người: quân tử (anh hùng trượng phu), mà trong Kinh Thi hết lòng khen ngợi. Giàu sang tâm trí bảo tồn nghèo hèn khí tiết, thượng tôn anh hùng uy quyền, bạo lực, khốn cùng không làm nhụt chí anh hùng trượng phu.
Tam tòng và tứ đức dành cho nữ:
Công: công việc, mọi công việc trong nhà phải biết làm, sao cho chu toàn.
Cũng phải phụ lo việc tài chính giúp chồng nuôi con...
Dung: là cái đẹp, phải biết giữ cái đẹp cho mình, giữ dung nhan cho chuẩn mực, từng cử chỉ, điệu đi, dáng đứng.
Ngôn: lời nói, phải ôn tồn nhẹ nhàng, lễ phép với mọi người đối với kẻ trên phải thưa gửi, gọi dạ, bảo vâng....
Hạnh: hạnh kiểm, hiếu hạnh, đức hạnh, các tính tốt của người con gái: đạo đức, nết na, khiêm nhường, nhịn nhục, tha thứ...
Ngoài ra, người phụ nữ phải thực hiện tam tòng. Đó là tòng gia tòng phu là vâng lời cha mẹ, cha mẹ dựng vợ gả chồng thì cứ thế mà lấy. Xuất giá tòng phu là phải vâng lời chồng. Phụ tử tòng tử là chồng chết thì theo con, thủ tiết chờ chồng nuôi con.
Nho giáo là một học thuyết ảnh hưởng đến các nền văn hóa Châu Á, giải thích sự vận động của trời đất, nho giáo đã nêu lên học thuyết âm dương, trong đó nêu lên rằng muôn vật đều được sinh ra từ khí. Có khí trong – khí đục, khí nặng – khí nhẹ, khí sáng – khí tối, khí ấm – khí lạnh…Khí có tụ có tan, có xuống có lên. Do sự vận động của khí mà có sinh có hóa, có tiến có thoái, có tiêu vong và phát triển. Sở dĩ có triển vọng và phát triển là vì vừa có sự tương đồng (cùng một bản chất là khí) vừa có sự tương phản (trong – đục, nặng – nhẹ, ấm – lạnh…) giữa âm và dương. Trong đó, con người là hội tụ mọi tinh hoa tốt đẹp quý báu của mọi vật trong thế gian. Kinh Dịch coi con người cùng trời và đất là tiêu biểu cho vạn vật, gọi là tam tài. Còn nho giáo khẳng định “con người là đức của trời đất và sự giao hợp của âm dương, là hội tụ của quỷ thần, là khí ưu tú của ngũ hành vậy”. Nói đến “âm dương chi giao”, có thể hiểu đơn giản là sự giao hợp giữa nam và nữ, giữa giống đực và giống cái. Còn có cách nói khác là: “trời đất
muôn vật khớp vào khuôn mẫu, nam nữ cấu hợp tinh khí, muôn vật hóa sinh”. Nho giáo xây dựng một hệ thống phạm trù “tam cương”, “ngũ luân”, “ngũ thường” làm khuôn mẫu trong cách ứng xử giao tiếp, giáo dục và tự trau dồi của mọi người trong xã hội. Thuyết tam cương chỉ ra rằng trong mối quan hệ xã hội có ba mối quan hệ cơ bản: vua – tôi, cha – con, vợ - chồng, mở rộng ra hai mối quan hệ anh – em, bạn hữu nữa trở thành ngũ thường. Đặc biệt là tam cương với quy tắc “vua xử tội chết thần phải chết, nếu không mắc tội bất trung, cha bảo con chết con phải chết con phải chết, nếu không mắc tội bất hiếu” (phu xử tử vong, tử bất vong bất hiếu), chồng bảo vợ phải tuyệt đối tuân theo (phu xướng phụ tòng). Có thế thấy, nho giáo đã hết sức chặt chẽ trong việc quy định bổn phận của mỗi cá nhân trong xã hội.
Có thể bạn quan tâm!
- Các nhân vật nam trong Lục Vân Tiên đọc theo lý thuyết giới - 2
- Các nhân vật nam trong Lục Vân Tiên đọc theo lý thuyết giới - 3
- Các nhân vật nam trong Lục Vân Tiên đọc theo lý thuyết giới - 4
- Các nhân vật nam trong Lục Vân Tiên đọc theo lý thuyết giới - 6
- Các nhân vật nam trong Lục Vân Tiên đọc theo lý thuyết giới - 7
- Các nhân vật nam trong Lục Vân Tiên đọc theo lý thuyết giới - 8
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
Thuyết âm dương giải thích vai trò nam nữ trong xã hội
Nho giáo cũng tỏ rõ vị thế của mình trong việc dùng thuyết âm dương để biện minh cho học thuyết đạo đức của mình. Âm và dương là khái niệm cốt lõi của nền triết học cổ Đông phương, âm dương không phải là vật chất cụ thể, không gian cụ thể mà là thuộc tính của mọi hiện tượng, mọi sự vật trong toàn bộ vũ trụ cũng như trong từng tế bào, phần tử chi tiết. Âm dương là hai mặt đối lập, mâu thuẫn thống nhất. Trong dương có mầm mống của âm và ngược lại. Để biểu thị sự biến hoá không ngừng và qui luật của sự biến hoá đó, nho giáo đặt ra thuyết âm dương (thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái. Lưỡng nghi là âm và dương, tứ tượng là thái âm, thái dương, thiếu âm và thiếu dương. Bát quái là càn, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn và đoài). Nói chung, phàm cái gì có tính chất hoạt động, hưng phấn, tỏ rõ, ở ngoài, hướng lên, vô hình, nóng rực, sáng chói, rắn chắc, tích cực đều thuộc dương. Tất cả những cái gì trầm tĩnh, ức chế, mờ tối, ở trong, hướng xuống, lùi lại, hữu hình, lạnh lẽo, đen tối, nhu nhược, tiêu cực đều thuộc âm.
Biểu tượng âm dương trong quan niệm nho giáo, nói lên bản chất mối quan hệ giữa âm và dương. Âm dương trong chữ Hán làn yìn yáng là hai khái niệm chỉ hai thực thể đối lập nhau tạo nên toàn bộ vũ trụ. Âm thể hiện cho những
gì nhỏ bé, tối tăm, thụ động, nữ tính mềm mại. Đối lập với nó là dương thể hiện cho sự mạnh mẽ, cho ánh sáng, chủ động, nam tính, cứng rắn. Nho giáo trừu tượng hóa triết lý âm dương bằng việc thờ sinh thực khí nam – nữ, cột là biểu tượng cho nam, hình tròn, bệ vuông là biểu tượng cho nữ (âm). Âm – dương là một cặp chỉ hai khái niệm đối lập nhau mẹ cha, trời đất, nam nữ, cái đực. Theo thuyết này, âm dương là hai mặt, hai thế đối lập nhau nhưng lại thống nhất trong vạn vật, được khởi đầu của mọi sự sinh thành, biến hóa. Âm dương không loại trừ nhau mà tạo điều kiện tồn tại cho nhau, trở thành động lực cho mọi sự vận động và phát triển. Quy luật âm dương đều chỉ rõ mọi vật đều có âm dương, trong dương có âm, và trong âm có dương, âm thăng dương giáng và âm dương cân bằng thì mọi vật tồn tại và phát triển. Cũng tự thuyết âm dương có ảnh hưởng khá sâu sắc đến tư tưởng người phương Đông đặc biệt là các tư tưởng bảo vệ trật tự xã hội, duy trì sự thống trị của giai cấp cầm quyền và của trật tự nam nữ trong xã hội như “âm ty dương tôn”, “trọng nam khinh nữ”, “bề tôi phải phục tùng vua”. Lão Tử cũng từng cho rằng “âm cực thị dương sinh, không có âm thì không có dương, bề tôi phải phục tùng vua”.
Như vậy, theo thuyết âm dương của nho giáo, muốn có sự vận động phải có sự tự tán của âm dương. Cương nhu phải thúc đẩy lẫn nhau, muốn phát triển được, dương phải cương và âm phải nhu, như thế mới thuận đạo trời. Đàn ông – biểu tượng cho tính dương cần phải cường (mạnh) và đàn bà – biểu tượng cho tính âm thì cần phải nhu (yếu).
Từ thuyết âm dương, ta có thể thấy nho giáo đề cao vai trò của người quân tử trong xã hội, có lời răn “Trời làm mạnh bạo, người quân tử cứ tự cường không ngừng” nghĩa là đạo trời vốn mạnh mẽ, cứng rắn, người quân tử phải luôn luôn tự cường để không ngừng vượt qua những thử thách đào thải. Nho giáo tổng kết người quân tử phải có dũng khí, có chí nam nhi, phải tự cường, phải quyết đoán để khẳng định vai trò của mình, vị trí của mình và đó phải là đạo xử thế của mỗi người đàn ông. Vậy, trong xã hội, người đàn ông phải mạnh, là người phải lập được công danh, nhằm báo đền ơn vua, làm rạng danh cho đất nước, cho gia
đình, tổ tiên. Trong gia đình, người đàn ông phải là chỗ dựa, là trụ cột để tạo dựng một gia đình – cơ cấu xã hội thu nhỏ phát triển và toàn vẹn.
Người quân tử trong xã hội nho giáo mang khí phách, chí khí nam nhi “Làm trai phải lạ ở trên đời” – Phan Bội Châu, một trong những nhà nho cuối mùa vẫn còn giữ cái khí phách nam nhi đã được nuôi dưỡng trong chốn nho gia ở câu thơ ấy. Bởi lẽ, nho giáo rất đề cao chí khí của người quân tử. Chí khí ở đây có thể hiểu là trí và dũng. Trí là hiểu biết được tạo nên trên mối quan hệ lớn nhỏ của con người với trời đất, với muôn vật, với mọi người trong thiên hạ. Nói cách khác, trí là biết được điều đúng sai, phải trái trong mọi vấn đề thuộc về đạo đức. Dũng bao gồm cả ý nghĩa về thể lực và tinh thần. Người dũng là người không sợ sệt, dám đối đầu với mọi thử thách, khó khăn. Đàn ông chân chính không thể thiếu trí và dũng, không thể thiếu chí khí nam nhi. Chí khí này là sự phân biệt giữa tiểu nhân và quân tử. Có chí khí, người đàn ông mới đạt công danh và đó phải là mục đích sống của họ. Có công danh là để rạng rỡ tổ tông, gia đình, gia tộc và khi có thể sẽ tiến tới “trị quốc bình thiên hạ”.
Quan niệm chính thống của nho giáo về người đàn ông Phu xướng phụ tùy
Đây chính là quan niệm của nho giáo về vai trò của người đàn ông trong gia đình. Theo quan điểm của nho giáo, giáo dục gia đình có vai trò quyết định đối với sự phát triển của một con người. Giáo dục luôn luôn gắn liền với gia đình. Nhà là chỗ đứng vững chắc cần phải giữ vững trong mọi quan hệ giữa người với người, giữa con người với xã hội. Xã hội của nho giáo luôn lấy nhà làm nền móng, luôn thể hiện nguyên lý: “thiên hạ gốc ở nước, nước gốc ở nhà”. Do đó, công cuộc giáo dục phải lấy quan hệ gia đình làm điểm xuất phát, làm gốc để rèn giũa con người. Chính bởi vậy mà trong ngũ luân của nho gia (năm mối quan hệ: vua tôi, cha con, anh em, chồng vợ, bạn bè), quan hệ vợ chồng được đặc biệt chú ý. Có thể coi đó là mối quan hệ nền tảng trong gia đình. Vai trò của người đàn ông trong mối quan hệ này cực kỳ quan trọng, bởi lẽ, nếu người đàn ông xử lý tốt, mối quan hệ này thì chắc chắn sẽ biết cách xử lý đúng đắn các mối quan hệ
khác như: phụ tử, huynh đệ…Phu xướng phụ tùy nghĩa là người chồng phải là người quyết định, người vợ chỉ có việc nghe theo. Nho giáo cho người đàn ông có quyền hạn rất lớn trong gia đình, có quyền được lấy nhiều vợ, khi cần, để duy trì nòi giống có quyền được bỏ vợ nếu vợ phạm phải một trong bảy điều thất xuất: không con, dâm nhác, không thờ phụng cha mẹ chồng, lắm điều, trộm cắp, ghen tuông, có ác tật. Từ đây, nó sẽ là khuôn khổ để bồi dưỡng, rèn đúc con người theo kiểu mẫu nhà nho. Con người tề được gia mới trị được quốc và bình được thiên hạ.
Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô
Theo quan niệm này, gia đình có mười con gái không bằng có một con trai. Điều này xuất phát từ quan niệm đề cao vai trò của người đàn ông trong gia đình và trong xã hội. Con trai không chỉ là chỗ dựa, là người kế nghiệp tổ tiên, duy trì nòi giống mà có con trai tức là đã làm tròn nhiệm vụ trước tổ tiên bởi lẽ xuất phát điểm của nho giáo là vấn đề gia tộc. Nho giáo cho rằng, lập gia, tề gia, hưng gia chính là nhằm thống trị cả nước, thống trị cả thiên hạ. Người có thể tề gia, hưng gia chính là đàn ông. Bởi vậy, nhu cầu có con trai và vai trò của người đàn ông tương lai đó trong gia đình, gia tộc là rất quan trọng.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực của nho giáo vẫn còn tồn tại những quan niệm bó hẹp, khắt khe với con người trung đại nói chung và nho giáo nói riêng. Như trên đã chỉ rõ, hình tượng nam giới theo quan niệm nho giáo là những mẫu hình người quân tử có lý tưởng cao, họ là anh hùng hào kiệt, lập công danh sự nghiệp, nhưng lại theo chủ nghĩa khắc kỷ, coi thường nữ sắc vì sợ nữ sắc ảnh hưởng tiêu cực công danh sự nghiệp. Họ được nho giáo ca ngợi, răn dạy bao nhiêu thì cũng lại bị chính những tư tưởng đó bó hẹp lại, dần biến thành những nam giới ảnh hưởng sâu sắc của chỉ nghĩa khắc kỷ. Nếu như những yếu tố như tam cương, ngũ thường biến họ trở thành những những con người với những giá trị đạo đức tuyệt đối, những con người lý tưởng với nhân, lễ, nghĩa, trí, tín toàn tài thì yếu tố đó lại làm lu mờ con người sinh học của họ. Giải thích điều đó, cùng với việc đưa ra hệ thống luận điểm răn dạy trách nhiệm và bổn phận của
người đàn ông, nho giáo cũng không quên việc nghiêm cấm “tính dục”, coi thường “sắc” trong quan niệm của mình. Nho giáo của Khổng Tử, giá trị ứng dụng duy nhất của tính dục là thụ thai để nối dõi tông đường, vẻ vang dòng họ và cũng giỗ ông bà tổ tiên “Hôn lễ là sự kết hợp tốt đẹp hai họ với nhau, để trên thì thờ tông miếu, dưới thì nối truyền cho đời sau, cho nên người quân tử rất coi trọng nó” (Kinh Lễ, chương Hôn nghĩa).
Đối với Khổng Tử, tuy cho rằng Đức là thuộc tính của con người, nhưng Sắc mạnh hơn rất nhiều: “Khổng Tử than rằng: Ta chưa thấy ai háo đức bằng háo sắc”. (Luận ngữ, IX:17). Nữ sắc là điều đầu tiên người quân tử phải cảnh giác: “Khổng Tử nói: người quân tử có ba điều phải răn ngừa: lúc còn trẻ, huyết khí chưa ổn định, cần răn ngừa về nữ sắc”. (Luận ngữ. XVI:7).
Nho giáo cho rằng năng lượng nam tính của nho gia bị hao tổn nếu phung phí trong tính dục hôn nhân - điều này có điểm tương đồng với chủ trương của Đạo giáo – và rằng đàn ông có thể bị kiệt quệ thể lý, suy đồi đạo đức nếu để cho mình miệt mài trong sinh hoạt tính dục. Tứ Thư của nho giáo ghi lại rất nhiều ý tưởng cảnh giác người trẻ tuổi, thậm chí bậc quân tử đối với vấn đề sắc dục. Hơn nữa, sự mê đắm sắc dục của người cai trị, kể cả một quốc chủ, có thể được nêu lên như một lý do chính đáng để truất quyền kẻ đó. Tính dục trong hôn nhân chỉ để có người nối dõi. Tính dục ngoài hôn nhân là đại tội, phải chặn đứng mọi “nguy cơ”. Thế nên quan hệ giữa nam và nữ, thậm chí giữa vợ chồng cũng phải theo đúng khuôn phép cực kỳ nghiêm ngặt. Nói chung, từ cái nhìn thiên vị nam giới trong kinh sách của nho giáo và qua các tác phẩm của nho gia, sinh hoạt tính dục được xem là một vấn đề quá độ. Có lẽ để hiểu thấu đáo điều đó, ta nên xét theo tình huống xã hội, bối cảnh của triết học nho giáo thời kỳ đầu. Tuy thế, sang tới Tống nho với các ý tưởng về sự quân bình và hòa điệu có tính vũ trụ được phản ánh trong sự quân bình tương tự về âm/dương, đực/cái trong tính dục tuy rất chậm trong một xã hội mấy ngàn năm trọng nam khinh nữ và nghiêm khắc về lễ giáo trong quan hệ nam nữ.
Từ những quan niệm giới của nho giáo đó, ta có thể thấy rằng xã hội nho giáo với bản chất nam quyền của nó luôn đề cao và có thái độ tôn sùng nam giới và coi thường phụ nữ. Đối với đàn ông, nho giáo thường ưu ái hơn cả. Chính từ sự phân biệt này, văn học nhà nho chủ yếu đề cập đến vai trò của nam giới cùng với những định kiến về bổn phận và trách nhiệm của họ trong xã hội. Về kiểu nhân vật nam trong văn học trung đại, ta có thể thấy hầu hết đều hình thành hai kiểu nhân vật: nhân vật chính diện, lý tưởng thường là những người đàn ông gọi là nam nhi, quân tử, anh hùng…đó là những kiểu người có sức mạnh, tài năng, có đạo đức nhân nghĩa, trọng nghĩa khinh tài. Một bên là kiểu nhân vật phản diện bất tài, ngu dốt độc ác và ham sắc. Thái độ với nữ sắc vốn là một biểu hiện của nam tính lại trở thành một trong những yếu tố nhận diện, đánh giá chính/tà, phân loại nhân vật.
1.3. Văn hóa giới trong văn học trung đại Việt Nam trước Nguyễn Đình Chiểu
Kể từ khi truyền bá vào Việt Nam, nho giáo đã có sức ảnh hưởng rất lớn và sâu rộng đến các lĩnh vực của đời sống. Khi nhắc đến nho giáo, ta không thể phủ nhận được vị trí và vai trò của ý thức hệ nho giáo trong đời sống, trong văn học cũng như trong cách nhìn nhận con người trong xã hội cũ. Nhưng nhìn nhận, đánh giá ảnh hưởng đó tích cực hay tiêu cực đối với sự phát triển của xã hội thì còn tùy thuộc vào thời cuộc và quan điểm của các giai đoạn lịch sử. Về mục đích, nho giáo mong có một xã hội tốt đẹp nhưng không phải cách làm điều lợi, bỏ điều hại, kinh doanh hay làm cho phú cường mà bằng cách làm cho mọi người đều nỗ lực tu dưỡng đạo đức để tất cả đều thiện. Chính vì quan tâm, bồi dưỡng đạo đức cho nên con người lý tưởng trong nho giáo hầu hết là những anh hùng quân tử trai anh hùng, gái thuyền quyên, hay hình mẫu thánh nhân. Họ là những lực lượng hạt nhân trong cuộc sống đời thường cùng các thế lực cầm quyền duy trì trật tự xã hội phong kiến ôn hòa. Và đôi khi những hình mẫu này mang hơi hướng của sự bảo thủ đạo đức. Trần Trọng Kim đã từng nhận định “Đạo của Khổng Tử là đạo của người quân tử, cốt dạy cho người ta thành đức hạnh hoàn toàn và có nhân phẩm tôn quý, cho nên bao nhiêu sự dạy dỗ, học tập của Khổng
Tử đều chú trọng vào việc gây dựng người quân tử. Mô hình nhân cách của Khổng Tử cũng chính là niềm tự hào của nho giáo và xã hội phong kiến”. Vì vậy, bàn về văn hóa ứng xử về giới, ta có thể thấy trong xã hội phong kiến nho giáo, vốn mang tính nam quyền từ lâu luôn tồn tại những quan niệm bất công, khe khắt đến mức cực đoan như “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, quan niệm trọng nam khinh nữ “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” đã dành mọi ưu tiên cho người đàn ông và đẩy người phụ nữ xuống địa vị thấp kém nhất trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Những quan niệm đó không những đã ăn sâu vào những nếp nghĩ, hành động của con người mà nó còn được phản ánh ngay cả trong những tác phẩm văn học. Nỗi niềm ấy đã được gửi gắm qua những câu ca dao từ xa xưa như:
- Khôn ngoan cũng thể đàn bà Dẫu rằng vụng dại cũng là đàn ông.
- Đàn ông nông nổi giếng khơi Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu.
-Đàn ông rộng miệng thì sang Đàn bà rộng miệng tan hoang cửa nhà.
Ngay từ những câu ca dao xưa cũng đã phân định rõ quan niệm về vai trò của người đàn ông và người phụ nữ. Như một lẽ tất nhiên người phụ nữ từ ngày xưa vốn mong manh, phụ thuộc, ít có tiếng nói trong gia đình và ngoài xã hội. Những quan niệm đó chuyển thành phong tục tập quán, hòa quyện nhuần nhuyễn vào đời sống xã hội hiện đại như một dạng đạo đức như “thiên chức”, “hi sinh” là “nữ tính”, “nhường nhịn” đã mặc định và gán cho phụ nữ những trách nhiệm “nhỏ thì lo trao dồi nữ công nữ hạnh, có chồng thì lo “thờ” chồng nuôi con, việc đã thường mà lại cũ, có ai nói tới làm chi, cho nên nó không thành vấn đề”. Bên cạnh đó, định kiến về giới của nho giáo cũng quan niệm người đàn ông là trụ cột của gia đình, người làm việc lớn:
-Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm
-Đàn ông lo cái nhà, đàn bà lo cái bếp