Kiểm Soát Rủi Ro Hoạt Động Và Báo Cáo Rủi Ro Hoạt Động

thiếu chữ ký của khách hàng cũng như của cán bộ ngân hàng; lập lệnh chuyển tiền sai so với yêu cầu của khách hàng (sai số tiền, sai ngân hàng thụ hưởng, sai tên và tài khoản người thụ hưởng…); mở sổ tiết kiệm sai kỳ hạn, đăng ký sai lãi suất huy động cũng như lãi suất cho vay…Tuy không thể thống kê đầy đủ, nhưng đây là những dấu hiệu rủi ro thường gặp nhất trong quá trình tác nghiệp tại chi nhánh.

- Nhóm dấu hiệu rủi ro liên quan đến tính tuân thủ trong quá trình tác nghiệp: Tuân thủ là hành động thực hiện theo các yêu cầu điều chỉnh mọi mặt về tổ chức và hoạt động của ngân hàng. Chính vì vậy mà việc không tuân thủ các quy định tiềm ẩn rất nhiều rủi ro như có thể bị phạt theo quy định của pháp luật, hoặc gây tổn thất về tài chính và gây mất uy tín của ngân hàng. Trong quá trình tác nghiệp, tính tuân thủ được đặt lên hàng đầu. Những dấu hiệu rủi ro về tính không tuân thủ đó là việc cán bộ bỏ qua một số khâu trong quy trình nghiệp vụ như hạch toán vào hệ thống trước khi kiểm đếm tiền khách hàng nộp vào, chi tiền cho khách hàng trước khi thực hiện giao dịch trên hệ thống IPCAS, giao User và mật khẩu cho người khác, kiểm soát giao dịch khi chưa có chứng từ của khách hàng, cán bộ tín dụng không kiểm tra đối chiếu nợ vay, bỏ qua trình cấp tín dụng, giải ngân khi hồ sơ chưa hoàn thành …

- Nhóm dấu hiệu rủi ro liên quan đến chính sách, sự kiện bên ngoài: Nhóm dấu hiệu rủi ro này được xác định đó là những rủi ro liên quan đến cơ chế chính sách của nhà nước như sự thay đổi về thay đổi giá cả các mặt hàng làm ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp; thiên tai, hỏa hoạn… đây là nhóm rủi ro rất khó dự đoán và ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tài chính của đơn vị. Là ngân hàng chủ lực trong lĩnh vực nông nghiệp như cà phê, cao su, tôm, chăn nuôi gia súc gia cầm là lĩnh vực rất nhạy cảm với sự biến động của giá cả thị trường. Do vậy, khi khách hàng gặp khó khăn về tài chính hoặc gặp rủi ro do thiên tai thì Agribank CN tỉnh Quảng Trị cũng gặp rất nhiều khó khăn, phải thực hiện cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ, giãn nợ, thậm chí không thu hồi đủ vốn khi khách hàng gặp khó khăn về tài chính hoặc phá sản.

- Nhóm dấu hiệu rủi ro liên quan đến công tác tổ chức cán bộ:để hạn chế nhóm rủi ro này, hàng năm CN đã thực hiện rà soát, đánh giá cơ cấu tổ chức cán bộ tại các phòng nghiệp vụ cũng như các chi nhánh trực thuộc; thực hiện phân tích, đánh giá

cán bộ để định hướng đào tạo, bố trí cán bộ thông qua đó phát hiện những rủi ro có

thể xảy ra do sự lạm quyền, biến chất của một số cán bộ.

2.2.4.2. Kiểm soát rủi ro hoạt động và báo cáo rủi ro hoạt động

* Kiểm soát rủi ro hoạt động

- Hệ thống kiểm soát nội bộ là một yếu tố mang tính sống còn đối với các ngân hàng thương mại. Đây là hệ thống các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức, được thiết lập để phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro nhằm đạt được mục tiêu hoạt động của ngân hàng. Đồng thời, nó cũng đảm bảo mọi cán bộ nhân viên đều phải tuân thủ các chính sách, các quy định nội bộ. Quá trình kiểm soát rủi ro tại chi nhánh chủ yếu dựa vào giới hạn rủi ro và ủy nhiệm. Đó là việc quy định các giới hạn về quyền được giao dịch, quyền phán quyết, giới hạn về hạn mức giao dịch, giới hạn tiền mặt… đồng thời, thông qua ủy nhiệm nhằm mục đích tản quyền trong các quy trình đưa ra quyết định, thực hiện đúng những tiêu chuẩn về giới hạn ủy quyền theo quy định của Agribank.

- Thực hiện quy trình giao dịch một cửa theo Quyết định số 149/QĐ-HĐTV- TCKT ngày 28/2/2014 của Chủ tịch Hội đồng thành viên, CN đã ban hành Quyết định số 265/QĐ/NHNo-KTNQ ngày 31/3/2014 về việc tổ chức quầy giao dịch với khách hàng. Theo quy định, mỗi CN phải bố trí thực hiện một quầy giao dịch loại 1, quầy giao dịch loại 2 tùy thuộc vào nhân sự của các CN, hướng tới sự thuận tiện và bảo đảm an toàn cho ngân hàng và cho khách hàng trong giao dịch. Các hạn mức giao dịch và hạn mức tiền mặt được cấp theo năng lực của từng cá nhân, quầy giao dịch loại 2 hạn mức giao dịch tiền mặt tối đa không quá 1 tỷ đồng.

- Việc phân quyền trên hệ thống được thực hiện theo đúng chức năng của từng phòng ban nghiệp vụ và cũng theo năng lực và nhiệm vụ được phân công của từng cá nhân. Phòng Điện toán tại chi nhánh được giao trách nhiệm quản lý các User và cấp quyền giao dịch trên hệ thống, việc thay đổi, bổ sung các menu nghiệp vụ của các cá nhân phải được lãnh đạo phòng xác nhận và phải được sự đồng ý của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc CN thực hiện theo Quyết định số 527/QĐ-NHNo-CNTT của Tổng giám đốc Agribank.

- Xác định được tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro, Agribank CN tỉnh Quảng Trị luôn thực hiện đúng các quy định nội bộ của Agribank. Bố trí đội ngũ cán bộ có năng lực và đạo đức thực hiện kiểm soát các giao dịch trên từng phân hệ nghiệp vụ, thành lập bộ phận Hậu kiểm thuộc Phòng Kế toán thực hiện nhiệm vụ kiểm soát toàn bộ các giao dịch hạch toán lẫn giao dịch không hạch toán, xây dựng chương trình kiểm tra định kỳ cũng như đột xuất của Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ.

- Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Agribank, xây dựng các chính sách phù hợp với thực tiễn của đơn vị, như ban hành Quyết định số 256/QĐ/NHNo-TCCB về việc phân công cán bộ quản trị hệ thống IPCAS, Quyết định số 257/QĐ/NHNo- TCCB về việc phân công cán bộ quản lý, đăng ký hạn mức giao dịch trên hệ thống, quyết định về việc tổ chức quầy giao dịch khách hàng, các quyết định phân công nhiệm vụ trong Ban Giám đốc, quyết định ủy quyền trong giao dịch cho các Phó Giám đốc phụ trách…

- Quy trình quản lý rủi ro được thực hiện từ trên xuống thông qua chỉ đạo chung, những mục tiêu định hướng đã được Giám đốc phê duyệt mà các phòng nghiệp vụ phải thực hiện. Việc theo dòi báo cáo rủi ro mang tính từ dưới lên, bắt đầu từ các giao dịch và kết thúc là rủi ro và thu nhập tổng thể của chi nhánh.

- Việc kiểm soát rủi ro được thực hiện trước, trong và sau khi kết thúc giao dịch. Giao dịch viên là người đầu tiên chịu trách nhiệm nhận diện và kiểm soát rủi ro, ngay từ khâu nhận hồ sơ, chứng từ của khách hàng đến khi kết thúc giao dịch và chuyển chứng từ cho Bộ phận Hậu kiểm. Trong quá trình tác nghiệp, nếu phát hiện có dấu hiệu đáng ngờ hoặc hành vi gian lận phải báo ngay cho trưởng phòng hoặc phó phòng.

Tại mỗi phòng nghiệp vụ, trong mỗi nghiệp vụ đều bố trí các kiểm soát viên là trưởng hoặc phó phòng trực tiếp giám sát, kiểm soát và ký duyệt trên hồ sơ, chứng từ. Đây là đội ngũ lãnh đạo có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, hiểu rò quy trình nghiệp vụ nên đã hạn chế đáng kể những rủi ro có nguyên nhân từ sai quy trình, sai nghiệp vụ tại chi nhánh. Đồng thời, các kiểm soát viên phải có trách nhiệm chỉ đạo và phối hợp với giao dịch viên trong việc tìm nguyên nhân và khắc phục sự cố xảy ra, báo cáo Giám đốc hoặc Phó Giám đốc những sai sót trong quá trình xử lý công việc.


Sắp xếp, chấm chích, đánh số hồ sơ

Giao dịch viên

Hậu kiểm viên

- Tiếp nhận hồ sơ.

- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp.

- Xử lý giao

Thủ kho lưu

Kiểm tra

Kiểm soát viên

Lập báo

cáo

Kiểm tra hồ sơ

Tổ trưởng hậu kiểm

Phê

duyệt

Lập báo

cáo

Giám đốc

/Phó giám đốc

Đồn

Phòng Kiểm tra, Kiểm soát

- Kiểm tra

- Kết luận, kiến nghị

Đồng ý

Không đồng ý

Không đồng ý

(Nguồn: Quyết định số 2406/QĐ/NHNo-TCKT ngày 29/12/2009)

Đầu ngày làm việc tiếp theo, bộ phận Hậu kiểm tiến hành kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ chứng từ mà giao dịch viên đã bàn giao. Báo cáo ngay cho tổ trưởng hậu kiểm hoặc trưởng phòng nếu phát hiện các giao dịch đáng ngờ, bất thường để kiểm tra và xử lý. Trong quá trình hậu kiểm, thực hiện kiểm tra tính tuân thủ việc chấp hành các quy định của giao dịch viên, đối chiếu tối thiểu 10% chữ ký và mẫu dấu của khách hàng, kiểm tra 100% thông tin, chứng từ của mỗi giao dịch viên.

- Phòng Kiểm tra kiểm soát là chốt chặn kiểm tra cuối cùng tại CN. Hàng năm, căn cứ vào đề cương của Agribank và kế hoạch hoạt động kinh doanh của chi nhánh để lập các đề cương, các chương trình kiểm tra định kỳ cũng như đột xuất tại các chi nhánh. Thực hiện kiểm tra toàn bộ hoạt động tại CN, cơ sở thiết kế nội dung kiểm tra chủ yếu dựa vào tính tuân thủ các quy trình nghiệp vụ.

Trong những năm qua, Phòng Kiểm tra kiểm soát đã làm đầu mối cho rất nhiều cuộc kiểm tra của các đơn vị kiểm toán, thanh tra NHNN, cơ quan thuế… đồng thời, thực hiện công tác kiểm toán nội bộ tại các CN trong toàn tỉnh, qua kiểm tra đã phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai sót xảy ra tại CN, kiến nghị các giải pháp xử lý, góp phần không nhỏ vào công tác quản trị rủi ro tại CN.

Bảng 2.6.Thống kê các cuộc kiểm tra từ năm 2014–2016 tại Agribank CN Quảng Trị

Đơn vị tính: cuộc


Đơn vị thực hiện

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Kiểm toán nội bộ

1



Văn phòng đại diện miền Trung

1

1

2

NHNN tỉnh Quảng Trị

2

4

3

Agribank tỉnh Quảng Trị

15

21

20

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Trị - 8

(Nguồn: Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ Agribank CN tỉnh Quảng Trị)

Ngoài ra, Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ còn thực hiện chức năng giám sát từ xa, kiểm tra trực tiếp đối với các giao dịch bất thường và các giao dịch đáng ngờ trực tiếp để kịp thời ngăn chặn, phát hiện và có biện pháp xử lý. Tuy nhiên, chức năng này đến nay vẫn chưa phát huy được hiệu quả nên chưa có tác dụng ngăn ngừa rủi ro, các sai sót chủ yếu được phát hiện trong quá trình thực hiện kiểm tra định kỳ.

* Báo cáo rủi ro hoạt động

- Báo cáo được thực hiện theo quy trình từ dưới lên, từ nhân viên cho đến cán bộ quản lý. Tuy nhiên, chương trình để thực hiện báo cáo vẫn còn hạn chế, các báo cáo về sai sót được phát hiện trong quá trình hậu kiểm được thực hiện trên hệ thống thông tin báo cáo (MIS) nhưng đối với các báo cáo kiểm tra chuyên đề, kiểm tra định

kỳ và đột xuất của Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ chủ yếu thực hiện bằng phương pháp thủ công trên cơ sở tập hợp, thống kê các dữ liệu, các nghiệp vụ sai sót phát sinh trong quá trình kiểm tra.

- Với quy trình kiểm soát rủi ro khá chặt chẽ như vậy, Agribank CN tỉnh Quảng Trị đã bước đầu xây dựng cho mình một “văn hóa” về quản lý rủi ro, tạo ra bước chuyển biến trong nhận thức của cán bộ về quản lý rủi ro trong mỗi quy trình nghiệp vụ.Tuy nhiên, chỉ quy trình vẫn chưa đủ, nhân tố con người để vận hành quy trình đó một cách thông suốt và hiệu quả mới thật sự quan trọng.

2.2.4.3. Một số dấu hiệu rủi ro hoạt động đã xảy ra tại Agribank CN tỉnh Quảng Trị Những năm gần đây, tại Agribank CN tỉnh Quảng Trị đã xuất hiện ngày càng nhiều hơn các dấu hiệu rủi ro hoạt động. Đã xảy ra một số trường hợp liên quan đến gian lận cả bên ngoài lẫn bên trong nội bộ, vi phạm nội quy, quy định, rủi ro do các

sự kiện bên ngoài như chính sách, thiên tai. Đó là:

- Thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc quản lý tổ vay vốn, không tuân thủ chế độ thẩm định, thiếu kiểm tra đối chiếu nợ vay của tổ để cho tổ trưởng vay ké và chiếm dụng lãi của tổ viên.

- Không tuân thủ quy trình thẩm định, tham mưu không tốt trong quá trình giải ngân vốn vay, dẫn đến nợ xấu tăng cao.

- Vay ké của khách hàng trong các quan hệ giao dịch vay vốn và mượn tiền

của khách hàng tiền gửi.

- Lợi dụng cương vị công tác để chiếm dụng tiền, thu nợ gốc và lãi của khách hàng nhưng không nộp vào quỹ ngân hàng.

- Thu tiền bán bảo hiểm bảo an tín dụng nhưng không nộp kịp thời vào quỹ ngân hàng.

- Năm 2014, giá cà phê xuất khẩu giảm nhanh từ 5.511 USD/tấn xuống 3.130 USD/tấn làm cho doanh nghiệp kinh doanh cà phê thua lỗ, dẫn đến với nợ xấu tại chi nhánh gia tăng; do ảnh hưởng bão lụt làm cho diện tích lớn cao su bị đổ gãy; nhiều diện tích tiêu, sắn, màu, thủy sản bị thiệt hại... đã gây thiệt hại lớn đến nguồn vốn của ngân hàng.

- Một số dấu hiệu rủi ro khác vẫn tồn tại trong quá trình tác nghiệp với nhiều

nguyên nhânkhác nhau:

+ Khách hàng giả mạo chữ ký, đóng dấu chữ ký khắc sẵn trên chứng từ thanh toán. Trường hợp này, cán bộ giao dịch đã từ chối thực hiện giao dịch và báo cáo với cán bộ quản lý kịp thời nên không xảy ra tổn thất.

+ Khách hàng cung cấp thông tin không chính xác, đặc biệt là báo cáo tài chính, một khách hàng mở một lúc nhiều công ty, vay vốn nhiều nơi nên rất khó quản lý.

+ Chứng từ và bảng kê phân loại tiền thiếu chữ ký của khách hàng cũng như của cán bộ ngân hàng, chữ ký và mẫu dấu của khách hàng đã đăng ký thay đổi nhưng chưa cập nhật trên hệ thống IPCAS; lập lệnh chuyển tiền sai so với yêu cầu của khách hàng (sai số tiền, sai tên và tài khoản người thụ hưởng…); mở sổ tiết kiệm sai kỳ hạn, đăng ký sai lãi suất huy động cũng như lãi suất cho thời vay;hậu kiểm viên cũng đồng thời là kiểm soát viên, nghẽn mạng gây gián đoạn giao dịch…

2.3. Đánh giá của đối tượng điều tra về công tác quản trị rủi ro hoạt động tại Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Trị

2.3.1. Bảng mã hóa các biến

Mỗi câu hỏi trong bảng câu hỏi được mã hóa thành một tên biến để dễ dàng phân tích đánh giá trong mô hình nghiên cứu chất lượng quản trị rủi ro hoạt động tại Agribank CN tỉnh Quảng Trị. Nội dung được thể hiện ở bảng dưới đây.

Bảng 2.7. Mã hóa các biến trong mô hình


Mã số Mã hóa Nội dung câu hỏi


1 CN Con người

1.1 CN1 Cán bộ nhân viên Agribank ở các bộ phận khác nhau có ý

thực hợp tác cao.

1.2 CN2 Agribank có chính sách đãi ngộ tốt nhằm thúc đẩy nhân viên phát huy khả năng, hạn chế gian lận nội bộ.

1.3 CN3 Agribank có các chính sách kỷ luật thích đáng đối với các cán

bộ nhân viên không tuân thủ quy trình nghiệp vụ, gây tổn thất


Mã số Mã hóa Nội dung câu hỏi


về tài sản và uy tín của ngân hàng.

1.4 CN4 Agribank thuờng xuyên có các chuơng trình đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, kĩ năng mềm và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên.

1.5 CN5 Ít xảy ra các trường hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp ở

Agribank.

2 QT Quy chế, quy trình nghiệp vụ

2.1 QT1Tất cả các sản phẩm dịch vụ của Agribank đều có văn bản hướng dẫn đầy đủ.

2.2 QT2 Văn bản quy định nội bộ được ban hành kịp thời, đồng bộ.


2.3 QT3 Văn bản, quy chế quy trình nghiệp vụ phù hợp với quy định

của pháp luật.

2.4 QT4 Các văn bản hướng dẫn rò ràng, hợp lý, ít có hiện tượng hiểu

lầm, chồng chéo trong quá trình thực hiện nghiệp vụ.

2.5 QT5 Văn bản quy định nội bộ thiết kế đầy đủ các chốt kiểm soát

trong quy trình nghiệp vụ.

3 HT Hệ thống

3.1 HT1 Hệ thống cơ sở hạ tầng kiên cố, an toàn, kịp thời khắc phục

khi có hỏng hóc.

3.2 HT2 Hệ thống phần cứng từ Hội Sở đến phòng giao dịch hiện đại, đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu công việc.

3.3 HT3 Agribank chú trọng đến công tác bảo trì bảo duỡng, khắc

phục lỗi hệ thống phần cứng nhanh chóng.

3.4 HT4 Hệ thống bảo mật thông tin an toàn, ít xảy ra lỗi.

3.5 HT5 Hệ thống ATM hiện đại, ít sai sót.

4 BN Tác động bên ngoài

4.1 BN1 Agribank thường xuyên cẩn trọng, cảnh giác với các hành động phá hoại an ninh hệ thống.

4.2 BN2 Agribank thường nhanh chóng khống chế, giải quyết dứt điểm

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 01/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí