Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng theo Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hải Phòng - 2

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Sau hơn hai mươi năm thực hiện công cuộc đổi mới, chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế, xã hội quan trọng. Đáng chú ý hơn cả là sự thay đổi về cơ cấu kinh tế. Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế mở, năng động, trong đó tồn tại những quan hệ kinh tế đa phương, đa chiều của nhiều chủ thể sản xuất kinh doanh khác nhau từ các thành phần kinh tế khác nhau. Cạnh tranh là yếu tố đặc thù của kinh tế thị trường và cạnh tranh lành mạnh là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, thúc đẩy việc áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động.

Trong xã hội hiện đại, thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh về thuế và hoạt động thu thuế như: Luật quản lý thuế, Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT), Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế xuất nhập khẩu....

Luật thuế GTGT sau một thời gian ban hành đã đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, là kênh thu thuế quan trọng góp phần vào ngân sách nhà nước. Trong các quy định về thuế GTGT thì vấn đề hoàn thuế GTGT là một chính sách hỗ trợ quan trọng của nhà nước đối với các doanh nghiệp nộp thuế nhiều hơn thu nhập đầu vào. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng chính sách hoàn thuế GTGT của nhà nước để dùng các thủ đoạn chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT. Thủ đoạn điển hình của các đối tượng này là mua bán khống quá đơn GTGT sau đó kê khai nhằm tạo ra mức đóng thuế GTGT ảo, từ đó lập hồ sơ chiếm đoạt tiền hoàn thuế, hoặc các đối tượng này thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu, sau đó lợi dụng chính sách thuế xuất nhập

khẩu của nhà, lập các hồ sơ xuất nhập khẩu khống, liên kết với một số cán bộ thoái hóa, biến chất của ngành Hải quan, Thuế để rút tiền hoàn thuế GTGT từ ngân sách nhà nước.

Hải Phòng là thành phố lớn của cả nước, có hoạt động kinh tế sôi động, đặc biệt với địa thế là thành phố có cảng biển, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại Hải Phòng diễn ra sôi nổi. Với tính chất đặc thù như vậy, nên Hải Phòng là thành phố xảy ra tình trạng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (TTQLKT) trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT nhiều trên cả nước. Các năm vừa qua, các cơ quan tư pháp thành phố Hải Phòng đã điều tra, truy tố và xét xử rất nhiều vụ án hình sự có liên quan đến việc chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT, chủ yếu ở các tội: Trốn thuế, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Buôn lậu, Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ...

Mặc dù Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã có những thay đổi rất quan trọng khi tội phạm hóa đối với các tội phạm có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực thuế GTGT khi bổ sung hai điều luật quy định tại Điều 164a (Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp

ngân sách nhà nước) và Điều 164b (Tội vi phạm quy định về bảo quản, quản

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước). Đồng thời, liên ngành tư pháp trung ương đã ban hành Thông tư liên tịch số 10/2013/TTLT-BTP- BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC về Hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật Hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính - kế toán và chứng khoán. Tuy nhiên, với tính chất phức tạp của các loại tội phạm liên quan đến thuế, tài chính nói chung và tội phạm liên quan đến thuế GTGT nói riêng, đồng thời các đối tượng phạm tội luôn có những thủ đoạn tinh vi để chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT của Nhà nước, nên hoạt động đấu tranh, phòng chống các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT nhìn chung còn chưa đáp ứng được yêu cầu trên thực tế. Nhiều vụ án xảy ra nhưng việc điều tra, truy tố còn chậm, thậm chí có những vụ án bị đình chỉ điều tra, một số vụ án đã được khởi tố thì có tranh cãi về tội danh, nhiều quan điểm

khác nhau trong việc xác định tội danh của các đối tượng phạm tội. Điều này xuất phát từ những quy định không thực sự chặt chẽ, rõ ràng trong BLHS và các văn bản hướng dẫn thi hành. Công tác đấu tranh, phòng, chống các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT còn chưa thực sự đạt kết quả cao, nguyên nhân là do thiếu sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật liên quan đến các ngành thuế, hải quan, ngân hàng về quản lý lĩnh vực thuế GTGT. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân từ thực trạng công tác tổ chức hoạt động, công tác cán bộ của các cơ quan nhà nước có trách nhiệm trong quản lý lĩnh vực này như: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Thuế, Hải quan...

Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng theo Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hải Phòng - 2

Chính vì những khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng BLHS về các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT và đấu tranh đối với loại tội phạm này. Với mong muốn tìm ra giải pháp nhằm đấu tranh có hiệu quả, tăng cường năng lực áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT nên chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng theo Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hải Phòng)”làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Xuất phát từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn, sự phức tạp và tính động của vấn đề nghiên cứu, vấn đề các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của giới khoa học. Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về các tội xâm phạm TTQLKT nói chung và các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT nói riêng.

- Những công trình nghiên cứu về các tội xâm phạm TTQLKT

+ Tác giả Mai Thế Bày với Luận án tiến sĩ “Đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” bảo vệ năm 2006 tại Viện Nhà nước và Pháp luật.

+ Tác giả Nguyễn Văn Nam với Luận án tiến sĩ “Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” bảo vệ năm 2008 tại Viện Nhà nước và Pháp luật.

+ Tác giả Nguyễn Văn Trượng với bài viết “Bàn về các quy định của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” Tạp chí Tòa án nhân dân, số 2/2009.

+ Tác giả Vũ Trọng Khương với bài viết: “Những bất cập khi áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” Tạp chí Kiểm sát số 20/2006....

- Những công trình nghiên cứu về các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT

Trong lĩnh vực nghiên cứu về các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT cũng đã nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này, có thể kể đến các tác giả như:

+ Tác giả Phan Quang Phương với luận văn thạc sĩ: “Phát hiện, điều tra tội phạm lừa đảo trong việc thực hiện Luật thuế GTGT của lực lượng cảnh sát nhân dân”, bảo vệ tại Học viện Cảnh sát nhân dân, năm 2002;

+ Tác giả Mai Thế Bày với bài viết: “Một số vấn đề về đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực luật thuế GTGT” Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 6/2003;

+ Tác giả Ngô Thị Thu Thủy với luận văn: “Đặc điểm hình sự của tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT và giải pháp phòng ngừa”, bảo vệ tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2003...

Tất cả các đề tài đã một mức độ nào đó nghiên cứu về các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT, tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách tổng thể về các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT, đặc biệt là nghiên cứu theo góc độ BLHS năm 1999 đã được sửa đổi bổ sung năm 2009, và với tình hình thực tiễn trên một địa bàn cụ thể là thành phố Hải Phòng. Chính vì vậy, việc tác giả lựa chọn vấn đề nghiên cứu như trên càng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng.

3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích của đề tài góp phần làm rõ thêm một số điểm về mặt lý luận khoa học và thực tiễn của các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT trong BLHS Việt Nam năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009. Đồng thời xác định những điểm bất cập chưa hợp lý trong thực tiễn đấu tranh, phòng, chống đối với loại tội phạm này. Từ đó, đề tài đề xuất một số kiến nghị lập pháp nhằm hoàn thiện quy định về các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT và các giải pháp nhằm đấu tranh đối với loại tội phạm này trên thực tiễn.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu các quy định về các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT của BLHS, cụ thể là:

- Vấn đề khái niệm, đặc điểm của các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT;

- Vấn đề thực tiễn áp dụng các quy định về các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT;

- Nghiên cứu các kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT và giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòng chống loại tội phạm này trên thực tiễn.

3.3. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT trong BLHS Việt Nam năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 và thực tiễn áp dụng quy định của BLHS về các tội phạm này trên địa bàn thành phố Hải Phòng từ năm 2010 đến năm 2014.


4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận

Để tiếp cận vấn đề nghiên cứu đề tài tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách hình sự cũng như chính sách đấu tranh phòng, chống tội phạm. Ngoài ra, còn sử dụng các thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý như: lịch sử pháp luật, lý luận về nhà nước và pháp luật, xã hội học pháp luật, luật hình sự, tội phạm học, luật tố tụng hình sự, những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên tạp chí của một số nhà khoa học luật hình sự.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng một số phương pháp tiếp cận làm sáng tỏ vấn đề như: phương pháp lịch sử, so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê,… Đồng thời, việc nghiên cứu đề tài còn dựa vào các văn bản pháp luật của Nhà nước và những giải thích thống nhất có tính chất chỉ đạo của thực tiễn xét xử thuộc lĩnh vực tư pháp hình sự do TANDTC hoặc của các cơ quan bảo vệ pháp luật ở trung ương ban hành có liên quan đến đề tài.

5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn

Luận văn hoàn thành sẽ là chuyên khảo nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống và đồng bộ những vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT. Trong luận văn này, tác giả giải quyết các vấn đề về mặt lý luận sau:

- Phân tích một cách có hệ thống và toàn diện những vấn đề lý luận về các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT như: Một số vấn đề chung về các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT: khái niệm, đặc điểm các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT; lịch sử hình thành và phát triển các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT.

- Phân tích và luận giải một cách khoa học về thực tiễn quy định hiện hành của BLHS về các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT; đưa ra được các kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT và giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòng chống loại tội phạm này trên thực tiễn.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Đây là đề tài nghiên cứu chuyên khảo đề cập một cách có hệ thống và toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn góp phần vào việc làm rõ thực tiễn áp dụng quy định về các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT, đồng thời đưa các kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT và giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòng chống loại tội phạm này trên thực tiễn.

Luận văn còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo trong lĩnh vực pháp luật, cũng như phục vụ công tác lập pháp và hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề chung về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng.

Chương 2: Quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng và thực tiễn xét xử trên địa bàn TP.Hải Phòng.

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng.

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG LĨNH VỰC HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG


1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG LĨNH VỰC HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

1.1.1. Một số vấn đề cơ bản về hoàn thuế giá trị gia tăng.

1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của thuế giá trị gia tăng.

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế được áp dụng rất phổ biến trên thế giới. Thuật ngữ này theo tiếng Pháp là “Tax sur la Valuer Ajourtee”, theo tiếng Anh là: Value Added Tax (viết tắt là VAT).

Điều 2 của Luật thuế GTGT của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 đã quy định: “Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng” [42].

Như vậy, thuế GTGT được coi là một loại thuế tiêu dùng và là thuế gián thu nhằm đánh vào hành vi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ nhưng được thu ở khâu bán hàng. Nói cách khác, thuế GTGT là sắc thuế áp dụng đối với giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ ở tất cả các khâu sản xuất, lưu thống đến tiêu dùng. Đặc biệt, thuế GTGT đánh vào khâu cuối cùng (khâu tiêu dùng) sẽ bằng tổng giá trị của các lần đánh thuế của các khâu trước đó.

Dưới góc độ pháp lý, thuế GTGT là nghĩa vụ tài chính theo đó người chịu thuế phải nộp một phần thu nhập của mình cho nhà nước, thông qua hành vi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. Trong thực tế, phần đông các chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế GTGT không tự nguyện nộp thuế nếu như nhà nước không ràng buộc họ bằng các nghĩa vụ pháp lý bắt buộc.

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 07/05/2024