Điểm qua một vài bài ca dao về người phụ nữ, người đàn ông trong xã hội cũ, chúng ta thấy được xã hội nho giáo vẫn mang nặng quan niệm định kiến với cả hai giới. Trên phương diện quan niệm về công việc và sự nghiệp nam và nữ cũng thể hiện rõ nét sự định kiến, phân biệt đối xử. Người đàn ông trong ca dao, tục ngữ bao giờ cũng mang trọng trách sinh ra để làm những công việc lớn:
- Làm trai cho đáng nên trai
Phú Xuân đã trải, Đông Nai đã từng
- Đã sinh ra kiếp đàn ông
Đèo cao, núi thẳm, sông cùng sá chi
Nếu như bản thân người đàn ông nào đó mà không hoàn thành được sự nghiệp của mình thì hầu như đều “vin” cho nỗi đau:
Bận chân con, vợ, gia đình Tang bồng hồ thỉ chỉ nhìn mà đau
Với đàn ông, không ai là không thấy khó chịu khi bị mang tiếng là “bất lực” hay “núp váy vợ”…Đó được xem là sự mỉa mai khá lớn với họ:
- Làm trai rửa bát quét nhà Vợ gọi thì dạ, bẩm bà tôi đây!
- Làm trai cho đáng nên trai
Có thể bạn quan tâm!
- Các nhân vật nam trong Lục Vân Tiên đọc theo lý thuyết giới - 3
- Các nhân vật nam trong Lục Vân Tiên đọc theo lý thuyết giới - 4
- Văn Hóa Giới Trong Văn Học Trung Đại Việt Nam Trước Nguyễn Đình Chiểu
- Các nhân vật nam trong Lục Vân Tiên đọc theo lý thuyết giới - 7
- Các nhân vật nam trong Lục Vân Tiên đọc theo lý thuyết giới - 8
- Các nhân vật nam trong Lục Vân Tiên đọc theo lý thuyết giới - 9
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
Khom lưng, gắng sức gánh hai hạt vừng
Về mặt giao tiếp xã hội, nội dung của ca dao, tục ngữ còn thể hiện nhiều định kiến đối với người phụ nữ và đàn ông trên phương diện tình yêu lứa đôi. Phụ nữ thường là những người thụ động, chỉ biết tập trung vào công việc gia đình, làm “nội tướng” trong nhà. Trong tình yêu, họ cũng luôn thụ động:
Bồ câu mà đỗ nóc nhà Mấy đời đàn bà đi hỏi đàn ông
Do vậy, họ luôn mặc cho số phận mình ở trong tay người khác:
Thân em như giếng giữa đàng Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân
Trái lại, người đàn ông lại hoàn toàn chủ động trong chuyện yêu đương:
Ai xin anh lấy được mình,
Để anh vun xới ruộng tình cho xanh.
Ai xin mình lấy được anh,
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em.
Có thể nói, bên cạnh những giá trị tốt đẹp của không ít những định kiến giới trong ca dao, tục ngữ Việt Nam thì những định kiến đó phần nào cũng là rào cản cho sự phát triển của xã hội, ăn sâu vào tiểm thức và sự nhận thức của con người.
Nhưng phải đến văn học trung đại Việt Nam, khi nho giáo chiếm vị trí độc tôn, ảnh hưởng sâu sắc đến ý thức tư tưởng, quan niệm về con người thì vấn đề bổn phận con người trong xã hội nam quyền càng được phân biệt rõ ràng, đặc biệt là trên phương diện giới. Đã có rất nhiều nhà nho có quan điểm rõ ràng về vai trò, chức năng của người đàn ông và đàn bà trong xã hội như Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương hay Nguyễn Đình Chiểu…Tuy nhiên, nói về số lượng thì các sáng tác viết về đàn ông nhiều hơn, đó đa phần cái nhìn của nho sĩ về người đàn ông. Thân phận của người đàn ông trong giai đoạn này được đề cao như những chính nhân quân tử, nho giáo dạy nam giới yên phận, lạc mệnh, từ đó mà trung quân, vì quân là thiên tử. Nho giáo cũng dạy họ trau đức, sửa mình, giữ lễ, lời khéo không đáng tin, lời đẹp thì không thật.
Nhìn tổng thể tiến trình văn học trung đại Việt Nam, chúng ta có thể thấy ở mỗi một giai đoạn văn học, quan niệm về giới lại có những sự thay đổi rõ rệt. Quan niệm con người cá nhân chịu sự ảnh hưởng sâu đậm của ý thức hệ nho giáo. Đặc điểm chung của các sáng tác giai đoạn này là với cái nhìn nam quyền, nho giáo chủ trương coi thường phụ nữ, đề cao nam nhi, quân tử, coi nhẹ phụ nữ hồng nhan, tài sắc. Cho nên, hầu hết các sáng tác văn học đề tập trung ca ngợi người nam nhi “tu thân, lập thân” để xây dựng chí lớn. Đại diện cho giai đoạn này, chúng ta phải kể đến Nguyễn Trãi và những sáng tác của ông. Như đã biết, nhắc đến Nguyễn Trãi người ta thường nói tới một con người nhân nghĩa, yêu nước, thương dân, ra đi tìm cội nguồn lịch sử và dân tộc. Cá nhân Nguyễn Trãi nổi bật ở sự day dứt lựa chọn giữa các tư tưởng, các con đường lập thân, dưỡng
thân và nhất là bảo thân, nhưng rốt cuộc ông vẫn không thoát được lưỡi gươm oan nghiệt của số phận. Nguyễn Trãi đã từng bỏ mặc cả “thi thư” để “tu thân”:
Chỉn xá lui mà thủ phận Lại tu thân khác, mặc thi thư
(Mạn Thuật – XII)
Triết học nho giáo đã đặt ra những nguyên tắc cho cuộc đời, những thứ bậc buộc con người phải luôn luôn tôn trọng. Những nguyên tắc ấy, nho giáo nói đến mối tương quan giữa gia đình và xã hội. Đó là ba mối quan hệ quan trọng chi phối trong mọi tình cảm và bổn phận con người: quân thần, phụ tử, phu thê. Mặt khác, nho giáo cũng nêu lên những đức tính quan trọng mà con người cần phải có để cho con người và cuộc đời trở nên tốt đẹp hơn, đó là: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Nguyễn Trãi là một nho sĩ, là một nhà đạo đức nên ông đã hướng đến luân lý của nho giáo. Nguyễn Trãi đã đi theo đường lối “văn dĩ tải đạo” của nho giáo, nghĩa là đem văn chương để truyền bá tư tưởng, đạo lý của thánh hiền. Trước tiên ta thấy trong sáng tác của ông luôn nói đến trung và hiếu, bổn phận của người nam nhi cần có trong xã hội. Con người của Nguyễn Trãi luôn hướng đến bổn phận thiên liêng đối với gia đình và đất nước. Đặc biệt, lúc nào ông cũng tâm niệm về hai chữ trung hiếu:
trí, tín:
“Bui có một niềm chăng nỡ trễ Đạo làm con mấy đạo làm tôi”. (Ngôn chí – bài 1)
“Quân thân chưa báo lòng canh cánh Tình phụ cơm trời, áo cha”.
(Ngôn chí – bài 7)
Trong sáng tác của mình, Nguyễn Trãi cũng nói nhiều về nhân, nghĩa, lễ,
“Thấy lợi thì làm cho phải nghĩa, Mã tây mặc khiến mấy lòng đan”.
(Bảo kính cảnh giới – Bài 6)
“Bầu bạn cùng nhau nghĩa chớ vong, Người kia phú quý nỡ quên lòng.”
(Bảo kính cảnh giới – Bài 51)
“Khuyên kẻ trượng phu xin ở thế, Hễ đừng bất nghĩa chớ loàn đơn”.
(Bảo kính cảnh giới – Bài 58)
Nguyễn Trãi đã sống trong một xã hội tan rã vì chiến tranh cho nên ông đã ý thức được bổn phận của kẻ sĩ. Ông khuyên con người hãy lấy nghĩa mà đối xử với nhau. Trong thơ Nguyễn Trãi, những quan niệm về tam cương, ngũ thường luôn luôn kết hợp với nhau:
“Thủy chung mỗ vật đều nhờ chúa, Động tĩnh nào ai chẳng bởi thầy.
Hỉ nộ cương nhu tuy đã có, Nghĩa nhân lễ trí mã cho khuây”.
(Mạn thuật – Bài 3)
Theo quan niệm của ông, hình tượng người quân tử phải là người tài đức vẹn toàn:
“Đạo đức hiền lành được mọi phương, Tự nhiên cả chúng muốn suy nhường”.
(Bảo kính cảnh giới – Bài 1) “Ngõ cửa nhân chờ khách đến,
Trồng cây đức để con ăn”.
(Mạn thuật – Bài 5) “Tài đức thì cho lại có nhân,
Tài thì kém đức một hai phân. Thờ cha lấy thảo làm phép, Gặp chúa hằng ngày mấy cần”.
(Bảo kính cảnh giới – Bài 57)
Rõ ràng trong thơ ông, chữ đức luôn đứng đầu. Ông đã lấy lòng nhân của nho giáo mà khuyên răn con cháu, dạy bảo hậu sinh bằng những lời thơ thật tha thiết. Đi xa hơn nữa, ông còn vạch ra một chương trình hành động cho kẻ sĩ. Khi đã ra làm quan thì kẻ sĩ phải hết lòng trung thành với vua với tổ quốc, phải đem những lời đạo đức để can gián vua chớ nên xu nịnh, làm điều gian tà hại nước hại dân. Ông cho rằng kẻ sĩ phải có tấm lòng như Ngụy Trưng đời Đường, Bao Chửng đời Tống của Trung Quốc:
“Khoe tuyết làu làu nơi học đạo
Ở triều khăn khắn chữ trung cần”.
(Bảo kính cảnh giới – Bài 60) “Ở đài các giữ lòng Bao Chửng,
Nhậm tướng khanh thì thói Ngụy Trưng”.
(Bảo kính cảnh giới – Bài 61)
Cũng như Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến và các nhà nho khác, Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn mang nặng trong lòng hai chữ trung quân, lúc nào ông cũng canh cánh một điều “Lộc nặng ơn nhờ đức thánh minh” (Thơ Nôm, bài 125). Bản thân ông, xét về loại hình nhân cách, ông là một nhà nho quân tử. Nguyễn Bỉnh Khiêm sống vào giai đoạn nho giáo trở thành độc tôn và trong giai đoạn đất nước đang bị chia cắt, nhân dân cực khổ và nổi loạn. Do vậy, nhà nho quân tử Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đặt ra vấn đề mới đối với những kẻ sỹ thời bấy giờ. Theo ông, đã là một trang nam nhi, kẻ sĩ thì vấn đề cốt yếu, mang tính lý tưởng vẫn là lòng trung thành với nhà vua chính thống. Nhưng ở thời Nguyễn Bỉnh Khiêm, các khái niệm vua và nước không còn trùng khít nữa, quyền lợi của vua mâu thuẫn với quyền lợi của dân, nên việc trung thành với một ông vua ngu tối (hôn quân) sẽ trở thành ngu trung: vấn đề chọn chủ được đặt ra. Thay vì ra giúp nước thì ông lại chọn con đường sống nhàn- ẩn dật để giữ cho mình cái cốt cách thanh cao của người quân tử “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn người đến chốn lao xao”.
Nếu như trong thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, bên cạnh lý tưởng cao thượng là lý tưởng thoát tục, diệt dục, thuần khiết trong sáng, thì vớiTruyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ thì “dục”, nhất là tình dục, vật dục được xuất hiện như một phạm trù của cá nhân, nhưng được hiểu như những biểu hiện phản diện. Con người cá nhân xuất hiện dưới những phẩm chất phản diện, dưới hình thái của cái ác, cái xấu. Trọng Quỳ đánh bạc gán vợ (Nhị Khanh); Trung Ngộ tham dục với hồn ma cây gạo (Nhị Khanh); Dương Thiên Tích dựa thế trả thù báo oán lặt vặt; chàng Hà Nhân mê đắm hai hồn hoa Liễu, Đào; thần Thuồng luồng bắt nàng Dương thị danh kỹ Hàn Than với sư Vô Kỷ tham dục, thác sinh thành Thuồng luồng; mối tình bất chính của hồn oan Thị Nghi với viên quan họ Hoàng
; các hạng vua quan tham ác trong truyện Người tiều phu núi Na ; các tượng thần ăn trộm ở chùa hoang Đông Trào ; Lý tướng quân làm ác bị Diêm Vương trị tội ; cô Tuý Tiêu bị bắt, Dư Nhuận Chi tìm cứu ; người con gái Nam Xương chết oan vì chồng ghen bóng ghen gió... Trong hệ thống những nhân vật của Truyền Kỳ Mạn Lục, có xuất hiện những nhân vật nữ bên cạnh nam giới, nhưng phần lớn họ được xem như yếu tố gây hại cho những nam nhi, sĩ tử. Họ đa phần được nhìn nhận dưới những thân phận ma quỷ, bị chết oan và lên án…Và những người nam giới mê đắm sắc đẹp thì đều bị coi là những nhân vật xấu, phản diện, đi ngược lại so với quan niệm về người quân tử. Nói chung, khuynh hướng tác giả là khuyến thiện, trừng ác, đề cao công đức, lên án vật dục, tình dục, theo tư tưởng Nho giáo đời Tống “Diệt nhân dục, tồn thiên lý”. Những ai lánh xa bụi trần, vật dục thì được lên tiên, thành tiên, lên trời như Từ Thức, Dương Trạm, Vũ Nương. Những ai tham lam, hám lợi, đều bị trị tội ở Địa phủ của Diêm Vương. Các nhu cầu hưởng thụ cá nhân, ích kỷ được xem là có cội nguồn yêu quỷ, giao long, thuồng luồng, hắc ám. Tuy nhiên, “dục” của cá nhân tự do trong tình yêu nam nữ, tuy không được thừa nhận trong lời bình, nhưng lại được miêu tả như những cuộc tình kỳ ngộ lãng mạn đáng nhớ. Cuộc gặp của Trung Ngộ với hồn ma Nhị Khanh cô quạnh đầy ân ái, xướng hoạ, với lý tưởng hành lạc. Cuộc kỳ ngộ ái ân xướng hoạ của Hà Nhân ở trại Tây, rồi kỳ ngộ Hàn Than và Vô Kỷ, Nhuận Chi và Tuý
Tiêu, Phật Sinh với Lệ Nương, Thị Nghi với quan họ Hoàng, đều là những cuộc gặp gỡ ngoài lễ giáo, hôn thú, thuần tuý cá nhân, những mối tư tình lấy hưởng thụ làm mục đích, dĩ nhiên không được nhà nho chấp nhận về mặt đạo lý, song về mặt tình cảm, lại được ngòi bút tác giả ưu ái miêu tả khá đẹp với những vần thơ tình tứ đặc sắc. Những bài thơ của Nhị Khanh, của hai nàng Liễu, Đào tả những cảm xúc ân ái thật táo bạo, hiếm có trong văn học thời ấy, và cũng khó xuất hiện dưới dạng phi truyền kỳ. Tóm lại, trong văn học giai đoạn thế kỷ XV đến XVII, quan niệm về giới được xuất hiện dưới hai hình thái chính : hoặc là lìa bỏ công danh, lìa bỏ thị phi, khen chê, “độc thiện kỳ nhân”, đối lập với kẻ khác phàm tục; hoặc là đam mê vật dục, sắc dục như một tội lỗi, trái với đạo lý nhưng đã không còn mặc cảm tội lỗi, trái lại đã biểu hiện được cảm giác đam mê, đẹp, lãng mạn.
Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII đến hết XIX chịu ảnh hưởng khá sâu đậm của tư tưởng nho giáo, văn học giai đoạn này vẫn chủ yếu viết về người đàn ông và ca ngợi chí nam nhi. Các nhà nho tập trung khai thác người đàn ông từ những trách nhiệm, lý tưởng giúp dân, giúp nước và thông qua đó bày tỏ hình mẫu người anh hùng của thời đại. Đó là cái nhìn có phần khắc kỷ của người đàn ông dành cho người đàn ông. Cùng với hệ thống quan điểm, nho giáo còn xây dựng cho mình một hình mẫu con người lý tưởng, đó là hình mẫu người quân tử đối với nam giới. Trong lịch sử nho giáo, đây là hình mẫu được nhắc đến thường xuyên, là niềm tự hào của nho giáo để bảo vệ trật tự phong kiến. Nói cách khác, kẻ sĩ và người quân tử là những người được giáo dục và trưởng thành lên từ tầng lớp thứ dân, nhờ học đạo mà làm quan “trí quan, trạch dân”. Chính vì lý tưởng của nho giáo là giáo dục con người có nhân cách để phụng sự chính trị, phong kiến nên việc giáo dục con người trở thành mẫu người quân tử đã trở thành vấn đề quan trọng nhất mà nho giáo hướng tới.
Đại diện cho quan niệm về chí nam nhi trong giai đoạn này là tác giả Nguyễn Công Trứ - một cây bút khẳng định bổn phận của người đàn ông trong xã hội phong kiến. Nếu xét về sự gặp nhau trong tư tưởng của Nguyễn Đình
Chiểu và Nguyễn Công Trứ, ta có thế thấy được đó là chí nam nhi với mộng công danh. Nguyễn Công Trứ khi nói về lý tưởng sống của nhà thơ khi còn trẻ, ông đã từng nói:
Thiên phú ngô, địa tái ngô Thiên địa sinh ngô nguyên hữu ý
Nguyễn Công Trứ cho rằng con người sống ở đời nhất thiết phải làm việc có ích cho đời:
Hay:
Đã mang tiếng ở trong trời đất, Phải có danh gì với núi sông
Vũ trụ giai ngô phận sự
Chẳng công danh chi đứng giữa trần hoàn
Ở đây có thể thấy, đối với Nguyễn Công Trứ, “công danh” là bổn phận và
đích đến của người đàn ông, nó luôn luôn gắn với quan niệm trung hiếu và đạo quân thần.
Có trung hiếu nên đứng trong trời đất Không công danh thời thác với cỏ cây
Tuy nhiên, quan niệm của ông về người quân tử có chút khác với giai đoạn trước. Nếu như giai đoạn trước, người quân tử thường gò bó mình bằng chủ nghĩa khắc kỷ thì đến giai đoạn này, hình ảnh người nam nhi mà Nguyễn Công Trứ muốn gửi gắm, ngoài mộng công danh thì đó còn là một đấng nam nhi phong lưu tài tử đa tình. Ông công khai nói đến thú hành lạc của mình, một thú hành lạc có nội dung phi truyền thống khiến không ít các nhà nho bấy giờ và hầu như tất cả các nhà đạo đức hôm nay đều không thể không phản ứng:
“Thú tiêu sầu rượu rót thơ đề
Có yến yến hường hường mới thú! Khi đắc ý mắt đi, mày lại
Đủ thiên thiên thiên, thập thập thập thêm nồng...”
(Tài tình)