Thực Trạng Công Tác Xét Xử Các Tội Phạm Xâm Phạm Trật Tự Quản Lý Kinh Tế Trong Lĩnh Vực Hoàn Thuế Giá Trị Gia Tăng.

nhập khẩu của vùng Bắc Bộ, tiếp nhận nhanh các thành tựu khoa học – công nghệ từ nước ngoài để rồi lan toả chúng trên phạm vi rộng lớn từ bắc khu Bốn cũ trở ra. Cảng biển Hải Phòng cùng với sự xuất hiện của cảng Cái Lân (Quảng Ninh) với công suất vài chục triệu tấn tạo thành cụm cảng có quy mô ngày càng lớn góp phần đưa hàng hoá của Bắc bộ đến các vùng của cả nước, cũng như tham gia dịch vụ vận tải hàng hoá quá cảnh cho khu vực Tây Nam Trung Quốc.

Hải Phòng ngày nay bao gồm 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 7 quận (Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Đồ Sơn, Dương Kinh), 8 huyện (An Dương, An Lão, Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Thuỷ Nguyên, Vĩnh Bảo). Dân số thành phố là trên 1.837.000 người, trong đó số dân thành thị là trên 847.000 người và số dân ở nông thôn là trên

990.000 người. (theo số liệu điều tra dân số năm 2009). Mật độ dân số 1.207 người/km².

Hải Phòng là thành phố có kinh tế phát triển năng động, với vị trí địa lý thuận lợi, giáp biển nên Hải Phòng từ lâu đã là địa phương phát triển nhanh về các ngành nghề dịch vụ liên quan đến xuất nhập khẩu và cảng biển. Trong những giai đoạn gần đây, với các cảng biển thuộc loại lớn trên cả nước như: Cảng Hải Phòng, cảng Đình Vũ, cảng Sông Cấm... đã góp phần giúp Hải Phòng có tốc độ phát triển kinh tế nhanh và vững chắc.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh do đặc thù vị trí địa lý mang lại, thì với một tỉnh có cảng biển lớn, là nơi tàu bè ra vào tấp nập, Hải Phòng từ trước đến nay vẫn được đánh giá là tỉnh có tình hình tội phạm rất phức tạp, đặc biệt là các băng nhóm tội phạm hoạt động theo kiểu xã hội đen. Trong những năm vừa qua theo thống kê của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng, bình quân một năm các cơ quan tư pháp của thành phố đã khởi tố trung bình 2.500 vụ án với gần 5000 bị cáo. Tội phạm xảy chủ yếu là các tội xâm phạm trật tự xã hội như: giết người, cố ý gây thương tích, trộm cắp tài

sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, các tội phạm về ma túy... Ngoài ra điển hình trong những năm vừa qua ở Hải Phòng đã xảy ra những vụ án hết sức nghiêm trọng, gây xôn xao trong dư luận như vụ án Đoàn Văn Vươn và đồng bọn phạm tội chống người thi hành công vụ, vụ án Dương Chí Dũng phạm tội tham ô,...

2.2.2. Thực trạng công tác xét xử các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng.

Với tính chất là một thành phố có cảng biển, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa diễn ra sôi động, bên cạnh đó Hải Phòng cũng là địa bàn có số doanh nghiệp lớn, hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Bên cạnh những ưu điểm trong việc phát triển kinh tế, phần lớn doanh nghiệp đã góp phần nhất định vào sự phát triển của địa phương, có những đóng góp nhất định cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, các vụ án chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT, các vụ án buôn lậu, trốn thuế xảy ra thường xuyên trên địa bàn, có thể nói Hải Phòng là địa phương có số lượng doanh nghiệp “ma” phục vụ việc mua bán hóa đơn GTGT lớn nhất trên cả nước hiện nay.

Trong những năm vừa qua, cùng với kết quả đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, công tác điều tra, truy tố, xét xử các tội phạm các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT tại Hải Phòng đã đạt được những kết quả nhất định, hoạt động phát hiện, khởi tố điều tra các hành vitrốn thuế, mua bán hóa đơn trái phép đã có những bước chuyển biến tích cực. Công tác này được thể hiện qua bảng số liệu sau:


Bảng 2.1. So sánh số vụ án các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT đã được khởi tố điều tra với tổng số vụ án hình sự được khởi tố, điều tra giai đoạn 2010-2014


Năm

Vụ án hình sự

Vụ án trong lĩnh vực

hoàn thuế GTGT

So sánh (%)

Số vụ án

Số bị can

Số vụ án

Số bị can

Số vụ án

Số bị can

2010

3250

6310

34

73

1

1,1

2011

3468

7034

47

89

1,3

1,2

2012

3145

7125

59

102

1,8

1,4

2013

3509

7308

64

121

1,8

1,6

2014

3367

7217

56

117

1,6

1,6

Tổng

16.739

34.994

260

502

1,5

1,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng theo Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hải Phòng - 8

Nguồn: Phòng thống kê tội phạm và công nghệ thông tin - Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng

Bảng 2.2. So sánh số vụ án liên quan đến thuế GTGT đã được khởi tố điều tra so với số vụ án hình sự trong lĩnh vực kinh tế đã được khởi tố điều tra giai đoạn 2010-2014


Năm

Số vụ án hình sự trong lĩnh vực kinh tế

Số vụ án chiếm đoạt tiền hoàn thuế

GTGT


So sánh

Số vụ án

Số bị cáo

Số vụ án

Số bị cáo

Số vụ án

Số bị cáo

2010

435

1012

34

73

7,8

7,2

2011

530

1324

47

89

8,8

6,7

2012

497

1125

59

102

11,8

9,0

2013

509

1254

64

121

12,5

9,6

2014

544

1309

56

117

10,2

8,9

Tổng

2.515

6.024

260

502

10,3

8,3

Nguồn:Phòng thống kê tội phạm và công nghệ thông tin - Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng

Qua bảng so sánh trên, chúng ta thấy số vụ án chiếm đoạt tiền hoàn thuế được khởi tố, điều tra chiếm tỉ lệ tương đối nhỏ trong tổng số vụ án hình sự đã được khởi tố điều tra trong giai đoạn. Nguyên nhân khác quan: do tình hình chung việc khởi tố, điều tra các vụ án hình sự của cơ quan cảnh sát điều tra là chậm; Luật thuế GTGT tuy đã thực hiện được một số năm nhưng các đối tượng đã rất tinh vi trong các thủ đoạn thành lập doanh nghiệp “ma” mua đi bán lại hóa đơn để qua mặt các cơ quan chức năng; quy định của BLHS về tội phạm liên quan đến thuế GTGT còn thiếu thống nhất, chưa kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn thi hành (Thông tư 10/2013 phải đến tháng 8/2013 mới có hiệu lực); nhận thức của cán bộ công tác tại các cơ quan tiến hành tố tụng chưa đầy đủ dẫn đến giải quyết vụ án kéo dài, việc điều tra phát hiện các hành vi vi phạm quy định về thuế GTGT còn nhiều khó khăn, trong một số vụ án điều tra còn phụ thuộc vào việc xác minh, đối chiếu hóa đơn của ngành Thuế mà công tác này còn chưa kịp thời, chưa chính xác nên thời gian còn kéo dài, các hành vi của các đối tượng là rất tinh vi, có nhiều thủ đoạn mới mà cơ quan chức năng chưa kịp thời phát hiện và biết được để kịp thời đấu tranh.

Bảng 2.3. Số liệu truy tố, xét xử các vụ án các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT

Năm

Số truy tố

Số đình chỉ

Số xét xử sơ thẩm

Số xét xử phúc thẩm

2010

34

3

31

22

2011

47

4

43

34

2012

59

6

56

47

2013

64

4

60

41

2014

56

7

49

35

Tổng

260

24

239

179

Nguồn:Phòng thống kê tội phạm và công nghệ thông tin - Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng

Bên cạnh đó, nếu xét về thành phần đối tượng phạm các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT cụ thể quan bảng số liệu sau.

Bảng 2.4. Thành phần bị cáo được đưa ra xét xử sơ thẩm về các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT

Năm

Tổng số bị cáo

Trong đó

Lãnh đạo doanh

nghiệp

Cán bộ hải quan


Cán bộ thuế

Thành phần khác

Số bị cáo

So sánh

(%)

Số bị cáo

So sánh

(%)

Số bị cáo

So sánh

(%)

Số bị cáo

So sánh

(%)

2010

73

62

84

3

4

4

5,4

4

5,4

2011

89

72

81

6

6

5

5,6

6

6,7

2012

102

89

87

9

9

3

2,9

1

0,98

2013

121

106

87

12

10

3

2,4

0

0

2014

117

97

83

14

11

6

5,1

1

0,82

Tổng

502

426

84

44

8,7

21

4,1

12

2,3

Nguồn:Phòng thống kê tội phạm và công nghệ thông tin - Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng

Như vậy, qua bảng số liệu trên đây cho thấy, số bị cáo phạm các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT chủ yếu là các lãnh đạo doanh nghiệp (trong trường hợp này gồm cả kế toán trưởng). Điều này cũng có thể giải thích được bởi lẽ, việc mua bán hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách chỉ có thể là doanh nghiệp, đồng thời cũng chỉ có thể doanh nghiệp mới có chức năng được phát hành hóa đơn, đồng thời là đối tượng theo chính sách

của nhà nước được phép hoàn thuế GTGT theo quy định của luật. Do đó, đa số đối tượng phạm các tội này là lãnh đạo doanh nghiệp. Bên cạnh đó, để có thể tiến hành trót lọt được hành vi chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT của nhà nước, các đối tượng này cũng cần phải liên kết với các thành phần thoái hóa biến chất trong các cơ quan nhà nước có chức năng trong quản lý lĩnh vực này. Vì thế, có một số bị cáo là đồng phạm của các đối tượng trong các vụ án chiếm đoạt thuế GTGT như các cán bộ hải quan, cán bộ thuế... Rất nhiều vụ án cho thấy có dấu hiệu tiếp tay của cán bộ Hải quan, cán bộ Thuế tham gia vào đường dây phạm tội này.

Trong những năm vừa qua, trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã xảy ra những vụ việc liên quan đến lĩnh vực hoàn thuế GTGT rất nghiêm trọng trong đó chủ yếu nhất vẫn là các tội phạm như: trốn thuế, mua bán trái phép hóa đơn GTGT.... Điển hình như các vụ án sau:

Ví dụ 1: Vụ án trốn thuế

Lợi dụng chính sách của nhà nước theo Thông tư 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính về “điều kiện chứng từ thanh toán qua ngân hàng để được khấu trừ, hoàn thuế GTGT” là các hóa đơn có giá trị thanh toán từ 20 triệu trở lên. Vì vậy, để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng, nhiều doanh nghiệp “ma” gian lận bằng cách khi bán hóa đơn ghi khống trị giá hàng hóa dưới 20 triệu đồng (đã có VAT), viết thành nhiều hóa đơn, với mục đích là không phải thanh toán qua ngân hàng. Còn những hợp đồng “ma” có giá trị lớn, các đối tượng giao dịch khống qua ngân hàng bằng cách: Người bán hóa đơn khống từ doanh nghiệp “ma” yêu cầu doanh nghiệp mua hóa đơn phải mở tài khoản tại cùng một ngân hàng với doanh nghiệp “ma” bán hóa đơn. Mục đích của việc này là để mọi giao dịch thanh toán chỉ diễn ra trong một ngày (có thanh toán qua ngân hàng nhưng thực tế không phát sinh hoạt động kinh tế). Sau đó, doanh nghiệp “ma” cho người nộp tiền vào tài khoản của doanh nghiệp mua hóa đơn và đề nghị chủ tài khoản của doanh nghiệp

mua hóa đơn ký khống ủy nhiệm chi, để sau khi nộp tiền vào tài khoản chúng viết ủy nhiệm chi thanh toán từ DN mua hàng khống sang doanh nghiệp “ma”. Sau đó, lập séc rút tiền mặt ra khỏi tài khoản của các doanh “ma”. Kết thúc quá trình thanh toán chỉ diễn ra trong 1 giờ.

Vụ án xảy ra tại thành phố Hải Phòng là Công ty TNHH Kim Thư (Quận Kiến An) do Ngô Văn Thanh làm Giám đốc, mua 57 tờ hoá đơn ghi khống trị giá hàng hoá hơn 102 tỷ đồng để hợp thức hoá đầu vào cho số lượng lớn cát san lấp mua trôi nổi trên thị trường của công ty, trốn thuế gần 9,3 tỷ đồng; Công ty TNHH Thiên Huy, mua 15 tờ hoá đơn GTGT ghi khống số tiền hơn 6,5 tỷ đồng để làm chứng từ đầu vào cho các dịch vụ sửa chữa, thuê xe vận chuyển… của công ty, trốn thuế hơn 620 triệu đồng; Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thanh Bi và DNTN Thanh Bi (Huyện An Dương) do Phan Văn Bi làm Giám đốc, mua 19 tờ hoá đơn ghi khống trị giá hơn 72,4 tỷ đồng để hợp thức hoá đầu vào cho số hàng hoá, dịch vụ mua trôi nổi, trốn thuế hơn 6,5 tỷ đồng; Công ty TNHH Ngọc Tuyết (Huyện Thủy Nguyên) trốn thuế gần 290 triệu đồng. Tất cả các vụ án trên đều đã bị khởi tố và điều tra về tội trốn thuế, tuy nhiên thủ đoạn chủ yếu của các đối tượng đều có liên quan đến mua hóa đơn GTGT khống.

Ngoài ra còn xảy ra vụ án trốn thuế lớn xảy ra tại công ty TNHH Dược phẩm Thiên Á (Quận Lê Chân). Ngày 23/11/2011, Phòng Cảnh sát điều tra các tội phạm kinh tế chức vụ - Công an thành phố Hải Phòng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Hoàng Thế Tân, nguyên Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Dược phẩm Thiên Á. Ông Tân cùng đồng bọn cố ý làm trái, buôn bán hoá đơn VAT trong thời gian dài, chiếm đoạt tài sản Nhà nước hơn 2 tỷ đồng. Từ cuối năm 2010, Hoàng Thế Tân cùng Lê Tất Tuận đã ký hợp đồng giả với Công ty Kiến An, xuất khống hóa đơn VAT, trong đó ông Tân đại diện Công ty cổ phần Dược phẩm Thiên Á đã ký 4 hợp đồng vận chuyển hàng hóa với Phạm Quốc Vinh, nhận 14 hóa đơn VAT khống (giá thanh toán gần 300 triệu đồng).

Đáng chú ý, số tiền này được ông Tân và đồng bọn phê duyệt cho cấp dưới sử dụng để mua quà tết và tiếp khách! Hoàng Thế Tân và Lê Tất Tuận cũng cho phép các nhân viên hợp thức hóa các khoản chi sai nguyên tắc, trị giá gần 1,8 tỷ đồng. Một phần trong khoản này được hợp thức hóa thông qua việc mua hóa đơn VAT khống, kê thêm tiền vào hóa đơn VAT vận chuyển của một số công ty [34].

Ví dụ 2: Vụ án mua bán trái phép hóa đơn giá trị giá tăng

Nhằm lợi dụng chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực cấp phép thành lập doanh nghiệp và quản lý hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) của ngành Thuế, từ năm 2012 đến 2013, Trần Quốc Mỹ (37 tuổi), trú ở huyện Thủy Nguyên, đã câu kết với Nguyễn Thị Bích Hạnh (32 tuổi), Phạm Đức Thịnh (29 tuổi), Nguyễn Hoà Long (42 tuổi), đều ở thành phố Hải Phòng và Nguyễn Thị Thu Thảo (31 tuổi), trú ở quận Hải An, thành lập một số doanh nghiệp thu mua nông sản trên địa bàn tỉnh thành phố Hải Phòng và 8 doanh nghiệp tại tỉnh Hải Dương với mục đích dùngpháp nhân của các công ty này để bán hóa đơn GTGT khống, hợp thức hàng hóa, dịch vụ đầu vào cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân nhằm hưởng lợi bất chính tiền 5% thuế GTGT.

Sau khi thành lập doanh nghiệp, Trần Quốc Mỹ cùng đồng phạm khác đã bán hóa đơn GTGT cho một số chủ doanh nghiệp như: Phạm Đây 634 tờ hóa đơn; Võ Thị Hồng Đào 1.318 tờ hóa đơn; Nguyễn Đình Anh 51 tờ hóa đơn; Đặng Thị Thùy Trang 40 tờ hóa đơn; Lê Xuân Thủy, Huỳnh Thị Lệ Huyền 47 tờ hóa đơn… (các đối tượng nêu trên đều là bị can trong vụ án này) với doanh số lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Kết quả điều tra cho thấy, 12 bị can đã mua bán tổng cộng hơn 2.100 tờ hóa đơn, tổng doanh số tiền ghi trên hóa đơn là hơn 3.300 tỷ đồng, hưởng lợi bất chính hơn 135 tỷ đồng. Trên đây là vụ án điển hình trong các vụ án mua bán hóa đơn GTGT đã được điều tra, phát hiện trên địa bàn Hải Phòng, thủ đoạn phổ biến của các đối tượng là thành lập nhiều doanh nghiệp “ma” để được cơ quan quản lý thuế cho phép

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2024