vì thế, khả năng thanh toán đã trở thành thước đo quan trọng về tính hiệu quả, uy tín và mức độ an toàn của mỗi ngân hàng cũng như toàn hệ thống ngân hàng.
1.2.2. Nhân tố vĩ mô
1.2.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Đối với ngành ngân hàng cũng như tất cả các ngành khác, tăng trưởng kinh tế luôn đem đến những cơ hội giúp doanh nghiệp đạt được lợi nhuận cao hơn, bao gồm cả những doanh nghiệp mới bắt đầu khởi sự hoặc các doanh nghiệp muốn tăng quy mô, năng suất của mình. Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế gia tăng, các nhu cầu về dịch vụ ngân hàng sẽ tăng, dẫn tới doanh thu của các ngân hàng cũng gia tăng theo. Xét trong một chu kỳ kinh tế, trong giai đoạn bùng nổ với tốc độ tăng trưởng cao nhất, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và cá nhân đều mạnh mẽ, điều này góp phần làm gia tăng hoạt động kinh doanh của ngân hàng, góp phần thúc đẩy lợi nhuận của các ngân hàng. Tuy nhiên, nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao như vậy, các thành phần kinh tế cảm thấy lạc quan hơn sẽ vay, mượn nhiều, các ngân hàng nếu không kiểm soát chặt hoạt động tín dụng sẽ làm gia tăng nợ xấu.
Đặc biệt là trong những giai đoạn bùng nổ của chu kì kinh tế. Khi đó, các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân sẽ có nhu cầu tín dụng mạnh mẽ, điều này góp phần làm gia tăng hoạt động kinh doanh của ngân hàng, góp phần thúc đẩy lợi nhuận của các ngân hàng. Tuy nhiên, nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao như vậy, các thành phần kinh tế cảm thấy lạc quan hơn sẽ vay, mượn nhiều, các ngân hàng nếu không kiểm soát chặt hoạt động tín dụng sẽ làm gia tăng nợ xấu.
Ngược lại, trong giai đoạn kinh tế giảm sút hoặc khủng hoảng, các doanh nghiệp không có động cơ mở rộng quy mô hay gia tăng sản lượng, nhu cầu vốn trung lẫn dài hạn giảm, các hoạt động thanh toán qua ngân hàng đều giảm so với giai đoạn tăng trưởng dẫn tới giảm sút nguồn thu của ngân hàng, hơn nữa các hoạt động ngoài hoạt động truyền thống như: các dịch vụ thanh toán, hoạt động kinh doanh chứng khoán, bất động sản, … cũng phần nào giảm sút, từ đó sẽ làm giảm lợi nhuận ngân hàng.
1.2.2.2. Chính sách tiền tệ
Có thể bạn quan tâm!
- Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết Việt Nam - Phan Thu Hương - 1
- Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết Việt Nam - Phan Thu Hương - 2
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Các Nhtmcpny
- Tóm Tắt Ký Hiệu Các Biến Và Tương Quan Kỳ Vọng
- Thực Trạng Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Niêm Yết Việt Nam
- Thực Trạng Tỷ Suất Sinh Lợi Tại Các Nhtmcpny Việt Nam
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Chính sách tiền tệ là tổng hòa những phương thức mà ngân hàng trung ương thông qua các hoạt động của mình tác động đến khối lượng tiền trong lưu thông, nhằm phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội của đất nước trong một thời kỳ nhất định. Nó là một bộ phận quan trọng trong hệ thống các chính sách kinh tế - vĩ mô của chính phủ.
Chính sách tiền tệ của NHTW thực thi bằng những công cụ cụ thể như: dự trữ bắt buộc, lãi suất, nghiệp vụ trên thị trường mở, tỷ giá hối đoán, hạn mức tín dụng. Tùy theo mục tiêu cụ thể trong từng thời kỳ mà NHTW có thể ban hành những quy định nhằm tác động tới nền kinh tế. Trong đó, đối tượng chịu tác động đầu tiên là các ngân hàng dưới sự quản lý của NHTW và thông qua các đối tượng này các chính sách của NHTW lan tỏa và phát huy tác dụng tới nền kinh tế. Các chính sách của NHTW có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới lợi nhuận ngân hàng như: việc tăng dự trữ bắt buộc sẽ làm giảm hệ số tạo tiền, kết quả là lượng tín dụng mà các ngân hàng cung cấp sẽ giảm đi. Hoặc khi các ngân hàng bị định một hạn mức tín dụng tối đa trong một thời gian nhất định sẽ làm giảm hoạt động tín của ngân hàng, từ đó dẫn tới giảm lợi nhuận.
1.2.2.3. Lạm phát
Lạm phát tăng cao, làm cho chi phí huy động vốn trở nên đắt đỏ hơn, để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ nền kinh tế các ngân hàng buộc phải tăng lãi suất huy động. Trong trường hợp ngân hàng có thể dự báo trước tỷ lệ lạm phát họ có thể điều chỉnh chính sách lãi suất phù hợp và giảm thiểu tác động của tỷ lệ lạm phát tới hoạt động kinh doanh của mình, trong một số trường hợp do không dự báo chính xác điều này ngân hàng có thể bị lỗ do các hợp đồng ký kết trong quá khứ với lãi suất cố định trong khi chi phí huy động hiện tại tăng cao.
Mặt khác, nếu không được quản lý chặt chẽ, rất có thể xảy ra một cuộc chạy đua lãi suất huy động giữa các ngân hàng, các ngân hàng tiếp tục cạnh tranh sẽ đẩy mức lãi suất lên rất cao, có khi gần bằng lãi suất tín dụng. Điều này gây bất ổn cho toàn hệ thống ngân hàng. NHTW thực hiện thắt chặt tiền tệ để giảm khối lượng tiền trong lưu thông, nhưng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và cá nhân rất lớn,
các ngân hàng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu tín dụng của khách hàng. Hơn nữa, lãi suất huy động tăng cao sẽ dẫn đến lãi suất cho vay cũng tăng cao, điều này làm xấu đi môi trường đầu tư.
Nhìn chung trong ngắn hạn lạm phát tăng cao ngoài dự kiến sẽ có tác động tiêu cực tới lợi nhuận của ngân hàng và họ cần thời gian để điều chỉnh các hợp đồng đã ký kết của mình.
1.3. Nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ suất sinh lợi ngân hàng thương mại
Những nghiên cứu đầu tiên về tỷ suất sinh lợi ngân hàng được nghiên cứu bởi Short (1979) và Bourke (1989). Tiếp sau đó, đã có rất nhiều các nhà nghiên cứu thuộc những nước khác nhau đã nghiên cứu vấn đề này.
Trong các nghiên cứu về lợi tỷ suất sinh lợi ngân hàng trước đây, có những nghiên cứu thực nghiệm tập trung vào một quốc gia cụ thể như là: Mỹ (Berger, 1995; Angbazo, 1997), Malaysia (Guru, Staunton và Balashanmugam (2002), Hy Lạp (Kosmidou, 2006), Tunisia (Naceur, 2003), Nhật Bản (Lui và Wilson, 2010), Hàn Quốc (Sufian, 2011), Pakistan (Ali, Akhtar và Ahmed, 2011), Syria (Al-jafari và Alchami, 2014).
Một số nghiên cứu khác lại hướng về phân tích tỷ suất sinh lợi ngân hàng của một nhóm quốc gia như: nghiên cứu 18 quốc gia thuộc khu vực Châu Âu từ 1986- 1989 (Molyneux & Thorton, 1992), 80 quốc gia trong đó bao gồm cả quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển giai đoạn 1988-1995 (Demirguc-Kunt và Huizinga, 1999, 2001), Các ngân hàng hồi giáo (Bashir, 2000, Hassan và Bashir, 2003), các quốc gia thuộc khu vực Đông nam Châu Âu (Athanasoglou, Delis và Sktakouras, 2006).
Tổng hợp các nghiên cứu, các tác giả chủ yếu nghiên cứu 2 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng là tổng hợp bao gồm các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài.
Các yếu tố bên trong là những yếu tô có liên quan đến quản trị ngân hàng được gọi là các yếu tố vi mô hay xác định cụ thể tỷ suất sinh lợi ngân hàng (Gungor,
2007). Các yếu tố bên trong bao gồm: các chỉ số tài chính đại diện cho an toàn vốn, hiệu quả chi phí, tính thanh khoản, số lượng tài sản và quy mô ngân hàng. Các yếu tố bên ngoài là những yếu tố phản ánh tình hình kinh tế và môi trường pháp lý có tác động đến hoạt động và hiệu quả của ngân hàng. Các yếu tố bên ngoài như: chỉ số lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tình hình lãi suất, các chỉ số thị trường…Tùy thuộc vào tính chất và mục đích của mỗi bài nghiên cứu mà các biến khác nhau có thể được sử dụng.
Abdel-Hameed M. Bashir 2000
Trong bài nghiên cứu của mình, ông đã sử dụng bộ dữ liệu từ 14 ngân hàng Hồi giáo thuộc 8 nước khác nhau, giai đoạn từ 1993-1998. Được lấy từ nguồn BankScope, thống kê tài chính quốc tế của IMF, dữ liệu từ các nền kinh tế mới nổi nhằm phân tích các đặc điểm của ngân hàng và môi trường tài chính có ảnh hưởng như thế nào đến các Ngân hàng Hồi giáo.
Các đặc điểm nội tại bao gồm: Quy mô ngân hàng, đòn bẩy, vay nợ, các quỹ ngắn hạn, chủ sở hữu. Để đánh giá tác động của các biến bên ngoài như các nhân tố vĩ mô, thị trường tài chính, tác giả đã nghiên cứu mối quan hệ của lợi nhuận ngân hàng Hồi giáo và sự phát triển của thị trường tài chính.
Một số kết quả của bài nghiên cứu:
Thứ nhất, tác giả tìm thấy một tương quan cùng chiều giữa vốn và tỷ lệ vay nợ đối với lợi nhuận ngân hàng. Tỷ lệ vốn và danh mục nợ đóng một vai trò quan trọng trong việc giải thích lợi nhuận của ngân hàng. Thứ hai, sự quan trọng của khách hàng và các quỹ ngắn hạn, tài sản phi lãi suất và chi phí trong việc gia tăng lợi nhuận của ngân hàng.
Thứ ba, nhân tố thuế đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định lợi nhuận. Các loại thuế tài chính làm sai lệch lợi nhuận của các ngân hàng Hồi giáo. Các loại thuế dự trữ lại làm giảm chi phí cơ hội của việc nắm giữ các khoản dự trữ. Thứ tư, các thiết lập kinh tế vĩ mô và sự phát triển thị trường chứng khoán có mối quan hệ cùng chiều với lợi nhuận ngân hàng.
Samy Ben Naceur, 2003
Bài nghiên cứu này nghiên cứu tác động của đặc điểm của ngân hàng, cơ cấu tài chính và các chỉ số kinh tế vĩ mô với lợi nhuận ròng và lợi nhuận ngân hàng trong các ngân hàng huy động chính của Tunisia giai đoạn 1980-2000.
Các biến bên trong được sử dụng là: tỷ số vốn, chi phí, cho vay và tính thanh khoản. Các biến bên ngoài được sử dụng gồm có các biến thể hiện chỉ số vĩ mô là: chỉ số lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế và các biến thể hiện cấu trúc tài chính là: chỉ số giá trị vốn hóa/tổng tài sản tiền gửi của ngân hàng, chỉ số giá trị vốn hóa/GDP, quy mô của khu vực ngân hàng, sự tập trung của ngân hàng (phần tài sản được nắm giữ bởi 3 ngân hàng lớn nhất).
Một số kết luận của bài nghiên cứu:
Thứ nhất, các đặc điểm của ngân hàng giải thích một phần quan trọng của sự thay đổi tỷ suất lợi nhuận và lợi nhuận ròng. Tỷ lệ lãi biên cao và lợi nhuận có xu hướng được liên kết với các ngân hàng nắm giữ một lượng lớn vốn, với một chi phí lớn. một yếu tố bên trong khác là lợi nhuận lãi suất vay vốn của ngân hàng. Thứ hai, các nhân tố vĩ mô như lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế hầu như không có tác động lên lợi nhuận biên cũng như lợi nhuận của ngân hàng.
Thứ ba, việc tập trung vốn sẽ làm giảm lợi nhuận ngân hàng hơn là cạnh tranh. Thị trường chứng khoán có ảnh hưởng cùng chiều và đáng kể đối với lợi nhuận ngân hàng. Điều này cũng phản ánh mối quan hệ chặt chẽ giữa ngân hàng và thị trường chứng khoán. Ngoài ra, nếu xóa bỏ trung gian trong hệ thống tài chính Tunisia cũng sẽ làm tăng lợi nhuận của ngân hàng.
Panayiotis P. Athanasoglou, Sophochles N. Brissimiss và Matthaios D. Delis, 2005
Bài nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi ngân hàng Hy Lạp trong giai đoạn 1985-2001. Các nhân tố được chia làm 3 nhóm: đặc điểm ngân hàng, chỉ số ngành và chỉ số vĩ mô. Các biến được các tác giả nghiên cứu là:
Nhóm các đặc điểm của ngân hàng: tỷ trọng vốn/tài sản, rủi ro tín dụng, tỷ lệ thay đổi trong lực lượng lao động (đo lường bằng thu nhập thực/số lượng lao động),
chi phí quản trị, quy mô ngân hàng. Nhóm các đặc điểm ngành: tỷ lệ sở hữu, mức độ độc quyền, Nhóm các nhân tố vĩ mô: lạm phát, chu kỳ kinh tế.
Một số kết luận của nghiên cứu:
Thứ nhất, tỷ trọng vốn có tầm quan trọng lớn trong việc giải thích lợi nhuận ngân hàng. Khi gia tăng rủi ro tín dụng sẽ làm giảm lợi nhuận. Thứ hai, tăng trưởng năng suất lao động có quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa đối với lợi nhuận. Trong khi đó, chi phí hoạt động lại tác động mạnh và ngược chiều lên lợi nhuận. Các quyết định về chi phí quản trị có tầm ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận.
Thứ ba, không tìm thấy bằng chứng về ảnh hưởng của quy mô đến lợi nhuận. Tình trạng sở hữu là không đáng kể trong lợi nhuận, các ngân hàng tư nhân có mối quan hệ không làm gia tăng lợi nhuận trong thời gian nghiên cứu. Thứ tư, các đặc điểm ngành không ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận. Cuối cùng, các biến nhân tố vĩ mô, lạm phát và chu kỳ kinh tế có ảnh hưởng rõ nét đên lợi nhuận. Tác động của chu kỳ kinh tế là đối xứng vì nó có mối quan hệ cùng chiều với lợi nhuận chỉ khi dữ liệu lớn hơn xu hướng.
Panayiotis P. Athanasoglou, Matthaios D. Delis, và Christos K. Sktakouras, 2006
Nghiên cứu dữ liệu ngân hàng hàng năm và dữ liệu vĩ mô của 7 nước khu vực Đông Nam Châu Âu (Albania, Bosnia-Herzegovina, Bulgaria, Croatia, Fyrom, Romania và Serbia-Montenegro) nhằm tìm ra tác động của các yếu tố đối với tỷ suất sinh lợi ngân hàng ở khu vực này trong giai đoạn 1998-2002. Các biến ngân hàng được lấy tư cơ sở dữ liệu BankScope và các biến vĩ mô (bao gồm cả lạm phát và thu nhập bình quan đầu người) được lấy từ các thống kê tài chính quốc tế của IMF và các chỉ số cải cách ngân hàng từ Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu.
Và đã tìm thấy một mối tương quan dương và chặt chẽ giữa sự tập trung và chỉ số lạm phát đối với lợi nhuận ngân hàng, trong khi đó GDP thực hầu như không tác động đến lợi nhuận ngân hàng.
Khizer Ali, Muhammad Farhan Akhtar và Prof. Hafiz Zafar Ahmed, 2011
Mục đích của bài nghiên cứu này là tìm ra các yếu tố giải thích cho lợi nhuận ngân hàng. Dữ liệu được sử dụng được thu thập từ các ngân hàng thượng mại nhà nước và ngân hàng tư nhân của Pakistan giai đoạn 2006-2009.
Các biến bên trong là: quy mô ngân hàng, hiệu suất quản trị, vốn, rủi ro tín dụng, thành phần danh mục và quản trị tài sản. Các biến bên ngoài là: tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số lạm phát. Một số kết quả của nghiên cứu là:
Lợi nhuận có mối quan hệ cùng chiều với quy mô, hiệu suất quản trị, thành phần danh mục, quản trị tài sản và có mối quan hệ ngược chiều với vốn, rủi ro tín dụng trong trường hợp lợi nhuận được đo lường bằng thu nhập trên tài sản ROA.
Còn trong trường hợp lợi nhận được đo lường bằng thu nhập trên vốn chủ sở hữu ROE, lợi nhuận có mối quan hệ cùng chiều với vốn, thành phần danh mục và quản trị tài sản, lợi nhuận cũng có mối quan hệ ngược chiều với quy mô, hiệu suất quản trị và rủi ro tín dụng. Về tác động các biến vĩ mô đối với ngân hàng: GDP có tương quan dương lợi nhuận (đo lường bằng ROA & ROE).
Mohamed Khaled Al-Jafari và Mohammad Alchami, 2014
Bài nghiên cứu này tìm hiểu các nhân tố tác động đến lợi nhuận ngân hàng tại đất nước Syria. Dữ liệu gồm có 17 ngân hàng trong giai đoạn 2004-2011. Các nhóm nhân tố được chia ra thành 3 phần: các đặc điểm ngân hàng, các đặc điểm nhóm ngành ngân hàng và tình hình vĩ mô.
Các biến bên trong bao gồm: quy mô vốn, quy mô ngân hàng, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, hiệu suất quản trị. Các biến bên ngoài bao gồm: chỉ số lạm phát, tốc độc tăng trưởng GDP thực, sự tập trung. Các biến đặc điểm ngành bao gồm: cấu trúc sở hữu và sự tập trung thị trường.
Biến để đo lường lợi nhuận ngân hàng là: ROAA, ROAE. (ROAA: lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản bình quân, ROEE: lợi nhuận sau thuế/tổng vốn chủ sở hữu bình quân)
Một số kết quả của bài nghiên cứu:
Thứ nhất, lạm phát có mối tương quan cùng chiều và có ý nghĩa đối với lợi nhuận ngân hàng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế thực lại có mối tương quan
ngược chiều với lợi nhuận ngân hàng. Thứ hai, sự tập trung không có ảnh hưởng lên lợi nhuận. Thứ ba, không có bằng chứng thể hiện quy mô vốn tác động tới lợi nhuận ngân hàng. Mối quan hệ giữa tỷ lệ thanh khoản và lợi nhuận được đo lường bởi ROAA là ngược chiều và có ý nghĩa thống kê.
Thứ tư, có mối quan hệ ngược chiều giữa rủi ro thanh khoản và lợi nhuận. Điều này ngụ ý rằng rủi ro tín dụng cao với lợi nhuận thấp hơn. Và mối quan hệ của biến này có ảnh hưởng lớn nhất tới lợi nhuận. Thứ năm, hiệu suất quản trị và quy mô ngân hàng có mối quan hệ cùng chiều với lợi nhuận. Điều này kết luận rằng nếu tăng quy mô ngân hàng sẽ làm tăng lợi nhuận.
1.4. Thiết kế mô hình nghiên cứu
Phần này giải thích việc thiết kế mô hình nghiên cứu trong đề tài này. Bắt đầu bằng việc đưa ra mô hình lý thuyết, sau đó dựa trên những nghiên cứu trước đây về các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi ngân hàng để đưa ra các biến đại diện cho các nhân tố, từ đó đưa ra mô hình nghiên cứu trong đề tài.
1.4.1. Mô hình lý thuyết
Theo lý thuyết, mô hình hồi qui tuyến tính đa biến thể hiện liên hệ tương quan tuyến tính giữa một biến phụ thuộc và nhiều biến độc lập có dạng:
Trong đó:
: giá trị của biến độc lập thứ p tại lần quan sát thứ i.
: hệ số hồi qui riêng phần
: biến độc lập ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung bình là 0 và phương sai không đổi
1.4.2. Các biến và giả thuyết nghiên cứu
1.4.2.1. Các biến phụ thuộc
Theo lý thuyết, tỷ suất sinh lợi ngân hàng thường được thể hiện bởi một số chỉ tiêu như: Tỷ suất sinh lợi trên tài sản, tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần, tỷ lệ lãi biên (NIM). ROA là công thức chung nhất được dùng để phản ánh khả năng ngân hàng đạt được lợi nhuận dựa trên các nguồn quỹ của mình. Trong khi đó ROE phản