Đo Lường Tỷ Suất Sinh Lời Của Ngân Hàng Thương Mại


Tại Pháp: theo đạo luật ngân hàng Pháp năm 1941, Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở nào đó thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác, hay hình thức khác số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính.

Tại Việt Nam, theo điều 4 của luật các tổ chức tín dụng, ngày 16 tháng 06 năm 2010 quy định “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của luật các tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận” (Cổng thông tin bộ tư pháp, 2015).

Đó là các quan niệm về Ngân hàng đứng trên góc độ luật pháp còn đứng trên góc độ tài chính ngân hàng thì Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế (Rose, 2008)

Tuy có nhiều khái niệm khác nhau về Ngân hàng thương mại nhưng tựu chung đều nhất quán với nhau đó là: Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính làm cầu nối giữa khu vực tiết kiệm với khu vực đầu tư của nền kinh tế hay nói cụ thể hơn thì Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, nhận tiền gửi từ các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế, sau đó thực hiện các nghiệp vụ cho vay và đầu tư vào các tài sản có khả năng sinh lời khác, đồng thời thực hiện cung cấp các dịch vụ tài chính, tín dụng, thanh toán đa dạng cho các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế.

Đối với các doanh nghiệp phi tài chính thì tỷ suất sinh lời là khả tạo ra lợi nhuận từ các hoạt động của một doanh nghiệp. Nó thể hiện khả năng quản lý của doanh nghiệp để tạo ra thu nhập bằng cách sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp. Có nhiều khái niệm khác nhau về tỷ suất sinh lời như theo Hermanson (1983) thì cho rằng tỷ suất sinh lời là mối quan hệ giữa thu nhập với các đo lường kế toán trong đó thể hiện khả năng tạo ra thu nhập trên tài sản sử dụng. Trong khi đó, Gibson và Boyer (1979) thì định nghĩa rằng tỷ suất sinh lời là khả năng của công ty tạo ra được thu nhập.


Đối với lĩnh vực ngân hàng thì tỷ suất sinh lời là kết quả của việc sử dụng tập hợp các tài sản vật chất và tài sản tài chính mà ngân hàng đang nắm giữ. Trong thực tế, tỷ suất sinh lời của ngân hàng phản ánh chất lượng của cấp quản trị và hành vi chủ sở hữu cũng như chiến lược cạnh tranh, hiệu quả và khả năng quản trị rủi ro của ngân hàng (García- Herrero và cộng sự, 2009). Bên cạnh đó Brigham và cộng sự (1999) cho rằng tỷ suất sinh lời là kết quả sau cùng của các chính sách, quyết định quản trị khác nhau như là quản trị thanh khoản, quản trị tài sản, quản trị nợ.

Như vậy, tỷ suất sinh lời có thể được hiểu là đại lượng đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng trong một thời gian nhất định.

2.2.2 Đo lường tỷ suất sinh lời của ngân hàng thương mại

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

Các nghiên cứu trước đây đã sử dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau để đo lường tỷ suất sinh lời. Cụ thể như Kosmidou & cộng sự (2007), Horen (2007) cho rằng tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản (return on assets - ROA) là cách đo lường khả năng sinh lời tốt nhất vì tài sản có tác động trực tiếp đến cả doanh thu và chi phí. Bên cạnh đó, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (return on equity – ROE) cũng có thể là một cách đo lường khả năng sinh lời quan trọng.

Theo Ćuraka và cộng sự (2012), ROA phản ánh các khía cạnh rộng nhất của kinh doanh ngân hàng vì nó phản ánh khả năng quản trị ngân hàng nhằm tạo ra lợi nhuận từ tổng tài sản. Hơn nữa, nó được coi là một chỉ số tỷ suất sinh lời cốt lòi được sử dụng trong phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm.

Ảnh hưởng của hình thức sở hữu nhà nước đến tỷ suất sinh lời của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 3

Theo Dietrich và Wanzenried (2014) cho rằng các biến phổ biến nhất để đo lường khả năng sinh lời trong hoạt động ngân hàng ROA, ROE và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM). ROA phản ánh khả năng quản trị của ngân hàng nhằm tạo ra lợi nhuận từ nguồn tài sản. Nó thể hiện lợi nhuận kiếm được trên mỗi đồng vốn tài sản và cho thấy khối tài sản được sử dụng hiệu quả như thế nào nhằm tạo ra doanh thu. Trong khi đó, ROE không quan tâm đến đòn bẩy tài chính và các rủi ro liên quan, nếu xem xét ROA là tỷ lệ quan trọng trong đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng và xem kết quả của ROE làm bằng


chứng bổ sung. Ngoài ra, trong khi ROA và ROE phản ánh hiệu quả trong việc sử dụng tài sản ngân hàng, NIM chỉ tập trung vào lợi nhuận kiếm được đối với các thu nhập và chi phí từ lãi.

Như vậy, các chỉ tiêu đo lường tỷ suất sinh lời của NHTM bao gồm:

o Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản:

𝐋𝐢 𝐧𝐡𝐮𝐧 𝐬𝐚𝐮 𝐭𝐡𝐮ế

𝐑𝐎𝐀 =


𝐓𝐧𝐠 𝐭à𝐢 𝐬𝐧 𝐂ó 𝐛ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧

ROA giúp ta xác định hiệu quả kinh doanh của một đồng tài sản Có. ROA cao khẳng định hiệu quả kinh doanh tốt, ngân hàng có cơ cấu tài sản Có hợp lý, có sự điều động linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản Có trước những biến động của nền kinh tế.

o Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu:

𝐋𝐢 𝐧𝐡𝐮𝐧 𝐬𝐚𝐮 𝐭𝐡𝐮ế

𝐑𝐎𝐄 =


𝐕𝐧 𝐭𝐜ó 𝐛ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧

Nếu ROE quá lớn so với ROA chứng tỏ vốn tự Có chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn, ngân hàng đã huy động vốn nhiều để cho vay. Trong trường hợp đó, một sự điều chỉnh lại vốn tự có theo một tỷ lệ hợp lý với vốn huy động sẽ là cần thiết để đảm bảo tính vận hành nghiêm túc của ngân hàng.

o Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên:

𝐓𝐡𝐮 𝐧𝐡𝐩 𝐭𝐥ã𝐢 − 𝐂𝐡𝐢 𝐩𝐡í 𝐭𝐫𝐥ã𝐢

𝐍𝐈𝐌 =


𝐓𝐧𝐠 𝐭à𝐢 𝐬𝐧

Bài luận văn sử dụng ROE để đo lường tỷ suất sinh lời của các Ngân hàng thương mại cổ phần. ROE thể hiện khả năng của NHTM trong việc tạo ra lợi nhuận và giá trị tăng thêm cho cổ đông. ROE được coi là một trong những chỉ số toàn diện nhất, đánh giá tỷ suất sinh lời của NHTM, bởi lẽ xét cho cùng tối đa hóa giá trị của ngân hàng từ đó tạo ra giá trị gia tăng thêm cho các cổ đông là mục tiêu quan trọng nhất của mỗi ngân hàng. Như vậy, để đo lường ảnh hưởng của hình thức sở hữu nhà nước đến tỷ suất sinh lời của Ngân


hàng thương mại thì chỉ tiêu ROE là phù hợp (Goddard và cộng sự, 2004, Rokwaro, 2013).

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của NHTM

Hiện nay, có rất nhiều bài nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của một ngân hàng. Dietrich và Wanzenried (2014) xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng tại các khu vực có mức thu nhập khác nhau như thế nào. Athanasoglou và cộng sự (2006) chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng Tây Âu. Các nghiên cứu đã được thực hiện tập trung vào phân tích tỷ suất sinh lời của hệ thống ngân hàng xuyên quốc gia hoặc hệ thống ngân hàng của một quốc gia riêng lẻ. Một số nghiên cứu ở phạm vi nhiều quốc gia có thể kể ra như là Short (1979), Bourke (1989), Molyneux and Thornton (1992), Demirguc-Kunt và Huizinga (2000). Một nghiên cứu khác ở nhóm này là Bikker and Hu (2002). Trong khi đó một số nghiên cứu thực hiện tại một quốc gia như các ngân hàng tại Mỹ của Berger và cộng sự (1987), hoặc ở tại các nền kinh tế thị trường mới nổi như Barajas và cộng sự (1999). Tất cả các nghiên cứu trên đều nghiên cứu kết hợp cả nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng. Các kết quả thực nghiệm khác nhau đáng kể bởi vì sự khác nhau về dữ liệu và môi trường.

Nhìn chung, các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng có thể chia thành 2 nhóm cơ bản: các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài. Trong đó, các nhân tố bên trong bao gồm các nhân tố nói lên đặc tính riêng của mỗi ngân hàng và đặc tính chung của ngành Ngân hàng, các nhân tố bên ngoài là các yếu tố kinh tế vĩ mô.

2.3.1 Nhân tố bên trong ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của NHTM

Một số nhân tố phổ biến có thể phân loại vào nhóm yếu tố bên trong ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của NHTM như là quy mô, cơ cấu vốn, rủi ro tín dụng, chi phí hoạt động, hình thức sở hữu, tiền gửi khách hàng, dư nợ cho vay, thu nhập ngoài lãi.

Một trong những câu hỏi quan trọng nhất trong quản trị Ngân hàng là quy mô ngân hàng như thế nào là tối ưu là tối ưu. Các thuyết kinh tế cho rằng các tổ chức lớn sẽ hiệu


quả hơn. Tuy nhiên, cũng không ít các quan điểm cho rằng việc mở rộng quy mô của Ngân hàng không hợp lý sẽ gây rất nhiều khó khăn trong quản trị là giảm tỷ suất sinh lời của Ngân hàng. Emery (1971), Smirlock (1985) Akhavein và cộng sự (1997), Bourke (1989), Molyneux và Thornton (1992), Bikker và Hu (2002), đã tìm ra mối tương quan dương và có ý nghĩa thống kê giữa quy mô của Ngân hàng và tỷ suất sinh lời. Kết quả nghiên cứu được giải thích rằng các ngân hàng có quy mô lớn sẽ có lợi thế huy động nên sẽ có nguồn vốn giá rẻ hơn, giảm chi phí trong hoạt động kinh doanh. Demirguc-Kunt và Huizinga (2000) cho rằng mức độ khác nhau về tài chính, pháp lý và các yếu tố khác (như tham nhũng) ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng có mối liên hệ chặt chẽ đến quy mô ngân hàng. Thêm vào đó, như Short (1979) đã lập luận, quy mô liên hệ chặt chẽ đến an toàn vốn của một Ngân hàng bởi vì với ngân hàng có quy mô lớn sẽ có thể huy động vốn với chi phí thấp hơn và do đó sẽ tạo được lợi nhuận cao hơn. Sử dụng những lập luận tương tự Bikker và Hu (2002), Goddard và cộng sự (2004), đã liên kết quy mô ngân hàng với quy mô vốn – kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ suất sinh lời có quan hệ đồng biến với quy mô ngân hàng, điều đó có nghĩa là khi quy mô ngân hàng tăng sẽ làm gia tăng tỷ suất sinh lời, đặc biệt là trường hợp đối với các ngân hàng có quy mô nhỏ và trung bình. Trái ngược với kết quả nghiên cứu trên, Stiroh và Rumble (2006) tìm thấy mối tương quan âm nghĩa là ngân hàng có quy mô càng lớn thì càng khó khăn về quản lý, các chi phí thủ tục hành chính và các chi phí khác cũng tăng lên làm giảm tỷ suất sinh lời của các ngân hàng. Một số bài nghiên cứu khác cũng có kết quả tương tự như Berger và cộng sự (1987), Pasiouras và Kosmidou (2007) chỉ ra rằng quy mô lại tác động ngược chiều lên tỷ suất sinh lời của ngân hàng do tính quan liêu trong quản lý các ngân hàng lớn.

Sự cần thiết phải quản lý rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng là vốn có trong bản chất của kinh doanh ngân hàng. Chất lượng tài sản kém và mức độ thanh khoản thấp là hai nguyên nhân chính của thất bại ngân hàng. Rủi ro đối với hoạt động của ngân hàng thương mại có thể được chia thành rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản.


Molyneux và Thornton (1992) đã tìm thấy một mối quan hệ nghịch biến và có ý nghĩa thống kê giữa mức độ thanh khoản và tỷ suất sinh lời của ngân hàng.

Bourke (1989) báo cáo rằng ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận là mối quan hệ nghịch biến (Miller và Noulas, 1997). Kết quả này có thể được giải thích bằng cách đưa vào tài khoản, thực tế là các Ngân hàng cho vay các khoản vay có rủi ro cao hơn, thì khả năng các khoản cho vay không được hoàn trả cao hơn, ngụ ý rằng các khoản cho vay này sẽ mất làm giảm lợi nhuận của ngân hàng thương mại.

Tốc độ tăng trưởng tiền gửi được dùng để đo lường tốc độ tăng trưởng của ngân hàng. Một ngân hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh sẽ mở rộng phạm vi kinh doanh của mình do đó làm lợi nhuận tăng lên Dietrich và Wanzenried (2009). Tốc độ tăng trưởng tiền gửi có thể không tác động tích cực lên khả năng sinh lời của ngân hàng nếu như các tài sản của ngân hàng cũng tăng lên. Tăng trưởng cao thường đạt được bằng cách giảm chất lượng tín dụng của các khoản vay. Hơn nữa, khi một ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tiền gửi cao, tính cạnh tranh của các đối thủ trong ngành cao lên làm cho mức lãi suất giảm. Điều này làm giảm lợi nhuận chung của tất cả các ngân hàng trên thị trường. Vì biến tốc độ tăng trưởng có nhiều tác động ngược chiều nhau nên chúng ta không có một cơ sở lý thuyết để xem xét xu hướng tác động của biến này lên khả năng sinh lời của một ngân hàng.

Chi phí ngân hàng cũng là một yếu tố quyết định rất quan trọng đến tỷ suất sinh lời, liên quan chặt chẽ đến hiệu quả quản lý. Ví dụ, Bourke (1989) và Molyneux và Thornton (1992) tìm thấy một mối quan hệ dương giữa quản lý tốt chi phí sẽ cho lợi nhuận cao hơn.

Các ngân hàng thương mại thường hoạt động tập trung vào cả hai lĩnh vực nghiệp vụ ngân hàng truyền thống (nhận tiền gửi và cho vay) và hiện đại (quản trị tài sản sinh lời ngoài lãi). Nghiên cứu của Dietrich và Wanzenried (2014) cho thấy tại các ngân hàng ở các nước có thu nhập thấp, tỷ lệ thu nhập từ lãi trên tổng thu nhập cao thì dẫn đến khả


năng sinh lời cao. Tuy nhiên, tại các nước có thu nhập trung bình và cao, ngân hàng nào có mức độ đa dạng hóa các sản phẩm cao, tỷ lệ này thấp, thì sẽ có tỷ suất sinh lời cao hơn.

Liên quan đến cấu trúc vốn của NHTM có thể kể đến các nghiên cứu như là Allen và cộng sự (2011) hoặc Bourke (1989) cho rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu có tương quan dương với tỷ suất sinh lời của ngân hàng thương mại tại Châu Âu, Úc, Bắc Mỹ vì các ngân hàng có nguồn vốn chủ sở hữu lớn có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn rẻ, và ít rủi ro hơn. Trong khi đó, Berger và cộng sử (1995) tìm được mối quan hệ dương giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu và tỷ suất sinh lời của các ngân hàng Mỹ trong những năm 1980 nhưng kết quả này lại ngược lại vào những năm 1990. Barth và cộng sự (2004) tìm thấy rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao đồng nghĩa với tỷ lệ nợ xấu ít đi. Theo Berger (1995) với mô hình một giai đoạn trong thị trường vốn hoàn hảo và thông tin là cân xứng thì có mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu và tỷ suất sinh lời của ngân hàng. Athanasoglou (2008) đã phát triển kết quả nghiên cứu trên bằng cách mở rộng các giả thuyết nền tảng. Đầu tiên, mở rộng giả thuyết thị trường vốn hoàn hảo cho phép một sự gia tăng trong nguồn vốn làm tăng thu nhập kỳ vọng. Tác động cùng chiều này có thể là do nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn có sẵn để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, vì thế, vốn chủ sở hữu đóng vay trò như là một tấm chắn an toàn trong trường hợp tình hình phát triển của ngân hàng gặp bất lợi. Mối liên hệ kỳ vọng cùng chiều của vốn chủ sở hữu và tỷ suất sinh lời của Ngân hàng đã có thể được khẳng định chắc chắn bởi hoạt động M&A ngân hàng đã xảy ra và một số lượng lớn nguồn vốn đã đưuọc ngân hàng huy được từ thị trường chứng khoán. Thứ hai, mở rộng giả thuyết về mô hình một giai đoạn làm phát sinh ra một khía cạnh khác, bởi vì việc gia tăng thu nhập kỳ này sẽ làm gia tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu kỳ sau. Cuối cùng, là sự mở rộng về giả thuyết thông tin thị trường là cân xứng cho phép ngân hàng có tỷ suất sinh lời tốt sẽ truyền thông tin đáng tín cậy đó ra bên ngoài thông qua nguồn vốn cao hơn. Qua tất cả các lập luận trên thì nhân tố tỷ lệ vốn chủ sở hữu là biến nội sinh.


Ảnh hưởng của hình thức sở hữu đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng cũng được nhiều tác giả tìm ra bằng chứng thực nghiệm như là kết quả nghiên cứu của Claessens và Djankov (2000) cho thấy sở hữu bởi nhà đầu tư chiến lược nước ngoài có ảnh hưởng mạnh đến tỷ suất sinh lời. Hay nghiên cứu của Kobeissi (2014) cho rằng các ngân hàng nước ngoài ở vùng vùng Trung Đông và Bắc Phi (MENA) dường như có ảnh hưởng lớn tỷ suất sinh lời của ngân hàng.

Tóm lại, dựa theo kết quả các nghiên cứu trước theo tác giả các nhân tố chính bên trong ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng thương mại là: quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, quản trị chi phí, rủi ro tín dụng, cấu trúc tài sản, tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên dư nợ cho vay và hình thức sở hữu. Trong đó tỷ lệ vốn chủ sở hữu là biến nội sinh.

2.3.2 Nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của NHTM

Các nhân tố bên ngoài đặc trưng cho môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng như là lạm phát, GDP, lãi suất…

Theo Bashir (2003), GDP bình quân đầu người, được kỳ vọng sẽ có ảnh hưởng đến rất nhiều yếu tố liên quan đến việc cung ứng các khoản cho vay và nhu cầu đối với các khoản tiền gửi. Ở mức thu nhập cao hơn, người ta có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn và các ngân hàng sẽ có thể huy động thêm nguồn lực. Do đó, họ tài trợ cho các dự án đầu tư nhiều hơn và có khả năng tạo ra lợi nhuận nhiều hơn. GDP bình quân đầu người vì vậy được kỳ vọng là sẽ có tác động tích cực đến lợi nhuận ngân hàng. GDP bình quân đầu người được sử dụng bằng cách lấy logarit tự nhiên Dietrich và Wanzenried (2014).

Tăng trưởng và tỷ suất sinh lời từ hoạt động kinh doanh ngân hàng cũng chịu tác động từ tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế (Bashir, 2003). Theo đó, nếu nền kinh tế tăng trưởng tốt, ngân hàng với quản trị vững chắc sẽ gia tăng lợi nhuận từ hoạt động cho vay, kinh doanh chứng khoán và gia tăng nhu cầu các giao dịch tài chính khác. Ngược lại, hầu hết các ngân hàng đều suy giảm lợi nhuận trong suốt thời kỳ suy thoái kinh tế.

Ngày đăng: 07/06/2022