Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết Việt Nam - Phan Thu Hương - 2


2. Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn: "Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết Việt Nam” nhằm làm rõ những mục tiêu sau đây:

- Đúc kết những lý luận tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết.

- Phân tích thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi ngân hàng tại các ngân hàng thương mai cổ phần niêm yết Việt Nam.

- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi ngân hàng tại các ngân hàng thương mai cổ phần niêm yết Việt Nam.

- Đề xuất các giải pháp nhằm gia tăng tỷ suất sinh lợi ngân hàng tại các ngân hàng thương mai cổ phần niêm yết Việt Nam.

3. Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Các nhân tố có ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi thời gian: nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi ngân hàng tại các ngân hàng thương mai cổ phần niêm yết Việt Nam trong giai đoạn 2007-2013.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết Việt Nam - Phan Thu Hương - 2

Phạm vi không gian: Các ngân hàng hiện đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Bao gồm 9 ngân hàng:

- Ngân hàng TMCP Á Châu

- Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

- Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

- Ngân hàng TMCP Quân đội

- Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

- Ngân hàng TMCP Quân đội Sài gòn thương tín

- Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

- Ngân hàng TMCP Nam Việt



- Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp định tính: được thực hiện trong phần thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.

Phương pháp định lượng: thực hiện trong phần đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.

Phương pháp thống kê mô tả, thu thập tổng hợp dữ liệu, so sánh các số liệu. Phương pháp diễn dịch và quy nạp khi trình bày nội dung.

Kết cấu Luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết.

Chương 2: Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết Việt Nam.

Chương 3: Giải pháp vận dụng ảnh hưởng của các nhân tố để nâng cao tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết Việt Nam.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT‌‌


1.1. Tổng quan về tỷ suất sinh lợi của NHTMCPNY‌‌

1.1.1. Khái niệm về NHTM

Ngân hàng thương mại đã hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Sự phát triển của hệ thống NHTM đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hóa, ngược lại kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ đến cao trào của nó - kinh tế thị trường - thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được.

Theo Đạo luật ngân hàng của Cộng hòa Phát 1941: Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng nguồn lực đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính.

Theo Peter S.Rose (2001), Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiện, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.

Theo Luật Ngân hàng Nhà nước, hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán.

Như vậy NHTM là định chế tài chính trung gian quan trọng vào bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế này mà các nguồn vốn nhàn rỗi sẽ được huy động, tạo lập nguồn vốn tín dụng to lớn để có thể cho vay phát triển kinh tế.

Từ đó có thể nói bản chất của NHTM được thể hiện qua các điểm sau:

- Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế.



- Ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng.

1.1.2. Khái niệm về NHTMCPNY

Ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết là những NHTM có cổ phiếu được đăng ký và giao dịch tại thị thường chứng khoán tập trung.

Tủy thuộc vào các Sở giao dịch chứng khoán nơi NHTMCP đăng ký niêm yết mà ngân hàng cần đáp ứng các điều kiện khác nhau như: Vốn điều lệ thực có (gồm vốn điều lệ thực góp trừ số lỗ luỹ kế và các khoản rủi ro chưa được trích lập dự phòng) tối thiểu bằng mức vốn pháp định được quy định theo từng thời kỳ. Có thời gian hoạt động tối thiểu và hoạt động kinh doanh có lãi liên tục trong 1 số năm gần cho đến thời điểm xin niêm yết cổ phiếu. Tỷ lệ nợ xấu (bao gồm: các khoản nợ quá hạn, nợ chờ xử lý, nợ cho vay được khoanh được thể hiện trên Bảng cân đối kế toán hàng tháng, nợ chuyển cho Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản để xử lý thu hồi vốn cho tổ chức tín dụng cổ phần) so với tổng dư nợ cho vay liên tục theo qui định. Không vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật, không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng với mức xử phạt theo qui định. Tuân thủ giới hạn sở hữu cổ phần theo quy định. Có đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Các NHTMCP đã niêm yết cổ phiếu, phải được NHTW chấp thuận bằng văn bản về việc tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành cổ phiếu ra công chúng, trước khi đề nghị cơ quan phụ trách cấp chứng nhận đăng ký phát hành cổ phiếu. Trong trường hợp việc giao dịch cổ phiếu tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán hoặc Sở Giao dịch Chứng khoán có những biến động làm ảnh hưởng xấu tới tình hình tài chính, gây nguy cơ mất khả năng chi trả cho khách hàng của mình, NHTMCP phải có văn bản báo cáo ngay về thực trạng tài chính, các biện pháp đã áp dụng, dự kiến áp dụng để khắc phục gửi ngay cho các cơ quan kịp thời xử lý.


1.1.3. Tỷ suất sinh lợi của các NHTMCPNY‌

1.1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá tỷ suất sinh lợi của NHTMCPNY

Tỷ lệ sinh lời hoạt động (NPM): phản ánh hiệu quả của việc quản lý chi phí và các chính sách dịch vụ.

Xét trong lĩnh vực ngân hàng, việc tăng thu nhập của một ngân hàng chưa chắc đã đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận thuần khi mà phần gia tăng của chi phí cao hơn phần gia tăng của thu nhập, vì vậy các ngân hàng có tỷ suất sinh lợi danh thu thấp cần quan tâm hơn đến việc kiểm soát chi phí của mình.

Khi phân tích tỷ số sinh lợi này ta cần chú ý: Tỷ suất sinh lợi hoạt động chỉ có ý nghĩa khi lợi nhuận thuần dương và một tỷ suất sinh lợi hoạt động thấp có thể do chính sách về giá hay sự cạnh tranh về biên lợi nhuận.

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)

Được tính bằng lợi nhuận ròng chia cho tổng tài sản của ngân hàng. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý của ngân hàng, cho thấy khả năng của ngân hàng trong quá trình chuyển tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng.

ROA cung cấp cho các nhà đầu tư thông tin về khoản lãi được tạo ra từ lượng tài sản của ngân hàng. Tài sản của ngân hàng được hình thành từ nguồn vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của các NHTM. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA.

Khi phân tích tài chính doanh nghiệp, thường so sánh tỷ số này với bình quân toàn ngành hoặc với doanh nghiệp khác cùng ngành nhưng trong cùng một thời kỳ. Nếu tỷ số này lớn hơn 0, có nghĩa ngân hàng làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả, chứng tỏ ngân hàng đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, ngân hàng đang làm ăn thua



lỗ. mức thua lỗ được tính bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của ngân hàng.

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Được tính bằng lợi nhuận ròng chia cho vốn tự có cơ bản bình quân (vốn cổ phần thường, vốn cổ phần ưu đãi, các quỹ dự trữ và lợi nhuận không chia). ROE đo lường tỷ lệ thu nhập cho các cổ đông của ngân hàng. Nó thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vốn vào ngân hàng.

Tương tự ROA, tỷ số này so sánh giữa các ngân hàng trong cùng một thời kỳ hoặc so sánh ROE ngân hàng đó với số trung bình toàn ngành. Tỷ số ROE càng cao chứng tỏ ngân hàng sử dụng hiệu quả đồng vốn của mình, có nghĩa ngân hàng đã cân đối hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Do đó, ROE càng cao sẽ càng hấp dẫn nhà đầu tư hơn.

Sự khác nhau của ROA và ROE là lượng vốn vay mà ngân hàng sử dụng. Nếu ngân hàng không có vốn vay thì ROA sẽ bằng ROE, khi so sánh, đánh giá ROE, các nhà đầu tư có thể so sánh với mức lãi suất ngân hàng. Trong trường hợp ROE nhỏ hơn hoặc bằng lãi vay ngân hàng, nếu ngân hàng có các khoản vay tương đương hoặc cao hơn vốn cổ đông thì lợi nhuận tạo ra cũng chỉ để trả lãi vay. Trường hợp ROE cao hơn lãi vay ngân hàng, đánh giá xem ngân hàng đã vay và khai thác lợi thế cạnh tranh trên thị trường hay chưa để có thể đánh giá rằng ROE có thể tăng lên trong tương lại hay không.

Mối quan hệ giữa ROE và ROA




Trong đó:



Phương thức tài trợ tài sản là phương thức ngân hàng quyết định sử dụng nhiều nợ hơn hay nhiều vốn chủ sở hữu hơn để tài trợ cho các hoạt động. Một ngân hàng có ROA thấp vẫn có thể đạt ROE ở mức cao nếu như sử dụng nhiều nợ (gồm cả tiền gửi khách hàng) và sử dụng tối thiểu vốn chủ sở hữu trong quá trình tài trợ tài sản. Tuy nhiên, khi sử dụng nhiều nợ thì sẽ làm giảm ROA, hoặc khi tốc độ tăng lợi nhuận không bằng tốc độ tăng tài sản thì rất có thể ROE sẽ bị giảm.

Ngoài ra, cần phải xét đến mục đích và hiệu quả các dự án sử dụng nguồn vốn nợ. Nếu các dự án hoạt động không hiệu quả thì tỷ lệ lợi nhuận thấp, làm giảm ROE. Do đó, 1 NHTM chỉ nên tăng khoản vay khi tỷ suất sinh lợi trên doanh thu cao hay việc sử dụng tài sản hiệu quả cao. Còn ngược lại, doanh nghiệp nên tập trung vào các yếu tố như cắt giảm chi phí …

Tỷ lệ thu nhập cận biên: Được dùng để đo lường tính hiệu quả và khả năng sinh lời, bao gồm:

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (Net interest margin-NIM): Là chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi, tất cả chia cho tích sản tính lãi. Hệ số lãi ròng biên tế được các chủ ngân hàng quan tâm theo dõi vì nó giúp cho ngân hàng dự báo trước khả năng sinh lãi của ngân hàng thông qua việc kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và việc tìm kiếm những nguồn vốn có chi phí thấp.

Tỷ lệ thu nhập ngoài cận biên (Non net interest margin-MN / NII): Đo lường mức chênh lệch giữa nguồn thu ngoài lãi (thu phí dịch vụ) với mức chi phí ngoài lãi (tiền lương, sửa chữa, bảo hành thiết bị, chi phí tổn thất tín dụng…)



1.1.3.2. Sự cần thiết phải đánh giá tỷ suất sinh lợi của NHTMCPNY Đối với ngân hàng

Tỷ suất sinh lợi là sự phản ánh kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả sẽ mang lại lợi nhuận cho chủ đầu tư của mình, trong lĩnh vực ngân hàng cũng không ngoại lệ vì vậy việc đánh giá tỷ suất sinh lợi là yếu tố cực kỳ quan trọng. Tỷ suất sinh lợi cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, phân tích tỷ suất sinh lợi còn cho ta thấy cơ cấu của nguồn thu nhập và khả năng kiểm soát chi phí của, từ đó có những nhận định chính xác hơn về sự ổn định và triển vọng của ngân hàng.

Ngoài ra tỷ suất sinh lợi cao, đem đến cho ngân hàng nguồn lợi nhuận là nguồn lực giúp cho chính ngân hàng có thể tích lũy thêm tài sản, mở rộng mạng lưới hoạt động, đổi mới công nghệ.. tạo động lực cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Nâng cao tỷ suất sinh lợi là công việc hết sức cần thiết và để làm việc đó một trong những cách thực hiện điều này là ta tiến hành đánh giá, phân tích tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng ở thời điểm hiện tại để tìm ra những yếu tố tác động, xu hướng tác động của từng nhân tố rồi từ đó tìm ra cách để điều chỉnh các nhân tố này nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi của ngân hàng.

Ngoài ra, đối với các NHTMCPNY thì tỷ suất sinh lợi không chỉ tác động tới thu nhập của chủ doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng tới giá trị doanh nghiệp. Các nhà đầu tư dành sự quan tâm đặc biệt tới lợi nhuận khi đưa ra quyết định đầu tư. Một ngân hàng có tỷ suất sinh lợi cao sẽ thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư, ngược lại tỷ suất sinh lợi thấp hoặc lỗ sẽ có khả năng ảnh hưởng tiêu cực tới giá chứng khoán của ngân hàng đó. Thông qua giá chứng khoán được niêm yết trên thị trường, các nhà đầu tư, các đối tác và khách hàng có thêm một kênh để đánh giá tình hình hoạt động của ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thu hút thêm những nguồn vốn gia tăng tài sản hay có thêm những đối tác trong và ngoài nước, trên các lĩnh vực khác nhau.

Đối với nền kinh tế - xã hội

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/12/2023