Một Số Tồn Tại, Hạn Chế Và Nguyên Nhân Làm Giảm Hiệu Quả Công Tác Xét Xử Các Tội Xâm Phạm Trật Tự Quản Lý Kinh Tế Trong Lĩnh Vực Hoàn Thuế Giá

mua, hoặc in ấn hóa đơn, sau đó bán lại cho các doanh nghiệp cần mua hóa đơn khống để hợp thức hóa đầu vào của doanh nghiệp đó.

2.3. MỘT SỐ TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN LÀM GIẢM HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÉT XỬ CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG LĨNH VỰC HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Các tội phạm xảy ra trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng sở dĩ xảy ra ngày một nhiều và có hậu quả ngày càng lớn là do những nguyên nhân và điều kiện của tội phạm này vẫn đang còn tồn tại. Dưới đây là các tồn tại, hạn chế trong quy định của pháp luật về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng

2.3.1. Những tồn tại, hạn chế của pháp luật quy định về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng

Thứ nhất, một số quy định của BLHS năm 1999 về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng còn chưa phù hợp với luật chuyên ngành.

Quy định về hàng cấm (không bao gồm một số loại hàng cấm đặc biệt như các chất ma tuý, vũ khí, một số hoá chất có tính chất độc hại mạnh...) được xác định là đối tượng của tội buôn lậu (Điều 153). Trong Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 3-3-1999 về hàng hoá Nhà nước cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện, hàng hoá, dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, các hiện vật thuộc di tích lịch sử, văn hoá, bảo tàng được xác định là hàng cấm. Điều này đồng nghĩa với xác định mọi hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán các hiện vật thuộc di tích lịch sử, văn hoá, bảo tàng đều bị coi là tội phạm. Từ khi Luật di sản văn hoá được thông qua năm 2001, quy định và xác định này cho thấy sự bất hợp lý cả về lý luận và thực tiễn.

Về lý luận, đề cập đến đối tượng các hiện vật thuộc di tích lịch sử, văn hoá, bảo tàng, trước hết phải trên cơ sở quy định của Luật di sản văn hoá năm 2001. Luật di sản văn hoá đã chỉ rõ Nhà nước không độc quyền quản lý mà chỉthống nhất quản lý di sản văn hoá (điều 5). Như vậy, việc coi hiện vật thuộc di tích lịch sử, văn hoá là hàng cấm gắn với chế độ độc quyền quản lý của Nhà nước đối với các loại hàng này là không đúng. Thêm vào đó, hiện vật thuộc di tích lịch sử, văn hoá thuộc một trong những nội dung di sản văn hoá vật thể như: di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia...(điều 4). Luật di sản văn hoá chỉ nghiêm cấm mọi hành vi mua bán, tặng, cho đối với di vật, cổ vật, bảo tàng quốc gia thuộc sởhữu toàn dân, sở hữu của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội; đồng thời cho phép tư nhân được quyền sở hữu, tàng trữ, vận chuyển và thành lập bảo tàng tư nhân. Luật di sản văn hoá thừa nhận các hành vi mua bán, tặng cho, traođổi và để thừa kế trong nước và ngoài nước các di vật, cổ vật theo quy định của pháp luật; hành vi mua bán, trao đổi, tặng cho và để thừa kế ở trong nước các bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật (điều 43 và các điều 47-51). Nhưvậy, việc xác định mọi hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán các hiện vật thuộc di tích lịch sử, văn hoá, bảo tàng là tội phạm đã mâu thuẫn với Luật di sản văn hoá.

Về thực tiễn, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2002/NĐ- CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hoá, trong đó có các hành vi diễn ra trong thực tế như mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia (chương V). Hoạt động của tư nhân trong việc thành lập bảo tàng, tàng trữ, vận chuyển, mua bán một số đối tượng thuộc di tích lịch sử văn hoá diễn ra không ít và cũng không bị nhìn nhận là hành vi trái pháp luật, phù hợp với quy định của Luật di sản văn hoá, song khó có thể biện minh từ góc độ đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa trong áp dụng pháp luật hình sự.

Tuy nhiên, phải đến tháng 6 năm 2006, Nghị định số 59/2006/NĐ- CPngày 12-6-2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hoá, dịch vụcấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện mới khắc phục được bất cập này. Theo đó, các hiện vật thuộc di tích lịch sử, văn hoá, bảo tàng không còn được xác định là hàng cấm. Tại phụ lục sốIII kèm theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP, di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện.

Trong chương XVI BLHS năm 1999, “vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá” được xác định trực tiếp, độc lập (bên cạnh đối tượng hàng cấm) là đối tượng của các tội buôn lậu (Điều 153) và tội vận chuyển trái phép, hàng hoá tiền tệ qua biên giới (Điều 154). Cho đến trước khi có Nghị định số 59/2006/NĐ-CP, quy định này có 2 điểm bất hợp lý. Một là, sự thiếu tương thích trong cách sự dụng thuật ngữ “vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá” (trong các điều luật) và “hiện vật thuộc di tích lịch sử, văn hoá” (trong Nghị định số 11/1999/NĐ-CP. Hai là, cách quy định của điều luật cho thấy vật phẩm (hiện vật) thuộc di tích lịch sử, văn hoá (điểm b khoản 1 Điều 153 và điểm b khoản 1 Điều 154) không thuộc hàng cấm (điểm c khoản 1 Điều

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

153 và điểm c khoản 1 Điều 154) trong khi Nghị định số 11/1999/NĐ- CP xác định đây là một loại hàng cấm.

Thứ hai, một số quy định về định lượng của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng còn chung chung và thiếu cụ thể. Đặc biệt là các văn bản hướng dẫn thi hành còn chưa được ban hành hoặc sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới. Trong chương các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng bên cạnh một số điều luật có định lượng cụ thể (theo đơn vị quy đổi thống nhất là đồng Việt Nam), khá nhiều điều luật còn định lượng ở dạng khái quát, chung chung, thậm chí trừu tượng. Tiêu chí định lượng được quy định như:

Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng theo Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hải Phòng - 9

- Hàng phạm pháp có số lượng lớn; hàng phạm pháp có số lượng rất lớn; hàng phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn (các điều 153, 154, 155, 158, 160, 164);

- Thu lợi bất chính lớn, thu lợi bất chính rất lớn; thu lợi bất chínhđặc biệt lớn (các điều 153, 155, 156, 159, 160, 163, 164);

- Gây hậu quả nghiêm trọng; gây hậu quả rất nghiêm trọng; gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng (các điều 153, 156, 157, 158, 160, 166, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 176, 177, 178, 179);

Một trong các yêu cầu đối với việc hoàn thiện pháp luật hình sự là phải hạn chế tối đa các quy định mang tính chung chung, trừu tượng, định tính.

Tuy nhiên, định lượng ở dạng khái quát trong điều kiện kinh tế thị trường được coi là cần thiết nhằm đảm bảo sự ổn định chung của pháp luật hình sự, tránh tình trạng phải liên tiếp “sửa luật” để theo kịp các biến động của kinh tế thị trường. Mặc dù vậy, định lượng ở dạng khái quát đòi hỏi công tác giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật phải đồng bộ, kịp thời.

Hiện nay, vẫn chưa có văn bản nào giải thích về các nội dung định lượng lớn, rất lớn, đặc biệt lớn, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng theo tinh thần BLHS năm 1999. Vì vậy, các văn bản giải thích trước đây (không nhiều) vẫn được vận dụng. Việc vận dụng các giải thích, hướng dẫn này rõ ràng rất khập khiễng và khiên cưỡng, song đáng kể là trong đa phần các trường hợp, việc vận dụng còn tỏ ra bất hợp lý.

Trừ một số loại hàng hoá được giải thích trong các văn bản riêng biệt (thuốc lá điếu sản xuất tại nước ngoài, pháo nổ...), những loại hàng hoá khác được hướng dẫn chung (đối với tội đầu cơ và cho phép áp dụng tương tự đối với nhóm một số tội kinh tế) là: số lượng hàng hoá được coi là lớn khi có giá trị tương đương từ 15 tấn gạo đến dưới 45 tấn gạo; số lượng rất lớn tươngđương với giá trị của từ 45 tấn gạo trở lên. Đã mười năm qua kể từ khi có hướng dẫn, tình hình kinh tế đã có nhiều biến đổi; thực tế tội phạm diễn ra

cũng như quy định của luật hình sự về các tình tiết tăng nặng định khung không chỉ là hàng hoá có số lượng lớn, rất lớn mà còn là đặc biệt lớn; với những khẳngđịnh về tính độc lập và ổn định của nền tài chính đất nước cũng như bước tiến trong kỹ thuật lập pháp hình sự (dùng đồng Việt Nam làm thước đo giá trị), hướng dẫn trên rõ ràng không hợp lý, không đáp ứng được các yêu cầu của lý luận và thực tiễn pháp luật hình sự hiện nay.

Thực trạng các cơ quan có thẩm quyền chậm ra văn bản hướng dẫn thi hành đã kéo dài từ lâu. Như Điều 181 BLHS 1985 quy định: người nào khai thác trái phép cây rừng, săn bắn chim, thú hoặc có hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý và bảo vệ rừng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm thì bị phạt... Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt... Tuy nhiên, trong suốt 14 năm có hiệu lực của BLHS năm 1985, các cơ quan có thẩm quyền chưa hề ra một văn bản nào hướng dẫn xác định thế nào là gây hậu quả nghiêm trọng hay trường hợp đặc biệt nghiêm trọng. Đây chính là một trong những lý do hạn chế việc truy tố, xét xử người có hành vi khai thác trái phép cây rừng, săn bắn chim thú hoặc các hành vi khác vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và bảo vệ rừng, trong khi hàng chục năm qua môi sinh, môi trường ngày càng gia tăng bị thiệt hại do các hành vi trái phép của con người gây ra.

Bên cạnh đó, một số văn bản hướng dẫn thi hành các quy định của pháp luật, song nội dung hướng dẫn cũng chưa bao quát hết các trường hợp có thể xảy ra và cần được xử lý. Đơn cử như Nghị quyết số 02/2003 ngày 17/4/2003 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng Điều 180 BLHS 1999 vềtội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả. Quy định của Điều 180 và hướng dẫn của Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP đã không định hướng được yêu cầu xác định TNHS trong trường hợp người phạm tội đồng thời thực hiện các hành vi làm tiền giả và tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả có mức độ nghiêm trọng khác nhau.

2.3.2. Những hạn chế trong công tác điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng.

Trong những năm vừa qua, công tác điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm trật tự quản lý linh tế trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng đã đạt nhiều thành tích nhất định, việc khám phá, đưa ra xét xử các vụ án lớn về xâm phạm trật tự quản lý trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng. Tuy nhiên, bên cạnh mặt được, những hạn chế trong công tác điều tra, truy tố, xét xử đối với các tội phạm này cũng có nhiều dẫn đến những khó khăn nhất định trong đấu tranh phòng chống các tội phạm này.

Thứ nhất, bất cập trong cơ chế quản lý, phối hợp. Hiện nay, có rất nhiều cơ quan hành chính có chức năng và thẩm quyền kiểm tra, xử lý về hàng hóa, xuất nhập khẩu, và quản lý về hóa đơn, chứng từ liên quan đến thuế giá trị gia tăng. Các cơ quan này có thể không thực hiện các hoạt động tố tụng xử lý hình sự về hoàn thuế giá trị gia tăng, song là những cơ quan ban đầu kiểm tra, phát hiện về các vi phạm về thuế giá trị gia tăng trước khi chuyển các vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra nên hoạt động của các cơ quan này đối với việc xử lý hàng giả nói chung và xử lý hình sự về tội phạm hoàn thuế GTGT nói riêng là rất quan trọng. Song lực lượng quản lý này tuy đông nhưng không mạnh, hoạt động rời rạc, thiếu đồng bộ, chức năng nhiệm vụ chồng chéo nên dù chịu sự kiểm tra của năm cơ quan nhưng tình trạng chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT vẫn diễn ra rất nhiều. Bên cạnh đó, các chủ thể có quyền bị xâm phạm chưa nhiệt tình hợp tác với cơ quan chức năng trong việc cung cấp, trao đổi thông tin và phản hồi tích cực.

Về cơ sở dữ liệu, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật để phát hiện hàng hóa buôn lậu, trốn thuế còn chưa đáp ứng được yêu cầu, lực lượng hải quan, kiểm soát cửa khẩu và các cảng biển còn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiều cán bộ chưa được đào tạo bài bản dẫn đến không có kinh nghiệm và kiến thức xử lý

Thứ hai, những hạn chế, bất cập trong công tác điều tra, truy tố, xét xử. Công tác điều tra, truy tố, xét xử là hoạt động chủ lực trong đấu tranh phòng

chống tội phạm. Hoạt động phòng chống tội phạm được thực hiện tốt sẽ góp phần hạn chế tình hình tội phạm. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, làm giảm số vụ phạm tội, nâng cao tính răn đe, giáo dục, phòng ngừa đối với những người có ý định thực hiện hành vi vi phạm trong xã hội công tác điều tra, truy tố, xét xử vẫn còn một số tồn tại cần được khắc phục.

Trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm, điều tra là hoạt động rất quan trọng nhằm khám phá, phát hiện tội phạm. Thông qua hoạt động điều tra các chứng cứ buộc tội, gỡ tội được thu thập cùng với các vấn đề khác có liên quan đến vụ án. Tuy nhiên, không ít vụ án cơ quan điều tra tiến hành điều tra không đầy đủ, chứng cứ buộc tội yếu, chủ quan, suy diễn, nhiều vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vụ án không được điều tra làm rõ. Hoạt động điều tra, thu thập tài liệu chứng cứ để xác định vai trò đồng phạm của những người vi phạm là rất khó khăn. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ điều tra, truy tố không cao.

Một nguyên nhân khác ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động điều tra đó là: Lực lượng cảnh sát điều tra được đào tạo chính quy về điều tra hình sự không nhiều, không ít người được đào tạo ở những lĩnh vực không liên quan đến điều tra nhưng lại được phân công làm công tác điều tra, một số chỉ được đào tạo ở trình độ trung cấp cảnh sát, trung cấp an ninh sau đó được phân về làm cảnh sát điều tra hình sự, kiến thức lý luận về điều tra hình sự rất hạn chế nên khi được phân công điều tra án hình sự thì lúng túng.

Chưa có quy định pháp luật bảo đảm thực hiện có hiệu quả quyền công tố và kiểm sát điều tra của Viện kiểm sát như thiếu cơ chế bảo đảm Viện kiểm sát nắm được đầy đủ, kịp thời các tố giác, tin báo về tội phạm trên thực tế cũng như kiểm sát được chặt chẽ việc xử lý tố giác, tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra, dẫn đến nguy cơ bỏ lọt tội phạm. Cũng có không ít trường hợp các yêu cầu của Viện kiểm sát trong quá trình điều tra vụ án hình sự chưa

được thực hiện nghiêm túc. Viện kiểm sát đề ra yêu cầu điều tra nhưng Cơ quan điều tra không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nhưng pháp luật lại chưa quy định những biện pháp để bảo đảm thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm của Viện kiểm sát.

2.3.3. Một số hạn chế, bất cập khác trong công tác quản lý nhà nước về kinh tế liên quan đến lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng.

2.3.3.1. Nguyên nhân từ công tác quản lý nhà nước trong việc thành lập doanh nghiệp.

Về phía cơ quan quản lý, thi hành Luật doanh nghiệp trong bối cảnh mà lý lịch tư pháp đang là lĩnh vực tương đối mới mẻ, Luật cạnh tranh ra đời nhưng chưa kịp thời điều chỉnh tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội thì một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân có thể thành lập nhiều doanh nghiệp khác nhau để làm ăn phi pháp, mua bán, hóa đơn là điều không quá khó khăn. Vụ án Trần Quốc Mỹ và các đồng bọn là một điển hình, đối tượng này trong thời gian từ năm 2012-2013 đã cùng với các đối tượng khác thành lập 21 doanh nghiệp ở hai tỉnh, thành phố là Hải Dương và Hải Phòng để phát hành hóa đơn khống với số tiền lên đến cả nghìn tỉ đồng, thu lời bất chính 135 tỉ đồng... Hoạt động đăng ký thành lập doanh nghiệp hiện nay rất dễ dàng, không có quá trình kiểm tra giám sát cần thiết. Công tác hậu kiểm còn nhiều bất cập, nhiều cơ quan thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp nhưng chất lượng và hậu quả còn thấp, gây phiền hà, tốn kém và gây tâm lý lo lắng cho doanh nghiệp. Nhiều trường hợp, sự phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng chưa đồng bộ, thiếu nhất quán. Về phía doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân, bên cạnh số đông nhận thức về quyền và trách nhiệm của mình, chấp hành luật thì có một bộ phận doanh nghiệp chưa có ý thức tự giác thực hiện.

Phần lớn các doanh nghiệp chưa nắm chắc các qui định của pháp luật về thuế, công tác kế toán tại doanh nghiệp còn yếu. Sai phạm trong chấp hành luật thuế phổ biến là tình trạng phản ánh không đầy đủ doanh thu để trốn thuế

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2024