về giá trị kinh tế tổng thể và từng phần của ĐNN tại cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định, luận án đưa ra các đề xuất ứng dụng thông tin về giá trị kinh tế phục vụ cho việc quản lý hiệu quả, bền vững tài nguyên ĐNN tại khu vực nghiên cứu.

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN


Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được kết cấu thành ba chương chính gồm:


Chương 1: Cơ sở lý luận của đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên đất ngập nước

Chương 2: Đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên đất ngập nước tại cửa sông

Ba Lạt, tỉnh Nam Định


Chương 3: Quản lý tài nguyên đất ngập nước tại cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định sử dụng thông tin về giá trị kinh tế của đất ngập nước


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ PHỤC

VỤ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC


1.1. TIẾP CẬN ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA ĐẤT NGẬP NƯỚC


1.1.2. Khái niệm đất ngập nước


Thuật ngữ “Đất ngập nước” có nội hàm khá rộng và được hiểu theo nhiều cách khác

nhau trong từng hoàn cảnh, mục đích sử dụng.


Theo công ước Ramsar (1971), ĐNN được định nghĩa như sau:


“ ĐNN được coi là các vùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước dù là tự nhiên hay nhân tạo, ngập nước thường xuyên hoặc từng thời kỳ, là nước tĩnh, nước chảy, nước ngọt, nước lợ hay nước mặn bao gồm cả những vùng biển mà độ sâu mực nước khi thủy triều ở mức thấp nhất không vượt quá 6m ”.

Theo Chương trình quốc gia về điều tra ĐNN của Hoa Kỳ (2004):


“Về vị trí phân bố, ĐNN là những vùng đất chuyển tiếp giữa những hệ sinh thái (HST) trên cạn và HST thủy vực. Những nơi này mực nước ngầm thường nằm sát mặt đất hoặc thường xuyên được bao phủ bởi lớp nước nóng”.

Theo tác giả Lê Văn Khoa (2007):


“ĐNN là đất bão hòa nước trong thời gian dài đủ để hỗ trợ cho các quá trình thủy sinh. Đó là những nơi khó tiêu thoát nước, có thực vật thủy sinh và các hoạt động sinh học thích hợp với môi trường ẩm ướt”[26].

Những định nghĩa trên nhìn chung đều xem ĐNN như đới chuyển tiếp sinh thái, những diện tích chuyển tiếp giữa môi trường trên cạn và ngập nước, những nơi mà sự ngập nước của đất tạo ra sự phát triển của một hệ thực vật đặc trưng. Ngoài ra, các định nghĩa về ĐNN thường gồm có ba thành tố chính là: (i) ĐNN được phân biệt bởi sự hiện diện của nước. (ii) ĐNN thường có những loại đất đồng nhất khác



hẳn với những vùng đất cao ở xung quanh.(iii) ĐNN thích hợp cho sự hiện diện của

những thảm thực vật thích nghi với những điều kiện ẩm ướt.


Hiện nay, định nghĩa ĐNN của Công ước Ramsar được nhiều quốc gia, tổ chức sử dụng phổ biến nhiều hơn cả và là cơ sở cho các hoạt động quản lý và nghiên cứu về ĐNN. Luận án sẽ sử dụng định nghĩa này một mặt vì vùng ĐNN nghiên cứu là khu vực bãi bồi cửa sông ngập nước theo chế độ nhật triều; ngoài ra định nghĩa của Ramsar cũng được sử dụng là định nghĩa ĐNN chính thức tại Việt Nam theo Nghị định 109/2003/NĐ-CP của Chính phủ về “Bảo tồn và PTBV các vùng ĐNN”.

1.1.2. Mối quan hệ giữa hệ sinh thái đất ngập nước và hệ thống kinh tế


Xem xét mối quan hệ hữu cơ giữa hệ sinh thái ĐNN và hệ thống kinh tế là xuất phát điểm của việc tiếp cận đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN. Về cơ bản, do các hoạt động kinh tế của con người phụ thuộc vào các điều kiện sinh thái nên khi đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN phải xem xét kỹ mối quan hệ giữa hệ thống kinh tế của con người và hệ thống sinh thái ĐNN [54] [90].

Trước hết, trong hệ sinh thái ĐNN, tại mọi thời điểm luôn có sự tác động qua lại giữa cấu trúc, quy trình và chức năng của hệ thống. Cấu trúc của hệ sinh thái bao gồm các thành phần vô cơ và hữu cơ. Các quá trình bao gồm sự chuyển hóa vật chất và năng lượng. Tác động qua lại giữa cấu trúc và các quá trình hình thành nên chức năng sinh thái của ĐNN. Đến lượt mình, các chức năng này lại cung cấp các hàng hóa, dịch vụ môi trường và mang lại lợi ích cho con người [34] [91].

Nếu con người có sự ưa thích (preference) đối với các lợi ích nói trên và sẵn lòng chi trả để nhận thêm một lượng lợi ích nhất định từ hệ sinh thái ĐNN thì các lợi ích này sẽ có giá trị kinh tế. Theo Bateman và Willis (1999), giá trị kinh tế là một khái niệm mang tính cụ thể và không phải là bản chất của bất cứ thứ gì. Giá trị kinh tế chỉ xuất hiện khi có sự tương tác giữa các chủ thể và khách thể kinh tế. Cụ thể hơn, các thuộc tính môi trường của ĐNN chỉ có giá trị kinh tế khi nó xuất hiện trong hàm lợi ích của một cá nhân (individual utility function) hoặc hàm chi phí của một doanh nghiệp (firm production function). Như vậy, các chức năng của hệ sinh thái tự nó



không mang lại giá trị kinh tế; thay vì đó, các chức năng cung cấp các hàng hóa và dịch vụ và việc sử dụng các hàng hóa và dịch vụ đó mới mang lại các giá trị kinh tế cho con người [57].


HỆ SINH THÁI ĐNN

QUAN HỆ GIỮA HỆ SINH THÁI ĐNN VÀ HỆ THỐNG KINH TẾ

HỆ KINH TẾ

Quá trình

Cấu trúc

Chức năng hệ sinh thái ĐNN

Các hàng hóa, dịch vụ sinh thái ĐNN cung cấp cho con người

Ví dụ: tôm, cá, gỗ, củi, cảnh quan, du lịch, phòng chống lũ lụt, lọc và điều tiết nước ngầm, bảo tồn đa dạng sinh học, lưu trữ nguồn gen, hấp thụ CO2

Ví dụ: Giá trị tồn tại của đa dạng sinh học

Các thuộc tính của hệ sinh thái ĐNN

Giá trị sử dụng

Giá trị phi sử dụng

Tổng giá trị kinh tế

Hình 1.1: Mối liên hệ giữa hệ sinh thái ĐNN và hệ thống kinh tế

Nguồn: [90]



Như trong hình 1.1, các chức năng sinh thái ĐNN cung cấp các hàng hóa và dịch vụ cho hệ thống kinh tế. Về cơ bản, chức năng sinh thái của hệ sinh thái ĐNN là kết quả của sự tương tác liên tục giữa các cấu trúc và quá trình sinh thái. Barbier (1994) đưa ra hệ thống phân loại các chức năng của ĐNN gồm 4 nhóm chính là chức năng điều tiết (regulation function), chức năng cư trú (habitat function), chức năng sản xuất (production function) và chức năng thông tin (information function) [54].


Bảng 1.1: Các chức năng của ĐNN và các hàng hóa, dịch vụ sinh thái



1.

Điều tiết không khí


2.

Điều hòa khí hậu


3.

Phòng ngừa các tác động


4.

Điều tiết nước

Chức năng điều tiết

5.

Ổn định đất


6.

Chu trình dinh dưỡng


7.

Xử lý ô nhiễm


8.

Kiểm soát sinh thái


9.

Hấp thụ CO2

Chức năng cư trú

1.

2.

Cung cấp nơi cư trú

Cung cấp nơi sinh sản


1.

Thực phẩm


2.

Nguyên liệu thô

Chức năng sản xuất

3.

Nguồn gen


4.

Nguồn dược liệu


5.

Đồ trang sức


1.

Thông tin thẩm mỹ


2.

Giải trí, du lịch

Chức năng thông tin

3.

Giá trị tinh thầnvà văn hóa


4.

Giá trị văn hóa, lịch sử


5.

Giá trị giáo dục, khoa học

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Giá trị kinh tế của tài nguyên đất ngập nước tại cửa sông Ba Lạt tỉnh Nam Định - 3

Nguồn: [54]


Chức năng điều tiết: có liên quan đến năng lực của hệ sinh thái trong việc điều tiết các quá trình căn bản của hệ và hệ thống hỗ trợ đời sống (life support systems) thông qua chu trình sinh địa hóa và các quá trình sinh học. Bên cạnh việc duy trì hệ sinh thái, chức năng điều tiết cũng cung ứng nhiều dịch vụ mang lại lợi ích trực tiếp và gián tiếp cho con người (ví dụ: không khí, nước, dịch vụ kiểm soát sinh thái).



Chức năng cư trú của hệ sinh thái liên quan đến việc cung cấp địa bàn cư trú và sinh sản cho các sinh vật, từ đó giúp bảo tồn và duy trì nguồn gen, đa dạng sinh học và quá trình tiến hóa.

Chức năng sản xuất: quá trình quang hợp của hệ sinh thái chuyển hóa năng lượng, khí CO2, nước và các chất dinh dưỡng thành nhiều dạng cấu trúc cacbon. Các cấu trúc này sau đó được sử dụng bởi các sinh vật để tổng hợp thành sinh khối của hệ. Sự đa dạng trong cấu trúc cacbon cung cấp rất nhiều hàng hóa sinh thái cho con người như thực phẩm, nguyên liệu thô hay các nguồn năng lượng.

Chức năng thông tin: hệ sinh thái cung cấp nhiều thông tin cơ bản cho đời sống tinh

thần của con người như giải trí, thẩm mỹ, văn hóa, tôn giáo, khoa học, giáo dục.


1.1.3. Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên đất ngập nước


Giá trị sử dụng trực tiếp

Giá trị lựa chọn

Giá trị sử dụng gián tiếp

Giá trị lưu truyền

Hình 1.2 minh họa cụ thể các thành phần của tổng giá trị kinh tế của một hệ sinh thái ĐNN. Cho đến nay, có rất nhiều các quan điểm về các nhóm giá trị khác nhau trong tổng giá trị kinh tế của ĐNN. Tuy nhiên, điểm chung giữa các quan điểm này là việc chia tổng giá trị kinh tế thành hai nhóm chính là các giá trị sử dụng (use value) và các giá trị phi sử dụng (non use value) [91].


TỔNG GIÁ TRỊ KINH TẾ

GIÁ TRỊ PHI SỬ DỤNG

GIÁ TRỊ SỬ DỤNG



Giá trị tồn tại


Hình 1.2: Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên ĐNN

Nguồn: [91]



Theo Turner (2003), giá trị sử dụng là những hàng hóa và dịch vụ sinh thái mà ĐNN cung cấp cho con người và các hệ thống kinh tế và được chia thành 3 nhóm là giá trị sử dụng trực tiếp (direct use value), giá trị sử dụng gián tiếp (indirect use value) và giá trị lựa chọn (option value).

Giá trị sử dụng trực tiếp: bao gồm những hàng hoá dịch vụ do môi trường ĐNN cung cấp và có thể tiêu dùng trực tiếp như gỗ, củi, thủy sản, mật ong hay giá trị du lịch, giải trí

Giá trị sử dụng gián tiếp: là những giá trị, lợi ích từ những dịch vụ do hệ sinh thái ĐNN cung cấp và các chức năng sinh thái như tuần hoàn dinh dưỡng, hấp thụ CO2, điều hoà khí hậu, phòng chống bão lũ.

Giá trị lựa chọn về bản chất là những giá trị sử dụng trực tiếp hoặc giá trị sử dụng gián tiếp của ĐNN mặc dù có thể sử dụng ở hiện tại nhưng chưa được sử dụng vì một lý do nào đó mà để lại để sử dụng ở tương lai. Ví dụ giá trị du lịch, cảnh quan, dược phẩm.


Giá trị phi sử dụng là những giá trị bản chất, nội tại của ĐNN và được chia thành giá trị tồn tại (existence value) và giá trị lưu truyền (bequest value).


Giá trị tồn tại của ĐNN là giá trị nằm trong nhận thức, cảm nhận và sự thỏa mãn của một cá nhân khi biết được các thuộc tính của ĐNN đang tồn tại ở một trạng thái nào đó và thường được đo bằng sự sẵn sàng chi trả của cá nhân để có được trạng thái đó.

Giá trị lưu truyền là sự thỏa mãn nằm trong cảm nhận của cá nhân khi biết rằng tài nguyên được lưu truyền và hưởng thụ bởi các thế hệ tương lai. Giá trị này cũng thường được đo bằng sự sẵn sàng chi trả của cá nhân để bảo tồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau.

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 10/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí