Các nhân vật nam trong Lục Vân Tiên đọc theo lý thuyết giới - 7

Nguyễn Công Trứ đặt hành lạc ngang với hành đạo. Ông say sưa nói đến chí làm trai (có lúc ông cũng gọi là chí nam nhi, chí khí anh hùng, nợ tang bồng, tang hồ bồng thỉ…) và đặt công lao sự nghiệp ngang với đạo quân thần, đặt công danh ngang với trung hiếu. Lời lẽ của ông thật tự tin, ngạo nghễ:

“Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc Nợ tang bồng vay trả, trả vay.

Chí làm trai nam bắc đông tây

Cho thỏa sức vẫy vùng trong bốn bể…” (Chí khí anh hùng)

Có thể xem Luận kẻ sĩ như một tuyên ngôn về lẽ sống đồng thời cũng như là tuyên ngôn về nghệ thuật đầy chân thành, xúc động và cũng rất mực rõ ràng của Nguyễn Công Trứ. Tuy có hơi ồn ào nhưng nhìn chung ông là người xác định rất đúng về bản thân mình, không hề và không cần che giấu một điều gì:

Được mất dương dương người thái thượng, Khen chê phơi phới ngọn đông phong.

Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,

Không Phật, không Tiên, không vướng tục...

(Bài ca ngất ngưởng)

Chúng ta cũng gặp quan niệm này trong bài Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Nam nhi vị liễu công danh trái Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu

Khát vọng ấy là biểu hiện rực rỡ những tấm lòng trung quân ái quốc của tướng sĩ, khi tầng lớp quý tộc đời Trần trong xu thế đi lên đang gánh vác sứ mệnh lịch sử trọng đại. Họ mơ ước và tự hào về những chiến tích hiển hách, về những võ công oanh liệt của mình có thể sánh ngang tầm sự nghiệp anh hùng của Vũ Hầu Gia Cát Lượng thời Tam Quốc. Ông còn sử dụng một điển tích (Vũ Hầu) để nói về nợ công danh của nam nhi thời loạn lạc, giặc giã:

Các nhân vật nam trong Lục Vân Tiên đọc theo lý thuyết giới - 7

“Công danh nam tử còn vương nợ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”

Công danh mà Phạm Ngũ Lão nói đến trong bài thơ là thứ công danh được làm nên bằng máu và tài thao lược, bằng tinh thần quả cảm và chiến công. Đó không phải là thứ “công danh” tầm thường, đậm màu sắc anh hùng cá nhân. Nợ công danh như một gánh nặng mà kẻ làm trai nguyện trả, nguyện đền bằng xương máu và lòng dũng cảm. Hiện tượng “người đàn ông” trở thành hình mẫu xuyên suốt trong hầu hết các tác phẩm văn học trung đại. Cùng với đó, “làm trai” – bổn phận đầy tự hào được là đấng nam nhi đứng giữa trời đất, được khẳng định mình và cống hiến cho đời cũng được nhấn mạnh trong sáng tác của các nhà nho yêu nước.

Không thể không kể đến tác gia Nguyễn Du, các sáng tác của ông cũng góp phần xây dựng một cái nhìn mới, tiến bộ về nam giới qua các nhân vật như Sở Khanh, Mã Giám Sinh, Từ Hải, Kim Trọng bằng cái nhìn về con người. Theo nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn cho thấy là : “Nguyễn Du đã nhận thức về con người một cách toàn diện. Con người không chỉ là thần dân, con người cần được quan tâm về phương diện vật chất. Con người có thân xác, do đó có quyền sống về mặt thân xác; có trái tim, do đó có quyền được mong muốn, ước ao, buồn vui, hi vọng hay đau khổ, có quyền sống riêng về tư tưởng. Ngợi ca con người theo lập trường nhân bản, không thể không ngợi ca vẻ đẹp chân dung và hình thể con người” [39, tr. 270]. Dù không nhắc đến hai chữ “quân tử” nhưng ta có thể thấy nhân vật Từ Hải là đại diện cho lý tưởng của Nguyễn Du:

Áo xiêm ràng buộc lấy nhau

Vào luồn ra cúi công hầu mà chi Sao bằng riêng một biên thùy Sức này đã dễ làm gì được nhau Chọc trời khuấy nước mặc dầu

Dọc ngang nào biết trên đầu có ai

Thế nhưng, anh hùng cũng không qua nổi ải mỹ nhân, Từ Hải biết Kiều tuy là gái lầu xanh nhưng vẫn:

Qua chơi nghe tiếng nàng Kiều,

Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng.

Thiếp danh đưa tới lầu hồng, Hai bên cùng liếc, hai lòng cùng ưa

Hay như nhân vật Thúc Sinh có mê Kiều cũng như bao nhiêu người mê gái khác, chỉ nhằm vào thú vui vật chất, dần dà có quấn quýt:

Sớm đào, tối mận, lân la, Trước còn trăng gió, sau ra đá vàng.

Hay là:


Miệt mài trong cuộc truy hoan Càng quen thuộc nết, càng dan díu tình

Nguyễn Du cố ý nhấn mạnh tư cách tầm thường trong gã đàn ông Thúc Sinh, có tiền, nhưng chỉ có thể có sự say mê tầm thường. Ta có thể thấy Nguyễn Du đã có cái nhìn hết sức chân thực về con người, họ không còn là những con người theo chủ nghĩa khắc kỷ nữa mà họ sống theo nhu cầu của con người. Đó là những con người trần tục, nhục cảm xuất hiện trong thơ để khẳng định nhu cầu sống tự nhiên của con người.

Khi nói về người phụ nữ, chỉ có một số ít là viết về thân phận người nữ giới thông qua tác phẩm của một số tác giả như Đặng Trần Côn, Hồ Xuân Hương hay Nguyễn Du. Ở mỗi nhà thơ thì tiếng nói bênh vực người phụ nữ lại khác nhau nhưng đều là những tiếng nói bênh vực, cảm thông đối với sự thiệt thòi của người phụ nữ. Khi nói về số phận nàng Kiều, Nguyễn Du đau xót viết rằng:

Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

Người phụ nữ trong văn học trung đại hầu hết là những thân phận phải chịu nhiều thiệt thòi, họ là nạn nhân của một số quan niệm nho giáo. Tư tưởng“trọng nam khinh nữ” là nguyên nhân sâu xa dẫn đến những bi kịch số phận của phụ nữ. Người phụ nữ không được quyền quyết định số phận mình, không được học hành, họ phải chấp nhận sống phụ thuộc. Chỉ riêng điều ấy thôi cũng đủ để họ phải chịu nhiều bất hạnh hơn đàn ông. Mềm yếu, đa sầu, đa cảm và

cả đa đoan đã khiến người phụ nữ luôn rất nhạy cảm với những bất hạnh của mình dù họ sống trong xã hội nào. Trong xã hội cũ, người đàn ông có quyền được lấy “năm thê bảy thiếp”, thì những bất hạnh mà người phụ nữ phải ghánh chịu lại càng lớn hơn. Nữ sĩ Hồ Xuân Hương – người phụ nữ đầy bản lĩnh – đã phải thốt lên đầy uất ức khi phải sống trong nỗi tủi hờn ấy:

Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng Chém cho cái kiếp lấy chồng chung

Nàng Tiểu Thanh trong Độc Tiểu thanh kí của Nguyễn Du và người cung nữ trong Cung oán ngâm cũng chịu chung nỗi đau như thế. Nàng Tiểu Thanh tài sắc vẹn toàn lại đa sầu đa cảm phải lấy lẽ người đàn ông họ Phùng, nàng bị người vợ cả của chồng hành hạ đến phải chết trong cảnh cô đơn. Còn những người cung nữ vốn là những trang quốc sắc thiên hương thì phải sống mỏi mòn trong cảnh cô đơn buồn tủi vì bị vua chúa bỏ quên giữa chốn thâm cung nơi chế độ phong kiến mang tính chất phụ quyền, nơi quyền lợi của người đàn ông được bảo vệ.

Sang đầu thế kỉ XX, các nhà nho duy tân vẫn giữ những quan niệm văn học truyền thống Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách. Tinh thần tự nhiệm đã làm nên vẻ đẹp đặc biệt của hình tượng nam nhi, anh hùng. Lí tưởng nam nhi, trượng phu vẫn giữ nguyên vẻ đẹp hấp dẫn. Hình tượng người nam nhi xuất hiện trong thơ văn của Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu vẫn thể hiện là những con người hành động, con người bản lĩnh, đầy lạc quan, tin tưởng vào tài năng của mình:

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn Lừng lẫy làm cho lở núi non

Xách búa đánh tan năm bảy đống Ra tay đập bể mấy trăm hòn

( Đập đá ở Côn Lôn - Phan Châu Trinh)

hay người nam nhi phải làm được những sự nghiệp lớn lao, được lưu danh vào sử sách:

Sinh vi nam tử yếu hi kì,

Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di! Ư bách niên trung tu hữu ngã,

Khởi thiên tải hậu cách vô thuỳ.

( Làm trai phải lạ ở trên đời Há để càn khôn tự chuyển dời!

Trong khoảng trăm năm cần có tớ, Sau này muôn thuở há không ai.)

(Xuất dương lưu biệt - Phan Bội Châu)

Con người thánh nhân, quân tử truyền thống với ý chí làm chủ, kiểm soát phần thân xác bản năng để vươn tới lí tưởng đạo đức cao cả, biến sức mạnh tinh thần thành sức mạnh vật chất to lớn vẫn là mẫu hình đẹp được các nhà chí sĩ yêu nước phát huy:

Ai cố gắng từ nay xin gắng gỏi

Xếp bút nghiên mà tu dưỡng lấy tinh thần Đừng ham chơi, đừng ham mặc, ham ăn. Dựng gan óc lên đánh tan sắt lửa,

Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ...

(Bài ca chúc tết thanh niên - Phan Bội Châu)

Tiểu kết

Bằng việc khảo sát hệ thống những quan niệm về giới qua một số tác gia tiêu biểu thuộc diễn trình văn học trung đại từ thế kỷ X đến thế kỷ XX, chúng tôi đã phân tích một số biểu hiện cơ bản về giới cũng như quan niệm về người đàn ông và người phụ nữ trong văn học trung đại. Có thể thấy rằng, ở đây có sự chuyển hướng trong việc đánh giá vai trò của mỗi giới. Nếu như giai đoạn đầu có sự trở đi trở lại của mẫu hình “thánh nhân quân tử” đối với nam giới, tôn trọng chủ nghĩa khắc kỷ, coi thường nữ sắc thì đến giai đoạn sau, văn học đã có sự xuất hiện khá nhiều những tác phẩm là tiếng nói bênh vực phụ nữ và nhìn nhận người nam giới trên phương diện bản năng, cũng từ đó quyết định thái độ khen chê đúng đắn với họ. Thông qua việc thống kê này, chúng tôi muốn xem xét, đánh giá quan niệm về giới của Nguyễn Đình Chiểu dựa trên cái nhìn so sánh với các tác gia khác, để thấy được cách thể hiện quan điểm về các nhân vật nam trong tác

phẩm Lục Vân Tiên. Từ đó, đánh giá sự tiến bộ cũng như bảo thủ trong quan niệm của ông về giới.‌

CHƯƠNG 2:

NHÂN VẬT NAM TRONG LỤC VÂN TIÊN TỪ GÓC NHÌN CỦA LÝ TƯỞNG VỀ NGƯỜI ANH HÙNG VÀ KẺ SĨ


2.1. Sức mạnh thể chất

Văn học trung đại đánh giá con người trên bình diện đạo đức và dựa vào đó để xây dựng thái độ khen chê với nhân vật. Truyện Lục Vân Tiên là kết quả của sự ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo và quan niệm nhân dân. Do vậy hệ thống nhân vật trong truyện, đặc biệt là nhân vật nam giới chính diện mang những nét tiêu biểu, đặc trưng cho khuôn mẫu người anh hùng quân tử. Ngay từ đầu Nguyễn Đình Chiểu đã mở đầu tác phẩm bằng những lời răn dạy:

Trước đèn xem truyện Tây Minh Gẫm cười hai chữ nhân tình éo le Ai ơi lẳng lặng mà nghe

Dữ răn việc trước, lành dè thân sau Trai thời trung hiếu làm đầu

Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình

Từ quan niệm này, Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng nên cả một hệ thống nhân vật nam giới đối lập về phẩm chất, tính cách, ngoại hình lẫn hành động. Nhìn chung Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng hình tượng nhân vật của mình theo phương pháp truyền thống: ông chia nhân vật thành hai tuyến chính diện và phản diên. Nhân vật chính diện được miêu tả theo lối lý tưởng hóa bằng phương pháp ước lệ, tượng trưng. Còn nhân vật phản diện lại được khắc họa theo lối tả thực. Thuộc về phía chính diện, đứng đầu là Lục Vân Tiên văn võ toàn tài, mang những phẩm chất lý tưởng của người anh hùng phong kiến. Bên cạnh đó là Vương Tử Trực ngay thẳng, Hớn Minh bộc trực. Đây là những nhân vật thuộc tầng lớp trên trong xã hội. Cũng thuộc phe chính diện là những người thuộc tầng lớp dưới nhưng đại diện cho cái thiện còn kể đến tiểu đồng, ông Quán, ông Ngư, ông Tiều - những ẩn sĩ trong lớp vỏ bình dân.

Nhân vật Lục Vân Tiên- mẫu hình thánh nhân quân tử là nhân vật được gửi gắm nhiều ước mơ của nhân dân cũng như của tác giả. Quan niệm về mô hình thánh nhân quân tử, nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn có viết “Thánh nhân quân tử là mô hình lý tưởng của nho gia. Có rất nhiều kiểu loại nhân vật lý tưởng hoặc nhân vật chính diện: những đấng bậc anh hùng, thánh nhân, vua chúa, nho gia, Thiền sư, những nhân vật tài đức lỗi lạc. Nhìn chung xét về giới tính, đây chủ yếu nói về những nhân vật đàn ông. Các nhân vật này được đánh giá theo chuẩn mực Nho giáo hay Phật giáo nhưng đều là nhân vật phi phàm, xuất chúng nên đều chịu sự chi phối của một quan niệm chung mang tính chất văn hóa về nhân cách”[39, tr. 407]. Được xây dựng là nhân vật lý tưởng, Vân Tiên được ưu ái về ngoại hình, hình thể hơn người của mình, đó là vẻ đẹp nam tính. Vẻ đẹp này được nhìn dưới con mắt Võ Thể Loan - điểm nhìn của người muốn gả con gái cho Lục Vân Tiên, nên thấy tướng mạo tốt đẹp.

Liếc coi tướng mạo Vân Tiên

Khá khen họ Lục phước hiền sanh con Mày tằm mắt phụng môi son,

Mười phân cốt cách vuông tròn mười phân Những e kẻ Tấn người Tần

Nào hay chữ ngẫu đặng gần chữ gai Xem đà đẹp đẽ hòa hai

Nầy dâu nam giản nọ trai đông sàng

Bằng những câu thơ mang tính ước lệ, lối nói khoa trương, Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng nên hình ảnh Lục Vân Tiên “mười phân, cốt cách vuông tròn mười phân”. Mặc dù đây là những lời khen của Võ Thể Loan dành cho nhân vật, nhưng ta có thể thấy được màu sắc lý tưởng hóa nhân vật của tác giả. Tác giả cũng không ngớt lời khen những về tướng mạo. Ở Vân Tiên dường như không có nét nào kệch cỡm. Đó là một cái đẹp mà không phải bất cứ nam nhân nào cũng có. Ông miêu tả khuôn mặt Vân Tiên “mày tằm mắt phụng môi son”. Mắt phượng là loại mắt không quá nhỏ, lòng đen mắt thật đen và sáng, đây là những

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/02/2023