Khái Niệm, Đặc Điểm Về Hoàn Thuế Giá Trị Gia Tăng.

Đặc điểm của thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh vào giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ trên bình diện rộng. Tính gián thu của thuế GTGT được thể hiện qua đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế là hai chủ thể hoàn toàn khách nhau. Mặt khác, sắc thuế này cũng mang bản chất liên hoàn và có tính tập trung kinh tế cao, mang những đặc tính cơ bản, đặc trưng của một sắc thuế khoa học, tiên tiến như: tính lũy thoái, điều tiết hành vi tiêu dùng hàng hóa dịch vụ. Tuy nhiên, đặc điểm chính, chủ yếu của thuế GTGT là: Thuế GTGT là sắc thuế gián thu đánh trên bình diện rộng; Thuế GTGT gắn liền với chế độ sổ sách kế toán và hóa đơn chứng từ.

1.1.1.2. Khái niệm, đặc điểm về hoàn thuế giá trị gia tăng.

Tại khoản 1, điểm a, Điều 10 Luật thuế GTGT quy định: “Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ” [42]. Theo quy định tại khoản 1, Điều 7 Nghị định 123/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08/12/2008 thì “Số thuế giá trị gia tăng phải nộp tính theo phương pháp khấu trừ bằng số thuế giá trị gia tăng đầu ra (-) số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ”. Khấu trừ thuế là căn cứ quan trọng trong việc hoàn thuế GTGT hiện nay.

Tại Chương III Điều 10, Nghị định 123/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08/12/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT quy định về hoàn thuế GTGT như sau: “Việc hoàn thuế giá trị gia tăng thực hiện theo quy định tại Điều 13 Luật thuế giá trị gia tăng...” [11].

Như vậy, hoàn thuế GTGT được hiểu là việc cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền hoàn trả lại cho đối tượng số tiền thuế GTGT đã nộp thừa hoặc chưa được khấu trừ hết. Việc hoàn thuế GTGT được thực hiện theo yêu cầu của các chủ thể khi họ đáp ứng đủ các điều kiện hoàn thuế GTGT theo quy định của pháp luật.

Ở nước ta, Luật thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn về thuế hiện hành không đưa ra khái niệm, định nghĩa cụ thể về hoàn thuế GTGT. Tuy nhiên, có thể xem xét khái niệm hoàn thuế GTGT dưới góc độ khác nhau, cụ thể:

Xem xét dưới góc độ kinh tế - tài chính, hoàn thuế GTGT là việc nhà nước hoàn trả lại cho doanh nghiệp một khoản tiền thuế nhất định đúng bằng với số thuế doanh nghiệp đã nộp khi doanh nghiệp thỏa mãn các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Xét dưới góc độ nghiệp vụ thuế thì hoàn thuế GTGT chỉ đơn thuần là một biện pháp kỹ thuật trong công tác tiến hành thu thuế.

Xét dưới góc độ pháp lý thì hoàn thuế là quyền của đối tượng nộp thuế được nhà nước trả lại một khoản tiền thuế nhất định khi có đơn yêu cầu của doanh nghiệp và doanh nghiệp chứng minh thỏa mãn các điều kiện pháp luật quy định. Hơn nữa hoàn thuế GTGT còn là một chế định pháp luật mà nội dung của nó là tập hợp các quy phạm pháp luật quy định về các trường hợp được hoàn thuế, điều kiện hoàn thuế, đối tượng được hoàn thuế, thẩm quyền ra quyết định hoàn thuế và trình tự, thủ tục hoàn thuế...

Đây là những quan điểm về hoàn thuế GTGT nhìn từ những góc độ khác nhau trong quá trình nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, thực tiễn pháp lý cho thấy hoàn thuế GTGT là việc nhà nước hoàn trả lại một khoản tiền nhất định cho đối tượng nộp thuế khi họ thỏa mãn các điều kiện pháp luật quy định.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Như vậy, hoàn thuế GTGT là việc hoàn trả một số tiền thuế nộp thừa cho tổ chức cá nhân nộp thuế khi: (i) Tổ chức cá nhân nộp thuế có số tiền nộp thuế đã nộp lớn hơn số tiền thuế phải nộp; (ii) Tổ chức cá nhân nộp thuế có số tiền thuế được hoàn theo quy định của pháp luật về thuế GTGT.

Mặt khác, quá trình sản xuất, lưu thông, phân phối sản phẩm là chu trình kinh tế có sự tham gia của nhiều chủ thể. Cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ là người nộp thuế GTGT nên việc hoàn thuế GTGT là một nghiệp vụ rất quan trọng của thuế GTGT. Phạm vi đối tượng nộp thuế GTGT rất rộng, việc hoàn

Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng theo Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hải Phòng - 3

thuế GTGT cũng diễn ra trên phạm vi rất rộng, bao hàm nhiều quan hệ phức tạp và có sự liên hoàn giữa các đối tượng nộp thuế.

Vì thế, hoàn thuế GTGT được hiểu là trường hợp đặc biệt của khấu trừ thuế nên hoàn thuế chỉ đặt ra đối với đối tượng nộp thuế theo phương thức khấu trừ thuế. Các cơ sở kinh doanh trong ba tháng liên tục trở lên (không phân biệt niên độ kế toán) có số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết sẽ được hoàn lại. Số thuế được hoàn là số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết của thời gian xin hoàn thuế. Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nếu có số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ bán trong nước thì cũng được tính vào số thuế được hoàn trong tháng.

Theo quy định của khoản 2, Điều 7 Nghị định 123/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08/12/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT của Việt Nam quy định về hoàn thuế GTGT quy định: “Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng. Thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng bằng giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân (x) với thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hóa dịch vụ đó”[11].

Về nguyên tắc, nếu trong thời kỳ nộp thuế mà thuế đầu vào được khấu trừ không hết thì sẽ phát sinh quyền hoàn thuế. Như vậy, qua phân tích ở trên có thể hiểu: “Hoàn thuế là hệ quả của hành vi khấu trừ thuế đầu vào nếu số thuế đầu vào được khấu trừ không hết thì nhà nước có nghĩa vụ hoàn thuế cho doanh nghiệp, tức trả lại số thuế nộp thừa cho doanh nghiệp trong kỳ đó. Nếu nhà nước không hoàn lại kịp thời số tiền thừa này thì coi như nhà nước chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. Số tiền này thuộc quyền sở hữu của doanh

nghiệp, Nhà nước chỉ là người nắm giữ tạm thời khi chưa xác định được số tiền doanh nghiệp phải nộp là bao nhiêu.”

Việc hoàn thuế GTGT có những đặc điểm chủ yếu sau đây:

- Thứ nhất, chủ thể được hoàn thuế GTGT là đối tượng nộp thuế GTGT theo quy định của pháp luật. Tại khoản 1 Điều 2, Nghị định số 123/2008/NĐ- CP ngày 8/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT quy định: “Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và tổ chức cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng”. Như vậy, chỉ những tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế GTGT mới là đối tượng được hoàn thuế GTGT.

Thực chất của việc hoàn thuế là việc Nhà nước trả lại đối tượng nộp thuế một khoản tiền thuế tương ứng với số tiền thuế mà chủ thể đó đã nộp thừa. Như vậy, cá nhân, tổ chức thuộc diện nộp thuế GTGT mà chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước thì cũng không có quyền yêu cầu hoàn thuế GTGT.

- Thứ hai, tổ chức, cá nhân đã thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình, đó là chuyển quyền sở hữu một khoản tiền nhất định (tiền thuế) vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, sau đó tổ chức, cá nhân căn cứ vào quy định hiện hành về hoàn thuế GTGT, nếu phù hợp các quy định này, thì tổ chức cá nhân, sẽ nộp đơn tới cơ quan thuế có thẩm quyền để yêu cầu được hoàn trả số tiền thuế.

Xét về bản chất thì tiền hoàn thuế GTGT là việc chuyển quyền sở hữu (một giá trị nhất định) từ Nhà nước sang cho các tổ chức, cá nhân thỏa mãn các điều kiện được hoàn thuế. Việc hoàn thuế được thực hiện bằng một quyết định hành chính của cơ quan thuế có thẩm quyền.

- Thứ ba, căn cứ để được xét và chấp nhận cho hoàn thuế GTGT đó là toàn bộ hồ sơ hoàn thuế GTGT. Hồ sơ hoàn thuế GTGT phải do chính chủ thể

nộp thuế GTGT lập hợp lệ theo quy định của pháp luật nhằm chứng minh sự thỏa mãn các điều kiện được xét và chấp nhận hoàn thuế. Hồ sơ hoàn thuế GTGT được quy định cụ thể tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Thứ tư, nguồn tài chính để thực hiện hoàn thuế GTGT được trích lập từ số tiền thuế GTGT đã thu, gọi là Qũy hoàn thuế GTGT. Qũy này do cơ quan tài chính thành lập và sử dụng vào mục đích hoàn thuế GTGT cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật. Những quy định cụ thể về Qũy hoàn thuế GTGT được Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể.

Từ những đặc điểm trên, là luận cứ cơ bản để chúng ta có thể tìm hiểu về tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT, những tội phạm này về đặc điểm chứa đựng những đặc điểm riêng biệt của các tội phạm khác nhau được quy định trong BLHS tuy nhiên, điểm chung của những tội phạm này đều liên quan đến việc, thu nộp, hoàn thuế GTGT và các hành vi có liên quan đến các hoạt động này như hành vi nhận hối lộ, đưa hối lộ, tham ô tài sản, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng....

* Vai trò và ý nghĩa của hoàn thuế giá trị gia tăng:

Hoàn thuế GTGT là một trong những chế định pháp luật có ý nghĩa quan trọng. Thông qua việc thực hiện pháp luật thuế GTGT thì hoàn thuế GTGT đã thể hiện được vai trò và ý nghĩa như sau:

Thứ nhất, hoàn thuế GTGT thể hiện tính ưu việt, vượt trội của thuế GTGY so với thuế doanh thu. Hoàn thuế GTGT đã khắc phục được nhược điểm đánh trùng lặp giữa các khâu, đối với cùng một hàng hóa, dịch vụ hay cùng một chủ thể nộp thuế, từ khâu sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng của thuế doanh thu.

Thứ hai, hoàn thuế GTGT giữ vai trò và ý nghĩa to lớn trong việc bảo đảm tính công bằng, bình đẳng cho các chủ thể nộp thuế. Do bản chất chất của hoàn thuế GTGT là đánh vào giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ trong quá

trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng nên khi chưa có giá trị tăng thêm thì không được đánh thuế GTGT thêm của hàng hóa, dịch vụ. Do là loại thuế đánh vào giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ nên số thuế GTGT này đã được cấu thành ngay trong giá cả của các loại hàng hóa, dịch vụ chịu thuế đó.

Thứ ba, hoàn thuế GTGT đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ. Theo quy định của pháp luật hoàn thuế GTGT thì hoạt động xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ cũng phải chịu thuế GTGT. Tuy nhiên, với mức thuế suất chỉ là 0% thì sau khi xuất khẩu hàng hóa dịch vụ, các chủ thể nộp thuế có quyền yêu cầu hoàn thuế GTGT đầu vào (có thể sẽ được hoàn loại toàn bộ số thuế đầu vào mà doanh nghiệp đã nộp, vì thuế suất GTGT của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chỉ là 0%).

Thứ tư, hoàn thuế GTGT là động lực để các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế thực hiện nghiêm chỉnh chế độ hóa đơn, chứng từ, chế độ kế toán. Hoàn thuế GTGT được thực hiện trên cơ sở căn cứ yếu tố thuế đầu ra và yếu tố thuế đầu vào. Vì vậy, các chủ thể muốn được hoàn thuế phải chứng minh được quyền hoàn thuế của mình thông qua các hồ sơ, chứng từ hợp pháp. Để thực hiện được quyền hoàn thuế của mình thì trong quá trình hoạt động, kinh doanh của mình các chủ thể này phải tuân thủ đúng chế độ hóa đơn chứng từ.

1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng.

1.1.2.1. Khái niệm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng.

Tội phạm hóa là việc ghi nhận trong pháp luật hình sự một hành vi nào đó là tội phạm (mà trước đây chưa được pháp luật hình sự coi là tội phạm) và quy định trách nhiệm hình sự đối với việc thực hiện hành vi đó. Trước giai đoạn đổi mới, kinh tế nước ta phát triển theo hướng quản lý tập trung, quan liêu bao cấp do đó, các thành phần kinh tế tư nhân chưa phát triển, chính vì

vậy, việc xuất hóa đơn chưa xuất hiện trong thực tế quản lý kinh tế. Sau Đại hội Đảng lần thứ VI, Đảng ta đã tiến hành cải cách, đổi mới toàn diện về kinh tế, xã hội, phát triển theo hướng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với nền tảng là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, trong đó có thành phần kinh tế tư nhân, quản lý kinh tế của các doanh nghiệp bằng hóa đơn, chứng từ. Trong nền kinh tế thị trường, việc quản lý thuế của các doanh nghiệp bắt buộc phải tiến bằng chế độ hóa đơn, chứng từ và chế độ kế toán. Đặc biệt là Nhà nước đã ban hành hàng loạt các loại thuế để quản lý kinh tế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân... Lần đầu tiên ở nước ta ban hành về một hình thức thuế mới, chuyên đánh vào phần giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sử dụng. Sự xuất hiện của một hình thức thuế mới đã tác động sâu rộng đến mọi mặt của nền kinh tế, việc quản lý thuế của Nhà nước trở nên dễ dàng hơn, ngân sách nhà nước được tăng một nguồn thu đáng kể. Tuy nhiên, sự xuất hiện của hình thức thuế mới này, đặc biệt là chính sách của Nhà nước về chế độ hoàn thuế giá trị gia tăng dẫn đến việc các đối tượng đã lợi dụng chính sách này để lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế, trốn thuế, buôn lậu... Do đó, việc tội phạm hóa đối với các hành vi chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng là một nhu cầu tất yếu, để nhằm xử lý hình sự đối với các tội phạm này, nhằm ngăn chặn, hạn chế tiến tới đẩy lùi các hành vi này ra khỏi đời sống kinh tế.

Trước khi tìm hiểu về khái niệm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng chúng ta phải tìm hiểu thế nào là các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.

Trong các giáo trình luật hình sự và tội phạm học hiện nay, khái niệm các tội xâm phạm TTQLKT được đề cập đến một cách khá đơn giản và khá thống nhất. Có thể điểm qua một số quan điểm chính về khái niệm các tội xâm phạm TTQLKT như sau:

Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại nền kinh tế quốc dân, gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của tổ chức và của công dân qua việc vi phạm các quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế [46, tr.81].

Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân [29. Tr.329].

Các khái niệm trên đây được xây dựng trên cơ sở khái niệm chung về tội phạm và tên gọi chung của nhóm tội phạm (tên chương). Tên chương là sự phản ánh khái quát nhất nhóm các quan hệ xã hội có cùng tính chất bị nhóm các tội xâm hại - khách thế loại của tội phạm. Đây cũng là đặc điểm chung đặc trưng nhất của nhóm tội phạm. Bước tiếp cận và phương thức xây dựng khái niệm tội phạm như vậy là tương đối hợp lý. Tuy nhiên, các khái niệm trên đây còn đưa ra tương đối chung chung. Lý do cơ bản dẫn đến hạn chế này, theo chúng tôi là do chưa làm rõ được nội hàm khách thể loại của tội phạm, hay thuật ngữ “trật tự quản lý kinh tế”.

Các thuật ngữ “trật tự quản lý kinh tế”, “cơ chế quản lý kinh tế”, “quan hệ quản lý kinh tế” đều gắn với chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước. Việc quy định các tội xâm phạm TTQLKT và trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm TTQLKT là xuất phát từ trật tự quản lý kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế, quan hệ quản lý kinh tế và rộng hơn là chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước bị hành vi phạm tội xâm hại đáng kể. Lẽ dĩ nhiên, qua việc vi phạm các chế độ, chính sách quản lý kinh tế, nền kinh tế đất nước, lợi ích của Nhà nước, của các chủ thể kinh tế và lợi ích của người tiêu dùng đều bị xâm hại [32, tr.34].

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 07/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí