Lĩnh Vực Thuế Giá Trị Gia Tăng Và Quản Lý Hóa Đơn.

hoặc dùng bảng kê khống để khấu trừ thuế. Rất nhiều trường hợp, số liệu ghi hóa đơn giữa các liên không khớp nhau, không ghi địa chỉ người bán, người mua. Sự thông thoáng của Luật doanh nghiệp là một nguyên nhân làm xuất hiện nhiều doanh nghiệp “ma”. Mặc dù doanh nghiệp “ma” đã có từ rất lâu trước khi có sự ra đời của Luật doanh nghiệp nhưng cộng hưởng với những qui định về lợi dụng của Luật thuế giá trị gia tăng, khấu trừ khống, hoàn thuế khống đầu vào trên diện rộng nhưng công tác quản lý hóa đơn, chứng từ còn nhiều bất cập, làm cho tình hình trở nên phức tạp và khó kiểm soát.

Luật doanh nghiệp năm 2005 đã đụng đến hàng loạt văn bản pháp luật, từ Bộ luật dân sự, Luật thương mại, Luật đất đai...., có những nội dung rất trái ngược, thậm chí triệt tiêu nhau. Luật doanh nghiệp có nhiều quy định cũng mâu thuẫn nhau, dẫn đến khó áp dụng trên thực tế. Những sơ sở trên của thủ tục thành lập doanh nghiệp chính là việc, cơ quan chức năng không cần phải kiểm tra nhân thân của người đứng tên hay đại diện, điều hành doanh nghiệp. Thực tế có trường hợp, người tâm thần, người nghiện ma túy, tội phạm.... đã được thuê làm giám đốc. Cơ quan pháp luật khi phát hiện ra sai phạm của doanh nghiệp đã không tìm ra tung tích của những người giám đốc cho mượn tên này hoặc không thể đưa ra xét xử được vì theo Bộ luật dân sự những người này là người mất năng lực hành vi dân sự.

Để được công nhận là pháp nhân, Điều 84 Bộ luật dân sự qui định phải “có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và phải tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó”. Thế nhưng Luật doanh nghiệp không yêu cầu đưa ra bằng chứng xác thực về tài sản hay góp vốn trừ trường hợp yêu cầu vốn pháp định. Thậm chí doanh nghiệp sau khi có đăng ký kinh doanh và con dấu là đương nhiên được hoạt động, dù có hay không có vốn. Nhiều ý kiến cho rằng sự dễ dãi của Luật doanh nghiệp dẫn đến không thể ngăn chặn việc người thành lập doanh nghiệp hoạt động phi pháp.

Tình trạng một người đứng tên đại diện pháp luật cho nhiều doanh nghiệp liên tục thay đổi trụ sở và người đại diện pháp luật diễn ra phổ biến. Công ty TNHH Minh Anh có trụ sở tại Quận Đồ Sơn - Hải Phòng đã bị Cục thuế Hải Phòng xử lý truy thu số tiền hơn 17 tỷ đồng. Vụ việc đã được chuyển đến Phòng cảnh sát điều tra án về kinh tế chức vụ để xử lý theo hình sự. Điều đáng nói là sau khi bị cơ quan xử lý, công ty này lại chuyển trụ sở về quận Hải An để tiếp tục hoạt động. Việc thay đổi địa chỉ, người đại diện theo pháp luật gây nhiều khó khăn cho công tác thanh, kiểm tra. Vi phạm thường gặp là sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn của doanh nghiệp khác để bán hàng... Không ít trường hợp sử dụng tên người đã chết để kinh doanh, biến người xin việc thành người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Đại diện của doanh nghiệp không bao giờ có mặt tại địa chỉ kinh doanh. Sau khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tiền hoàn thuế thì thay đổi người đại diện cũng như thành viên công ty.

2.3.3.2. Lĩnh vực thuế giá trị gia tăng và quản lý hóa đơn.

Trước kia, theo quy định của ngành thuế, để có thể khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào, doanh nghiệp phải có đủ hóa đơn, chứng từ và các tài liệu khác, trong đó quan trọng nhất là bảng kê thu mua hàng hóa và các hóa đơn có liên quan.

Bảng kê thu mua hàng hóa là một loại chứng từ đặc biệt, phù hợp với thực tiễn nước ta và được pháp luật thừa nhận trong giai đoạn quá độ đến hóa đơn hóa mọi hoạt động kinh tế. Thực tế có trường hợp nó được sử dụng như một công cụ để chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT và hạch toán tăng chi phí sản xuất kinh doanh nhằm trốn thuế. Sau khi Luật thuế GTGT được ban hành, quy trình quản lý thuế trao quyền tự xác nhận và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với mẫu bảng kê mua bán hàng hóa cho giám đốc doanh nghiệp khi mua hàng hóa của người trực tiếp sản xuất. Người trực tiếp sản xuất ra hàng hóa thường không lớn. Việc vận chuyển hàng đi bán trực tiếp cho doanh

nghiệp gặp khó khăn. Xét về kinh tế, họ nhương lại khâu lưu thông cho lực lượng thu mua gom mà gọi là đầu nậu. Hoạt động của những người thu mua gom mang tính thời vụ, thường không chịu sự kiểm soát của cơ quan Thuế nên không thể sử dụng hóa đơn, chứng từ được. Mặt khác về phía doanh nghiệp khi mua hàng cũng không thể nhận biết đâu là hàng của người trực tiếp sản xuất, đâu là hàng của người thu mua gom. Doanh nghiệp buộc phải “lờ đi”quy định kém khả thi của mẫu bảng khai mua bán hàng hóa là ghi rõ họ tên, địa chỉ của nông, ngư dân bán hàng cho mình. Doanh nghiệp bịa tên, tuổi, địa chỉ người bán. Khi các cơ quan chức năng kiểm tra thấy không có ai như trong bảng kê thì áp đặt cho doanh nghiệp lỗi gian dối.

Trong lĩnh vực thuế GTGT các nhà kinh tế học đã chỉ ra rằng các nguyên sau dẫn đến tình trạng chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT ngày càng phát triển.

- Các quy định của pháp luật về thuế GTGT hiện hành còn quá nhiều khe hở, nhiều bất cập, không phù hợp với thực tại và yêu cầu phát triển của nền kinh tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

- Thuế GTGT là một loại thuế mới tiên tiến, nhưng công nghệ quản lý thu thuế của nước ta hiện nay chưa đáp ứng kịp của tính tiên tiến và hiện đại.

Từ hai lý do này đã tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi, khiến các chủ thể kinh doanh phải trốn thuế, lậu thuế, vì nếu kinh doanh chân chính sẽ bị thua thiệt, lợi nhuận thấp hoặc không thể tồn tại trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường.

Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng theo Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hải Phòng - 10

- Tư tưởng chỉ đạo trong cải cách thuế còn ảnh hưởng dấu ấn của cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Chưa chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện thuế GTGT có hiệu quả.

- Quá trình cải cách thuế chỉ mới tập trung nhiều đến khía cạnh chính sách mà chưa có sự quan tâm thích đáng đến việc cải cách hành chính thuế

ngay từ đầu. Điều này đã dẫn đến năng lực quản lý hành chính thuế thấp, hiệu quả chưa cao, làm xuất hiện nhiều tồn tại trong công tác hành thu.

- Các cơ quan thanh tra, kiểm tra và kiểm toán đã phát hiện nhiều sai phạm nhưng hầu hết chỉ kiến nghị thu hồi, chưa có biện pháp mạnh để kiến nghị xử lý đối với những trường hợp vi phạm pháp luật, đặc biệt là kiến nghị xử lý về trách nhiệm người đứng đầu còn hạn chế.

Từ khi áp dụng Luật thuế GTGT đặc biệt sau khi cho phép doanh nghiệp tự in hóa đơn GTGT, sau đó cơ quan thuế chỉ kiểm soát phần thông báo phát hành hóa đơn thì việc doanh nghiệp có được hóa đơn hợp pháp là rất lớn. Các doanh nghiệp này thường in ấn số lượng hóa đơn lớn, sau đó kê khai với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, rồi lợi dụng kẽ hở trong quản lý hóa đơn mà bán hóa đơn cho doanh nghiệp có nhu cầu.

2.3.3.3. Nguyên nhân từ hoạt động quản lý trong lĩnh vực hải quan.

Để xuất khẩu được hàng hóa qua biên giới, doanh nghiệp phải làm tờ khai hải quan, thuê phương tiện vận tải (chủ yếu bằng ô tô và tàu biển) đưa hàng hóa tới cửa khẩu, làm thủ tục kiểm hóa, kiểm dịch. Muốn hoàn tất được các công đoạn đó tại cửa khẩu doanh nghiệp phải trực tiếp làm việc với cán bộ Hải quan, biên phòng, kiểm dịch. Nếu không có sự bảo kê hay tiếp tay của các lực lượng này thì doanh nghiệp không thể thực hiện được hành vi “xuất khống”, “xuất ít, khai nhiều” hoặc quay vòng hàng hóa xuất khẩu mà vẫn có được bộ hồ sơ xuất khẩu hàng hóa hợp lệ. Thủ đoạn phổ biến là dùng tiền, vật chất để mua chuộc, lôi kéo cán bộ Hải quan. Khi đối tượng đã mắc câu, dấn thân vào ý đồ của chúng thì chúng dùng thủ đoạn cao hơn là khống chế. Cán bộ Hải quan há miệng mắc quai, không làm theo yêu cầu của chúng thì sẽ bị tố giác. Trừ một số ít đã có ý đồ làm giàu bất chính, đã cam tâm ngay từ đầu, đa số còn lại bị dụ dỗ, lôi kéo, nhắm mắt làm liều. Cán bộ Hải quan đã trở thành người bao che, tiếp tay cho những kẻ vi phạm. Chỉ đến lúc bị phát hiện, bị bắt giữ mới thấy hối tiếc, khi đó đã quá muộn. Hầu hết tại các cửa khẩu đều

có hiện tượng tiêu cực trong lực lượng Hải quan, chỉ khác ở mức độ vi phạm khác nhau. Điển hình như vụ án Lê Tiến Trung chiếm đoạt tiền hoàn thuế của Nhà nước, Cơ quan điều tra đã khởi tố 3 cán bộ hải quan tại Cảng Hải Phòng để điều tra về tội nhận hối lộ. Ba cán bộ này đã nhận tiền của Trung và các đồng bọn để tiếp tay cho hoạt động buôn lậu của Trung.

Lợi dụng các tư thương có hàng xuất khẩu, người phạm tội còn “mượn” hoặc thuê hàng để có được xác nhận Hải quan. Trong lĩnh vực gia công hàng xuất khẩu, thủ đoạn phổ biến là tăng tỉ lệ gia công để tăng chi phí và thuế đầu vào nhằm trốn thuế thu nhập doanh nghiệp và tăng tiền hoàn thuế đầu vào để chiếm đoạt tiền hoàn thuế. Ví dụ như vụ án Hoàng Đại Viên đã thành lập công ty chuyên gia công hàng hóa cho doanh nghiệp Trung Quốc, sau khi nhập quần áo hoàn chỉnh gắn mác “Made in China”, sau đó tháo mác ra và gắn mác “Made in Vietnam”, trong khi đó tờ khai hải quan của công ty này lại ghi là nhập quần áo để gia công hàng xuất khẩu. Ở đây rõ ràng có sự tiếp tay của Hải quan nơi doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu.

Tương tự như ngành Hải quan, một số cán bộ ngành Thuế đã lợi dụng sự hiểu biết chính sách, pháp luật thuế nhằm giúp đỡ tạo điều kiện cho những kẻ vi phạm. Những cán bộ thuế này có khi trực tiếp hướng dẫn hoàn thiện những hóa đơn, chứng từ, bảng kê... sao cho đúng luật. Hoặc cán bộ thế thiếu trách nhiệm, không kiểm tra hồ sơ xin hoàn thuế theo đúng quy trình của pháp luật, có trường hợp cán bộ trực tiếp kiểm tra hồ sơ biết rõ là chưa đúng thủ tục, còn thiếu tài liệu, song do có sự thỏa thuận trước mà bỏ qua, vẫn cho doanh nghiệp được hoàn thuế. Đến khi ngành Thuế tự kiểm tra hoặc cơ quan chức năng kiểm tra thì mới bị phát hiện. Điều này cho thấy, công tác cán bộ còn nhiều yếu kém. Ngoài việc nâng cao trình độ, năng lực thì một việc không kém phần quan trọng là nâng cao đạo đức, phẩm chất người cán bộ. Với môi trường công tác dễ bị cám dỗ bởi đồng tiền thì việc giáo dục ý thức pháp luật, tinh thần trách nhiệm là luôn luôn cần thiết và cấp thiết.


2.3.3.4. Nguyên nhân từ lĩnh vực ngân hàng.

Về chứng từ thanh toán: để được công nhận là hàng xuất khẩu, trong hồ sơ phải có chứng từ thanh toán, chứng từ thanh toán ở đây phải được hiểu là chứng từ thanh toán quốc tế, chứ không thể là các giấy nhận tiền mặt như trường hợp bán hàng trong nước. Thông tư của Bộ Tài chính cũng như các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng không qui định cụ thể về chứng từ thanh toán. Việc thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt. Như trường hợp công ty du lịch dịch vụ dầu khí Hải Phòng tự nộp tiền thanh toán hàng xuất khẩu cho chính mình thông qua một tài khoản của ngân hàng Trung Quốc mở tại Việt Nam và yêu cầu vào tài khoản của doanh nghiệp mình kèm theo hợp đồng xuất khẩu khống. Để hợp lý hóa khoản tiền đã tạm ứng, chúng phù phép thành nhiều khoản chi tiêu khác nhau có hóa đơn, chứng từ đầy đủ, phù hợp với lý do ghi trong giấy tạm ứng. Nếu doanh nghiệp không bị Thanh tra thành phố Hải Phòng phát hiện thì ngân sách Nhà nước đã bị chiếm đoạt 2,7 tỉ đồng. Việc thừa nhận các chứng từ thanh toán không được qui định trong một phương thức thanh toán quốc tế dù ít hay nhiều cũng phá vỡ chức năng kiểm soát của điều kiện này.

Những nguyên nhân về giao dịch trong lĩnh vực ngân hàng như trên đã dẫn đến việc hoạt động chiếm đoạt tiền của Nhà nước trong lĩnh vực thuế GTGT, đặc biệt hiện nay tình trạng kiểm soát giao dịch bằng tài khoản không được thực hiện một cách triệt để, các doanh nghiệp cố tình chia nhỏ các hóa đơn, chứng từ, hợp đồng để tránh phải thực hiện quy định về chuyển khoản. Một phần cũng do tình trạng thiếu các chế tài, các cơ chế kiểm soát cần thiết đối với các giao dịch này, đồng thời luật pháp quản lý về vấn đề này còn nhiều bất cập vướng mắc dẫn đến việc quản lý còn nhiều khó khăn.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG LĨNH VỰC

HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

3.1. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

Để góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật liên quan đến các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT chúng ta cần đặt các giải pháp này trong tổng thể hệ thống pháp luật liên quan đến thuế GTGT. Bởi lẽ, chỉ hoàn thiện BLHS về các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT là chưa đủ để xử lý đối với các hành vi này, đồng thời có thể phòng ngừa tội phạm xảy ra trên thực tế. Trên cơ sở những phân tích ở Chương 2, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp sau đề hoàn thiện pháp luật có liên quan đến các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT.

3.1.1. Hoàn thiện các quy định trong Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng.

Thứ nhất, hoàn thiện các quy định về pháp luật hình sự liên quan đến các tội xâm phạm TTQLKT nói chung.

Pháp luật hình sự về các tội xâm phạm TTQLKT phải thể chế hoá chính sách hình sự của Nhà nước về các tội xâm phạm TTQLKT. Pháp luật hình sự về các tội xâm phạm TTQLKT phải quy định rõ ràng cơ sở của TNHS và các hình thức TNHS đối với các tội xâm phạm TTQLKT. Đây cũng chính là một trong các lý do dẫn đến thực trạng kém hiệu quả phòng ngừa và xử lý các tội xâm phạm TTQLKT của pháp luật hình sự. Vì vậy, một trong các yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải nhanh chóng hoàn thiện chương XVI BLHS năm 1999 trên cơ sở lý luận về TNHS đối với các tội xâm phạm TTQLKT. Phương hướng chung của việc hoàn thiện chương XVI BLHS năm 1999 được xác định là:

Một là, kịp thời ban hành các văn bản pháp luật hướng dẫn áp dụng pháp luật hình sự về các tội xâm phạm TTQLKT. Trước mắt, cần tập trung hướng dẫn những quy định còn thiếu rõ ràng, những người áp dụng pháp luật gặp nhiều vướng mắc, lúng túng như:

- Một số dấu hiệu định lượng: số lượng lớn, số lượng rất lớn, số lượng đặc biệt lớn; thu lợi lớn, thu lợi rất lớn, thu lợi đặc biệt lớn; gây hậu quả lớn, gây hậu quả rất lớn, gây hậu quả đặc biệt lớn;

- Phân định đối tượng của tội phạm: đối tượng của tội sản xuất, buôn bán hàng giả và đối tượng của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp...

Hai là, quy định về các tội xâm phạm TTQLKT phải trên cơ sở các văn bản pháp luật chuyên ngành về quản lý kinh tế. Chúng tôi cho rằng nhiệm vụ trọng tâm trước mắt của việc hoàn thiện pháp luật hình sự về các tội xâm phạm TTQLKT là: song song với việc hoàn thiện pháp luật chuyên ngành về quản lý kinh tế, cần rà soát lại các quy định của BLHS về các tội xâm phạm TTQLKT (chương XVI) và sửa đổi cho phù hợp với các quy định của pháp luật chuyên ngành, đặc biệt trong các lĩnh vực sở hữu công nghiệp, đất đai, xuất nhập khẩu hàng hoá... Như vậy các điều luật về các tội phạm trong một số lĩnh vực cụ thể từ Điều 171 đến Điều 179 cần được chú ý sửa đổi bổ sung.

Ba là, các tội xâm phạm TTQLKT có các dấu hiệu đặc trưng riêng trong điều kiện kinh tế thị trường. Vì vậy, cần quy định cụ thể, rõ ràng các dấu hiệu pháp lý của các tội phạm cụ thể, tránh việc chỉ quy định chung chung tội danh. Đặc biệt, cần chú ý mô tả dấu hiệu hành vi khách quan và dấu hiệu lỗi của tội phạm. Về lý luận, đây đều là các dấu hiệu bắt buộc phải quy định trong các cấu thành tội phạm cụ thể. Hành vi khách quan của tội phạm càng quy định cụ thể, rõ ràng và sát thực thì càng thuận lợi cho việc xác định trách nhiệm của người có hành vi vi phạm. Việc quy định lỗi trong các cấu thành tội phạm phải theo định hướng: chỉ ở những tội phạm mà hành vi thể

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 07/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí