Cấu trúc xã hội đại biểu của HĐND hợp lý, phù hợp thì hoạt động của HĐND xã hiệu quả và ngược lại; đồng thời, hoạt động của HĐND xã còn phụ thuộc vào mức độ hoạt động của các đại biểu trong các hoạt động của HĐND.
Cử tri
HĐND xã do cử tri bầu ra, chịu sự giám sát của cử tri, theo đó, hoạt động của HĐND xã gắn bó mật thiết với cử tri.
HTCT ở nước ta có bốn cấp độ: Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.
Cấp xã là cấp cơ sở, HĐND xã là HĐND ở cơ sở.
Theo nhiều nghiên cứu về HTCT, “cơ sở” là địa bàn diễn ra mọi hoạt động gắn với cuộc sống của nhân dân; nơi thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước. Vì thế, mọi hoạt động của HTCT cơ sở đều gắn với dân, với các nhóm xã hội ở địa bàn.
Cử tri trong phạm vi nghiên cứu về hoạt động của HĐND xã sinh sống trong cộng đồng dân cư làng xã. Cộng đồng dân cư làng xã, nhất là làng xã ở Hà Nội có những sự khác biệt với cộng đồng dân cư các địa phương khác. Làng xã là không gian sinh tồn, một môi trường kinh tế - xã hội gắn với sản xuất cổ truyền trồng lúa nước và là một không gian xã hội, không gian văn hóa, tạo thành lối sống, cốt cách, tâm hồn của người Việt. Làng Việt đặc trưng cho đời sống kinh tế - xã hội hiện thực của cộng đồng người cùng chung sống, vừa có quan hệ huyết thống, vừa có quan hệ láng giềng. Tính chất của quan hệ đó, cùng với lịch sử đã tạo dựng tính cộng đồng làng xã, một đặc trưng mang tính bản sắc văn hóa. Sự cố kết cộng đồng làng xã, “văn hóa Làng” là những giá trị văn hóa độc đáo, tạo sức mạnh rất to lớn trong dựng nước và giữ nước [10]. Mỗi làng xã có tính tự trị, tự quản rất cao, thành viên của làng bị ràng buộc rất chặt chẽ bởi hương ước, luật tục, “phép vua thua lệ làng”. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làng có thể bị giải tỏa, nhưng văn hóa làng, sức mạnh cộng đồng của cư dân làng xã luôn tiềm ẩn và không thể mất. Những người con của làng luôn tồn tại với tư cách là một thành viên trong cộng dồng dòng họ, phường hội, làng xóm [23]. Vì vậy, suy nghĩ, hành động và ý thức chính trị của cử tri ít nhiều chịu ảnh hưởng của cộng đồng làng xã nơi họ sinh sống. Ý thức chính trị của cử tri và cộng đồng làng xã là một yếu tố tác động tác động
đến hoạt động của HĐND xã. Cử tri ý thức được trách nhiệm, phát huy quyền và nghĩa vụ của mình trong hoạt động xây dựng chính quyền, tham gia đầy đủ các cuộc bầu cử, các cuộc tiếp xúc cử tri và các hội nghị lấy ý kiến nhân dân sẽ giúp cho hoạt động của HĐND thuận lợi và chất lượng hơn.
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Vấn Đề Kế Thừa, Tập Trung Nghiên Cứu Của Luận Án
- Đặc Trưng Cơ Cấu X Hội Và Đặc Trưng Hoạt Động Của Hội Đồng Nhân Dân X
- Khái Quát Về Hoạt Động Của Hội Đồng Nhân Dân X
- Tư Tưởng Hồ Chí Minh, Quan Điểm Của Đảng, Pháp Luật Của Nhà Nước, Chỉ Đạo Của Thành Phố Hà Nội Về Tổ Chức, Hoạt Động Của Hội Đồng Nhân
- Tổ Chức Và Hoạt Động Của Hội Đồng Nhân Dân X Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội Hiện Nay (Nhiệm Kỳ 2016 – 2021)
- Thực Trạng Hoạt Động Ra Quyết Định Về Văn Hóa, X Hội, An Ninh, Quốc Phòng, Về Nhân Sự
Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.
Hoạt động ra quyết định, giám sát, chất vấn, giải trình, nắm bắt ý kiến cử tri của HĐND xã gắn bó chặt chẽ với điều kiện kinh tế - xã hội của xã. Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương là cơ sở thực tế cho các quyết sách của HĐND và các quyết định của HĐND tập trung chủ yếu vào các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương. Cấp cơ sở là nơi thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước. Việc tổ chức thực hiện của các địa phương vừa có cái chung, vừa có cái riêng. Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương là yếu tố tạo nên “cái riêng” của mỗi địa phương. HĐND xã phải căn cứ vào thực tiễn chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của đại phương mình để ra các quyết định, để thực hành giám sát và tổ chức thu thập ý kiến cử tri.
Từ sự phân tích trên, tổ hợp lại, hoạt động của HĐND xã chịu sự tác động, chi phối của các yếu tố: i, HTCT xã (Cấp ủy đảng, UBND, MTTQ); ii, Cấu trúc xã hội và hoạt động của đại biểu HĐND xã; iii, Cử tri (Ý thức chính trị của cử tri và cộng đồng làng xã); iv, Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Hà Nội. Trong nghiên cứu, Luận án tập trung mô tả, phân tích tác động của các yếu tố trong HTCT xã, cấu trúc xã hội và hoạt động của đại biểu HĐND xã, ý thức chính trị của cử tri và tính cộng đồng làng xã, đặc điểm kinh tế - xã hội đến hoạt động của HĐND xã.
2.2. LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ
2.2.1. Lý thuyết hệ thống và sự vận dụng trong nghiên cứu hoạt động của Hội đồng nhân dân x ở Hà Nội
Nội dung chủ yếu của lý thuyết hệ thống
Khái niệm “hệ thống” được sử dụng trong lĩnh vực ngôn ngữ và khoa học khoảng từ hơn 300 năm nay. Các nhà xã hội học rất quan tâm tới các hệ thống xã hội và đã xây dựng, phát triển lý thuyết hệ thống, xác định hệ thống trở thành biểu
tượng, khung quy chiếu trừu tượng hay cụ thể trong nghiên cứu xã hội học nhằm làm nổi bật quy luật về sự gắn bó ít nhất giữa hai yếu tố [40].
Trong sách “Nguyên lý tính hệ thống trong lý luận và phương pháp luận của C.Mác”, V.P.Cudomin đã viết: “Và dù cho khái niệm hệ thống được xác định một cách khác nhau, thì người ta vẫn thường nói rằng, hệ thống là một tập hợp nhất định những yếu tố có mối liên hệ với nhau, tạo thành sự thống nhất ổn định và tính chỉnh thể, có những thuộc tính và những quy luật tổng hợp” [20]. Như vậy, hệ thống, theo Cudomin, bao gồm nhiều yếu tố, các yếu tố liên hệ nhau theo nột quy luật nhất định tạo nên tính ổn định, tính chỉnh thể của hệ thống.Vấn đề cơ bản là vạch ra những nhân tố quyết định dẫn đến tổ chức các yếu tố thành hệ thống, phát hiện những mối liên hệ và quan hệ trong hệ thống, xác lập những quy luật cấu trúc, quy luật hoạt động và phát triển của hệ thống.
F.A.Capitonov quan niệm: “Hệ thống là khái niệm trung tâm biểu thị một tập hợp các phần tử trong sự tương tác qua lại thể hiện tính chỉnh thể và tính chung của mình” [22]. Chỉnh thể là hình thức tồn tại của hệ thống, là một chỉnh thể của sự tương tác qua lại giữa các phần tử của hệ thống, phản ánh sự độc lập của nó so với hệ thống khác. Phương thức tổ chức của hệ thống tạo nên tính chỉnh thể của hệ thống. Các tập hợp của các đơn vị trong hệ thống có thể được xem xét như là các phân hệ (thành tố) của hệ thống. Cấu trúc là tính trật tự của các quan hệ gắn kết các phần tử của hệ thống. Tiếp cận hệ thống đòi hỏi phải xác định ranh giới của hệ thống; bản chất tính chỉnh thể của hệ thống; cấu trúc của hệ thống; quan hệ qua lại giữa các phần tử của hệ thống; xác lập chức năng của hệ thống và chức năng của các phần tử của hệ thống; tính quy luật vận hành của hệ thông và thiết lập mô hình của hệ thống [22].
Talcott. Parsons tiếp cận lý thuyết hệ thống xã hội về phân hóa xã hội. Toàn bộ lý thuyết này được ông trình bày trong cuốn sách “Hệ thống xã hội” xuất bản năm 1951. Ông phát triển lý thuyết hệ thống xã hội thành lý thuyết xã hội học tổng quát về sự “phân hóa cấu trúc” của hệ thống, “sự phân hóa bên trong của các hệ thống xã hội” và có thể gọi lý thuyết của ông là “lý thuyết hệ thống xã hội về phân hóa cấu trúc” [53]. Theo H.Korte, lý thuyết xã hội học của Parsons không chỉ là thuyết hành động mà còn là lý thuyết hệ thống. Parsons cho rằng, hệ thống xã hội
được hình thành trong những trạng thái và quá trình tương tác mang tính xã hội của những cá nhân hành động [63].
Theo Parsons, hệ thống xã hội có các cấu trúc cơ bản: Hành động xã hội và tập hợp vị thế, vai trò với tư cách là một tiểu hệ thống có tổ chức của các hành động [54]. Parsons cũng cho rằng, hệ thống nào cũng có cấu trúc chức năng cơ bản của nó. Ông đưa ra bốn tiểu hệ thống tương ứng với bốn loại hệ thống cơ bản của hệ thống xã hội và đề cao đặc trưng chức năng cấu trúc của hệ thống bằng lược đồ AGIL. Bốn thành phần này là bốn tiểu hệ thống: Tiểu hệ thống kinh tế; Tiểu hệ thống chính trị; Tiểu hệ thống liên kết; Tiểu hệ thống bảo tồn. Mỗi tiểu hệ thống có chức năng riêng. Tiểu hệ thống kinh tế để thực hiện thích ứng xã hội đối với môi trường khan hiếm nguồn lực. Tiểu hệ thống chính trị gồm các đảng phái, hệ thống cơ quan quyền lực để thực thi quyền lực. Tiểu hệ thống liên kết thực hiện chức năng gắn kết các cá nhân, kiểm soát xã hội nhằm tạo sự ổn định, sự đoàn kết và trật tự xã hội. Tiểu hệ thống bảo tồn thực hiện chức năng kích thích, động viên các cá nhân và nhóm xã hội, quản lý và bảo trì các khuôn mẫu hành vi, ứng xử [55].
Parsons cho rằng các hệ thống xã hội là các hệ thống mở với các quá trình trao đổi phức tạp với các hệ thống môi trường xung quanh. Các hệ thống xung quanh tạo nên môi trường trực tiếp của hệ thống xã hội bao gồm các hệ thống văn hóa, nhân cách, hành vi và các tiểu hệ thống khác của cơ thể và thông qua cơ thể là môi trường vật chất. Tương tự như vậy, các hệ thống xã hội được phân hóa cấu trúc thành nhiều tiểu hệ thống mà mỗi tiểu hệ thống đó là một hệ thống mở thực hiện chức năng nhất định trong quá trình liên tục trao đổi với các tiểu hệ thống xung quanh của một hệ thống lớn hơn [12].
Tuy còn có những cách tiếp cận, diễn giải khác nhau, song về cơ bản, các quan niệm về hệ thống xã hội của các nhà xã hội học có những điểm chung: i, Hệ thống là tập hợp các phần tử (yếu tố), song chúng không phải là tập hợp giản đơn các yếu tố. “Hệ thống là cái gì đó lớn hơn số cộng các yếu tố. Sự liên kết và tương tác theo chiều sâu giữa các yếu tố tạo nên tính trội và tính nhất thể hóa, nghĩa là tạo ra cái mới. Mặt khác hệ thống là cái gì đó nhỏ hơn số cộng giản đơn các yếu tố [61]; ii, Các phần tử (yếu tố) có vị trí, chức năng, các chức năng đó liên hệ chặt chẽ với
nhau và sự liên hệ giữa các phần tử tuân theo các quy luật; iii, Tính chỉnh thể và phức thể là đặc trưng cơ bản của hệ thống. Tính chỉnh thể của hệ thống khẳng định hệ thống là một thể thống nhất, cả bên trong và môi trường bên ngoài. Tính phức thể của hệ thống lại cho thấy hệ thống cũng là một thực thể phức tạp đa dạng với nhiều thành tố (yếu tố). Tính phức thể và tính chỉnh thể có sự thống nhất, đó là tính tổng thể; iv, Các hệ thống thực hiện ít nhất bốn yêu cầu chức năng để có thể sinh tồn, vận động và phát triển trong môi trường luôn biến đổi, đó là chức năng: thích ứng, hướng đích, đoàn kết và duy trì khuôn mẫu [12].
Sự vận dụng lý thuyết hệ thống trong nghiên cứu hoạt động của HĐND xã ở Hà Nội
Lý thuyết hệ thống cho cái nhìn “hệ thống” về các tổ chức xã hội, chỉ ra cách thức tiếp cận hệ thống đối với tổ chức xã hội. Lý thuyết hệ thống là cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu hoạt động của HĐND xã.
Trước hết, cần nhận thức rò rằng, HĐND xã là một hệ thống xã hội. Là một hệ thống xã hội, HĐND xã có cấu trúc, có liên hệ trong và liên hệ ngoài. HĐND xã có cấu trúc gồm: Thường trực HĐND, các Ban và các đại biểu HĐND. Mỗi thành tố của HĐND có vị trí, chức năng và giữa các thành tố quan hệ với nhau theo vị trí, chức năng, nhiệm vụ được quy định trong pháp luật. Mỗi thành tố thực hiện đúng vai thì HĐND xã làm tròn vai trò đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, thực hiện đúng chức năng của hệ thống xã hội: thích ứng, hướng đích, đoàn kết và duy trì khuôn mẫu.
Không chỉ thực hiện theo chức năng mà các thành tố của HĐND xã phải liên hệ, quan hệ với nhau, tạo thành mạng lưới các quan hệ xã hội nhằm bảo đảm “tính chỉnh thể” của HĐND. Đồng thời, mạng lưới các quan hệ xã hội trong HĐND phải mang đặc trưng của một hệ thống xã hội “dân cử”, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Tính chất quan hệ xã hội trong HĐND xã khác với tính chất quan hệ xã hội bên trong của tổ chức Đảng, của UBND xã, theo đó “phương thức hoạt động” của HĐND xã cũng có những điểu khác biệt so với phương thức hoạt động cả tổ chức Đảng, của UBND. Trong nghiên cứu, luận án phải làm rò tính chất này của HĐND xã.
Đồng thời, HĐND xã là một thành tố của HTCT xã, thành tố của CQĐP xã. Là một thành tố trong HTCT xã, CQĐP xã, trước hết, HĐND xã có chức năng, nhiệm vụ riêng theo quy định của pháp luật. Hoạt động của HĐND xã bị quy định bởi chức năng của HĐND xã. Quá trình thực hiện chức năng, HĐND xã có mối liên hệ với các thành tố của HTCT, CQĐP xã: Cấp ủy Đảng, UBND, MTTQ và liên hệ với HĐND cấp huyện. Cấp ủy Đảng, UBND, MTTQ xã tác động trực tiếp đến hoạt động của HĐND xã. ải quyết đúng các liên hệ này thì hoạt động của HĐND xã mới có hiệu lực, hiệu quả. Trong nghiên cứu, luận án phải làm rò tương tác xã hội giữa HĐND xã và các thành tố của HTCT xã, CQĐP xã.
2.2.2. Lý thuyết cấu trúc - chức năng và sự vận dụng trong nghiên cứu hoạt động của Hội đồng nhân dân x ở Hà Nội
Nội dung chủ yếu của lý thuyết cấu trúc - chức năng
Trong hệ lý thuyết xã hội học, lý thuyết cấu trúc - chức năng (chức năng - cấu trúc) giữ vị trí quan trọng, là một trong những lý thuyết nền tảng của xã hội học. Những nhà khoa học có công gây dựng, phát triển lý thuyết cấu trúc - chức năng: H.Spencer, A.Comte, E.Durkhiem, Vilfredo Pareto, Radcliffe Brown, Talcott Parsons, Robert Merton, Peter Blau,…
H.Spencer đã vận dụng các khái niệm sinh học về cấu trúc, chức năng để giải thích cơ thể xã hội và chỉ ra rằng sự biến đổi chức năng của các bộ phận kéo theo sự biến đổi cấu trúc xã hội.
A.Comte chưa đưa ra khái niệm chức năng nhưng Ông cho rằng sự thiếu phối kết hợp giữa các bộ phận của cấu trúc xã hội sẽ gây ra những bất thường xã hội. Radcliffe Brown chủ trương nghiên cứu chức năng của các thiết chế xã hội. Nhiệm vụ của xã hội học là phát hiện các quy luật của mối liên hệ xã hội giữa các nhân tố [55].
E.Durkheim với trường phái Lý thuyết chức năng cổ điển, đánh giá quá cao mức độ hội nhập và cố kết của những hệ thống xã hội và đề cao sự hài hòa của tổng thể xã hội và không chú trọng đến những mâu thuẫn, xung đột, những sự đảo lộn vẫn thường xảy ra trong xã hội. Robert Merton, nhà xã hội học Mỹ, khi phê phán trường phái lý thuyết chức năng cổ điển - gọi đó là “chức năng tuyệt đối” đã đưa ra
khái niệm về một biến thể của lý thuyết chức năng, đó là “lý thuyết chức năng tương đối” [55].
Nhà xã hội học Mỹ T.Parsons khẳng định những hành động xã hội mang những đặc tính của một hệ thống xã hội. Parsons sử dụng khái niệm cấu trúc và khái niệm hệ thống gần như tương đương nhau với nghĩa là hệ thống có cấu trúc và cả hai đều có chung những thành phần nhất định mà mỗi thành phần này có những chức năng nhất định đối với cả hệ thống. Khái niệm cấu trúc nhấn mạnh các yếu tố tạo thành khuôn mẫu, định hình hệ thống một cách tương đối ổn định. Khái niệm hệ thống nhấn mạnh một tập hợp các yếu tố được sắp xếp theo trật tự nhất định, nghĩa là được định hình vừa độc lập vừa liên tục trao đổi qua lại với hệ thống môi trường xung quanh. Parsons xem xét hệ thống trong một không gian có ít nhất ba chiều như sau: Thứ nhất, chiều cấu trúc, hệ thống xã hội nào cũng có cấu trúc của nó; Thứ hai, chiều chức năng: hệ thống xã hội luôn nằm trong trạng thái động, tức là tự biến đổi để thích nghi trong quá trình liên tục trao đổi với môi trường; Thứ ba, chiều kiếm soát: hệ thống xã hội nào cũng có khả năng điều khiển và tự điều khiển. Theo T.Parsons, cấu trúc của hệ thống xã hội về cơ bản là cấu trúc của các mối liên hệ giữa các tác nhân tham gia vào quá trình tương tác. Chức năng là vai trò, nhiệm vụ mà mỗi một thành phần của hệ thống xã hội phải thực hiện để đảm bảo cho cả hệ thống xã hội tồn tại, vận động và phát triển một cách phù hợp với môi trường xung quanh [43].
Như vậy, về cơ bản, các nhà xã hội học của chủ thuyết cấu trúc - chức năng nhấn mạnh tính liên kết chặt chẽ của các bộ phận cấu thành tạo nên tính chỉnh thể của hệ thống và mỗi bộ phận đều có chức năng nhất định góp phần đảm bảo sự tồn tại của hệ thống với tư cách là một cấu trúc tương đối ổn định, bền vững. Trong các xã hội (với tính cách là hệ thống) bao gồm nhiều thành tố, mỗi thành tố có chức năng riêng. Một xã hội tồn tại được là do các bộ phận cấu thành của nó hoạt động nhịp nhàng, ăn khớp để đảm bảo sự cân bằng cấu trúc. Bất kỳ một sự thay đổi nào ở thành phần nào cũng kéo theo sự thay đổi ở các thành phần khác trong hệ thống. Đồng thời, cấu trúc luôn có sự biến đổi. Sự biến đổi của cấu trúc tuân theo những quy luật, chịu sự tác động của các liên kết trong và liên kết ngoài hệ thống. Sự biến đổi của cấu trúc luôn hướng tới lập lại trạng thái cân bằng, ổn định.
Lý thuyết cấu trúc - chức năng nhấn mạnh tính hệ thống. Giống như các bộ phận khác nhau trong cơ thể con người, mỗi thể chế xã hội như nhà nước, gia đình, trường học,... đều giữ chức năng nhất định, song lại luôn luôn có sự liên hệ mật thiết với nhau và chính điều này tạo cho xã hội sự cân bằng trong hoạt động. “Thuyết chức năng đã khám phá ý nghĩa thực của các thể chế xã hội theo cách thức chúng giúp đỡ cho sự tồn tại và sức khỏe của toàn bộ tổ chức xã hội” [12].
Sự vận dụng lý thuyết cấu trúc - chức năng trong nghiên cứu hoạt động của Hội đồng nhân dân xã ở Hà Nội
Sự phát triển của thuyết cấu trúc - chức năng là kết quả của những đóng góp lý luận xã hội học của nhiều tác giả khác nhau, nhưng thống nhất ở chỗ cho rằng để giải thích sự tồn tại và vận hành của xã hội, cần phân tích cấu trúc - chức năng của nó, tức là chỉ ra các yếu tố cấu thành (cấu trúc), vị trí, vị thế, vai trò của từng yếu tố (chức năng) và các cơ chế hoạt động của chúng. Thuyết cấu trúc - chức năng là lý thuyết, đồng thời cũng là phương pháp luận trong nghiên cứu xã hội.
Lý thuyết cấu trúc - chức năng định hướng cho việc nghiên cứu hoạt động của HĐND xã trên các nội dung chủ yếu sau: Một là, xác định đúng vị trí, vị thế, vai trò của HĐND xã trong hệ thống chính trị xã, trong tổ chức chính quyền địa phương. Trên cơ sở đó mà xác định rò ranh giới quan hệ chức năng giữa HĐND với các thành tố của hệ thống chính trị, tổ chức chính quyền địa phương xã. Hai là, trên cơ sở xác định vị trí, vai trò của HĐND xã, căn cứ vào quy định pháp luật xác định rò nội dung chức năng của HĐND xã. Nghĩa là, chỉ ra phạm vi, quyền hạn hoạt động của HĐND xã. Ba là, làm rò cấu trúc của HĐND xã. Định vị vị trí, vai trò của từng thành tố trong HĐND xã và tính chất quan hệ giữa các thành tố được quy định bởi vị trí, vị thế, vai trò trong HĐND. Bốn là, xác định rò chức năng của từng thành tố và chỉ ra được quan hệ chức năng giữa các thành tố trong HĐND xã.
.....