Các nhân vật nam trong Lục Vân Tiên đọc theo lý thuyết giới - 8

nét thường thấy trên khuôn diện của các nhân vật tiểu thuyết Trung Hoa cổ điển. Cách miêu tả này gần giống với cách miêu tả của La Quán Trung về Quan Vân Trường. Trong Tam Quốc diễn nghĩa có đoạn Huyền Đức nhìn xem thấy người ấy mình cao chín thước, râu dài hai thước, mặt đỏ như gấc, môi như tô son, mắt phượng, mày tằm, oai phong lẫm liệt. Huyền Đức bèn mời cùng ngồi và hỏi họ tên. Người ấy nói: Tôi họ Quan tên Vũ, tự là Trương Sinh, sau đổi là Vân Trường, người làng Giải Lương, tỉnh Hà Đông. Nhân thấy có đứa thổ hào ỷ thế hiếp người, tôi bèn giết chết rồi đi làm kẻ giang hồ đã năm, sáu năm rồi. Nay nghe ở đây có lệnh chiêu binh phá giặc nên tôi đến ứng mộ. Vẻ đẹp của Lục Vân Tiên còn được Nguyễn Đình Chiểu tả:

Vân Tiên đầu đội kim khôi

Tay cầm siêu bạc mình ngồi ngựa ô

Lục Vân Tiên lúc này được miêu tả như vị anh hùng, một võ tướng oai phong. Với cái nhìn của Nguyễn Đình Chiểu thì trong con mắt của ông Lục Vân Tiên có dáng dấp của anh hùng lý tưởng với đầu đội “kim khôi bằng vàng”, tay cầm “siêu bạc”, ngồi “ngựa ô” chứ không phải nhân vật kẻ sĩ. Vẻ đẹp lý tưởng của Lục Vân Tiên được lý tưởng hóa có chút tương đồng với nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Từ Hải cũng được giới thiệu như một nhân vật có bề ngoài phi thường:

Râu hùm hàm én mày ngài,

Vai năm tấc rộng, thân mười tấc cao

Và một bản lĩnh hơn người:

Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài”

Với Lục Vân Tiên không chỉ đẹp về ngoại hình mà chàng còn là con người có tài năng vừa giỏi văn vừa giỏi võ:

Văn đà khởi phụng đằng giao Võ thêm ba lược, sáu thao ai bì

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Chàng là người văn võ kiêm toàn lại luôn sẵn sàng ra tay cứu giúp người khác khi hoạn nạn. Vừa từ tạ Tôn sư xuống núi, định về kinh ứng thi, trên đường

đi, chợt thấy một đám người khóc than bỏ chạy, chàng liến hỏi chuyện mới hay có một bọn cướp dữ vừa phá làng xóm và bắt đi hai cô gái. Lục Vân Tiên không chịu nổi cản bất bình, nổi giận:

Các nhân vật nam trong Lục Vân Tiên đọc theo lý thuyết giới - 8

Vân Tiên nổi giận lôi đình, Hỏi thăm lũ nó còn dình nơi nao.

Tôi xin ra sức anh hào,

Cứu người cho khỏi lao đao buổi này.

Thấy người mắc nạn, Lục Vân tiên liền ra tay:

Vân tiên ghé lại bên đàng,

Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô

Lục Vân Tiên đánh cướp, trước hết bộc lộ sức mạnh nam tính, hành động dứt khoát của đấng nam nhi văn võ toàn tài. Hành động “bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô” của chàng trai Vân Tiên thật đẹp, mãnh liệt và dứt khoát. Đó là hình ảnh một chàng trai nghĩa sĩ sẵn sàng trừ ác giúp dân. Tác giả miêu tả hình ảnh con nhà võ mạnh mẽ của chàng “Vân Tiên tả đột hữu xông/ Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Đang. Đây là sự đối đầu giữa chàng thư sinh anh hùng với tên Phong Lai “mặt đỏ phừng phừng” và đám quân “bốn phía phủ vây bịt bùng”. Nhà thơ miêu tả hình ảnh Lục Vân Tiên “tả đột hữu xung” và sử dụng điển tích: “Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang”…để khắc họa hình ảnh mạnh mẽ, đầy nghĩa khí của Vân Tiên. Theo tiểu thuyết chương hồi Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung (Trung Quốc), nhân vật viên tướng trẻ Triệu Vân, còn gọi Triệu Tử Long, đã một mình phá vòng vây của Tào Tháo, bảo vệ được A Đẩu, con của chủ tướng Lưu Bị. Việc sử dụng điển tích, so sánh Lục Vân Tiên với Triệu Tử Long khiến cho câu thơ trở nên hàm súc, phát huy được lối nói khoa trương, tôn vinh phẩm chất nhân vật cũng ngang bằng với người anh hùng nổi tiếng thời Tam quốc. Có thể nói, về ngoại hình Vân Tiên cũng chẳng kém Từ Hải của Nguyễn Du là bao nhiêu.

Nằm trong hệ thống những nhân vật chính diện, Hớn Minh cũng được Nguyễn Đình Chiểu tô đậm những nét về ngoại hình và hành động bằng thủ pháp

ước lệ. Nếu như Lục Vân Tiên được nhắc đến như hình ảnh một thư sinh trắng trẻo, giỏi võ nghệ thì Hớn Minh hiện qua con mắt của Lục Vân Tiên mang chút dị biệt:

Xa xem mặt mũi đen sì,

Mình cao sồ sộ dị kỳ rất hung

….Vân Tiên biết lẽ chánh tà Hễ người dị tướng ắt là tài cao

Ngay từ những câu thơ giới thiệu về nhân vật Hớn Minh, chúng ta có thể liên tưởng đến hình ảnh tráng sĩ với tính cách ngang tàn, mạnh mẽ. Vẻ bề ngoài có phần dị biệt, được tiên đoán “hễ người dị tướng ắt là tài cao”, Hớn Minh được giới thiệu có phần gần gũi với hình ảnh nhân vật Trương Phi trong Tam quốc diễn nghĩa. Trương Phi – một mãnh tướng của nhà Thục Hán đời Tam Quốc, được miêu tả là một người “thân cao 8 thước, đầu báo mắt tròn, hàm én, râu hổ, tiếng nói như sấm, dáng như ngựa phi…” và hình ảnh Trương Phi được định hình như một kẻ vũ phu lỗ mãng, bộc trực, nóng nảy và ít chữ nghĩa. Trong Tam Quốc diễn nghĩa đã có nhiều đoạn miêu tả về sự lỗ mãng của Trương Phi, thậm chí người Trung Quốc có thành ngữ “Mãng Trương Phi” (lỗ mãng như Trương Phi) hay người Việt Nam có câu “Nóng tính như Trương Phi” ... Với vẻ ngoài có chút dị biệt, nhân vật Hớn Minh còn được đặc tả là một nhân vật mạnh mẽ, thích dùng hành động để giải quyết mọi tình huống, thậm chí là có phần nóng tính. Chàng vốn là con nhà nho, cũng có những hành động “quyết liệt” khi nhìn thấy những việc “ngang tai, trái mắt”, chàng đến huyện Loan Minh, thấy đứa cậy quyền giở trò đốn mạt, chàng liền ra tay trừng trị:

Tôi bèn nổi giận một khi

Vật chàng xuống đó bẻ đi một giò

Bên cạnh những nhân vật chính diện được xây dựng mang màu sắc lý tưởng như những trang nam nhi, hiệp khách, Nguyễn Đình Chiểu còn xây dựng hệ thống những nhân vật phản diện với màu sắc đối lập. Đó là những nhân vật xấu từ đầu đến cuối, bì ổi, nhỏ nhen được đặc tả thông qua bút pháp tả thực. Nếu

như những nhân vật chính dùng sức mạnh, võ công của mình để làm việc nghĩa thì Trịnh Hâm lại dùng sức của mình để đi hại người, làm những việc mờ ám:

Trịnh Hâm khi ấy ra tay

Vân Tiên bị ngã xô ngay xuống vời Trịnh Hâm giả tiếng kêu trời

Cho người thức dậy lấy lời phôi pha

Đó là một Trịnh Hâm phản bạn, nham hiểm và đố kị tài năng. Bản chất của hắn cũng được lột trần qua hành động đẩy Vân Tiên xuống sông. Và một Bùi Kiệm được ngoại hiện hoá tâm trạng bằng hình ảnh miêu tả:

Con người Bùi Kiệm máu dê Ngồi chề bê mặt như sề thịt trâu

Khác với các nhân vật chính diện mang màu sắc lý tưởng, nhân vật phản diện được tả hết sức chân thực, thậm chí tác giả dụng công dùng những từ ngữ đặc tả trong việc miêu tả ngoại hình. Nguyễn Đình Chiểu rất khéo léo trong vệc gọi tên bản chất của nhân vật phản diện. Chỉ bằng bút pháp tả thực cùng với những chi tiết rất “đắt”, nhà thơ đã khắc họa lên bản chất của nhân vật qua cái nhìn bề ngoài. Bùi Kiệm “ngồi chề bê” như “sề thịt trâu” cho thấy vẻ ngoài có phần xấu xí và thô lỗ của hắn. Đây là cái nhìn mỉa mai xen lẫn sự khinh thường của tác giả dành cho nhân vật Bùi Kiệm. Nhắc đến con người Bùi Kiệm, tác giả Nguyễn Đình Chiểu dành cho chữ “Dê”. Đây là một trong những điều cấm kỵ dành cho nam giới thời bấy giờ, bản chất “máu dê” được gắn với Bùi Kiệm cho thấy sự phê phán và tính chất phản đề của nhân vật này. Tác giả ca ngợi nhân vật chính diện bao nhiêu thì dùng từ ngữ tầm thường, kém cỏi bấy nhiêu khi miêu tả nhân vật phản diện. Có thể thấy, ngay từ đầu, Nguyễn Đình Chiểu đã xác định một cái nhìn khen và chê rõ rệt khi miêu tả vẻ ngoài của hai loại nhân vật chính diện và phản diện. Tác giả sử dụng những từ ngữ tuy ngắn gọn nhưng sắc cạnh, độc đáo, nhà thơ đã lột tả được chân dung, diện mạo và tính cách của người Nam Bộ một cách rõ nét. Dù cùng là nho sĩ nhưng diện mạo và tính cách của Vân Tiên và Hớn Minh hoàn toàn khác nhau. Hớn Minh không khác gì người nông dân

chân chất, đơn thuần, dám làm dám chịu, xa trông “mặt mũi đen sì”, mình cao đồ sộ dị kỳ rất hung, nhưng lại dám chống lại cường “bẻ đi một giò”. Và Vân Tiên tuy không có vẻ ngoài “râu hùm, hàm én, mày ngài” nhưng lại có một phong độ giống trang hảo hán “giữa đường gặp chuyện bất bình chẳng tha”. Tác giả đã cố ý xây dựng nhân vật chính diện đẹp đẽ, có dáng dấp của những anh hùng kiếm hiệp, có sức mạnh, võ công giỏi giang, quyết liệt và một vẻ ngoài khác thường bên cạnh những nhân vật hèn kém và kém đẹp về cả ngoại hình và thể chất. Thông qua cách miêu tả của Nguyễn Đình Chiểu, các nhân vật chính diện và phản diện có sự đối lập tạo tiền đề cho việc xây dựng theo lối nhất quán trong hành động về sau.

2.2. Vẻ đẹp trí tuệ

Con người trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu chủ yếu là con người đạo lý. Do vậy trong sáng tác Lục Vân Tiên của mình, bằng cách này hay cách khác Nguyễn Đình Chiểu cố gắng tô đậm tính lý tưởng ở nhân vật của mình, đặc biệt là nhân vật chính diện. Nhân vật của ông không chỉ đẹp về vẻ ngoài, hành động và còn mang đẹp ở trí tuệ. Cũng phải nói thêm rằng, trong quan điểm nho giáo, học vấn của nam giới vô cùng quan trọng. Nam giới muốn giúp đời, thay đổi vận mệnh thì đều phải thông qua con đường thi cử để tiến thân. Cho nên, mục đích cao nhất của cuộc đời họ là thi được bảng vàng, giúp nước và chính mình. Nam giới cần phải giỏi văn chương, biết làm thơ ứng đối. Thậm chí, học vấn luôn quan trọng hơn việc giỏi võ nghệ.

Bởi vậy, theo quan niệm nho giáo thì ngay cả những người có giáo dục, cũng vẫn chia làm hai loại là nhà nho quân tử và nho tiểu nhân. Nho quân tử là những người học và làm theo đạo thánh hiền, lo tu thân sửa mình để hoàn thiện nhân cách. Người quân tử làm việc dựa vào sức mình là chính, làm sai điều gì trước hết phải tự trách mình rồi sửa mình, khi thấy việc thiện thì phải cố làm cho bằng được, thấy điều ác thì sợ hãi tránh xa. Nho giáo dạy nam giới muốn làm người quân tử thì phải thành thực, không bao giờ tự lừa dối mình mà làm hại sự hiểu biết của chính bản thân mình và biết giữ chất phác trong nội dung và văn

hóa ngoài hình thức. Và đối với một nam tử hán thì học vấn là điều tối quan trọng. Nho giáo quan niệm người quân tử muốn có đức thì phải có học thì cái đức mới có giá trị. Bởi nhân, trí, tín, trực, dũng, cương đều là những đức tính cơ bản để tu nhân nhưng chỉ muốn có đức mà không muốn học để hiểu lý lẽ hay dở, đúng sai thì rất sai lầm. Muốn nhân lại bị tình cảm chi phối, che mờ đi thành ra ngu tối. Muốn trí lại bị ham muốn phân tâm thành mông lung. Muốn tín lại cố chấp hẹp hòi đâm ra ích kỷ. Muốn trực lại bị nóng nảy khống chế đâm ra ngang ngạnh. Muốn dũng lại không kiềm chế được rồi thành ra bạo loạn. Muốn cương nhưng cố bảo thủ kiểu gàn dở đâm ra ngông cuồng…hậu quả của việc có đức nhưng không có học vấn là như vậy.

Người quân tử phải chuyên tâm nghiên cứu mọi điều hay, điều tốt trên lý thuyết và trong thực tế cuộc sống chứ không phải học vẹt, khoe mồm chỉ biết nghe qua tai rồi nói ra miệng lấy mẽ thì học kiểu gì cũng vô bổ. Khổng tử còn cho rằng: “Người quân tử có ba điều lo nghĩ không thể không xét đến. Trẻ mà không học thì khi lớn lên không có tài năng gì. Già mà không chỉ dạy người, khi chết rồi không ai tưởng nghĩ đến mình. Khi giàu có mà không đem của giúp người thì lúc cùng quẫn không ai giúp mình. Cho nên người quân tử lúc trẻ nghĩ đến tuổi già mà lo học, lúc già nghĩ đến cái chết mà lo dạy người, lúc thịnh nghĩ đến lúc suy mà lo giúp người”[33, tr. 120]. Sách Đại học xưa cũng dạy rằng: từ vua đến dân ai cũng phải lấy tự sửa mình làm gốc vì kết quả học vấn là biểu hiện rõ nhất của phép tu thân. Chính vì vậy, hình tượng nhân vật lý tưởng mà Nguyễn Đình Chiểu muốn hướng đến không chỉ là người có sức mạnh thể chất hơn người mà còn phải có trí tuệ hơn người. Nguyễn Đình Chiểu đã dựng lên cả một hệ thông nhân vật nam trong đó những nhân vật chính diện tiêu biểu là Lục Vân Tiên đã tượng trưng cho tài năng, trí tuệ, nhân phẩm cao nhất.

Ngay ở đầu truyện, khi nói đến tài học của Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu cũng viết: “Văn đà khởi phụng đằng giao...” Nghĩa là văn đẹp như con phượng trỗi dậy, con rồng bay cao. Ở đoạn Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga

trao thơ cho nhau, sau khi Vân Tiên đánh tan bọn cướp, cứu được Nguyệt Nga, Nguyễn Đình Chiểu lại viết:

Nguyệt Nga úng tiếng xin hầu,

Xuống tay liền đã tám câu năm vần.

Thơ rồi này thiếp xin dâng,

Ngửi trông lượng rộng văn nhân thế nào.

Vân Tiên xem thấy ngạt ngào, Ai ngờ sức gái tài cao bức này !

Đã mau mà lại thêm hay, Chẳng phen Tạ nữ cùng tày Từ phi.

Thơ ngâm dũ xuất dũ kỳ,

Cho hy tài gái kém gì tài trai !

Có thể thấy Nguyễn Đình Chiểu rất chú trọng nhấn mạnh đến tài thơ văn của Lục Vân Tiên. Tác giả đã ví tài năng thơ văn của Vân Tiên bằng những lời văn đẹp nhất, lý tưởng nhất.

Bên cạnh đó, Vương Tử Trực là một trong những nhân vật chính diện, không chỉ là con người nghĩa khí, vẻ đẹp của Tử Trực còn toát lên ở tài văn chương. Cũng thông qua cách khắc họa nhân vật bằng lối lý tưởng hóa, Tử Trực hiện lên là một nho sĩ tài hoa:

Gần đây có một họ Vương Tên là Tử Trực văn chương tót đời

Không những vậy, Nguyễn Đình Chiểu để cho nhân vật có cơ hội được trổ tài văn thơ của mình:

Cha đà sai trẻ qua mời, Đặng con cùng gã thử chơi một bài

Thấp cao cao thấp biết tài

Vầy sau trước bạn cùng mai mối mầu.

Muốn cho Trực sánh cùng Tiên Lấy câu bình thủy hữu duyên làm đề

Song song hai gã giao kề,

Lục Vương hai họ đua nghề một khi

Tác giả đã dùng khá nhiều câu văn hay để ca ngợi tài năng văn chương của Vân Tiên và Vương Tử Trực. Đây cũng là một trong những dụng ý của tác giả khi xây dựng những nhân vật nam hoàn hảo về tài năng. Nhân vật nam của ông là những thư sinh xuất chúng kể về ngoại hình và khả năng văn chương. Nguyễn Đình Chiểu rất đề cao học vấn của các nhân vật của ông. Trong quan niệm của mình, Nguyễn Đình Chiểu hết sức coi trọng việc học. Trong khi nước chưa bị giặc Pháp xâm lược, ông nghĩ rằng học có thể để thi đỗ làm quan, mang tài ra phò vua giúp nước, như Lục Vân Tiên, Vương Tử Trực, nhưng cũng có thể chỉ để làm người có đạo đức cao cả như ông chủ hàng cơm trong truyện Lục Vân Tiên. Nhưng đến khi nước bị giặc xâm lược thì ông không còn nghĩ đến việc học đề thi đỗ làm quan nữa, bởi lẽ “Dầu vinh cũng tiếng nhân thần, Trâu cày ngựa cưỡi cái thân ra gì”. Tuy vậy, bao giờ ông cũng coi trọng việc học hơn cả. Nhưng trong bài Sĩ ông không nói gì tới việc đi thi, làm quan mà chi nhấn mạnh vào chỗ:

Câu văn thêu dệt đời đời chuộng Mùi đạo trau giồi bữa bữa no.

Vì coi trọng việc học như vậy nhưng lại coi mọi nghề ngang nhau, trước hết dùng đạo đức để bình giá con người, cho nên nhân vật tốt trong các truyện thơ của Nguyễn Đình Chiểu, già trẻ gái trai, từ ông quan, học trò, thầy thuốc cho đến ngư tiều, ông chủ quán cơm, chú tiều đồng, những người lao động, đều là những nhân vật có học, là trí thức.

Với những nhân vật tưởng như vô danh, không tên tuổi nhưng cũng đều có khả năng và trí tuệ hơn người. Mặc dù không thành danh trên con đường khoa cử nhưng ngược lại ông Quán là một nam nhi đầy khí phách, tư thế hiên ngang và thái độ ung dung, tâm hồn phóng khoáng. Đó là phong cách của một người đã vượt qua sự bon chen vì không muốn làm con thiêu thân trước ánh đèn như

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 03/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí