Động Cơ Của Người Gửi Tiền Và Các Nhân Tố Liên Quan Đến Văn Hóa – Xã Hội, Tâm Lý Khách Hàng


ép từ chỉ số lạm phát; Sự cạnh tranh thiếu lành mạnh của một vài các TCTD và tâm lý kỳ vọng của người dân. Trước những diễn biến phức tạp của lãi suất thị trường do các chủ trương, chính sách điều hành lãi suất của NHNN, chính sách lãi suất HĐVTG đối với KHCN tại Vietcombank Nha Trang cũng được xây dựng, điều chỉnh phù hợp. Nhờ đó mà Vietcombank Nha Trang vẫn duy trì được thế mạnh trong hoạt động HĐVTG đối với KHCN đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh. Mặt dù, tỷ lệ gia tăng nguồn vốn huy động có xu hướng giảm qua các năm nhưng đây là một kết quả cho thấy tập thể cán bộ, nhân viên của Vietcombank Nha Trang đã nỗ lực rất nhiều trong bối cảnh hiện tại.

2.3.1.2 Sự đa dạng của các dịch vụ ngân hàng

Ngoài các dịch vụ ngân hàng truyền thống như huy động vốn, cấp tín dụng, bảo quản vật có giá, ủy thác và đại lý, tư vấn tài chính, Vietcombank Nha Trang còn cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử. Dịch vụ ngân hàng điện tử là một trong nhiều ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại với khả năng xử lý thông tin trực tuyến, cung cấp các dịch vụ thanh toán và truy vấn online cho các KHCN có quan hệ thanh toán và tài khoản với ngân hàng như ngân hàng trực tuyến VCB-IBanking, mobile banking, SMS banking, phone banking, ngân hàng trên điện thoại di động - Mobile BankPlus, ngân hàng 24x7 VCB-Phone Banking. Như vậy, với sự đa dạng các dịch vụ ngân hàng, Vietcombank Nha Trang ngày càng thu hút được nhiều KHCN gửi tiền vào ngân hàng với nhiều động cơ khác nhau, trong đó có khách hàng sử dụng các dịch vụ tiện ích do ngân hàng cung cấp.

2.3.1.3 Cơ sở vật chất‌

Vietcombank Nha Trang, với trụ sở và các PGD có không gian làm việc, rộng rãi, thoáng mát, trang bị đầy đủ các thiết bị văn phòng hiện đại nhằm phục vụ tốt nhất hoạt động HĐVTG đối với KHCN. Do đó, tại trụ sở và các PGD của Vietcombank Nha Trang các thủ tục được đơn giản hóa, thời gian giao dịch được rút ngắn giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, chi phí giao dịch, giúp ngân hàng mở rộng hoạt động huy động vốn tiền gửi và nâng cao uy tín cho ngân hàng.

2.3.1.4 Đội ngũ nhân sự

Hầu hết cán bộ, nhân viên trực tiếp thực hiện huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank Nha Trang, được ngân hàng tuyển dụng từ các trường đại học có uy tín


cộng với được đào tạo, rèn luyện tại môi trường làm việc năng động, sáng tạo như Vietcombank Nha Trang. Do đó, các cán bộ, nhân viên này là những người có trình độ nghiệp vụ tốt, thái độ làm việc có trách nhiệm. Bên cạnh đó, vẫn còn một số nhân viên có yếu về trình độ chuyên môn, tác phong và kỹ luật lao động không tốt. Điều này đã ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng, đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng.

Chi nhánh luôn quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, cử cán bộ nghiệp vụ mới tham gia lớp tập huấn nghiệp vụ về đào tạo tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo tập huấn kỹ năng công việc do Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tổ chức (Mô hình quản lý chuyên nghiệp dành cho cán bộ quản lý cấp trung, kỹ năng bán hàng tư vấn sản phẩm dành cho cán bộ khách hàng cá nhân, phương pháp nhận biết con dấu chữ ký và hồ sơ chứng từ giả mạo, văn hóa doanh nghiệp và văn hóa Vietcombank, tinh thần đồng đội và làm việc nhóm hiệu quả, kỹ năng phân biệt tiền thật tiền giả và quản lý ngân quỹ, kỹ năng truyền thông và quảng bá hình ảnh thương hiệu Vietcombank)… Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Vietcombank Nha Trang.

2.3.1.5 Uy tín‌

Trong nhiều năm qua uy tín của Vietcombank Nha Trang luôn được khách hàng đánh giá cao. Mạng lưới giao dịch rộng khắp với 6 phòng giao dịch được Vietcombank Nha Trang bố trí khắp các huyện, thành phố của tỉnh Khánh Hòa. Do đó, Vietcombank Nha Trang đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc thực hiện các giao dịch với ngân hàng, góp phần đáng kể trong việc nâng cao nguồn vốn huy động từ tiền gửi đối với KHCN.

Không chỉ dừng lại ở đó, Vietcombank Nha Trang không ngừng củng cố năng lực hoạt động thông qua tuyền truyền quảng bá cho thương hiệu, tổ chức sự kiện, tài trợ, đóng góp cho cho các hoạt động xã hội của tỉnh Khánh Hòa. Bằng các hoạt động thiết thực, cán bộ nhân viên Chi nhánh đã đóng góp những ngày lương để ủng hộ đồng bào Miền Trung sau bão lụt, ủng hộ quỹ tình nghĩa ngân hàng, ủng hộ trẻ em ở Làng trẻ mồ côi SOS tại Nha Trang, ủng hộ chương trình “Vietcombank thắp sáng ước mơ Việt Nam”, ủng hộ “Tấm lưới nghĩa tình vì Trường Sa, Hoàng Sa”, Qua những hoạt động này làm cho danh tiếng và uy tín của Chi nhánh ngày càng gần gũi


với mọi tầng lớp nhân dân và thu hút được nhiều khách hàng cá nhân gửi tiền vào ngân hàng hơn.

2.3.2 Các nhân tố khách quan‌

2.3.2.1 Đối thủ cạnh tranh

Trong những năm gần đây, hoạt động của thị trường vốn tại tỉnh Khánh Hòa càng trở nên sôi động bởi sự xuất hiện chi nhánh, PGD của các NHTM khác. Điều này ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động HĐVTG nói riêng tại Vietcombank Nha Trang, làm cho thị phần HĐVTG đối với KHCN bị chia sẻ. Thêm vào đó, các NHTM có xu hướng sáp nhập với các TCTD khác nhằm mở rộng quy mô và danh tiếng của ngân hàng trên thị trường đang được đẩy mạnh nhanh chóng và được sự ủng hộ của NHNN. Đầu tiên là vào năm 2011 có ba ngân hàng được sáp nhập là NHTMCP Đệ Nhất, NHTMCP Tín Nghĩa và NHTMCP Sài Gòn đều có trụ sở tại TP HCM. Ngân hàng sau khi sáp nhập sẽ lấy tên là Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội. Dự kiến trong năm 2014, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín đã chấp thuận chủ trương cho Ngân hàng Phương Nam sáp nhập. Việc sáp nhập cũng tạo cơ hội tốt cho ngân hàng thực hiện quá trình tái cơ cấu một cách toàn diện nhằm tạo ra một diện mạo mới cho ngân hàng sẵn sàng để phát triển sau giai đoạn kinh tế khủng hoảng.

Do đó, trong những năm qua Vietcombank Nha Trang luôn xây dựng được mức lãi suất HĐVTG hợp, hấp dẫn kết hợp với danh tiếng và uy tín để duy trì và gia tăng thị phần HĐVTG đối với KHCN.

2.3.2.2 Thu nhập của người gửi tiền

Trong 5 năm qua, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát làm cho kinh tế tăng trưởng chậm lại vì hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Điều này làm ảnh hưởng đến thu nhập của người gửi tiền là các khách hàng các nhân tại Vietcombank Nha Trang. Để thích ứng với thực tế trên, Vietcombank Nha Trang đã phối hợp với các chính sách điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa để đưa ra các chiến lược HĐVTG đối với KHCN. Nhờ đó, nguồn vốn HĐVTG đối với KHCN tại Vietconbank Nha Trang vẫn tăng trưởng qua các năm nhưng với tốc độ không cao vì sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế


vẫn còn, lạm phát đã được kiểm soát phần nào nhưng vẫn cao, thu nhập thực tế của KHCN không cao nên nhiều khách hàng rút bớt tiền để trang trải cho các khoản sinh hoạt phí hoặc có KHCN gửi tiền vào ngân hàng với số lượng ít lại.‌

2.3.2.3 Động cơ của người gửi tiền và các nhân tố liên quan đến văn hóa – xã hội, tâm lý khách hàng

Mỗi diễn biến tiêu cực của các nhân tố này đều ảnh hưởng sâu sắc không chỉ đến hoạt động HĐVTG đối với KHCN mà còn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngân hàng của cả hệ thống NHTM.

Khi động cơ của người gửi tiền là mục đích an toàn, với biến cố liên quan đến tài chính, kinh tế của hệ thống NHTM trong nước như trường hợp của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu đã tác động đến tâm lý của khách hàng và phần nào suy giảm uy tín của các NHTM nói chung trong đó có Vietcombank Nha Trang; Hay liên quan đến sự ổn định về chính trị trong nước, đó là việc tranh chấp giữa Việt nam và Trung Quốc trên Biển Đông đã làm cho người gửi tiền cảm thấy thiếu an toàn dẫn tới hành động rút tiền khỏi ngân hàng hoặc không gửi thêm tiền vào ngân hàng và có thể chuyển sang hình thức dự trữ hoặc các kênh đầu tư khác.

2.3.2.4 Hội nhập kinh tế quốc tế‌

Tính đến năm 2013, tỉnh Khánh Hòa chưa có sự xuất hiện của các chi nhánh NHTM nước ngoài như ANZ bank, Citibank…nên thị phần HĐVTG đối với KHCN tại Vietcombank Nha Trang không bị chia sẻ cho các ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, với thế mạnh về du lịch biển thì trong tương lai không xa Khánh Hòa sẽ trở thành thị trường mục tiêu thu hút các ngân hàng nước ngoài. Do đó Vietcombank Nha Trang cần củng cố và phát triển hoạt động HĐVTG đối với KHCN một cách toàn diện để dễ dàng thích nghi với những tác động của các nhân tố khách quan đến hoạt động HĐVTG đối với KHCN.‌

2.4 Đo lường ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Nha Trang

2.4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu


Bảng 2.7: Thông tin chung về mẫu khảo sát

Đơn vị tính: mẫu, %



Chỉ tiêu

Số cá nhân

Tỷ lệ (%)

1.

Độ tuổi của người gửi tiền

238

100


- Từ 18 - 35 tuổi

28

11,8


- Từ 36 - 45 tuổi

69

29,0


- Từ 46 - 60 tuổi

109

45,0


- Trên 60 tuổi

32

13,4

2.

Nghề nghiệp của người gửi tiền

238

100


- Sinh viên

10

4,2


- Nhân viên

92

38,7


- Nhà quản lý

39

16,4


- Kinh doanh tự do

64

25,6


- Hưu trí

17

7,1


- Chưa đi làm hoặc

19

8,0

3.

Trình độ học vấn của người gửi tiền

238

100


- PTTH trở xuống

18

7,6


- Trung học chuyên nghiệp

46

19,3


- Đại học

129

54,2


- Sau đại học

45

18,9

4.

Giới tính

238

100


- Nữ

110

46,2


- Nam

128

53,8

5.

Mục đích của người gửi tiền

238

100


- Hưởng lãi

25

10,5


- Tích lũy

12

5,0


- Được an toàn

190

79,8


- Sử dụng tiện ích ngân hàng

11

4,6

6.

Hình thức gửi tiền mà người gửi tiền

ưa chuộng

238

100


- Tiền gửi thanh toán

145

60,9


- Tiền gửi tiết kiệm

81

34,0


- Chứng chỉ tiền gửi

7

2,9


- Khác

5

2,1

7.

Trước khi gửi tiền, người gửi tiền có

tìm hiểu về ngân hàng không?

238

100


Không

0

0


Có, thông tin khách hàng quan tâm:

238

100


- Lãi suất hấp dẫn

58

15,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Nha Trang - 6



- Chất lượng dịch vụ tiện ích

- Thủ tục phức tạp.

- Uy tín của ngân hàng

- Thời gian giao dịch lâu

- Đối thủ cạnh tranh của ngân hàng

77

8

193

12

39

19,9

2,1

49,9

3,1

10,1

8.

Hình thức huy động vốn kèm với hình thức khuyến mãi mà người gửi tiền

thích

238

100%


- Lãi suất

83

34,9


- Tiền mặt

7

2,9


- Dịch vụ tiện ích

17

7,1


- Quà tặng hiện vật

59

24,8


- Quay số trúng thưởng

31

13,0


- Chứng từ mua hàng

41

17,2

(Nguồn: Phụ lục 2)

Với số liệu thu thập được từ 238 quan sát từ các KHCN đang gửi tiền tại Vietcombank Nha Trang, cho kết quả của các biến thông tin chung như sau:

Phần lớn người gửi tiền ở độ tuổi từ 46 – 60, chiếm tỷ trọng cao nhất là 45,58%. Người gửi tiền trong độ tuổi này có thu nhập cao, ổn định, nên khả năng gửi tiền vào ngân hàng là rất lớn để đáp ứng nhiều mục đích khác nhau như giao dịch thanh toán, tiết kiệm, đầu tư...; Độ tuổi trên 60 chiếm tỷ trọng thấp nhất 13,4% vì ở độ tuổi này thu nhập của người gửi tiền chủ yếu là tiền lương hưu hoặc trợ cấp từ con cái nên khả năng gửi tiền vào ngân hàng thấp.

Nghề nghiệp của người gửi tiền rất đa dạng, trong đó, tập trung chủ yếu là cán bộ nhân viên chiếm tỷ trọng cao nhất 38,7% vì đây là bộ phận người gửi tiền có thu nhập ổn định hàng tháng, mục đích gửi tiền tiết kiệm để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu trong tương lai như xây nhà, đi du lịch, đề phòng các rủi ro phát sinh trong tương lai... Người gửi tiền là những người kinh doanh tự do chiếm tỷ trọng 25,6%, có thể lý giải là họ gửi tiền để thực hiện các giao dịch thanh toán, để được an toàn; Người gửi tiền là nhà quản lý chiếm tỷ trọng 16,4% với mục đích tiết kiệm, an toàn, hay đầu tư vì cho rằng đầu tư vào ngân hàng là kênh đầu tư an toàn tuy nhiên tùy thuộc vào thời điểm mà có những xu hướng đầu tư khác nhau; Người chưa đi làm hoặc nội trợ chiếm tỷ trọng 8%; Người gửi tiền là cán bộ hưu trí chiếm tỷ lệ là 7,1% và sinh viên chiếm tỷ lệ thấp nhất là và 4,2% trong tổng số 238 quan sát, đây là bộ phận những người gửi


tiền có thu nhập thấp, họ gửi tiền chủ yếu là tiết kiệm, nhóm người còn lại có thể lựa chọn hình thức cất trữ, đầu tư khác như mua vàng, cho vay, chơi hụi...

Người gửi tiền có trình độ học vấn ở bậc đại học chiếm tỷ trọng cao nhất là 54,2%, đây là nhóm người có tình độ chuyên môn nhất định, vị trí trong doanh nghiệp là cấp quản lý, chuyên viên... nên có công việc, thu nhập cao và ổn định. Người gửi tiền có trình độ sau đại học là các nhà quản lý cấp cao, các giảng viên... nhóm người này chiếm tỷ lệ ít trong xã hội và trong toàn bộ mẫu khảo sát chiếm tỷ trọng 18,9%; Người gửi tiền có trình độ học vấn ở bậc trung học chuyên nghiệp chiếm tỷ trọng 19,3%, phổ thông trung học trở xuống chiếm tỷ trọng 7,6% trong tổng số 238 quan sát. Như vây, trình độ học vấn của người gửi tiền có khả năng sẽ ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của KHCN.

Về giới tính, người gửi tiền là nam chiếm tỷ trọng lớn với 128 trường hợp chiếm tỷ trọng 53,8 %; Phần còn lại là nữ trong tổng số 238 quan sát. Điều này cho thấy yếu tố giới tính có thể tác động đến khả năng gửi tiền của KHCN.

Mục đích của người gửi tiền khi gửi tiền vào ngân hàng là được an toàn chiếm tỷ trọng lớn nhất 79,8%; Hưởng lãi chiếm tỷ trọng 10,5%; Tích lũy chiếm tỷ trọng 5%; Sử dụng tiện ích ngân hàng chiếm tỷ trọng 4,6% trong tổng số 238 quan sát. Điều này cho thấy, mục đích hay động cơ của người gửi tiền có thể tác động đến quyết định gửi tiền của KHCN.

Hình thức mà người gửi tiền ưa chuộng nhất là tiền gửi thanh toán chiếm 60,9%; tiếp đến là tiền gửi tiết kiệm chiếm 34%; Chứng chỉ tiền gửi chiếm 2,9% và hình thức khác chiếm 2,1%. Kết quả khảo sát cũng cho thấy yếu tố này cũng có thể tác động đến quyết định gửi tiền của KHCN.

Sau khi tổng hợp số liệu thống kê, hầu hết người gửi tiền đều tìm hiểu về ngân hàng trước khi gửi tiền với tỷ trọng 100% trong tổng số 238 quan sát. Những thông tin về ngân hàng mà khách hàng quan tâm nhất là uy tín của ngân hàng chiếm 49,9%; Chất lượng dịch vụ tiện ích chiếm 19,9%; Lãi suất hấp dẫn chiếm 49,9%; Đối thủ cạnh tranh của ngân hàng chiếm 10,1%; Thời gian giao dịch lâu chiếm 3,1; Thủ tục phức tạp chiếm 2,1% trong 238 quan sát. Như vậy, nhân tố này cũng có thể tác động đến quyết định gửi tiền của KHCN.


Hình thức khuyến mãi mà người gửi tiền thích nhất là lãi suất chiếm 34,9%; Quà tặng hiện vật chiếm 24,8%; Chứng từ mua hàng chiếm 17,2%; Quay số trúng thưởng chiếm 13%; Dịch vụ tiện ích chiếm 7,1%; Hình thức tiền mặt chiếm tỷ lệ thấp nhất trong tổng số 238 quan sát. Đây cũng có thể là một nhân tố tác động đến quyết định gửi tiền của KHCN.‌

2.4.2 Đánh giá thang đo bằng hệ số độ tin cậy Cronbach’s alpha

Hệ số Cronbach’s alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát trong thang đo. Hệ số Cronbach’s alpha có giá trị biến thiên trong khoảng [0,1].

Hệ số Cronbach’s alpha quá lớn (α > 0,95) cho thấy có nhiều biến trong thang đo không có sự khác biệt. Đây là hiện tượng trùng lắp trong đo lường.

Một thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên trong khoảng [0,7 - 0,8]. Nếu Cronbach’s alpha ≥ 0,6 là thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy (Nunnally & Bernstein 1994).

Như vậy, hệ số Cronbach’s alpha nằm trong khoảng từ 0,6 đến 0,95: thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy.

Các biến đo lường dùng để đo lường cùng một khái niệm nghiên cứu nên chúng phải có tương quan chặt chẽ với nhau. Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng (Item – total correlation) ≥ 0,30 thì biến đó đạt yêu cầu (Nunnally & Bernstein 1994).

Sau khi kiểm tra mức độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha theo tiêu chuẩn đánh giá trên, có 30 biến quan sát được đưa vào kiểm tra. Kết quả tính toán Cronbach’s Alpha của các thang đo cho thấy các thang đo này đều có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu (>0,6). Hơn nữa, các hệ số tương quan biến tổng đều cao hơn 0,3. Điều này cho thấy thang đo đã đưa ra có độ tin cậy cao. Các biến đo lường đều được sử dụng trong phân tích EFA kế tiếp.

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 03/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí