Chính Sách Quản Lý Ngoại Hối Góp Phần Phát Triển Sản Xuất, Ổn Định Giá Cả Và Thúc Đẩy Nền Kinh Tế Tăng Trưởng.


Trong quản lý tiền tệ khả năng chuyển đổi của bản tệ đóng vai trò quyết định trong việc lựa chọn chính sách quản lý ngoại hối. Thật vậy, với đồng tiền có khả năng chuyển đổi, do các chủ thể trong nền kinh tế được phép tự do chuyển bản tệ thành ngoại tệ khi có nhu cầu hợp lý; vì vậy, các biện pháp mang tính hành chính trong kiểm soát ngoại hối như quy định tỷ lệ kết hối, khống chế biên độ mua bán ngoại tệ của các NHTM, quản lý thị trường ngoại tệ ―chợ đen‖… là không cần thiết.

Đối với đồng tiền không có khả năng chuyển đổi, Chính phủ phải chủ động tập trung nguồn ngoại tệ thông qua việc bắt buộc các doanh nghiệp, thậm chí cá nhân có nguồn thu ngoại tệ kết hối theo một tỷ lệ nhất định; kiểm soát chặt chẽ việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài; can thiệp trực tiếp lên tỷ giá.

Tuy nhiên, trong quá trình vận hành, chính sách quản lý ngoại hối cũng tác động trở lại đối với khả năng chuyển đổi của đồng tiền. Chẳng hạn, để tạo khả năng chuyển đổi cho bản tệ, các quy định kiểm soát ngoại hối như chủ động phá giá tiền tệ để khuyến khích xuất khẩu, tăng cung ngoại tệ cho nền kinh tế, quy định tỷ lệ kết hối cao; đồng thời hạn chế luồng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài….sẽ tạo điều kiện gia tăng nguồn dự trữ ngoại hối quốc gia. Nguồn dự trữ ngoại hối dồi dào là một trong những điều kiện cơ bản tạo nền tảng cho việc tự do chuyển đổi của bản tệ thành ngoại tệ. Điều này có nghĩa, trong một số trường hợp nhất định, chính sách quản lý ngoại hối có thể trở thành một trrong những phương tiện hữu hiệu trong việc thiết lập tính chuyển đổi cho bản tệ.

1.3.4. Chính sách quản lý ngoại hối góp phần phát triển sản xuất, ổn định giá cả và thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.

Chính sách quản lý ngoại hối được xem là hiệu quả khi nó kích thích nền sản xuất trong nước phát triển, ổn định đời sống nhân dân góp phần tăng trưởng kinh tế. Trước hết, như đã phân tích ở trên, chính sách quản lý ngoại hối tác động mạnh đến ngoại thương và đầu tư quốc tế nên cũng ảnh hưởng gián tiếp đến sản xuất và tiêu dùng nội địa. Bởi vì các yếu tố đầu vào và thành phẩm của


quá trình sản xuất là cầu nối giữa thị trường trong nước với thị trường quốc tế. Chẳng hạn, nguyên liệu tham gia vào quá trình sản xuất có thể nhập từ nước ngoài, hoặc sản phẩm làm ra nó có thể trở thành hàng hoá xuất khẩu. Trong quá trình chuyển đổi hàng hoá giữa quốc gia với các nước khác trên thế giới, giá trị hàng hoá bị tác động rất lớn bởi yếu tố tỷ giá và phương thức quản lý ngoại hối. Thứ hai, nếu chính sách ngoại hối phản ánh đúng giá trị tiền tệ, thích ứng với diễn biến của nền kinh tế… nó sẽ củng cố lòng tin của công chúng vào giá trị đồng tiền, tạo nên tâm lý ổn định trong kinh doanh đầu tư. Đây là nhân tố quan trọng trong việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng quốc gia.

1.3.5. Chính sách quản lý ngoại hối tạo điều kiện mở rộng và phát triển hợp tác kinh tế quốc tế

Phát triển nền kinh tế theo hướng hội nhập với nền kinh tế toàn cầu là xu hướng phát triển tất yếu của thời đại. Trong một sân chơi chung các nước tham gia phải tuân thủ nghiêm ngặt các luật chơi đã được quy định. Chính sách quản lý vĩ mô nói chung và chính sách quản lý ngoại hối nói riêng không thể nằm ngoài quy luật này. Trong quá trình hội nhập, bên cạnh việc ổn định giá cả, cân bằng cán cân thanh toán, đẩy mạnh ngoại thương…chính sách quản lý ngoại hối phải đảm bảo các điều ước chung mà các nước trong khu vực và quốc tế quy định. Không những thế chính sách quản lý ngoại hối phải đi trước một bước và tạo điều kiện đẩy nhanh tiến trình hội nhập của quốc gia. Muốn vậy, Chính phủ phải thiết kế những bước đi thích hợp để quá trình hội nhập không bị cản trở, đồng thời, bảo đảm tính độc lập về tiền tệ của quốc gia.


CHƯƠNG II: QUẢN LÝ NGOẠI HỐI VIỆT NAM NHỮNG NĂM VỪA QUA‌‌

2.1. GIAI ĐOẠN TRƯỚC ĐỔI MỚI TIỀN TỆ (TRƯỚC NĂM 1989)


2.1.1. Bối cảnh nền kinh tế và tiền tệ Viêt Nam


Tuy đường lối đổi mới vạch ra từ năm 1986 nhưng mãi tới năm 1989, nền tiền tệ mới thực sự được cải cách thông qua những thay đổi triệt để trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Trong thời kỳ trước năm 1989, nhà nước quản lý tập trung và bao cấp mọi hoạt động, mọi lĩnh vực, bất chấp sự tác động của nhân tố cung cầu của nền kinh tế. Trong thương mại, Nhà nước độc quyền thực hiện nghiệp vụ ngoại thương và bao tiêu toàn bộ sản phẩm xã hội. Các đơn vị sản xuất bị cô lập với thị trường tiêu thụ. Điều này dẫn đến thực trạng các doanh nghiệp chỉ cố gắng sản xuất đủ chỉ tiêu được giao mà không quan tâm đến chất lượng hàng hoá, thị hiếu của người tiêu dùng. Thêm nữa việc nhà nước lãnh đạo các doanh nghiệp theo cơ chế ―Lãi nhà nước thu, lỗ nhà nước bù‖ làm nảy sinh tâm lý ỷ lại, thụ động trông chờ vào chính phủ của các doanh nghiệp. Kết quả là nền sản xuất hang hoá trong nước bị đình đốn, hàng hoá khan hiếm, kém chất lượng.

Trong lĩnh vực tiền tệ, để thống nhất đồng tiền giữa hai miền Bắc và Nam nhà nước đã thực hiện hai lần đổi tiền vào ngày 22/9/1975 và 3/5/1978. Những đặc trưng cơ bản của nền tiền tệ giai đoạn này là:

- Hệ thống ngân hàng được tổ chức thành một cấp. NHNN vừa thực hiện chức năng phát hành, quản lý tiền, vừa là người trực tiếp kinh doanh tiền tệ. Cơ chế này đã làm mất tính năng động của các ngân hàng, làm cho hoạt động kinh doanh tiền tệ ngày càng trở nên kém cỏi.

- Sự thâm hụt ngân sách nhà nước bù đắp chủ yếu bằng nguồn vốn phát hành của NHTW. Sau ngày thống nhất đất nước, nguồn viện trợ hàng năm (Mỹ cung cấp cho miền Nam, Liên Xô và Đông Âu viện trợ cho miền Bắc) khoảng 1


tỷ USD không còn nữa. Nguồn thu trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu chi thường xuyên, mức bội chi trung bình của NSNN là 7.8% GDP (1986-1990). Để bù đắp các khoản thiếu hụt của ngân sách, Chính phủ đã dùng vốn phát hành với khối lượng ngày càng lớn. Việc làm này đã khiến Việt Nam có mức lạm phát lên đến 3 con số.

- Chính phủ là người quyết định khối lượng tiền phát hành và số tín dụng cung ứng cho các thành phần trong nền kinh tế.

- Nhằm đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu kinh tế trong kỳ, Chính phủ thiết lập chính sách tiền tệ một cách duy ý trí, bất chấp sự tác động của các quy luật trong nền kinh tế. Thị trường tiền tệ và thị trường vốn chưa hình thành, hoạt động của hệ thống ngân hàng kém hiệu quả.

2.1.2. Quan điểm của nhà nước về quản lý ngoại hối


■ Nhà nước độc quyền về quản lý và kinh doanh ngoại hối


Bị điều tiết bởi cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, trong giai đoạn này Chính phủ độc quyền quản lý hoạt động thương mại quốc tế. Độc quyền ngoại thương tất yếu dẫn đến độc quyền kiểm soát và kinh doanh ngoại hối.

Cơ sở pháp lý của mọi hoạt động ngoại hối vẫn là Quy chế quản lý ngoại hối được ban hành kèm theo Nghị định số 102/CP ngày 6/7/1963 của Phủ thủ tướng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nội dung của quy chế này là tập trung mọi nguồn ngoại tệ vào tay nhà nước. Tổ chức cá nhân có ngoại tệ đều phải bán cho Nhà nước. Nhà nước quản lý ngoại tệ tập trung và phân bổ theo kế hoạch đã định.

Nhìn chung các đặc trưng nổi bật về quản lý ngoại hối giai đoạn nay là:


- Chính phủ độc quyền kinh doanh ngoại hối. Mọi hoạt động liên quan đến ngoại hối đều được thực hiện thông qua NHNT- cơ quan đại diện của NHNN trong lĩnh vực Ngoại hối;


- Nghiêm cấm mọi hoạt động kinh doanh, tàng trữ, lưu thông ngoại hối dưới mọi hình thức;

- Hạn chế tối đa việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài;


- Các tổ chức kinh tế, xã hội có nguồn thu ngoại tệ buộc phải kết hối 100% số ngoại tệ thu được;

- Áp dụng cơ chế tỷ giá cố định trong điều hành chính sách tiền tệ;


Một nghịch lý thời kỳ này là trong khi quản lý chặt thị trường chính thức, Nhà nước lại không kiểm soát được sự bành trướng của thị trường tiền tệ chợ đen và họat động của thị trường này đã làm rối loạn nền kinh tế, tác động xấu đến sản xuất và lưu thông.

■ Sử dụng chế độ đa tỷ giá cố định


Để sử dụng chính sách nhà nước độc quyền quản lý ngoại hối Chính phủ đã kiểm soát tiền tệ bằng chế độ đa tỷ giá và tỷ giá cố định. Chế độ tỷ giá cố định bao gồm các loại tỷ giá sau:

- Tỷ giá chính thức hay còn gọi là tỷ giá mậu dịch: tỷ giá cố định và không thay đổi trong một thời gian dài, thường được quy định trong hiệp định thanh toán được ký kết giữa các chính phủ.

- Tỷ giá phi mậu dịch: Là tỷ giá để thanh toán các giao dịch phi mậu dịch giữa các nước thành viên như chi phí vận tải, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, ngoại giao…Tỷ giá này được tính bằng cách cộng hệ số đắt đỏ của mỗi nước vào tỷ giá mậu dịch.

- Tỷ giá kêt toán nội bộ: Tỷ giá này được thiết lập trên cơ sở tỷ giá mậu dịch, tỷ giá phi mậu dịch và số phần trăm cộng thêm nhằm mục đích bù lỗ cho các đơn vị xuất khẩu trong nước. Tỷ giá kết toán nội bộ không được công khai vì nó chỉ áp dụng trong thanh toán nội bộ giữa các tổ chức ngoại thương, các đơn vị thu chi ngoại tệ với NHNNVN.


- Tỷ giá giữa VND và các ngoại tệ ngoài hệ thống XHCN: Là tỷ giá do Chính phủ Việt Nam đơn phương công bố dựa trên mối quan hệ thương mại và nhu cầu thanh toán của quốc gia trong từng thời kỳ.

Cuối năm 1988 đối với đồng tiền có khả năng chuyển đổi của các nước TBCN, NHNN áp dụng hai loại tỷ giá: tỷ giá dùng trong quan hệ thương mại và tỷ giá áp dụng trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHNT

Ngoài các tỷ giá nêu trên Chính phủ còn áp dụng tỷ giá du lịch và tỷ giá kiều hối. Để thu hút kiều hối và khuyến khích du lịch các tỷ giá này được tính bằng cách cộng thêm một tỷ lệ phầm trăm vào tỷ giá chính thức giữa đông Việt Nam và ngoại tệ của các nước trong khối TBCN

Tóm lại, đặc điểm cơ bản của chế độ tỷ giá trong giai đoạn này là đa tỷ giá và tỷ gía được duy trì cố định trong thời gian dài. Tỷ gía được xác định hoàn toàn theo kế hoạch phát triển của Chính phủ mà không xuất phát từ quan hệ cung cầu của nền kinh tế. Vì vậy nó không phản ánh trung thực đầy đủ sức mua giữa đồng Việt Nam và các ngoại tệ như rúp Liên Xô và USD… Tỷ giá không được dùng như một công cụ điều tiết vĩ mô. Đồng tiền Việt Nam được định giá cao hơn giá trị thực của chúng. Các doanh nghiệp xuất khẩu phải kết hối toàn bộ số ngoại tệ có được, khi có nhu cầu và được phép của cấp có thẩm quyền, các tổ chức này sẽ được các ngân hàng cung ứng ngoại tệ. Điều này tạo tâm lý ỷ lại, thụ động trong các đơn vị xuất khẩu, làm kìm hãm phát triển ngoại thương.

2.1.3. Ảnh hưởng của chính sách độc quyền quản lý và kinh doanh ngoại hối

- Đối với hoạt động của các NHTM


Hoạt động ngân hàng trong thời kỳ này được chuyên môn hóa theo bốn lĩnh vực kinh doanh chính trong nền kinh tế là đối ngoại, công nghiệp, đầu tư, nông nghiệp. Trong lĩnh vực đối ngoại, chính sách độc quyền quản lý ngoại hối được thể hiện rõ nét qua việc Nhà nước giao cho NHNT độc quyền thực hiện


nghiệp vụ thanh toán ngoại hối với nước ngoài và cung ứng tín dụng ngoại tệ cho các doanh nghiệp trong nước. Việc làm này vừa triệt tiêu tính cạnh tranh trong hoạt động kinh tế, làm giảm hiệu quả hoat động của hệ thống ngân hàng, vừa nảy sinh tệ quan liêu, cửa quyền của một số nhân viên NHNT. Điều này làm cho ngân hàng trở thành một số tổ chức xa lạ với đại đa số dân cư, làm sai lệch mục tiêu phát triển ―vì dân, do dân‖ của Chính phủ Việt Nam.

Trong những năm này, các hoạt động liên quan đến ngoại hối của ngân hàng vừa ít về số lượng (Tổng khối lượng giao dịch- mua và bán- không đáng kể, thường dưới 100 triệu USD) vừa đơn giản về hình thức giao dịch (chủ yếu là giao dịch trực tiếp qua quầy). Nguyên nhân chủ yếu của nó là chính sách khép cửa nền kinh tế Nhà nước. Thật vậy, khách hàng chủ yếu của Việt Nam trong giai đoạn này là các thành viên trong khối SEV. Giao dịch thương mại giữa Việt Nam với các nước trong khối được thực hiện trên cơ sở Hiệp định thương mại được ký giữa các Chính phủ. Giá trị hàng hóa, dịch vụ trao đổi trong Khối được thanh toán bằng RCN. RCN là đồng tiền ghi sổ được dùng để thanh toán trong các giao dịch trao đổi hàng hóa hai chiều giữa các nước thành viên. Do vậy tỷ giá giữa VND và RCN không có ý nghĩa thực tiễn và không được niêm yết.

Trong khi đó, vì lý do chính trị, các nước thành viên đã ấn định tỷ giá cao giữa RCN với các đồng tiền tự do chuyển đổi khác. Tỷ giá giữa VND với các ngoại tệ của các nước ngoài khối SEV cũng rơi vào tình trạng tương tự. Với suy nghĩ, đồng tiền có giá trị cao thể hiện nền kinh tế vững mạnh và giữ tỷ giá cố định là ổn định sức mua đồng tiền, nên VND đã được ấn định đơn phương một cách quá cao so với các ngoại tệ tự do chuyển đổi và được duy trì trong một thời gian dài. Tỷ giá không phản ánh đúng giá trị thực tiễn của đồng tiền đã làm nảy sinh thị trường thị trường tiền tệ ―chợ đen‖ và và tỷ giá của thị trường này có mức chênh lệch lớn đối với tỷ giá chính thức do NHTW công bố.


Bảng 2.1: Tỷ giá chính thức và tỷ giá của thị trường tự do từ 1985-1989


Đơn vị tính: VND/USD


Năm

Tỷ giá chính thức

Tỷ giá thị trường tự do

Chênh lệch (lần)

1985

15

115

7,66

1986

80

425

5,31

1987

368

1.270

3,43

1988

3.000

5.000

1,66

1989

3.900

4.100

1,05

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập - 4

*Nguồn:Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.


Điều này gây ảnh hưởng xấu đến nền tiền tệ, đẩy tỷ lệ lạm phát phi mã ở mức 3 con số vào các năm 1986 (774%), 1987 (533%), 1988 (393,8%), kéo theo sự leo thang của giá cả, là đời sống nhân dân khó khăn. Hoạt động thị trường ngoại tệ ―chợ đen‖ nằm ngoài khả năng kiểm soát của Nhà nước và bị tư thương thao túng làm cho nền kinh tế đã khó khăn lại càng rối rắm.

- Đối với hoạt động ngoại thương


Để thực hiện triệt để chính sách độc quyền ngoại thương, Nhà nước chỉ cho phép một số ít doanh nghiệp quốc doanh được phép trực tiếp xuất nhập khẩu. Muốn tham gia mua bán hàng hóa quốc tế, các doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về vốn (trên 200 ngàn USD), có giấy phép kinh doanh, giấy phép xuất nhập khẩu, giấy phép vận chuyển. ngoài ra, Nhà nước cũng kiểm soát chặt chẽ các danh mục cũng như giá trị hàng hóa mua bán quốc tế. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nhóm hàng tư liệu sản xuất như nguyên vật liệu, sắt thép, xăng dầu, phân bón …. Và mặt hàng xuất khẩu chính trong giai đoạn này là dầu

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 08/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí